Igygate.com » Bệnh cúm trẻ em https://igygate.com Đột phá công nghệ miễn dịch Nhật Bản Fri, 30 Dec 2022 08:52:05 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.3.34 Cảm sốt ở trẻ em – Mẹ nên và không nên làm gì? https://igygate.com/cam-sot-o-tre-em-6976/ https://igygate.com/cam-sot-o-tre-em-6976/#comments Wed, 15 Mar 2017 08:25:32 +0000 https://igygate.com/?p=6976

Cảm sốt là bệnh thông thường ở trẻ. Khi trẻ có những biểu hiện của cảm sốt và không mấy nguy hiểm, các mẹ thường có thói quen tự chăm sóc theo kinh nghiệm tại nhà mà quên đi mất những nguyên tắc cơ bản, những điều nên hay không nên khi chăm sóc bé.

Cảm sốt ở trẻ em - Mẹ nên và không nên làm gì? 1

Trang bị kiến thức để giúp bé hết cảm sốt đúng cách. (Ảnh minh họa)

Thiếu đi kiến thức căn bản có thể sẽ khiến bé gặp nguy hiểm. Hãy cùng các chuyên gia sức khỏe của IgYGate hướng dẫn mẹ cách chăm sóc bé tốt nhất nhé.

Những điều mẹ không nên làm khi trẻ bị cảm sốt

Mua thuốc hạ sốt tùy tiện

Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ, mẹ phải tìm hiểu rõ nguyên nhân bé bị sốt. Trên thực tế, bé bị sốt có thể là do cảm lạnh thông thường, trẻ bị cúm, viêm phổi, sởi, amidan… Nếu không biết nguyên nhân sốt mà dùng thuốc tùy tiện, không những các triệu chứng sốt của bé không giảm mà khiến cho quá trình điều trị càng trở nên phức tạp.

Mẹ đặc biệt lưu ý khi trẻ sốt nếu tự ý dùng thuốc giảm đau hạ sốt cũng có thể khiến thân nhiệt bị giảm đột ngột rất nguy hiểm cho trẻ.

Sờ chán nóng đã kết luận bé bị sốt

Thân nhiệt trẻ thay đổi tùy vào vị trí đo trên cơ thể và tùy vào thời gian trong ngày. Do đó không thể vội vàng kết luận ngay rằng bé bị sốt khi chỉ sờ chán, hay kẹp nhiệt độ cho bé, mà cần tính đến nhiều yếu tố:

Vị trí đo trên cơ thể bé

Nên để ý tới yếu tố này khi bé nhà bạn dưới 3 tháng tuổi. Cần đo nhiệt độ của bé trong độ tuổi này bằng cách đặt cặp nhiệt độ ở hậu môn vì nhiệt độ thân nhiệt đo ở vị trí này là chính xác nhất. Nếu đo ở nách thì các mẹ nên cộng thêm từ 1-2 độ C để tránh sai số.

Sờ chán nóng đã kết luận bé bị sốt 1

Mẹ không nên sờ chán bé mà vội kết luận bé bị sốt. (Ảnh minh họa)

Thời gian đo thân nhiệt

Thân nhiệt bé cao nhất vào lúc sau khi ngủ dậy, đặc biệt là vào buổi chiều và tối. Nhiệt độ cơ thể bé cao hơn của người lớn và sẽ dần ổn định hơn khi lớn lên. Do đó, khi thân nhiệt trên 37 độ C thì chưa hẳn bé đã bị sốt.

Chườm khăn ướt, chườm đá, dán cao lạnh khi bé bị cảm sốt

Chườm khăn ướt cho bé bị sốt thường là “kinh nghiệm” gối đầu giường khi mẹ thấy bé có biểu hiện của cảm sốt. Điều này chỉ tạo ra cảm giác lạnh chứ không hề khiến trẻ hết sốt.

Các phương pháp như chườm đá, khăn ướt, dán cao lạnh chỉ là biệt pháp vật lý có tác dụng hạ sốt trong 1 tiếng đầu. Các cách này không còn được áp dụng ở các nước châu Âu bởi có thể sẽ khiến trẻ biến chứng nặng hơn, hay quấy và mệt mỏi hơn.

Mẹ nên làm gì khi trẻ bị cảm sốt

Mẹ cần chú ý thực hiện các bước sau đây khi bé bị cảm sốt:

  • Đo nhiệt độ thân nhiệt cho bé (đo chính xác nhất là ở Hậu môn, hoặc kẹp trong nách trong vòng 3 phút).
  • Nếu bé sốt không quá 38 độ C thì chỉ cần làm mát cho bé, mặc quần áo mỏng hơn và theo dõi nhiệt độ cho bé hàng giờ.

Mẹ nên làm gì khi trẻ bị cảm sốt 1

Hậu môn là vị trí tốt nhất để theo dõi thân nhiệt bé. (Ảnh minh họa)

  • Sử dụng khăn ấm, mềm sạch, nhúng nước ấm lau khắp mình trẻ cho tới khi thân nhiệt bé còn 37 độ C.
  • Trường hợp bé trên 38 độ C mẹ cần hạ sốt cho bé và cần sự tư vấn của các chuyên gia sức khỏe trước khi cho bé sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Hãy quay số LIÊN HỆ: 0969.513.269 để nhận được tư vấn của các chuyên gia sức khỏe đến từ IgYGate nhé.

Xuất phát từ năm 1986, các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu của Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu một loại kháng thể có tên gọi IgY ( Ovalgen F ) có khả năng giúp giảm tải lượng virus gây bệnh cúm ở người.

Viên ngậm IgYGate F là thành quả của quá trình nghiên cứu không ngừng nghỉ của các chuyên gia tại Nhật. IgYGate F  giúp tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh theo mùa, đặc biệt giúp làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt…hỗ trợ giảm nguy cơ mắc mắc bệnh cảm cúm. Sản phẩm không gây đề kháng và tác dụng phụ, chỉ chống chỉ định cho những người nào dị ứng với trứng,  sử dụng đươc cho tất cả thành viên trong gia đình từ trẻ em đến người lớn.

Đọc thêm: Bệnh cảm cúm: Kiến thức tổng quan và phương pháp điều trị mới

Theo Igygate.vn

]]>
https://igygate.com/cam-sot-o-tre-em-6976/feed/ 2
Mẹo hay cho Mẹ khi Trẻ bị hắt hơi sổ mũi https://igygate.com/tre-bi-hat-hoi-so-mui-6499/ https://igygate.com/tre-bi-hat-hoi-so-mui-6499/#respond Wed, 15 Feb 2017 15:05:02 +0000 https://igygate.com/?p=6499

Hắt hơi sổ mũi là hện tượng rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Đây có thể chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể bé trước sự thay đổi của môi trường xung quanh, hoặc báo hiệu bé đã bị nhiễm bệnh về đường hô hấp.

Trong những nguyên nhân gây hắt hơi sổ mũi, cảm lạnh và cảm cúm là các nguyên nhân hàng đầu gây nên triệu trứng này ở trẻ. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như dị ứng, thời tiết thay đổi thất thường, dị vật trong mũi… Ba mẹ cần lưu ý để có những cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Khi trẻ hắt hơi sổ mũi, cha mẹ lo lắng muốn con mình mau chóng khỏi bệnh đã tự ý mua thuốc để điều trị. Có rất nhiều loại thuốc sổ mũi không kê theo toa được bày bán ngoài hiệu thuốc, một số loại thuốc khiến bé ngừng sổ mũi nhanh chóng nhưng lại có tác dụng phụ là khiến bé buồn ngủ, khô miệng, mắt, mũi… Liệu ngoài thuốc ra, còn phương pháp nào điều trị hắt hơi sổ mũi cho bé nhanh chóng mà không để lại tác dụng phụ? Hãy cùng chuyên gia của Igygate tìm hiểu nhé.

Lá xương sông

Lá xương sông 1

Lá xương sông thường được dùng trong các bài thuốc dân gian trị ho, sổ mũi, viêm họng cho bé.

Cách dùng: 4-5 lá xương sông rửa sạch và giã nát trộn với một chút muối và nước ấm. Sau đó chắt lấy nước, trộn thêm một thìa cà phê mật ong cho bé dễ uống. Mẹ cho bé uống mỗi ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần một thìa cà phê. Lưu ý: không cho trẻ dưới 12 tháng tuổi sử dụng bài thuốc này do mật ong không tốt cho bé dưới 1 năm tuổi.

Dầu tràm

Dầu tràm có rất nhiều công dụng hữu ích. Một trong những tác dụng nổi bật mà mọi người hay sử dụng dầu tràm đó là để chống cảm lạnh, tránh ho và tránh gió. Đặc biệt dầu tràm sử dụng rất tốt cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai mà không gây bất kỳ phản ứng phụ nào.

Dầu tràm 1

Dầu tràm có rất nhiều công dụng tốt với bé. (Ảnh minh họa)

Mẹ lấy dầu tràm xoa kỹ vào hai gang bàn chân của bé và đi tất (vớ) vào cho bé. Chỉ cần một lúc sau đó, triệu trứng hắt hơi sổ mũi sẽ hết ngay, đặc biệt là buổi tối trước khi đi ngủ.

Trà gừng loãng

Khi bị hắt hơi sổ mũi, trẻ thường có xu hướng hút ngược nước mũi xuống họng hoặc liếm dịch đờm chảy xuống. Nuốt dịch đờm này có thể sẽ khiến bé chướng bụng. Mẹ có thể pha trà gừng loãng với nước ấm, bụng bé sẽ êm hơn và không quấy nữa. Nếu bé đã hơn 1 tuổi, mẹ có thể cho thêm mật ong để trà gừng dễ uống hơn.

Trà gừng loãng 1

Một tách trà gừng ấm nóng sẽ làm dịu cơn sổ mũi của bé. (Ảnh minh họa)

Sử dụng kháng thể đến từ Nhật Bản

Nguyên nhân chủ yếu khiến bé hắt hơi sổ mũi là từ cảm lạnh và cảm cúm, vậy lựa chọn giải pháp nào để an toàn và hiệu quả?

Các nhà khoa học của Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu Nhật Bản đã nghiên cứu thành công một loại kháng thể chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà có khả năng “bắt dính” và giúp tiêu diệt virus gây cảm cúm.

IgYGate F là thành quả của quá trình nghiên cứu không ngừng nghỉ của các chuyên gia tại Nhật Bản được ứng dụng công nghệ kháng thể thụ động này. Khi ngậm kháng thể IgY sẽ giải phóng dần dần bám vào hầu họng tạo thành lớp hàng rào bảo vệ không cho virus cúm xâm nhập vào cơ thể. Viên ngậm IgYGate F giúp làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt…, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm. Đặc biệt cho bé dùng thường xuyên giúp tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh theo mùa. IgYGate F không gây tác dụng phụ dùng được cho cả trẻ em và người lớn.

Có thể bạn chưa biết: 5 phương pháp trị sổ mũi cho bé

Theo Igygate.vn

]]>
https://igygate.com/tre-bi-hat-hoi-so-mui-6499/feed/ 0
Lời khuyên cho mẹ khi trẻ bị sổ mũi https://igygate.com/tre-bi-so-mui-6425/ https://igygate.com/tre-bi-so-mui-6425/#respond Wed, 15 Feb 2017 09:32:28 +0000 https://igygate.com/?p=6425

Thời tiết thay đổi luôn là nỗi lo lớn của những gia đình có con nhỏ. Đặc biệt, hệ miễn dịch của các em còn non nớt nên rất dễ mắc phải những căn bệnh về đường hô hấp. Sổ mũi là một trong những chứng bệnh ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của bé. Qua những lời khuyên của những chuyên gia sức khỏe Igygate dưới đây, hãy quan tâm chăm sóc cho bé của bạn một cách tốt nhất.

Lời khuyên cho mẹ khi trẻ bị sổ mũi 1

Cùng IgyGate chăm sóc sức khỏe cho bé. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi

Sổ mũi là một trong những triệu chứng khi bé bị cảm cúm hoặc cảm lạnh. Kèm theo các biểu hiện khác như đau họng, hắt hơi, ho có đờm. Đối với cảm cúm, những triệu chứng này xuất hiện từ từ có thể kéo dài đến cả tuần hoặc vài tuần. Còn đối với cảm lạnh, các triệu chứng trên sẽ xuất hiện luôn trong vòng 2-3 giờ đầu khi bị nhiễm lạnh.

Sổ mũi cũng là triệu chứng khi trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp khác như viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản.

Nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi 1

Cảm cúm là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị sổ mũi. (Ảnh minh họa)

Nắm rõ được những nguyên nhân gây ra sổ mũi ở trẻ, bạn đọc sẽ dễ dàng hơn có được những phương pháp điều trị cũng như phòng tránh các bệnh về đường hô hấp cho trẻ.

Bật mí 5 phương pháp chữa sổ mũi cho trẻ

Vệ sinh mũi cho bé

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% 4 lần mỗi ngày và dụng cụ hút mũi. Đối với những bé lớn hơn. Cha mẹ có thể làm loãng dịch nhầy trong bằng cách xịt mũi và hướng dẫn bé nhẹ nhàng xì mũi, đẩy dịch đờm ra ngoài bằng giấy sạch, mềm.

Cần lưu ý, không được dùng tay để bịt hai bên mũi trẻ khi hỉ mũi, vì sẽ làm tăng áp lực đột ngột vào mũi, khiến dịch đờm di chuyển lên tai, xoang bé. Không dùng miệng hút mũi cho bé vì rất mất vệ sinh.

Dùng nước lá húng quế và tỏi nướng

Bóc một nửa củ tỏi, nướng vàng đến khi dậy mùi, bóc vỏ, giã nhuyễn cùng với 10-15 lá húng quế giã nhỏ. Thêm 1-2 thìa cafe nước sôi vào trộn đều và chắt lấy nước. Mỗi ngày cho bé uống từ 2-3 lần, cơn sổ mũi của bé sẽ giảm nhanh chóng.

Mát xa mũi

Phương pháp này không phải mẹ nào cũng biết. Nếu bé bị ngạt mũi phải thì hãy để bé nằm nghiêng về bên trái hoặc ngược lại. Sử dụng ngón trỏ bấm vào huyệt nghinh hương ở hay bên cánh mũi, day trong vài phút, ngày từ 3-4 lần bé sẽ thoải mái hơn trong sinh hoạt vì dịch đờm trong mũi của bé cũng ít ra hơn.

Gừng và mật ong

Một miếng gừng nhỏ, rửa sạch, bỏ vỏ rồi giã nát. Cho đun cùng với nước và mật ong, khuấy đều và cho bé uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 thìa cà phê. Lưu ý là cách này không dành cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, vì mật ong không tốt cho bé trong độ tuổi này.

Gừng và mật ong 1

Gừng và mật ong rất hiệu quả khi bé bị sổ mũi, nghẹt mũi vì nhiễm lạnh. (Ảnh minh họa)

Thoa dầu lòng bàn chân

Khi bé vừa có biểu hiện của hắt hơi, sổ mũi, mẹ hãy xoa ngay dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân, day day trong khoảng 1 phút để giữ ấm cho bé, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Sau đó tiếp tục thoa lên phần bụng, ngực, và sau lưng cho bé.

Để bé không bị sổ mũi do cảm cúm với kháng thể IgY ( Ovalgen F )

Tại Nhật Bản, các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu thành công một loại kháng thể chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà có khả năng giúp làm giảm tải lượng virus gây bệnh cúm ở người.Sản phẩm đánh dấu một bước tiến lớn trong ngành y tế thế giới.

Kháng thể IgY có chứa trong từng viêm ngậm IgYGate F tác động trực tiếp lên virus, giúp làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt…; hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm. Dùng hàng ngày giúp tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh theo mùa. Sản phẩm không gây tác dụng phụ và đặc biệt lành tính với trẻ nhỏ và người lớn, phụ nữ có thai.

Mẹ hãy gọi tới đường dây nóng 0969.513.269 hoặc để lại comment bên dưới để được các chuyên gia sức khỏe của IgYGate tư vấn nhé.

Theo Igygate.vn

]]>
https://igygate.com/tre-bi-so-mui-6425/feed/ 0
Trẻ bị cúm: 3 nguy hiểm và sai lầm mẹ cần biết https://igygate.com/tre-bi-cum-6217/ https://igygate.com/tre-bi-cum-6217/#respond Wed, 07 Dec 2016 14:05:28 +0000 https://igygate.com/?p=6217

Thời tiết chuyển mùa, khí hậu thay đổi là giai đoạn mà các bé dễ mắc cúm nhất trong năm. Đã từ lâu tại Việt Nam, chúng ta xem nhẹ bệnh cúm và bỏ qua những triệu chứng, cho rằng, trẻ sẽ tự khỏi bệnh hoặc dùng kháng sinh là sẽ khỏi, nhưng không phải vậy. Tuy là căn bệnh phổ biến, đơn giản nhưng cúm vẫn có khả năng gây nên những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

>>> Các loại virus cúm thường gặp

Trẻ bị cúm: 3 nguy hiểm và sai lầm mẹ cần biết 1

Cúm không phải là bệnh đơn giản. (Ảnh minh họa)

Biểu hiện khi trẻ bị cúm

Cúm là một bệnh viêm đường hô hấp trên gây nên bởi virus. Có tới 200 chủng virus gây cúm được chia thành các nhóm virus cúm A, B và C. Bệnh biểu hiện từ mức độ nhẹ đến nặng. Trẻ dễ bị lây cúm nhất khi đến những nơi công cộng đông người như trường học, công viên, hoặc có thể lây cúm từ người nhà. Những triệu chứng của cúm sẽ xuất hiện sau 1 đến 3 ngày khi trẻ tiếp xúc với virus cúm bị lây nhiễm:

  • Bé bị sốt, cơ thể mệt mỏi và ớn lạnh.
  • Nghẹt mũi, thở khò khè hoặc sổ mũi, hỉ mũi ra đờm xanh.
  • Trẻ có thể bị đau tai.
  • Họng đau, ho, chán ăn và có thể nổi hạch.
  • Trẻ có thể bị tiêu chảy, nặng hơn là nôn mửa.

Tìm hiểu thêm: Bệnh cúm là gì?

Mối nguy hiểm khi trẻ nhiễm cúm

Bệnh cúm có thể sẽ khiến các bệnh đã có từ trước nặng hơn hoặc bùng phát những bệnh tiềm tàng:

  • Viêm xoang: cảm cúm thông thường nếu không giải quyết triệt để, trẻ rất dễ bị viêm xoang và nhiễm trùng xoang.
  • Viêm tai giữa: 5-15% trường hợp viêm tai giữa là do trẻ bị virus cúm tấn công, điều này xảy ra khi virus xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ.
  • Các bệnh nhiễm trung thứ cấp: viêm phổi, phế quản, thanh quản. Trẻ cần được gia đình đưa đi khám khi bị cúm lâu ngày chưa khỏi.

Cúm sau khi tiến triển thành viêm phổi có thể dẫn tới suy hô hấp nặng, nguy cơ tử vong rất cao.

3 sai lầm mẹ cần tránh khi chăm sóc bé bị cúm

Trước khi bật mí cho các gia đình phương pháp phòng ngừa và điều trị cúm ở trẻ, IgYGate xin đưa ra 4 điều cần tránh khi điều trị cúm cho bé:

Tự ý mua thuốc cho trẻ: Chúng ta có thể dễ dàng mua được các loại thuốc không cần kê theo đơn. Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ để điều trị triệu chứng của cúm và thậm chí còn không có hiệu quả với trẻ dưới 6 tuổi. Trẻ  sử dụng nhiều thuốc sẽ gây nên tác dụng phụ và ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển thể chất.

Cho trẻ đi nhà trẻ sớm rất dễ bị lây cúm: Nhiều gia đình cho rằng cho bé đi mẫu giáo quá sớm sẽ khiến bé dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp hơn là các trẻ ở nhà. Tuy nhiên, các nghiên cứu khóa học chỉ ra rằng, những trẻ đi mẫu giáo sớm ít bị cúm hơn trong những năm sau vì đó là kết quả của sự tiếp xúc sớm với virus sẽ khiến sức đề kháng của bé tốt hơn so với những trẻ được chăm sóc ở nhà.

Thuốc kháng sinh tiêu diệt được virus cúm: Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, bởi thuốc kháng sinh chỉ diệt vi khuẩn, còn cúm là do virus gây nên, hoàn toàn khác với vi khuẩn. Do đó, ba mẹ không được tự ý mua thuốc kháng sinh cho con mình để điều trị mỗi khi bé bị cúm.

Phòng ngừa và điều trị cúm ở trẻ

Theo lời khuyên từ các chuyên gia sức khỏe, khi chăm sóc trẻ bị cúm, mẹ cần nhớ 3 quy tắc sau:

  • Cung cấp cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các vitamin và khoáng chất cho trẻ từ nước và các loại trái cây.
  • Cúm do virus do gây nên chứ không phải vi khuẩn, do đó kháng sinh không có tác dụng điều trị cúm.
  • Trẻ sẽ bình phục từ 3-5 ngày đến 1 tuần, một số trẻ bị cúm có thể lâu khỏi bệnh hơn. Ba mẹ cần cho bé tới bác sĩ kiểm tra hoặc gọi tới đường dây nóng 0969.513.269 để được các chuyên gia của IgYGate tư vấn nhé.

Phòng ngừa và điều trị cúm ở trẻ 1

Nắm vững những quy tắc chăm sóc con khi bị cúm để giúp bé luôn khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)

Xuất phát từ năm 1986, các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu của Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu một loại kháng thể trên lòng đỏ trứng gà có khả năng “bắt dính” và giúp tiêu diệt virus gây bệnh cúm ở người.. Kháng thể IgY có tác dụng giúp làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt…, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm. Kháng thể IgY  (Ovalgen F) sẽ giải phóng dần dần và tạo thành lớp hàng rào bảo vệ hầu họng – nơi cửa ngõ xâm nhập của virus cúm. Sản phẩm không gây tác dụng phụ và đặc biệt lành tính với tất cả thành viên trong gia đình từ phụ nữ có thai, trẻ nhỏ đến người lớn tuổi.

Theo Igygate.vn

]]>
https://igygate.com/tre-bi-cum-6217/feed/ 0
Tìm hiểu về bệnh cúm https://igygate.com/tim-hieu-ve-benh-cum-83/ https://igygate.com/tim-hieu-ve-benh-cum-83/#respond Thu, 12 Mar 2015 01:15:29 +0000 https://igygate.com/?p=83

Bệnh Cúm nguy hiểm là do tính lây lan nhanh và gây thành dịch. Bệnh có thể xảy ra dưới nhiều mức độ khác nhau: đại dịch, dịch, dịch nhỏ địa phương và các trường hợp tản phát. Bệnh Cúm lan truyền nhanh trên thế giới trong các mùa dịch cúm và gây nên gánh nặng về kinh tế do phí tổn phải nằm viện điều trị và chăm sóc y tế cũng như nghỉ việc do bị bệnh.

Tỷ lệ tấn công của bệnh Cúm là 5-10% ở người lớn và 20-30% ở trẻ em. Trong các vụ dịch Cúm hàng năm, 5-15% dân số bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Bệnh nặng và tử vong xảy ra chủ yếu ở những nhóm người có nguy cơ cao như người già và người mắc bệnh mạn tính. Mặc dù khó có thể đánh giá đúng tình hình dịch, các vụ dịch Cúm hàng năm thường gây 3-5 triệu người bị bệnh nặng và khoảng 250.000-500.000 người chết hàng năm do bệnh Cúm trên thế giới. Những nước nhiệt đới là nơi mà dịch xảy ra quanh năm và có tỷ lệ chết/mắc cao.

Ở các vùng ôn đới, dịch Cúm thường xảy ra vào mùa lạnh. Ở các vùng nhiệt đới, bệnh thường xảy ra vào mùa mưa hoặc các trường hợp tản phát xảy ra bất kỳ tháng nào trong năm.

Bệnh Cúm là gì?

Cúm là một bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp gây dịch, có thể thành đại dịch, Bệnh có thể biểu hiện từ mức độ nhẹ đến nặng. Bệnh Cúm có thể gây biến chứng nặng nề dẫn tới viêm phổi nặng, suy hô hấp và tử vong, đặc biệt là ở người già, phụ nữ mang thai, người bị bệnh mạn tính hoặc suy giảm miễn dịch. Thậm chí dẫn đến tử vong rất cao với chủng Cúm gia cầm H5N1, H7N9.

Các biểu hiện của bệnh Cúm là gì?

Biểu hiện của bệnh Cúm gồm:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Đâu đầu, đau mỏi người
  • Các biểu hiện viêm đường hô hấp như đau họng, chảy nước mũi, ho, tức ngực.

Bệnh Cúm lây lan bằng cách nào?

Bệnh Cúm lây lan bằng cách nào? 1

Virus Cúm rất dễ lây lan qua các hạt nhỏ trong nước bọt

Bệnh Cúm rất dễ lây lan từ người sang người do tiếp xúc với người bị Cúm qua các giọt tiết nhỏ khi nói chuyện, hắt hơi, ho. Thời điểm có thể gây lân lan là từ 1 ngày trước khi có triệu chứng cho đến 7 ngày sau đó.

Các chất tiết rây vào tay, sau đó đưa vào mũi, miệng, mắt cũng có thể gây nhiễm Cúm.

Đối với Cúm gia cầm, bệnh có thể lây từ động vật sang người.

Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ, bệnh viện, siêu thị… Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.

Bệnh Cúm lây lan bằng cách nào? 2

Hình ảnh virus Cúm xâm nhập đường hô hấp

Điều gì xảy ra sau khi virus Cúm xâm nhập được vào cơ thể?

Virus Cúm bám vào các tế bào tại mũi, họng (đường hô hấp). Sau đó các protein bề mặt Hemagglutinin (HA) của virus Cúm gắn với các thụ thể acid sialic trên bề mặt của tế bào đường hô hấp. Cấu trúc protein HA của virus Cúm rất phù hợp với các thụ thể acid sialic trên tế bào đường hô hấp của người, giống như khóa và chìa khóa. Ngay sau khi chìa khóa đi vào khóa, virus Cúm có thể xâm nhập vào tế bào và khiến cho tế bào bị nhiễm virus. Thời điểm này đánh dấu bắt đầu cơ thể bị nhiễm Cúm.

Bệnh Cúm có thể gây ra những biến chứng gì?

  • Viêm phổi dẫn tới suy hô hấp nặng và có thể tử vong.
  • Bệnh Cúm có thể làm nặng thêm các bệnh đã mắc từ trước hoặc bùng phát những bệnh mắc tiềm tàng.

Nhóm người có nguy cơ mắc Cúm cao hoặc có biến chứng nặng nề khi mắc Cúm

  • Người già ³ 60 tuổi
  • Trẻ em
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú
  • Mắc các bệnh mạn tính, bệnh đường hô hấp, tim mạch, đái tháo đường, bệnh gan, bệnh thận; suy giảm miễn dịch hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (HIV, Ung thư, sử dụng corticoid kéo dài…)
  • Những người tiếp xúc mật thiết với các bệnh nhân như cán bộ y tế, người cùng nhà với bệnh nhân….

Phòng ngừa Cúm bằng cách nào?

Đối với người đã bị Cúm:

  • Cách ly
  • Đeo khẩu trang
  • Khi ho phải dùng khăn ướt hoặc giấy ướt che miệng sau đó bỏ luôn
  • Nhìn chung các biện pháp phòng ngừa gồm:
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị Cúm hoặc khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn nhanh.
  • Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đường hô hấp (mũi, miệng) là nơi “cửa ngõ” xâm nhập của virus Cúm.
  • Tiêm chủng vắc xin Cúm:

Vắc xin phòng Cúm có thể bảo vệ chống lại các chủng Cúm mùa H1N1, H3N2 và Cúm B. Tuy nhiêu hiệu quả chỉ duy trì được 1 năm nên phải tiêm nhắc lại hàng năm.

Lưu ý : khi tiêm vắc xin Cúm vẫn có thể nhiễm Cúm gây ra bởi các chủng Cúm mới không có trong vắc xin!

Ths. BSCK II. Nguyễn Hồng Hà

Nguyên Phó giám đốc BV Truyền nhiễm Trung ương

Phó chủ tịch hội Truyền nhiễm Việt Nam

BẠN CẦN BIẾT

  • Mọi người đều có khả năng nhiễm bệnh Cúm. Tỷ lệ cảm nhiễm với các chủng virus Cúm mới rất cao, có thể lên tới 90% cả người lớn và trẻ em.
  • Sau khi bị bệnh, sẽ có miễn dịch đặc hiệu với virus gây nhiễm nhưng thời gian miễn dịch thường không bền , phụ thuộc vào mức độ biến đổi kháng nguyên và số lần bị nhiễm trước đây và không có tác dụng bảo vệ đối với những tuýp virus mới . Do vậy miễn dịch có được sau khi khỏi bệnh không bảo vệ được khỏi mắc các biến chủng của virus Cúm.
  • Điều quan trọng là bạn luôn cần phòng ngừa hiệu quả.

Giải pháp mới hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm

Từ năm 1986, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu – Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu một loại kháng thể trên lòng đỏ trứng gà có khả năng giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm cúm ở người. Trải qua hơn 20 năm, kháng thể IgY ra đời với khả năng trợ giúp điều trị và giảm nguy cơ mắc virus cúm A H5N1 và các virus cúm theo mùa.

Xem thêm: Tại sao lựa chọn kháng thể IgY để ức chếvirus Cúm

Hiện Ovalgen F là kháng thể đang được ứng dụng công nghệ kháng thể thụ động IgY trong việc trợ giúp điều trị và  hỗ trợ phòng ngừa bệnh cúm. Đây là liệu pháp hiệu quả lâu dài mà rất lành tính đối với người sử dụng. Bởi kháng thể IgY tác động trực tiếp lên virus, không có tác dụng phụ và có thể dùng được cả cho phụ nữ đang mang thai, trẻ em, người già. Sử dụng Ovalgen F giúp làm giảm các triệu chứng của cảm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt…Ovalgen F là người bạn đồng hành không thể thiếu cho mọi gia đình để tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh theo mùa, giúp mọi thành viên luôn khỏe mạnh, giảm nguy cơ lây nhiễm virus cúm.

]]>
https://igygate.com/tim-hieu-ve-benh-cum-83/feed/ 0
Những đối tượng nào dễ mắc bệnh cúm nhất https://igygate.com/nhung-doi-tuong-nao-de-mac-benh-cum-nhat-413/ https://igygate.com/nhung-doi-tuong-nao-de-mac-benh-cum-nhat-413/#respond Wed, 11 Mar 2015 08:25:36 +0000 https://igygate.com/?p=413

Bệnh cúm là một bệnh cấp tính lây qua đường hô hấp nên rất dễ lây lan. Ai cũng có thể bị cúm nhiều lần trong đời nhưng những đối tượng sau sẽ dễ bị mắc cúm nhất, nếu bạn nằm trong những đối tượng này thì nên phòng tránh để không bị mắc bệnh nhiều lần.

Những đối tượng nào dễ mắc bệnh cúm nhất 1

Trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai là một trong số những người dễ bị cúm nhất

1. Trẻ nhỏ

Ở trẻ nhỏ hệ miễn dịch phát triển chưa đầy đủ nên có nguy cơ cao mắc Cúm. Trẻ nhỏ với các bệnh mạn tính thậm chí còn có nguy cơ mắc bệnh và mắc các biến chứng cao hơn nữa. Ở Mỹ, hàng năm có tới 20,000 trẻ dưới 5 tuổi nhập viện vì các biến chứng liên quan tới Cúm. Các biến chứng của Cúm đặc biệt trên đường hô hấp thường gây hậu quả nặng nề hơn đối với trẻ nhỏ và việc điều trị thường phức tạp hơn rất nhiều so với điều trị bệnh cho người lớn.

2. Phụ nữ mang thai

Trong quá trình mang thai, phụ nữ trải qua giai đoạn xáo trộn hormone trong cơ thể dẫn tới hệ miễn dịch bị suy giảm, đây là điều kiện thuận lợi để bệnh Cúm phát triển. Phụ nữ mang thai bị mắc Cúm ngoài việc nguy hiểm tới người mẹ còn có thể ảnh hưởng tới thai nhi như dị tật thai nhi, sinh non, thai chết lưu … Việc điều trị Cúm cũng gặp nhiều khó khăn ở đối tượng này do các thuốc điều trị hạn chế và cần cân nhắc thận trọng giữa lợi ích và yếu tố nguy cơ.

3. Người cao tuổi

Hệ miễn dịch của cơ thể giảm đi khi chúng ta già là nguyên nhân khiến người cao tuổi là đối tượng dễ mắc Cúm. Đối với người cao tuổi, cúm mùa có thể rất nguy hiểm, thậm chí dẫn tới tử vong. 90% số ca tử vong liên quan tới Cúm và hơn một nửa số trường hợp nhập viện do Cúm là người từ 65 tuổi trở lên.

4. Người bị mắc các bệnh mạn tính

Các bệnh mạn tính như viêm khớp, tiểu đường, hen phế quản ….đều gây suy giảm miễn dịch và dẫn tới dễ bị mắc Cúm. Việc mắc Cúm sẽ làm trầm trọng hơn các bệnh mạn tính và ngược lại. Do đó, ưu tiên hàng đầu ở những người bị mắc các bệnh mạn tính là phòng ngừa triệt để mắc bệnh Cúm hoặc các bệnh truyền nhiễm khác.

5. Người thường xuyên di chuyển, du lịch

Cúm mùa xảy ra ở những thời điểm khác nhau tại các khu vực khác nhau. Trước khi di chuyển tới những khu vực địa lý xa nơi bạn đang sinh sống và làm việc, bạn cần nghiên cứu về mức độ nguy cơ của dịch Cúm mùa đang xảy ra ở khu vực bạn chuẩn bị di chuyển và tham khảo các chuyên gia về cách phòng ngừa phù hợp với từng chuyến đi.

]]>
https://igygate.com/nhung-doi-tuong-nao-de-mac-benh-cum-nhat-413/feed/ 0