Các dạng viêm lợi thường gặp

8 723 đã xem

Viêm lợi là bệnh thường gặp do tổn thương trong khoang miệng gây nên. Có nhiều dạng viêm lợi, nắm được đặc tính và biểu hiện của các loại viêm lợi này, bạn đọc có thể chủ động xây dựng cho mình phương pháp điều trị hiệu quả.

Các dạng viêm lợi thường gặp 1

Hình ảnh lợi bị viêm. (Ảnh minh họa)

Các bệnh viêm lợi chỉ biểu hiện ở lợi, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như cao răng, bựa răng, mảng bám răng. Một người có thể bị viêm lợi sau một thương tổn ở lợi. Những phụ nữ có thai hoặc bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cũng có thể bị viêm lợi.

Có thể phân loại các bệnh viêm lợi thường gặp theo nhiều góc độ.

Xem thêmNguy hiểm nào ập đến khi mang thai bị viêm nha chu (viêm quanh răng)?

Phân loại theo giai đoạn

Viêm lợi cấp tính

Đây là giai đoạn khi người bệnh mới bị viêm lợi, có thể kéo dài vài ngày, vài tuần. Viêm cấp tính tiến triển theo một trong hai hướng sau:

  • Bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, các tác nhân gây viêm lợi được loại bỏ, vùng tổn thương được tái tạo hoàn toàn trở lại tình trạng như ban đầu.
  • Chuyển thành viêm lợi mãn tính khi tình trạng của bệnh kéo dài, các tế bào bị thương tổn liên tục trong thời gian dài.

Viêm lợi mãn tính

Giai đoạn bệnh tiến triển chậm, có thể không gây đau nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm.

Viêm lợi tái phát

Người bị viêm lợi cấp tính sau khi điều trị khỏi lại tái phát lại. Nếu tình trạng tái phát lặp lại nhiều lần. Người bệnh nên tới các trung tâm nha khoa để chẩn đoán và điều trị bệnh.

Xem thêm: Tại sao mẹ bầu không nên xem nhẹ bệnh viêm lợi, sâu răng

Viêm lợi trong thời kỳ thai nghén

Viêm lợi trong thời kỳ thai nghén 1

Phụ nữ mang thai dễ bị viêm lợi. (Ảnh minh họa)

Phụ nữ mang thai có ảnh hưởng tới niêm mạc miệng và viêm lợi. 30% phụ nữ bị chảy máu khi đánh răng từ tháng thứ hai, sau khi sinh thì lợi trở lại bình thường. Nếu không có biện pháp giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách, bảo vệ bản thân trong thời kỳ mang thai thì trẻ sinh ra có nhiều nguy cơ bị thiếu cân do ảnh hưởng của bệnh.

Phân loại theo biểu hiện lâm sàng

Viêm lợi đỏ

Đây là loại viêm lợi thời gặp nhất, chính là khởi nguồn cho những biến chứng nguy hiểm. Lợi người bệnh màu đỏ, ngứa, dễ chảy máu khi va chạm. Viêm lợi đỏ có thể lan ra mặt trong của má và cạnh lưỡi. Nếu không điều trị kịp thời, lợi sẽ bị lở loét.

Viêm lợi loét

Vết loét trên bờ lợi xuất hiện không đều, đỏ mềm, đáy đỏ, xung quanh có chất nhầy xám. Vết loét tiêu hủy các mô ở kẽ răng, để lộ chân răng. Có nhiều vết loét rộng hơn ở mặt trong má và bờ lưỡi, có in dấu răng. Nếu viêm lan rộng ra phía sau sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn, gây tình trạng khó nuốt. Xuất hiện hạch dưới hàm hoặc cạnh cổ.

Xem thêmMẹ bầu cẩn thận lựa chọn sản phẩm chữa viêm lợi

Viêm lợi loét 1

Viêm lợi loét là dạng viêm rất nguy hiểm. (Ảnh minh họa)

Khi bị viêm lợi loét, người bệnh có những triệu chứng như hôi miệng, đau, lợi dễ dàng bị chảy máu bởi các tác động nhẹ như đánh răng, xỉa tăm. Người bị viêm lợi loét trong giai đoạn cấp tính có thể bị sốt nhẹ 38 đến 38.5 độ C.

Viêm lợi loét giai đoạn hoại tử

Khi lợi bị tổn thương trầm trọng, vết loét có thể bị hoại tử. Đây là thể nặng nhân trong các loại viêm lợi. Trong những năm gần đây, viêm lợi hoại tử thường gặp ở các nước thế giới thứ ba, nhất là đối với trẻ em bị bệnh thương hàn, sởi.

Xem thêm: Giúp phụ nữ mang thai loại bỏ nguy cơ cao 2-3 lần bị sinh non/ sinh nhẹ cân vì viêm lợi, viêm nha chu

Viêm lợi loét hoại tử là bệnh không truyền nhiễm, thường gặp ở những người có cơ thể suy nhược, vệ sinh răng miệng kém. Triệu chứng điển hình là loét ở các bờ lợi, sau đó lan vào bờ trong và bờ ngoài của lợi, rồi đến lưỡi. Người bị bệnh này khi chạm vào lợi rất đau và dễ chảy máu, hôi miệng, tuyến bài tiết nước bọt được gia tăng đáng kể, cơ thể khó chịu và mệt mỏi toàn thân.

Viêm lợi loét hoại tử cấp tính có thể tiến triển thành bệnh cam tẩu mã. Lợi loét lan ra má, môi, mặt, có khả năng làm mất một mảng thịt lớn ở môi, má và dẫn đến tử vong. Nếu có điều trị được thì cũng để lại hậu quả nặng nề do bị mất một phần trên mặt.

Viêm lợi là bệnh đơn giản nhưng nếu không được điều trị kịp thời, sẽ có những biến chứng vô cùng nguy hiểm phát sinh từ viêm lợi. Nếu rơi vào một trong những thể viêm lợi nêu trên, bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có thể điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Viêm lợi loét giai đoạn hoại tử 1

Viêm lợi loét giai đoạn hoại tử 2

Xem thêm:

Theo igygate.vn

Có thể bạn quan tâm: Bà bầu bị viêm lợi, Bệnh viêm lợi ở người lớn

12 Bình luận

  1. avatar Trần van Nam says

    Mình bị xưng lợi nhung k thấy đau mà cũng không chảy máu mà chỗ sưng càng ngày càng to ra sắp lút hết răng bị như thế là bệnh j bác sĩ tư vấn rúp mình với

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn,
      Một trong các triệu chứng rõ ràng của viêm lợi là tình trạng lợi sưng, túi chân răng tụt sâu hoặc phình ra, lỏng lẻo, không bám chắc mà bao trùm lên mặt chân răng, bạn lưu ý nhé.
      Để hạn chế tình trạng này, trước tiên bạn cần duy trì các biện pháp vệ sinh răng miệng hằng ngày: chải răng nhẹ nhàng, súc miệng nước muối thường xuyên, tới Nha sĩ lấy các mảng bám cao răng, nhất là các mảng bám nằm sâu phía dưới chân răng.
      Viêm lợi là bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra, để tác động vào tác nhân này, bạn tham khảo sử dụng viên ngậm IgYGate DC – PG với thành phần kháng thể Ovalgen PG có khả năng vô hiệu hóa men gây bệnh của vi khuẩn, hạn chế khả năng gây bệnh và làm giảm số lượng vi khuẩn trong khoang miệng, tác động tốt với cả các vi khuẩn cư trú sâu dưới mô lợi, ngăn bệnh kéo dài và tái phát.
      Bạn có thể gọi tới số hotline 0969513269 để chúng tôi có thể tư vấn tốt hơn nhé
      Chúc bạn sớm khỏi!

  2. Chao bac e bj dau phan trong cung cua rang ham con bi noi lenn cuc thit nua.

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn,
      Triêu chứng sưng đau phần lợi trong cùng của răng hàm có thể là dấu hiệu của mọc răng khôn, hoặc có nguyên nhân tới từ bệnh lý sâu răng, viêm lợi – viêm nha chu.
      Nếu nguyên nhân tới từ việc mọc răng khôn, bạn lưu ý giữ gìn vệ sinh khoang miệng, tạm thời ăn uống các đồ ăn mềm, dạng lỏng, nếu tình trạng kéo dài bạn nên tới Nha sĩ thăm khám để có chỉ định, chẳng hạn như cắt lợi trùm hay điều trị bằng thuốc giảm đau, chống viêm hợp lý. Thậm chí khi răng khôn có biểu hiện mọc xiên, lệch hay chèn ép các răng khác trong cung hàm thì cần thiết phải phẫu thuật nhổ bỏ.
      Ngoài ra, để hạn chế nguyên nhân tới từ viêm nướu lợi, nha chu, bạn lưu ý điều trị tác nhân vi khuẩn – yếu tố chính gây bệnh. Bạn tham khảo sử dụng viên ngậm IgYGate DC – PG với thành phần kháng thể Ovalgen chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà, có tác dụng đặc hiệu trên vi khuẩn viêm nướu lợi và men gây hại do chúng tiết ra, hạn chế số lượng và giảm nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng, qua đó giảm tình trạng sưng đau.
      Chúc bạn sớm khỏi!

  3. avatar Trung hieu says

    Cháu bị loét lợi ở sau răng hàm thì phải làm thế nào ạ

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào Bạn,
      Bạn đang có triệu chứng của bệnh viêm lợi, nếu không điều trị sớm và triệt để, viêm lợi vốn là bệnh dễ tái phát đi tái phát lại thường xuyên, không điều trị tận gốc vi khuẩn, bệnh sẽ phát triển nặng dẫn đến tình trạng viêm nha chu với nguy cơ mất răng cao.
      Giải pháp để điều trị viêm lợi dành cho bạn, đó là: cần tăng cường vệ sinh răng lợi thông thường như chải răng sau các bữa ăn , dùng chỉ nha khoa, súc miệng nước muối sáng/ tối,…Nếu được, bạn nên đến bác sĩ nha khoa để làm sạch cao răng – môi trường sinh sống của vi khuẩn có hại gây bệnh. Tuy nhiên, nếu chỉ thực hiện các giải pháp này thì viêm lợi không thể điều trị triệt để. Viêm lợi là bệnh do vi khuẩn có hại gây lên, trong đó yếu tố then chốt gây bệnh là vi khuẩn P.Gingivalis, để điều trị triệt để bệnh cần sử dụng giải pháp có yếu tố tấn công trực tiếp vi khuẩn gây bệnh, như viên ngậm IGYGATE DC-PG của Nhật Bản. Viên ngậm này có chứa Kháng thể IGY (chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà) tcó tác dụng trực tiếp lên vi khuẩn P. gingivalis, là tác nhân hàng đầu gây nên viêm lợi. Đặc biệt, với ái lực mạnh, kháng thể IGY có thể thấm sâu vào mô lợi để truy lùng vi khuẩn gây bệnh, đem lại giá trị điều trị triệt để với bệnh viêm lợi, giúp cho người bệnh được điều trị triệt để, không lo tái phát.
      Bạn sử dụng viên ngậm liều dùng 4-6 viên/ ngày trong 15-20 ngày, ngậm sau các bữa ăn chính và trước khi đi ngủ. Sau khi ngậm, 30 phút đầu nhớ hạn chế ăn uống. Sau khi lợi hết sưng loét nên tiếp tục duy trì 2 viên/ ngày để đảm bảo viêm lợi không tái phát, và luôn duy trì nồng độ vi khuẩn ở mức không có khả năng phát triển và lây lan bệnh.
      Mong bạn sớm khỏi bệnh. Thân ái!

  4. avatar Phạm Hoàng Lâm Nhi says

    Cháu bị sưng đỏ ở lợi, không chảy máu nhưng răng rất đau. Cơn đau lan lên mũi và khiến môi cháu như bị sưng, rất khó chịu. Răng hơi lung lay, nhai thức ăn không được. Đầu năm cháu cũng có hiện tượng như vậy nhưng không đau như bây giờ, cháu bôi thuốc thì có khỏi. Cho cháu hỏi bệnh của cháu có nghiêm trọng không ? Làm thế nào để bệnh nhanh khỏi ạ ?

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn,
      Tình trạng của bạn là triệu chứng nặng của viêm nha chu, khi tổ chức quanh răng đã bị tổn thương. Bệnh có nguyên nhân chính tới từ vi khuẩn, các vi khuẩn gây bệnh nha chu ( trong đó đóng vai trò chính là P.Gingivalis) tiết ra men phá hủy mô nướu lợi, dần làm sâu túi lợi và tụt lợi, các tổ chức quanh răng cũng trở nên lỏng lẻo, do đó chân răng bám không chắc và nếu không lưu ý điều trị có thể dẫn đến mất răng với tỉ lệ cao.
      Các vi khuẩn gây viêm nha chu cư trú trong các mảng bám trên răng và cả sâu phía dưới mô lợi, khó bị tiêu diệt nếu chỉ sử dụng các biện pháp vệ sinh thông thường như chải răng hàng ngày. Đây là lý do khiến cho bệnh kéo dài và hay tái phát sau những đợt điều trị cấp với thuốc.
      Giải pháp tốt nhất để điều trị là tấn công vào tác nhân gây bệnh. Bạn nên tới các cơ sở Nha khoa để tiến hành loại bỏ mảng bám cao răng, đặc biệt là các mảng bám tồn tại sâu phía dưới chân răng. Cùng với đó là kết hợp sử dụng viên ngậm IgYGate DC – PG với liều 4-6 viên/ngày trong 30 ngày. Viên ngậm có chứa thành phần kháng thể Ovalgen PG có khả năng vô hiệu hóa men Gingipain của P.Gingivalis, hạn chế khả năng gây bệnh và làm giảm số lượng vi khuẩn trong khoang miệng, tác động tốt với cả các vi khuẩn cư trú sâu dưới mô lợi.
      Bạn có thể liên hệ tới số hotline 0969513269 để nhận được tư vấn chi tiết hơn nhé.
      Chúc bạn sớm khỏi!

  5. chào bác sĩ, lợi của cháu bị sưng 2 cục, một cục dưới răng hàm dưới và 1 cục ở hàm trên, cháu đau lắm ạ. Bác sĩ cho cháu biết cách chữa trị ạ, cám ơn bác sĩ nhiều ạ.

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn
      Lợi sưng là dấu hiệu cho thấy đó là bệnh viêm lợi. Viêm lợi khi không được điều trị tận gốc sẽ phát triển thành viêm nha chu gây đau nhức, thậm chí nặng có nguy cơ mất răng. Vậy để điều trị viêm lợi bạn cần xác định tác nhân chính gây bênh là vi khuẩn có hại P.GINGIVALIS. Nếu chỉ sử dụng giải pháp cơ học làm sạch cao răng thôi thì không giải quyết tận gốc vi khuẩn, bạn cần lựa chọn thêm giải pháp sử dụng kháng thể IGY của Nhật Bản để giúp điều trị tận gốc viêm lợi, giúp bệnh được điều trị triệt để, đồng thời không phát triển và tái phát. Kháng thể IGY hiện có trong sản phẩm viên ngậm IGYGATE DC-PG. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về cơ chế tác dụng của giải pháp này tại đây: https://goo.gl/BLV2JK.
      Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
      Thân ái,

Ý kiến của bạn