Đau răng khôn khi mang thai phải làm sao?

26 452 đã xem

Đau răng khôn đem đến nhiều phiền toái, nhất là đối với phụ nữ đang mang thai, hàm răng trở nên đau nhức dữ dội khiến mẹ bầu khó ăn uống, làm hao hụt lượng dưỡng chất cần bổ sung cho cơ thể. Không chỉ thế, mẹ đau răng khiến thai nhi cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Vậy làm sao để dẹp bỏ những tác động tiêu cực từ đau răng khôn? Các mẹ hãy cùng IgYGate PC-DG đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

Đọc thêm: Bà bầu bị đau nhức răng nên và không nên làm gì?

Đau răng khôn khi mang thai phải làm sao? 1

Đau răng khôn khi mang thai mang đến nhiều phiền toái và khó chịu

Mẹ đau răng khôn – thai nhi có bị ảnh hưởng?

>> Bị đau răng – Biết phải ăn gì? 

Răng khôn (răng số 8) là răng thường mọc ở độ tuổi 18-25, đây cũng là độ tuổi có phần đông phụ nữ kết hôn và chuẩn bị chào đón đứa con đầu đời. Vì thế, trường hợp mọc răng khôn, đau do mọc răng khôn khi đang mang thai là khá phổ biến.

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối của khung hàm nên thường xuyên xảy ra trường hợp răng không đủ chỗ mọc, dễ mọc lệnh, mọc ngầm đâm vào chân răng bên cạnh, mọc đâm chĩa ra má… đồng thời kéo theo nhiều biến chứng đau đớn và nguy hiểm.

  • Sâu răng, viêm lợi: do răng số 8 mọc khuất, lệch … khiến thức ăn mắc vào các kẽ răng khiến vùng răng, lợi dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
  • Tổn thương răng bên cạnh: do khung hàm không đủ diện tích, khiến răng số 8 mọc ngầm bên trong và đâm hỏng chân răng số 7, gây đau đớn dữ dội.
  • Tổn thương má trong: trong trường hợp răng số 8 có hướng mọc chĩa ra má sẽ xảy ra cọ sát gây tổn thương và nhiễm trùng mặt má trong khoang miệng.
  • Sưng lợi trùm: do răng khôn bị kẹt lại một phần phía trong lợi, tạo áp lực khiến lợi sưng đau dữ dội.

Các dạng tổn thương, nhiễm trùng này sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ bầu, khiến mẹ đau nhức, khó ăn, khó bổ sung dinh dưỡng cho mình và thai nhi. Ngoài ra, sâu răng và viêm lợi do răng khôn còn ảnh hưởng đến thai nhi, khi vi khuẩn Streptococcus mutans,  Porphyromonas gingivalis (gây sâu răng, viêm lợi) và các sản phẩm chuyển hóa nguy hiểm có thể theo tuần hoàn thâm nhập vào thai nhi, ảnh hưởng không tốt khiến men răng của bé yếu và dễ tổn thương sau này.

Phiền toái là vậy nên nha sĩ thường khuyến khích nhổ răng khôn ngay khi phát hiện mọc. Nhưng đối với trường hợp người mọc răng khôn đang mang thai thì lại cần cố gắng hạn chế tối đa việc nhổ bỏ răng, do quá trình nhổ răng cần trải qua nhiều công đoạn: sử dụng thuốc gây tê, thuốc giảm đau, thuốc cầm máu, kháng sinh liều cao… Tất cả những công đoạn này đều trực tiếp ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, đấy là chưa kể việc nhổ răng khôn không được thực hiện chuẩn xác và an toàn sẽ khiến tình trạng đau đớn, viêm nhiễm nặng nề hơn.

Có thể mẹ nên biết: Nhổ răng hàm bị sâu có nguy hiểm không?

Mẹ đau răng khôn – thai nhi có bị ảnh hưởng? 1

Răng khôn khi mọc mắc vào lợi thường gây ra sưng lợi trùm.

Đau răng khôn khi mang thai nên làm gì là tốt nhất?

Dù không nên nhổ bỏ, nhưng khi phát hiện răng khôn mọc lệch, mọc hướng vào má, vướng vào lợi… gây đau đớn và sưng tấy, mẹ bầu vẫn nên đến nha sĩ để được tư vấn cụ thể các phương pháp giảm đau, kháng viêm và kê đơn thuốc cụ thể. Không nên tự chữa chạy tại nhà bằng các loại thuốc chấm, thuốc bôi không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể áp dụng một vài cách đơn giản sau để giảm đau, sưng… vùng răng khôn mọc hiệu quả.

Súc miệng nước muối ấm

Đây là cách đơn giản giúp mẹ bầu giảm cơn đau đồng thời kháng khuẩn hiệu quả. Với cách này, mẹ có thể thực hiện 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối sau khi đánh răng hoặc sau khi ăn xong. Trước khi súc miệng và nhổ nước ra, mẹ nên lưu ý ngậm dung dịch nước muối khoảng 3-5 phút, sẽ cho hiệu quả cao hơn.

Súc miệng nước muối ấm 1

Sử dụng nước muối ấm súc miệng giúp mẹ bầu giảm đau hiệu quả.

Chườm đá lạnh

Đây là phương pháp gây tê giúp giảm đau nhanh và an toàn. Mẹ bầu có thể bỏ vài cục đá vào khăn sạch, chườm lên má vùng răng bị đau, cơn đau sẽ dịu bớt.

Tỏi tươi

Dùng miếng tỏi đã bóc vỏ chà nhẹ lên phần răng đau, hoặc nếu răng quá đau không tiện tác động, mẹ bầu có thể dùng tỏi tươi giã dập cùng vài hạt muối trắng rồi đắp lên vùng răng khôn đang bị đau. Hiệu quả của cách này chắc chắn sẽ làm mẹ bất ngờ đấy!

Tỏi tươi 1

Dùng tỏi tươi là một cách đơn giản giúp giảm đau răng khôn.

Nước sắc lá lốt

Dùng lá và thân cây lá lốt sắc thành hỗn hợp dung dịch đặc để ngậm vài lần trong ngày sẽ giúp mẹ bầu giảm đau răng, sưng tấy. Do trong cây lá lốt có có chứa các tinh dầu được cấu thành lên từ các hợp chất alcaoid, beta-caryophilen, benzylacetat… có tác dụng kháng khuẩn và hạ khí giảm đau rất tốt.

Kháng thể IgY( Ovalgen DC, Ovalgen PG)

Ngoài cách sử dụng các phương pháp đơn giản tại nhà để giảm đau hay điều trị theo hướng dẫn của nha sĩ. Mẹ bầu nên tham khảo sử dụng kháng thể Ovalgen DC, Ovalgen PG chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà mẹ bầu có thể an toàn sử dụng  giúp ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây sâu răng, giúp bảo vệ răng, giúp tăng cường sức khoẻ răng và lợi. Bảo vệ những chiếc răng khôn tai quái gây ra những tổn thương viêm nhiễm.

Viên ngậm IgYGate DC – PG có chứa thành phần kháng thể IgY giúp bảo vệ răng ,hỗ trợ giúp giảm nguy cơ sâu răng, viêm nướu( lợi)

Kháng thể IgY( Ovalgen DC, Ovalgen PG) 1

IgYGate PC-DG an toàn với mẹ bầu, hiệu quả với răng sâu.

Sử dụng viên ngậm đúng cách để phát huy tối đa tác dụng của kháng thể IgY đặc hiệu:

  • Ngậm trong miệng cho tới khi viên tan hết, sau đó tránh ăn uống trong ít nhất 30 phút
  • Ngậm 4-6 viên/ngày chia 3 lần trong 30 ngày hoặc tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Đặc biệt quan trọng là viên ngậm vào buổi tối trước khi đi ngủ.

 

Sử dụng viên ngậm đúng cách để phát huy tối đa tác dụng của kháng thể IgY đặc hiệu: 1
LIÊN HỆ: 0969.513.269

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm: Bà bầu bị sâu răng

11 Bình luận

  1. avatar Trần Lê Kiều Loan says

    Bs ơi e có thai 4 tuần và hiện tại đang mọc răng số 8 và bị viêm do thức ăn bám vào …. Khiến nuốt nước bọt rất đau… Vậy cho em hỏi điều đó có ảnh hưởng đến thai nhi k ạ,.. và e cần lm gì để bớt đau ạ

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn!
      Hiện tượng sưng viêm và đau nhức khiến cho mẹ bầu khó ăn, khó bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi. Ngoài ra, sâu răng và viêm lợi do răng khôn còn ảnh hưởng đến thai nhi, khi vi khuẩn Streptococcus mutans, Porphyromonas gingivalis (gây sâu răng, viêm lợi) có thể theo tuần hoàn thâm nhập vào thai nhi, ảnh hưởng không tốt khiến men răng của bé yếu và dễ tổn thương sau này.
      Dù không nên nhổ bỏ, nhưng khi phát hiện răng khôn mọc lệch gây đau đớn và sưng tấy, bạn vẫn nên đến nha sĩ để được tư vấn cụ thể các phương pháp giảm đau, kháng viêm và kê đơn thuốc cụ thể. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một vài cách đơn giản sau để giảm sưng đau và sưng như súc miệng bằng nước muối ấm, chườm đá lạnh.
      Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm viên ngậm IgYGate DC-PG giúp ức chế vi khuẩn sâu răng và viêm lợi để phòng ngừa và ngăn chặn những tổn thương viêm nhiễm do răng khôn gây ra.
      Bạn có thể gọi tới số hotline 0969513269 để chúng tôi có thể tư vấn chi tiết hơn.
      Chúc bạn sớm khỏi và có một thai kì khỏe mạnh!

  2. avatar Nguyễn Lê Thùy Hiếu says

    Em đang có thai 9 tuần và đang bị mọc răng khôn đã 4 ngày rồi. 3 ngày trước đau nhức nhưng hôm nay đã có mủ. Em súc nước muối và đánh răng mỗi khi ăn xong. Em cần phải làm gì thêm để giảm đau và an toàn cho em bé.

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn,
      Răng số 8 ( răng khôn) là răng thường mọc ở độ tuổi 18-25, trường hợp mọc răng khôn, đau do mọc răng khôn khi đang mang thai là khá phổ biến.
      Răng khôn là chiếc răng mọc cuối của khung hàm nên thường xuyên xảy ra trường hợp răng không đủ chỗ mọc, dễ mọc lệnh, mọc ngầm đâm vào chân răng bên cạnh, mọc đâm chĩa ra má… gây ra hiện tượng sưng viêm và đau nhức khiến cho mẹ bầu khó ăn, khó bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi. Ngoài ra, sâu răng và viêm lợi do răng khôn còn ảnh hưởng đến thai nhi, khi vi khuẩn Streptococcus mutans, Porphyromonas gingivalis (gây sâu răng, viêm lợi) có thể theo tuần hoàn thâm nhập vào thai nhi, ảnh hưởng không tốt khiến men răng của bé yếu và dễ tổn thương sau này. Dù không nên nhổ bỏ, nhưng khi phát hiện răng khôn mọc lệch gây đau đớn và sưng tấy, mẹ bầu vẫn nên đến nha sĩ để được tư vấn cụ thể các phương pháp giảm đau, kháng viêm và kê đơn thuốc cụ thể. Không nên tự chữa chạy tại nhà bằng các loại thuốc chấm, thuốc bôi không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể áp dụng một vài cách đơn giản sau để giảm sưng đau và sưng như súc miệng bằng nước muối ấm, chườm đá lạnh.
      Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm viên ngậm IgYGate DC-PG giúp ức chế vi khuẩn sâu răng và viêm lợi để phòng ngừa và ngăn chặn những tổn thương viêm nhiễm do răng khôn gây ra.
      Chúc bạn có một thai kì khỏe mạnh.

  3. avatar Nguyễn Thị Mai says

    Bs ơi em có thai 13 tuần và hiện bị xưng răng số 8 do mọc lệch. Khoảng cách vớ răng số 7 khá lớn nhưng hiện tại bị xưng và đau thì có ảnh hưởng tới thai nhi ko ạ?

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn,
      Răng số 8 ( răng khôn) là răng thường mọc ở độ tuổi 18-25, đây cũng là độ tuổi có phần đông phụ nữ kết hôn và chuẩn bị chào đón đứa con đầu đời. Vì thế, trường hợp mọc răng khôn, đau do mọc răng khôn khi đang mang thai là khá phổ biến.
      Răng khôn là chiếc răng mọc cuối của khung hàm nên thường xuyên xảy ra trường hợp răng không đủ chỗ mọc, dễ mọc lệnh, mọc ngầm đâm vào chân răng bên cạnh, mọc đâm chĩa ra má… gây ra hiện tượng sưng viêm và đau nhức khiến cho mẹ bầu khó ăn, khó bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi. Ngoài ra, sâu răng và viêm lợi do răng khôn còn ảnh hưởng đến thai nhi, khi vi khuẩn Streptococcus mutans, Porphyromonas gingivalis (gây sâu răng, viêm lợi) có thể theo tuần hoàn thâm nhập vào thai nhi, ảnh hưởng không tốt khiến men răng của bé yếu và dễ tổn thương sau này. Dù không nên nhổ bỏ, nhưng khi phát hiện răng khôn mọc lệch gây đau đớn và sưng tấy, mẹ bầu vẫn nên đến nha sĩ để được tư vấn cụ thể các phương pháp giảm đau, kháng viêm và kê đơn thuốc cụ thể. Không nên tự chữa chạy tại nhà bằng các loại thuốc chấm, thuốc bôi không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể áp dụng một vài cách đơn giản sau để giảm sưng đau và sưng như súc miệng bằng nước muối ấm, chườm đá lạnh.
      Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm viên ngậm IgYGate DC-PG giúp ức chế vi khuẩn sâu răng và viêm lợi để phòng ngừa và ngăn chặn những tổn thương viêm nhiễm do răng khôn gây ra.
      Chúc bạn có một thai kì khỏe mạnh.

  4. avatar Lê thị trang says

    Chào bác sĩ!
    Em có bầu hơn 6 tuần mà bị mọc răng khôn, thì phải làm sao . Rất đau và nhức

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn,
      Các triệu chứng đau nhức khi mọc răng khôn, thường có thể kéo dài trong vài ngày hoặc một tuần nếu răng không mọc quá lệch hay mọc ngầm. Để hạn chế tình trạng đau nhức, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau điều trị triệu chứng như paracetamol, an toàn trong giai đoạn này.
      Đối với trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, chèn ép nhiều răng số 7 bên cạnh, hay xảy ra các biến chứng như sưng đau lợi trùm, có viêm nhiễm khuẩn, đau nhức kéo dài.. thì tốt nhất, bạn nên tới Bác sĩ thăm khám để có chỉ định phù hợp. Thông thường, trong giai đoạn đầu thai kì, cực kì hạn chế các can thiệp cơ học, bạn lưu ý nhé.
      Bạn có thể gọi tới số hotline 0969513269 để chúng tôi có thể tư vấn chi tiết hơn.
      Chúc bạn sớm khỏi và có một thai kì khỏe mạnh!

  5. avatar nguyễn hồng says

    đau răng khôn mọc lệch khi mang thai e có sử dụng dc viên ngậm k

Ý kiến của bạn