Igygate.com » Bệnh cúm người cao tuổi https://igygate.com Đột phá công nghệ miễn dịch Nhật Bản Fri, 30 Dec 2022 08:52:05 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.3.34 Bệnh cảm cúm với người cao tuổi https://igygate.com/benh-cam-cum-voi-nguoi-cao-tuoi-5313/ https://igygate.com/benh-cam-cum-voi-nguoi-cao-tuoi-5313/#respond Wed, 29 Jun 2016 03:39:05 +0000 https://igygate.com/?p=5313

Ở người cao tuổi, do hệ miễn dịch suy giảm nên rất dễ bị nhiễm cúm. Ban đầu có thể chỉ là những viêm nhiễm nhẹ ở đường hô hấp trên, nhưng nếu không được điều trị và chăm sóc dinh dưỡng tốt thì virus cúm có thể gây ra viêm đường hô hấp dưới, điển hình nhất là ho, viêm phổi, gây suy hô hấp.

Đã hơn 3 tuần nay, ông N.T.V 70 tuổi, ở Tràng Thi- Hà Nội nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho liên tục, lúc sốt cao, lúc lạnh run, người mệt mỏi, ngực đau âm ỉ… Sau khi khám, làm xét nghiệm ở BV Xanh Pôn, ông V được chẩn đoán : viêm phổi nặng do virus cúm. Điều trị bằng kháng sinh đường truyền hơn 1 tuần, ông V hết ho, hết đau ngực…

Bà P.C.L 65 tuổi ở 111- Giáp Bát – Hà Nội những ngày gần đây luôn khó thở, lạnh run, sốt cao và đau ngực. Bà ho kéo dài kèm nhiều đờm xanh đen, mồ hôi vã ra vào ban đêm, người gầy rộc. Thấy sức khỏe quá đuối, bà vào BV Bạch Mai khám và điều trị. Tại đây, bác sĩ kết luận: BN bị giãn phế quản do ho nhiều và viêm phổi mạn tính, phải nhập viện điều trị.

Đây là 2 trong hàng trăm trường hợp người cao tuổi (NCT) bị bệnh đường hô hấp sau đợt cúm. Theo giải thích của TS Trịnh Thị Ngọc – nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Bạch Mai, các bệnh lý mạn tính đường hô hấp, rối loạn chuyển hóa, tim mạch… là những nhóm bệnh thường thấy ở NCT. Những người này nếu mắc cúm có thể làm cho bệnh biến chứng nặng hơn. Đối với nhóm bệnh mạn tính đường hô hấp hay gặp nhất là hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản, xơ phổi… các tác nhân cúm sẽ làm tổn thương ở hệ hô hấp có nguy cơ diễn biến xấu hơn. Viêm phổi sẽ dễ xuất hiện hơn ở người trên 60 tuổi. Các virus cúm cũng có thể kết hợp với các ổ nhiễm khuẩn mạn tính ở răng, lợi, miệng, tai mũi họng tấn công nhanh hơn đường hô hấp dưới.

Bệnh cảm cúm với người cao tuổi 1

Đối với những người có bệnh lý rối loạn chuyển hóa và tim mạch như đái tháo đường, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực mạn tính… thì virus cúm cũng là mối nguy cơ thúc đẩy các bệnh lý này diễn biến nặng hơn, nhất là khi cúm có xuất hiện các biến chứng và bội nhiễm. Vòng luẩn quẩn của bệnh chính là người mắc bệnh mạn tính lại rất dễ mắc cúm hơn so với người bình thường. Đặc biệt virus cúm tác động xấu đến người có bệnh phổi mạn tính. Ở NCT, khi có viêm phổi thì tình trạng tổn thương phổi, suy hô hấp sẽ diễn tiến nhanh hơn và nặng nề hơn. Triệu chứng ban đầu của bệnh là chảy mũi, nghẹt mũi, ho, đờm, sốt, đau ngực, lạnh run… Đặc biệt các viêm nhiễm xảy ra ở đường hô hấp dưới thường có các triệu chứng nặng nề: thở dốc, khó thở, lạnh run, sốt liên tục, thở nhanh và đau ngực, ho nhiều kèm theo đờm xanh đen và có thể có máu. Đặc biệt người bệnh thấy đau ngực, nhất là khi ho, ra nhiều mồ hôi vào ban đêm và sút cân không rõ lí do. Điều đáng lo ngại là có rất nhiều người bệnh khi vào viện điều trị đã có những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như bạch cầu cao, tổn thương chức năng thận, men gan tăng gấp 2 lần trị số bình thường. Thống kê trong 28 tháng, Khoa Hô hấp-Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận và điều trị cho 257 bệnh nhân tuổi trên 60 bị viêm phổi. Trước khi vào viện, những bệnh nhân này có sốt, ho, đau ngực, khó thở, mệt mỏi, chán ăn. Khám phổi thấy có hội chứng đông đặc, ran ẩm, ran nổ… Kết quả xét nghiệm tế bào và sinh hóa máu ở 257 bệnh nhân cho thấy, 166 người có lượng bạch cầu cao, 20 trường hợp bị tổn thương chức năng thận, 92 bệnh nhân men gan tăng.

Qua thăm khám và hỏi tiền sử các BN, bác sĩ phát hiện có 156 người đã sử dụng kháng sinh trước khi vào viện, trong đó 80 BN được điều trị ở tuyến y tế cơ sở, 15 người điều trị theo đơn của bác sĩ tư, 61 trường hợp tự mua thuốc kháng sinh về điều trị. Đa số BN bị viêm phổi độ II và III, 39 bệnh nhân bị viêm phổi rất nặng, độ IV và V. Điều khiến các nhà chuyên môn lo ngại hơn cả là đã có không ít NCT vào viện trong tình trạng biến đổi ý thức, bị rối loạn cơ chế nuốt, bị mất chức năng nắp thanh quản nên các chất tiết của hầu họng ở những BN này bị lọt vào khí phế quản, gây viêm phổi do sặc.

Phòng chống cúm bằng cách nào đối với NCT?

Theo các bác sĩ, trong tình hình bệnh cúm luôn thường trực, cùng với thời tiết đang chuyển mùa, biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho NCT là không nên đến những nơi đông người.

  • NCT cần ăn uống đủ dinh dưỡng, cải thiện môi trường sống, tránh khói bụi, ẩm mốc.
  • Không nên hút thuốc lá vì có thể gây phá hủy phổi, giảm các chức năng hô hấp vốn có của phổi và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và nhiều chứng bệnh nan y khác.
  • Hạn chế sử dụng máy lạnh hay máy quạt, nếu sử dụng máy lạnh thì nên để nhiệt độ từ 24-25oC, không nằm ngay luồng gió của máy lạnh thổi ra.
  • Thường xuyên uống nhiều nước giúp tuần hoàn cơ thể tốt và đào thải các sản phẩm thải của cơ thể ra ngoài.
  • Những người mắc bệnh mạn tính cần tuân thủ điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, kiểm soát tốt huyết áp, đường máu và bệnh hen nếu có.
  • Để hạn chế tác hại của bệnh cúm, NCT cần chủ động tiêm vaccin cúm mùa, vaccin phế cầu.
  • Khi có những dấu hiệu của bệnh cúm, NCT cần được chăm sóc và theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh, cần chuyển đến cơ sở y tế điều trị tích cực nếu có những biến chứng.
  • Thời điểm điều trị càng sớm và thích hợp thì khả năng hồi phục cũng như giảm đi tỷ lệ tử vong càng nhiều.

Theo suckhoe.net

]]>
https://igygate.com/benh-cam-cum-voi-nguoi-cao-tuoi-5313/feed/ 0