Igygate.com » Góc chuyên gia về DC-PG https://igygate.com Đột phá công nghệ miễn dịch Nhật Bản Fri, 30 Dec 2022 08:52:05 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.3.34 Kháng thể IgY ức chế vi khuẩn Sâu răng, Viêm lợi như thế nào? https://igygate.com/khang-the-igy-uc-che-vi-khuan-sau-rang-viem-loi-nhu-the-nao-1500/ https://igygate.com/khang-the-igy-uc-che-vi-khuan-sau-rang-viem-loi-nhu-the-nao-1500/#respond Tue, 03 Oct 2017 02:36:44 +0000 https://igygate.com/khang-the-igy-uc-che-vi-khuan-sau-rang-viem-loi-nhu-the-nao-1500/

Bênh sâu răng và viêm lợi từ lâu đã được chứng minh là có liên quan mật thiết tới yếu tố vi khuẩn trong miệng. Cụ thể là, vi khuẩn S.mutans được cho là yếu tố khởi phát gây bệnh sâu răng ở người lớn và trẻ em, vi khuẩn P.gingivalis được cho là yếu tố quan trọng hàng đầu gây ra các vấn đề về lợi nướu và quanh răng.

Đánh giá hiệu quả của Kháng thể IgY với bệnh viêm quanh răng tại Việt Nam 1

Vi khuẩn S.mutans (trái) và vi khuẩn P.gingivalis (phải) là hai chủng vi khuẩn chính gây lên các phiền toái về răng và nướu (lợi)

Trong các yếu tố gây bệnh về răng lợi (nướu), yếu tố vi khuẩn là yếu tố khó loại trừ nhất, và khi loại trừ cần thận trọng hơn cả. Kháng sinh có thể giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, như trong trường hợp sưng đau, viêm nướu lợi, kháng sinh là một thuốc được dùng phổ biến trong điều trị bệnh giúp mau hồi phục. Tuy nhiên kháng sinh cũng gây ra không ít phiền toái cho người sử dụng như tạo ra vi khuẩn đề kháng kháng sinh, ảnh hưởng tới hệ vi khuẩn bình thường trong khoang miệng, đường ruột dẫn tới các rối loạn trong cơ thể như nhiễm nấm miệng, đi ngoài, loét miệng…

Nước súc miệng có chứa Clohexidine cũng là một lựa chọn được các hãng sản xuất khuyến cáo giúp tiêu diệt vi khuẩn, tuy nhiên, tại Nhật Bản, nhà chức trách đã cấm lưu hành các loại nước xúc miệng có chứa Clohexidine do xác nhận mối liên hệ giữa việc sử dụng Clohexidine và ung thư khoang miệng. Ngoài ra, vị cay, mùi hương của nước súc miệng cũng không phải là dễ chịu với tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai… Tất nhiên biện pháp đánh răng là ưu tiên hàng đầu trong việc vệ sinh răng miệng, nhưng cũng không thể giúp giải quyết vấn đề vi khuẩn một cách trực tiếp, triệt để.

Xem thêm: Sâu răng sữa ảnh hưởng trí thông minh của trẻ hay không?

Một số công trình nghiên cứu khoa học đã đề xuất sử dụng vaccine để phòng ngừa sâu răng và viêm lợi nướu, viêm nha chu. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một bước tiến rõ rệt nào trong vấn đề này. Thay vào đó, các nhà khoa học đang dồn sự chú ý sang một hướng nghiên cứu, ứng dụng mới: Sử dụng kháng thể thụ động IgY chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà.

Việc sản xuất kháng thể IgY đặc hiệu trên vi khuẩn gây sâu răng, viêm lợi nướu được tiến hành như trong sơ đồ sau:

Xem thêm: Sâu răng sữa ảnh hưởng trí thông minh của trẻ hay không? 1

Sơ đồ chung sản xuất kháng thể IgY

Sau khi xác định được men Gtase của vi khuẩn S.mutans là yếu tố quan trọng nhất khởi phát quá trình sâu răng và men Gingipain của vi khuẩn P.gingivalis là yếu tố then chốt gây các vấn đề quanh răng, viêm lợi nướu, người ta gây miễn dịch cho gà để tạo kháng thể IgY ức chế lại các loại men trên. Kết quả là tạo ra kháng thể Ovalgen DC ức chế lại men Gtase của vi khuẩn S.mutans, kháng thể Ovalgen PG ức chế lại men Gingipain của vi khuẩn P.gingivalis. Nhờ khả năng ức chế chọn lọc trên các đối tượng vi khuẩn gây bệnh nên giúp kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh cũng như khả năng gây bệnh của chúng. Đã có rất nhiều nghiên cứu trên người bệnh tại Nhật Bản và cả Việt Nam về khả năng ức chế vi khuẩn S.mutans và P.gingivalis của kháng thể IgY. Trong các nghiên cứu khách quan đều cho thấy tỷ lệ 2 loại vi khuẩn trên ở nhóm sử dụng Ovalgen DC và Ovalgen PG giảm nhiều hơn tới 4 lần so với nhóm không sử dụng kháng thể IgY đặc hiệu.

Quan trọng là kháng thể IgY không ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật bình thường trong cơ thể và không gây ra hiện tượng đề kháng thuốc nên có thể sử dụng như một biện pháp chăm sóc răng nướu hàng ngày cùng các biện pháp khác như đánh răng, sử dụng chỉ tơ nha khoa….

Chính nhờ khả năng ức chế vi khuẩn một cách chọn lọc, không gây đề kháng, an toàn khi sử dụng lâu dài cho mọi đối tượng mà kháng thể IgY đã được người dân Nhật Bản sử dụng như một biện pháp bảo vệ răng lợi hàng ngày giống như biện pháp đánh răng trong hàng chục năm nay. Tỷ lệ người dân mắc bệnh răng lợi cũng giảm xuống rõ rệt kể từ khi người dân có ý thức tốt trong việc chăm sóc răng lợi bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Xem thêm: Sâu răng sữa ảnh hưởng trí thông minh của trẻ hay không? 2

Xem thêm: Viên ngậm chứa kháng thể IgY giúp giảm thiểu các nguy cơ viêm lợi, sâu răng 

Theo Igygate.vn

]]>
https://igygate.com/khang-the-igy-uc-che-vi-khuan-sau-rang-viem-loi-nhu-the-nao-1500/feed/ 0
Vì sao Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ tuổi thọ cao và phát triển top hàng đầu thế giới? https://igygate.com/vi-sao-nhat-ban-la-quoc-gia-co-ty-le-tuoi-tho-cao-va-phat-trien-top-hang-dau-the-gioi-7035/ https://igygate.com/vi-sao-nhat-ban-la-quoc-gia-co-ty-le-tuoi-tho-cao-va-phat-trien-top-hang-dau-the-gioi-7035/#comments Tue, 11 Apr 2017 08:37:29 +0000 https://igygate.com/?p=7035

Một phần của câu trả lời này đã được các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực Nha Khoa đến từ Nhật Bản góp phần giải đáp trong sự ngỡ ngàng tại Hội Nghị Khoa học kỹ thuật Răng Hàm Mặt lần thứ 39 (HNKHKT RHM 39) được tổ chức tại Tp.HCM trong hai ngày 3,4/4, trước các chủ đề xoay quanh bệnh sâu răng, viêm nha chu.

Thông qua hai bài báo cáo của GS. Harou Nakagaki (Đại học Nagoya, Nhật Bản) và TS. Wakumoto Masahiko ( Đại học Showa- Nhật Bản), các đại biểu có mặt tại HNKHKT RHM 39 không khỏi bất ngờ trước việc đề cao bảo vệ sức khỏe răng miệng trong toàn dân tại Nhật. Từ cuối những năm 80 của thế kể XX, nước Nhật đã vạch ra mục tiêu rõ ràng “gia tăng tỷ lệ người ở độ tuổi 80 còn hơn 20 răng” thuộc chương trình “8020”,  và đẩy mạnh giải pháp đề cao tính bảo tồn trong điều trị răng lợi, tập trung giải quyết tận gốc yếu tố hàng đầu gây bệnh là vi khuẩn.

Vì sao Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ tuổi thọ cao và phát triển top hàng đầu thế giới? 1

GS. Harou Nakagaki (Đại học Nagoya, Nhật Bản)

Nhật Bản với hành trình 30 năm từ chương trình “8020” đến ban hành “Luật Sức khỏe Răng và Miệng”.

Theo GS. Harou Nakagaki chia sẻ “Nhật Bản thực sự coi trọng việc chăm sóc sức khỏe răng miệng xuyên suốt từ khi sinh ra đến khi cuối đời, bởi họ xác định sức khỏe răng miệng tác động quan trọng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, tại Nhật Bản đã xác nhập việc phát triển sức khỏe chung của con người gắn với sức khỏe răng miệng”.

Điều này cũng được TS. Wakumoto Masahiko, khẳng định trong bài phát biểu của mình “Ở Nhật Bản, khuynh hướng bảo vệ sức khỏe răng miệng được coi trọng hàng đầu trước khi điều trị sức khỏe toàn thân”.

Nhật Bản với hành trình 30 năm từ chương trình “8020” đến ban hành “Luật Sức khỏe Răng và Miện 1

TS. Wakumoto Masahiko ( Đại học Showa- Nhật Bản)

Bởi vì, Sâu răng và bệnh nha chu là 2 bệnh chính của nha khoa, trong đó bệnh nha chu được coi là một trong những biến chứng của tiểu đường , và vấn đề không chỉ xảy ra đối với khoang miệng, mà vi khuẩn gây bệnh nha chu còn là nguyên nhân đẫn dến các bệnh mạch máu não, viêm phổi, tim mạch. Ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan sinh dục tuổi dạy thì ở các thiếu nữ trẻ và phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt, mang thai hoặc cho con bú. “Theo thống kê, viêm nha chu ở phụ nữ mang thai dẫn đến nguy cơ sinh non và sinh nhẹ cân cao hơn tỷ lệ phụ nữ hút thuốc và uống rượu”- TS. Wakumoto Masahiko.

Xem thêm: Mối nguy hiểm của viêm lợi, viêm nha chu đối với thai kỳ?

Cũng tại Nhật Bản, từ nghiên cứu lâm sàn năm 2009 kết luận: mẹ mang thai bị sâu răng sẽ truyền vi khuẩn sâu răng S.mutans từ mẹ sang con. Những đứa trẻ bị truyền vi khuẩn sâu răng từ trong bụng sẽ sớm bị sâu nhiều răng hơn những đứa trẻ có mẹ mang thai sức khỏe răng miệng tốt.

Chính vì xác định tầm quan trọng sức khỏe răng miệng quyết định sức khỏe toàn thân và chất lượng cuộc sống, nên từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã đề ra một chương trình “nặng ký” cũng là mục tiêu của toàn đất nước “Gia tăng tỷ lệ người 80 tuổi còn hơn 20 răng” vào năm 1989.

Nhật Bản với hành trình 30 năm từ chương trình “8020” đến ban hành “Luật Sức khỏe Răng và Miện 2

 

Nguồn: GS. Harou Nakagaki (Đại học Nagoya, Nhật Bản)

Không dừng ở đó, vào năm 2000 trong chiến lược xây dựng quốc gia chung “Nước Nhật khỏe mạnh thế kỷ 21” lần thứ 1 (2000-2010), trong 70 mục tiêu thuộc 9 lĩnh vực được đặt ra, sức khỏe răng lợi xếp thứ  thứ 6/9 lĩnh vực quan tâm hàng đầu ở Nhật. Sang đến “Nước Nhật khỏe mạnh thế kỷ 21” phiên bản thứ 2 (2012-2022), Nhật Bản tiếp tục có bước tiến “ngoạn mục” trong việc đề cao sức khỏe răng lợi khi ban hành Luật chính thống: “Luật răng và miệng”.

Tính tự chủ trong vấn đề sức khỏe răng miệng tại Nhật rất cao, đặc biệt từ 2011 khi “Luật răng và miệng” được ban hành,  từng địa phương tại Nhật ( 43 tỉnh, 96 thành phố, 2 quận, 30 thị trấn, 3 làng) đã tự điều chỉnh và áp dụng “Luật răng và miệng”phù hợp với đặc điểm dân cư của địa phương, gián tiếp tạo nên phong trào thi đua tích cực trên con đường chăm sóc sức khỏe trên toàn quốc.

Xem thêm: Các nhà khoa học nhận định: Sâu răng sữa ảnh hưởng trí thông minh & chiều cao của trẻ

Nhật Bản nêu cao chăm sóc sức khỏe răng miệng ở từng giai đoạn cuộc sống: trẻ em- người trường thành- người già, đặc biệt là giai đoạn đầu đời. Trong đó, người Nhật xác định rõ “sức khỏe răng miệng ở trẻ em có mối liên hệ rất lớn đến người mẹ”- GS. Harou Nakagaki.

Nhật Bản với hành trình 30 năm từ chương trình “8020” đến ban hành “Luật Sức khỏe Răng và Miện 3

Với các chính sách mang tính quốc gia trong vấn đề sức khỏe răng miệng đã đem đến kết quả đáng ghi nhận từ 1989-2016 tại Nhật Bản (GS. Harou Nakagaki)

Với ý thức và hành động chăm sóc sức khỏe răng lợi được đề cao, sau 25 năm (1987-2011) Nhật Bản đạt kết quả ghi nhận:

  • Tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ dưới 6 tuổi giảm rõ rệt: Trẻ 1 tuổi:  từ 7,8% giảm còn 0%. Trẻ 3 tuổi từ 66,7% tỷ lệ sâu răng sữa giảm còn 25%. Trẻ 6 tuổi tỷ lệ sâu răng từ 90,5% giảm còn 43,1%.

Nhật Bản với hành trình 30 năm từ chương trình “8020” đến ban hành “Luật Sức khỏe Răng và Miện 4

Tỷ lệ sâu răng sữa giảm rõ từ 1987-2011 tại Nhật (GS. Harou Nakagaki)

  • Chỉ số DMFT- chỉ số đo mức độ sâu răng ở trẻ 12 tuổi đã giảm ý nghĩa từ mức cao 4,5 (1984) xuống còn 0,84 (2016).
  • Tỷ lệ người 80 tuổi còn hơn 20 răng tăng từ 7% (1987) lên 28,9% (2011).

Nhật Bản với hành trình 30 năm từ chương trình “8020” đến ban hành “Luật Sức khỏe Răng và Miện 5

Nguồn: GS. Harou Nakagaki

Từ kết quả sức khỏe răng lợi được cải thiện, các vấn đề sức khỏe toàn thân cũng được cải thiện:  “Tỷ lệ người già được chăm sóc răng miệng tốt giảm tỷ lệ sốt, viêm phổi, tỷ lệ chết do viêm phổi xuống một nửa”- Theo báo cáo của YoneYama, 1999.

Nhật Bản với hành trình 30 năm từ chương trình “8020” đến ban hành “Luật Sức khỏe Răng và Miện 6Nguồn: GS. Harou Nakagaki

 Ngoài ra, chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt giúp người dân Nhật Bản ngăn chặn nguy cơ mắc cúm nặng, cảm lạnh thông thường.

Nhật Bản đề cao việc phòng ngừa và phương pháp bảo tồn sức khỏe răng lợi hơn hết .

Để đạt được kết quả đáng ghi nhận về tình trạng sức khỏe răng miệng nói trên, Nhật Bản đã đưa ra các tiêu chí để thực hiện, trong đó đề cao tính phòng ngừa bệnh và giải pháp điều trị bảo tồn răng.

Giải pháp phòng ngừa bệnh răng lợi ở Nhật Bản được thực hiện tận gốc, tức là ngay khi một đứa trẻ ra đời cho đến khi trưởng thành và già đi,  với các điểm đáng lưu ý như sau: Việc thăm khám răng định kỳ trở thành điều bắt buộc.  Tại Nhật Bản, 90% trẻ em dưới 3 tuổi của Nhật được thăm khám đủ 2 đợt/ năm. Để việc thăm khám được thuận lợi, trong “Luật sức khỏe răng và miệng” có quy định: các trường học đều phải có 1 nha sĩ làm bán thời gian với nhiệm vụ giáo dục, hướng dẫn cho trẻ về bệnh răng lợi, khám răng cho trẻ 1 lần/ năm và chỉ định phòng ngừa hay khuyến cao đi tới phòng nha cho trẻ khi có bệnh. Cùng với đó, ở các viện dưỡng lão, người già cũng được các nha sĩ tham khám định kỳ 1 -2 lần/ tuần.

Ngoài ra, trong việc nêu cao ý thức phòng ngừa, tại Nhật Bản còn coi trọng việc chải răng hàng ngày, sử dụng flour, trong đó đáng chú ý là chương trình súc miệng flour: Tại Nhật Bản có 1,2 triệu trẻ em được súc miệng flour tại trường học.

Nhật Bản đề cao việc phòng ngừa và phương pháp bảo tồn sức khỏe răng lợi hơn hết . 1

“Vệ sinh răng lợi tốt góp phần giảm một nửa nguy cơ bị sốt, bệnh  viêm phổi và chết do viêm phổi” (GS. Harou Nakagaki)

Bên cạnh các giải pháp phòng ngừa liên quan đến vấn đề vệ sinh răng miệng, thì ở Nhật Bản không ngừng nghiên cứu tìm ra các giải pháp bảo tồn răng từ việc tác động lên chính nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn.  Phương pháp này tiến hành kiểm soát sự nhiễm khuẩn,  cải thiện chất lượng vi khuẩn (vi khuẩn tốt nhiều lên, vi khuẩn có hại ít đi). Đây chính là biện pháp tự chăm sóc để kiềm chế mầm bệnh răng lợi  là vi khuẩn, đặc biệt ở các đối tượng bệnh nhân tiểu đường, phụ nữ mang thai, cho con bú.

Nhật Bản đề cao việc phòng ngừa và phương pháp bảo tồn sức khỏe răng lợi hơn hết . 2

Hình: Giảm lượng vi khuẩn gây bệnh sâu răng, viêm nha chu trong khoang miệng góp phần mang lại hiệu quả ngăn ngừa không chỉ bệnh răng lợi trực tiếp trong khoang miệng mà còn nhiều loại bệnh của cơ thể (dạ dày, đường ruột, đặc biệt ở đối tượng phụ nữ mang thai) – TS. Wakumoto Masahiko

Theo người Nhật, khi sâu răng hay viêm nha chu, dẫn đến sự mất cân bằng của cộng đồng vi sinh vật trong miệng do sự gia tăng vi khuẩn gây bệnh, đây chính là bước đầu tiên kéo theo một căn bệnh nguy hiểm cho cơ thể.  Việc cải thiện chất lượng vi khuẩn tức kiểm soát nồng độ vi khuẩn có hại luôn ở mức thấp hơn vi khuẩn có ích trong khoang miệng,  sẽ dẫn dến việc nâng cao “tuổi sống khỏe mạnh” của mỗi người dân.

TS. Wakumoto Masahiko chia sẻ: “Đối với bệnh nhiễm khuẩn, điều trị bằng kháng sinh khá phổ biến, nhưng gần đây có nhiều vấn đề như sự kháng thuốc của vi khuẩn, đây là một xu hướng không tốt. Trong khi đó, giải phảp can thiệp cơ học lấy cao răng cũng không đem lại vi khuẩn được kiểm soát”.

Nhật Bản đề cao việc phòng ngừa và phương pháp bảo tồn sức khỏe răng lợi hơn hết . 3

Kháng thể IgY tác động trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn có hại gây sâu răng, viêm nha chu ( Nguồn: IRIS)

Trong số các giải pháp tác động vào yếu tố vi khuẩn, tại Nhật Bản từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX, kháng thể IgY (tên khoa học là Ovalgen) được người Nhật Bản sử dụng như một biện pháp bảo vệ răng lợi hàng ngày cũng như hỗ trợ giúp giảm thiểu các nguy cơ về sâu răng, viêm lợi, trong đó, Ovalgen DC ức chế lại vi khuẩn S.mutans -tác nhân hàng đầu gây sâu răng, Ovalgen PG ức chế lại nguyên nhân trực tiếp là vi khuẩn P.gingivalis gây viêm lợi, viêm nha chu.

Xem thêm: Kháng thể IgY ức chế vi khuẩn Sâu răng, Viêm lợi như thế nào?

Như vậy, nhờ nâng cao ý thức và hành động trong sức khỏe răng miệng, góp phần đem đến một đất nước Nhật khỏe mạnh toàn diện từ sức khỏe đến chất lượng cuộc sống.

Xem thêm: Sản phẩm chứa kháng thể IgY

 

]]>
https://igygate.com/vi-sao-nhat-ban-la-quoc-gia-co-ty-le-tuoi-tho-cao-va-phat-trien-top-hang-dau-the-gioi-7035/feed/ 1
TS. Nguyễn Thị Hồng Minh: Mối nguy hiểm của viêm lợi, viêm nha chu đối với thai kỳ? (p.2) https://igygate.com/moi-nguy-hiem-cua-viem-loi-viem-nha-chu-do-voi-thai-nhi-va-thai-phu-5562/ https://igygate.com/moi-nguy-hiem-cua-viem-loi-viem-nha-chu-do-voi-thai-nhi-va-thai-phu-5562/#respond Tue, 28 Mar 2017 09:38:28 +0000 https://igygate.com/?p=5562

Theo kịp sự quan tâm của thế giới trước vấn đề “Bệnh răng lợi trong thai kỳ không thể coi nhẹ”, để cập nhật cho các Y Bác Sĩ, đặc biệt là bác sĩ Sản Khoa nắm rõ những bằng chứng nghiên cứu cho thấy  biến chứng nghiêm trọng để lại của viêm lợi, viêm nha chu xảy ra trong thai kỳ. Lần đầu tiên tại Hà Nội, TS Nha Khoa Nguyễn Thị Hồng Minh ( Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội) đã có buổi chia sẻ về vấn đề “Mối nguy hiểm của viêm lợi, viêm nha chu đối với Thai Kỳ”, diễn ra 22/7/2016 tại Khách sản Fortuna (Hà Nội).

TS. Nguyễn Thị Hồng Minh: Mối nguy hiểm của viêm lợi, viêm nha chu đối với thai kỳ? (p.2) 1

Cơ chếtác động của viêm nha chu đến kết quả của thai kỳ như thế nào?

Viêm lợi,  viêm nha chu TRONG THAI KỲ  tác động đến thai nhi QUA 2 CƠ CHẾ CHÍNH:

Cơ chế trực tiếp: Ổ viêm nha chu là ổ vi khuẩn. Các vi khuẩn và sản phẩm của vi khuẩn từ ổ viêm nha chu có thể đi vào vòng tuần hoàn của người mẹ, sang nhau thai và gây ảnh hưởng đến nhau thai và thai nhi. Viêm nha chu đã được kết luận rằng có thể gây Nhiễm khuẩn huyết trong những thời điểm nhất định ở người bình thường, đặc biệt ở phụ nữ có thai có sự thông thương giữa hệ thống tuần hoàn của mẹ và con thì nguy cơ càng cao, khiến thai nhi có thể bị nhiễm trùng và làm giảm sự phát triển của thai nhi.

Cơ chế gián tiếp: là cơ chế gây ảnh hưởng nhiều nhất giữa viêm nha chu và thai kỳ. Các sản phẩm trung gian gây viêm ở tổ chức mô nha chu, cũng như các chất trung gian gây viêm do phản ứng cơ thể người mẹ sinh ra sẽ đi vào trong hệ tuần hoàn, và từ hệ tuần hoàn sẽ xâm nhập sang hệ thống tuần hoàn của thai nhi và gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi.

Cơ chếtác động của viêm nha chu đến kết quả của thai kỳ như thế nào? 1

Khi người mẹ bị phơi nhiễm bởi các mầm bệnh nha chu và các sản phẩm của vi khuẩn nha chu thì có nghĩa thai nhi sẽ bị phơi nhiễm với các mầm bệnh này. Những đáp ứng của người mẹ cũng như đáp ứng của thai nhi sẽ cùng gây ra một tình trạng viêm kịch phát với sự sản xuất ồ ạt của tác nhân trung gian gây viêm cũng như các chất gây viêm. Yếu tố này kết hợp với các nguy cơ mà các bác sĩ sản khoa đều nói rất rõ như tuổi người mẹ, cân nặng, tình trạng hút thuốc lá, hay là yếu tố stress về tinh thần hay yếu tố di truyền nữa,… sẽ gây ra những biến chứng xấu cho thai kỳ như vỡ ối sớm, sinh non, trẻ nhẹ cân, tiền sản giật, đặc biệt là sự phát triển của thai nhi.

Kết quả ghi nhận về mối nguy hiểm của bệnh răng lợi và thai kỳ

Để lấy dẫn chứng mối liên quan giữa sinh non, sinh nhẹ cân với viêm nha chu một cách thuyết phục, Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh đã đưa ra kết quả của rất nhiều nghiên cứu trên thế giới:

Về kết quả sinh non và sinh nhẹ cân:

Theo một nghiên cứu của Offenbacher và cộng sự công bố 1996: có bằng chứng cho rằng bệnh nha chu không được điều trị ở phụ nữ mang thai là yếu tố nguy cơ gây sinh non và sinh nhẹ cân. Offenbacher và cộng sự cho rằng viêm nha chu trong thai kỳ có thể dẫn tới tăng 7 lần nguy cơ sinh nhẹ cân

Nghiên cứu phân tích tổng hợp của các tác giả khác trên 17 nghiên cứu với 7150 bệnh nhân cho thấy bệnh nha chu là yếu tố nguy cơ độc lập của chứng sinh non và nhẹ cân. Tình trạng bệnh trước khi sinh hay bệnh nha chu tiến triển trong giai đoạn mang thai có mối liên quan chặt chẽ  đến sinh non.

Một nghiên cứu khác năm 2006 của Boggess và cộng sự trên 1017  phụ nữ mang thai phân tích tình trạng bệnh nhu chu và các biến chứng của thai kỳ cho thấy: bệnh nha chu ở mức độ trung bình hoặc nặng ở giai đoạn đầu của thai kỳ thì có liên quan đến sinh nhẹ cân tức là ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.  Đặc biệt các tác giả cũng nhận thấy rằng, các chất trung gian gây viêm phối hợp với các vi khuẩn từ miệng hoặc các vi khuẩn từ miệng đi tới thai và nhau thai gây chuyển dạ sớm cũng có thể là kết quả các việc biến đổi thông thường trong quá trình đáp ứng viêm đối với các vi khuẩn vùng miệng, và hệ thống tử cung âm đạo.

Về kết quả sinh non và sinh nhẹ cân: 1

Về kết quả tiền sản giật

Chứng tiền sản giật này là vấn đề nghiêm trọng trong thai kỳ và các bác sĩ sản khoa đều biết rằng các yếu tố nguy cơ của chứng tiền sản giật đó là bệnh béo phì, bệnh đái tháo đường, đặc biệt là tình trạng viêm và chúng ta cũng đều biết rằng viêm nha chu là tình trạng viêm với sự có mặt của vi khuẩn kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra quá trình viêm toàn thân khác.

Các tác giả trên thế giới cũng đều thấy rằng: bệnh nha chu của mẹ vào thời điểm chuyển dạ có thể tăng nguy cơ tiền sản giật. Boggess và công sự đã báo cáo về mối liên quan giữa nhiễm trùng nha chu và tiền sản giặt với 1 nghiên cứu dọc trên 1000 phụ nữ mang thai và đưa ra kết luận : sự nhiễm trùng nha chu tại thời điểm chuyển dạ hoặc bệnh nha chu diễn biến trầm trọng  trong suốt quá trình thai kỳ mà không được điều trị một cách hữu hiệu thì làm tăng nguy cơ tiền sản giật gấp 2 lần so với phụ nư có thai mà không có nhiễm trùng nha chu.

Ngoài ra, nghiên cứu của Canakci et al (2007) ghi nhận những phụ nữ mang thai có tiền sản giật bị viêm nha chu cao gấp 3 lần so với phụ nữ mang thai khỏe mạnh và viêm nha chu cũng ảnh hưởng tới mức độ nặng của tiền sản giật.

Về kết quả tiền sản giật 1

Ở Việt Nam theo nghiên cứu của Trần Thị Lợi ở thai phụ sinh non, tác giả thấy rằng sinh non tăng gấp 2,2 lần khi mà phụ nữ có viêm nha chu trong cả quá trình thai kỳ. Tác giả cũng nhận định: mức độ nặng của bệnh có liên quan tới việc tăng nguy cơ gặp bất lợi trong thai kỳ. Và sự hiện diện của vi khuẩn  P.Gingivalis quyết định mức độ nặng của viêm lợi nặng trong thai kỳ. Kết quả này phù hợp với kết quả trên thế giới.

Trích báo cáo của Bác sĩ- Tiến sĩ Nha Khoa Nguyễn Thị Hồng Minh ( Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội) Tại Hội thảo “Bệnh răng lợi và thai kỳ” diễn ra 22/7/2016 tại Khách sản Fortuna

Bạn hãy để lại comment bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp tới số điện thoại 0969 513 269 để được giải đáp những thắc mắc khó khăn về sức khỏe răng miệng nhanh nhất nhé!

Xem thêm:

Phần 1: TS. Nguyễn Thị Hồng Minh: Bệnh viêm lợi, viêm nha chu ở phụ nữ mang thai

Phần 3- Ts. Nguyễn Thị Hồng Minh: Có nên điều trị và điều trị thế nào bệnh viêm lợi ở phụ nữ có thai?

Tìm hiểu thêm: Kháng thể  IYG: Hỗ trợ trong và sau khi bị viêm nướu, giúp giảm thiểu các nguy cơ về sâu răng và viêm nướu

 

Theo Igygate.vn

]]> https://igygate.com/moi-nguy-hiem-cua-viem-loi-viem-nha-chu-do-voi-thai-nhi-va-thai-phu-5562/feed/ 0 Viêm nha chu: Một trong các yếu tố gây sinh non, sinh nhẹ cân https://igygate.com/viem-nha-chu-mot-trong-cac-yeu-to-gay-sinh-non-sinh-nhe-can-7530/ https://igygate.com/viem-nha-chu-mot-trong-cac-yeu-to-gay-sinh-non-sinh-nhe-can-7530/#respond Fri, 20 Jan 2017 02:21:09 +0000 https://igygate.com/?p=7530

Tác giả: Trần Thị Lợi ( GS.TS.BS- Khoa Y Đại Học Quốc Gia TPHCM)

(Đăng trên Thời sự Y học, Tập 14, Số 1, Tháng 6/2014, chuyên đề “Sức khỏe sinh sản”)

Viêm nha chu: Một trong các yếu tố gây sinh non, sinh nhẹ cân 1

Bệnh nha chu là một tình trạng nhiễm trùng mạn tính vùng miệng có liên quan đến các bộ phận nâng đỡ răng như nướu răng , dây chằng nha chu, lớp xê măng bọc quanh chân răng và xương ổ răng. Bệnh nha chu, bao gồm cả viêm nướu và viêm nha chu, được bắt đầu do tích lũy các vi khuẩn xung quanh răng, có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều răng và nếu không được điều trị, có thể dẫn đến mất răng, mặc dù răng không bị sâu.

Đây là một tình trạng bệnh lý răng miệng thường gặp nhất ở người trưởng thành, và cũng là một trong những bệnh viêm mãn tính phổ biến nhất ảnh hưởng đến phần lớn dân số trên toàn thế giới. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ bệnh nha chu lên đến 30% người trưởng thành, tuy nhiên chỉ khoảng 10% bị viêm nha chu nặng. Năm 2010, trên toàn thế giới có khoảng 750 triệu người bị viêm nha chu mạn tính, chiếm khoảng 10,8% dân số thế giới.

Chẩn đoán bệnh nha chu chủ yếu dựa vào tham khám lâm sàng với cây thăm dò William có khắc vạch từng mm để ghi nhận 5 thông số: chỉ số mảm bám ( Plaque Index: P1I), chỉ số nướu ( Gingival Index: GI), độ sâu qua thăm dò túi nha chu ( Probing Pocket Depht: PPD), độ mất bám dính lâm sàng ( Clinical Attachment loss: CAL), chỉ số phần trăm chảy máu khi thăm dò (% Bleeding on Probing: %BOP).

Viêm nha chu: Một trong các yếu tố gây sinh non, sinh nhẹ cân 2

Ảnh hưởng của viêm nha chu tới kết cuộc thai kỳ

Môi trường răng miệng tuy chỉ là một phần nhỏ của cơ thể, nhưng có thể xem như một tấm gương phản ánh sức khỏe toàn thân. Ở Phương Tây, từ xưa, đã có quan niệm “mỗi lần có thai người phụ nữ lại mất một chiếc răng”, cho thấy rằng sức khỏe răng miệng trong thai kỳ từ lâu đã là một vấn đề thu hút dược sự quan tâm của cộng đồng. Tương tự, ở nước ta, có thể do bị viêm nha chu mà sau sinh con răng bị lung lay, nhưng vì không hiểu nguyên nhân gây bệnh, nên các sản phụ có những kiêng khem vô lý như không chải răng mà chỉ súc miệng.

Ở người phụ nữ có thai, do nội tiết tố progestrogen làm giảm sức đề kháng miễn nhiễm, những bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu tiến triển rất nhanh. Nếu không điều trị kịp thời, lớp mô nâng đỡ, các dây chằng giữ răng sẽ bị phá hủy làm tiêu xương ổ răng, răng bị lung lay và cuối cùng sẽ mất răng dù răng còn nguyên vẹn.

Mối liên hệ giữa viêm nha chu và sinh non- sinh nhẹ cân ( SN-SNC) phải đợi đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những nghiên cứu thực nghiệm trên thú vật mới chứng minh được vai trò của các vi khuẩn gram âm ở dưới nướu răng như: Actinobacillus actinomycytemcomitans, Porphyromonas gingivalis và những độc tố lipopolysaccharide (LPS) của chúng có thể gây nên một đáp ứng miễn dịch toàn thân. Năm 1994, Collins và cộng sự đã chứng minh có chế vi khuẩn hoạt hóa các tế bào trung gian miễn dịch, sản xuất ra cytokines (như interleukins IL-1 và IL-6), yếu tố hoại tử khối u alpha ( tumor necrosis factor alpha: TNF- a), prostaglandin (đặc biệt prostagalandin E2: PGE2). Những chất nói trên có thể gây ra cơn co tử cung, dẫn đến tình trạng sinh non, sinh nhẹ cân.

Ảnh hưởng của viêm nha chu tới kết cuộc thai kỳ 1

Sinh non (tuổi thai dưới 37 tuần) và sinh nhẹ cân (trọng lượng thai dưới 2500 gram) là nguyên nhân chính gây nên tử suất và bệnh suất sơ sinh cao với những di chứng dài lâu, ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng y khoa và kinh tế của xã hội. Tại Hoa Kỳ, năm 2011, tỷ lệ sinh non- sinh nhẹ cân (SN-SNC) là 6,1% (theo số liệu của Agency for Healthecare Research and Quality).

Bệnh viện Từ Dũ là một bệnh viện sản khoa đầu ngành ở phía nam nước ta với số sinh trong năm 2012 lên 62.022 ca, số trẻ sinh non- sinh nhẹ cân là 6.051 bé, chiếm tỷ lệ khoảng 10% (theo số liệu của phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện Từ Dũ), con số này cho thấy đây là một vấn đề rất đáng quan tâm.

Đã có nhiều nghiên cứu về vai trò của các yếu tố nguy cơ gây SN-SNC như tuổi thai phụ quá trẻ ( <17 tuổi) hoặc quá lớn ( >34 tuổi), khó khăn về kinh tế, đa thai, chăm sóc tiền sản kém, thai phụ hút thuốc lá, uống rược, tăng huyết áp, đái tháo đường, lao động cực nhọc, hoặc nhiễm khuẩn niệu phụ khoa… Tuy vậy, vẫn còn khoảng 25% trường hợp SN-SNC xảy ra ở những thai phụ không có các yếu tố có nguy cơ nói trên, đó là lý do khiến các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng SN-SNC.

Trên thế giới, về phương diện Y học Chứng Cứ, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy viêm nha chu là yếu tố nguy cơ độc lập gây ra SN-SNC, tuy nhiên ở nước ta, chưa có nhiều nghiên cứu vấn đề này.

Ảnh hưởng của viêm nha chu tới kết cuộc thai kỳ 2

Nghiên cứu bệnh chứng tìm hiểu nguy cơ gây sinh non– sinh nhẹ cân của bệnh viêm nha chu. Tại Bệnh viện Từ Dũ, Khoa Hậu Sản thường trong khoảng từ tháng 9/2013 đến tháng 1/2014, một nghiên cứu bệnh chứng không bắt cặp được thực hiện với tỉ lệ 1 bệnh/ 2 chứng. Nhóm bệnh gồm 76 sản phụ sinh non tháng (tuổi thai dưới 37 tuần) sinh nhẹ cân (cân nặng <2500 gram) và nhóm chứng gồm 152 sản phụ đủ tháng- đủ cân nặng. Những thông tin về tiền sử sản khoa liên quan đến thai kỳ được bác sĩ Sản phỏng vấn trực tiếp. Khám nha chu do bác sĩ răng hàm mặt thực hiện trên tất cả các răng cho các sản phụ tại giường bệnh trong vòng 48 giờ sau sinh.

Kết quả nghiên cứu: hai nhóm bệnh chứng tương đối đồng nhất về tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng kinh tế. Về tình trạng sức khỏe răng miệng: tỉ lệ viêm nướu ở nhóm bệnh là 98,7%, ở nhóm chứng là 87,5%. Tỉ lệ viêm nha chu ở nhóm bệnh: 30,3% , ở nhóm chứng: 16,4%. Phân tích hồi quy logistic cho thấy viêm nha chu là yếu tố nguy cơ gây SN-SNC với OR =2,2 (95% KTC: 1,2-4,3) P=0,009.

Kết luận và đề xuất

Nghiên cứu nói trên có kết luận: sản phụ bị viêm nha chu có nguy cơ SN-SNC tăng gấp 2,2 lần so với sản phụ không bị viêm nha chu, và khuyến cáo thai phụ nên đi khám răng để được điều trị nếu có viêm nha chu. Nhờ đó tránh được nguy cơ SN-SNC.

Kết luận và đề xuất 1

Trong chăm sóc tiền sản, các nhà sản khoa nên chú ý thêm vấn đề sức khỏe răng miệng của thai phụ.

  1. Hướng dẫn chải răng đúng cách, ít nhất 2 lần mỗi ngày
  2. Hướng dẫn làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa, ít nhất 1 lần mỗi ngày.
  3. Nên đi khám răng để được làm sạch răng (cạo vôi răng) nếu cần thiết, thời điểm thích hợp là trong khoảng 3 tháng giữa thai kỳ.

Tài liệu tham khảo

  1. Vos, T; Flaxman, Abraham D; Naghavi, Mohsen; Lozano Rafael; Michaud, Catherine; Ezzati, Majid; Shibuya, Kenji; Salomon, Joshua A; Abdalla, Safa; Aboyans, Victor; Abraham, Jerry, Ackerman, Llana,; Aggarwal, Rakesh; Ahn, Stephanie Y; Ali, Mohammed K; Almazrson, H Ross; Anderson, Laurie M; Andrew, Kathryn G; Atkinson, Charles; Baddour, Larry M; Bahalim, Adil N; Barker- Collo, Suzanne; Barrero, Lope H; Bartels, David H; Basánez , Maria- Gloria; Baxter, Amanda; Bell, Michelle L et al. (Dec 15, 2012). “Years lived with disabillity (YLDs) for 1160 sequelae of 289 diseases and injuries 1990- 2010: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010”. Lancet380 (9859): 2163-96. Doi: 10.1016/S0140-6736(12)61729-2. PMID- 23245607
  2. Baskaradoss JK, Geevarghese A, AI Dosari AA (2012). Causes of Adverse Pregnancy Outcomes and the Role of Maternal Periodontal Status – A review of the Liteature. Open Dent J; 6:79-84.
  3. P. Barros, Heather L.Jared, Steven Offenbacher (2010). Periodontal disease and pregnancy complications. Robert J.Genco, Ray C.Williams Periodontaldisease and Overall Health: A clinician’s Guide. Professional Audience Communications, Inc, pp132-141.
  4. McGaw T (2002). Periodontal disease and preterm delivery of low-birth-weight infants. Journal of the Canadian Dental Association; 68 (3): 165-9.
  5. Offenbacher S, Katz V, Fertik G, Collins J, Boyd D, Maynor G, et al (1996). Periondontal infection as a possible risk factor for preterm low birth weight. Jounal of Periondontology; 67 (10 Supppl): 1103-13
  6. Collis JG, Windley HW 3rd, Arnold RR, Offenbacher S (1194). Effects of a Porphyromomnas gingivalis infection on inflammatory mediator response and pregnancy outcome in hamsters. Infection and Immunity; 62 (10): 4356-61
  7. Vergnes JN, Sixou M. Preterm low birth weight and maternal periodontal status: a meta analysis. Am J Obstet Gynecol 2007; 196: 135.el-7
  8. Crowther CA, Thomas N, Middleton P, Chua MC, Esposito M (2009). Treating periodontal disease for preventing preterm birth in pregnant women (Protocol), The Cochrane Library, Issue 1.
  9. Trần Thị Lợi, Ngô Thị Quỳnh Lan, Lê Quang Thanh, Nguyễn Thị Yến Thu, Vũ Trần Bảo Châu (2014). Nguy cơ gây sinh non- sinh nhẹ cân của bệnh nha chu. Tạp chí phụ sản-12 (02 Phụ Bản), 10-14, 2014.
]]>
https://igygate.com/viem-nha-chu-mot-trong-cac-yeu-to-gay-sinh-non-sinh-nhe-can-7530/feed/ 0
Bệnh viện RHM TW Hà Nội báo cáo chất lượng sản phẩm IgYGate DC-PG https://igygate.com/benh-vien-rhm-tu-ha-noi-bao-cao-chat-luong-san-pham-igygate-dc-pg-4972/ https://igygate.com/benh-vien-rhm-tu-ha-noi-bao-cao-chat-luong-san-pham-igygate-dc-pg-4972/#respond Thu, 19 May 2016 01:31:18 +0000 https://igygate.com/?p=4972

Bệnh viêm quanh răng, nhất là tình trạng chảy máu lợi sẽ giảm đến 80% nhờ sử dụng kháng thể IGYGATE DC-PG kết hợp với các biện pháp cơ học – nhận định của TS. Nguyễn Thị Hồng Minh (Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội) trong kết luận báo cáo nghiên cứu kháng thể IGY.

Bệnh viện RHM TW Hà Nội báo cáo chất lượng sản phẩm IgYGate DC-PG 1

Sáng nay, ngày 2/3, tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội đã diễn ra buổi báo cáo nghiệm thu ” ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHÁNG THỂ IGY TRONG ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ VIÊM QUANH RĂNG” do TS. Nguyễn Thị Hồng Minh đại diện nhóm bác sĩ nghiên cứu trực tiếp báo cáo.

Bệnh viện RHM TW Hà Nội báo cáo chất lượng sản phẩm IgYGate DC-PG 2

Tại buổi báo cáo có sự tham gia của hội đồng chấm báo cáo trong đó có PGS. TS. Trịnh Đình Hải- GĐ Bệnh viện, Chủ tịch hội đồng cùng các bác sĩ, dược sĩ và đại diện của nhà phân phối sản phẩm kháng thể IGY tại Việt Nam- Công ty TNHH Dược Phẩm Đông Đô.

Bệnh viện RHM TW Hà Nội báo cáo chất lượng sản phẩm IgYGate DC-PG 3
Sau thời gian 8 tuần tiến hành thử nghiệm sử dụng kháng thể IGY, cụ thể là sản phẩm IGYGATE DC-PG trong việc điều trị bệnh viêm quanh răng cho nhóm bệnh nhân tại bệnh viện, kết quả được nhóm nghiên cứu thu được như sau:

“Sử dụng kháng thể IGYGATE DC-PG ngậm 06 viên/ngày phối hợp với các biện pháp điều trị cơ học trong 8 tuần làm giảm tình trạng chảy máu lợi đến 80% và làm giảm số lượng p.g trong các mẫu mảng bám dưới lợi ở mức có ý nghĩa thống kê”. Từ đó, TS Nguyễn Thị Hồng Minh đã đi đến kết luận: “Có thể sử dụng IGYGATE DC-PG như một liệu pháp miễn dịch hiệu quả phối hợp với các biện pháp cơ học khác để điều trị viêm quanh răng tiến triển chậm”.

Bệnh viện RHM TW Hà Nội báo cáo chất lượng sản phẩm IgYGate DC-PG 4

TS. Nguyễn Thị Hồng Minh (Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội) đại diện nhóm nghiên cứu trực tiếp báo cáo kết quả.

Từ quá trình nghiên cứu và đi đến kết quả trên, PGS. TS Trịnh Đình Hải đã nhận xét:

“Đây là hoạt động nghiên cứu mới, có ý nghĩa thực tiễn lớn trong việc điều trị bệnh răng lợi. Hy vọng kết quả này sẽ được nhân rộng ra bên ngoài”.

Bệnh viện RHM TW Hà Nội báo cáo chất lượng sản phẩm IgYGate DC-PG 5

PGS. TS Trịnh Đình Hải- GĐ Bệnh viện, Chủ tịch hội đồng.PGS. TS Trịnh Đình Hải- GĐ Bệnh viện, Chủ tịch hội đồng.

Như vậy, sản phẩm IGYGATE DC-PG không chỉ có hiệu quả cao (trên 90%) trong việc ngăn ngừa các bệnh về răng lợi như sâu răng, viêm lợi (nướu), viêm quanh răng, mà còn có hiệu quả trong việc điều trị khi đã bị bệnh.

Bệnh viện RHM TW Hà Nội báo cáo chất lượng sản phẩm IgYGate DC-PG 6

Với việc sử dụng kháng thể IGY, sản phẩm IGYGATE DC-PG an toàn với tất cả các đối tượng khi sử dụng bao gồm cả trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú, các bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính (tiểu đường, phổi, suy thận, suy gan, suy giảm miễn dịch,..)

Bệnh viện RHM TW Hà Nội báo cáo chất lượng sản phẩm IgYGate DC-PG 7

Đọc thêm tin sự kiện liên quan: https://igygate.com/hieu-qua-cua-khang-the-igy-voi-benh-viem-quanh-rang-69/

Tìm hiểu thêm về sản phẩm IGYGATE DC-PG:

  1. Nguồn gốc sản phẩm: http://goo.gl/rfNAtS
  2. Cách sử dụng sản phẩm đạt hiệu quả: http://goo.gl/fdUI3z
  3. Bài về Mối nguy hiểm khi phụ nữ có thai mắc bệnh nha chu: http://goo.gl/Z18lSg
  4. Bài về vai trò kháng thể IgY trong y học được các nhà khoa học Việt Nam trình bày: http://goo.gl/cHBEum
]]>
https://igygate.com/benh-vien-rhm-tu-ha-noi-bao-cao-chat-luong-san-pham-igygate-dc-pg-4972/feed/ 0
Ức chế Gingipains – Xu hướng mới để điều trị bệnh nha chu đạt hiệu quả https://igygate.com/uc-che-gingipains-xu-huong-moi-de-dieu-tri-benh-nha-chu-dat-hieu-qua-4711/ https://igygate.com/uc-che-gingipains-xu-huong-moi-de-dieu-tri-benh-nha-chu-dat-hieu-qua-4711/#respond Wed, 13 Apr 2016 02:12:19 +0000 https://igygate.com/?p=4711

Đó là nhận định của báo cáo khoa học có nhan đề “Tổng quan Gingipains- vài trò trong cơ chế bệnh sinh viêm nha chu và các chất ức chế Gingipains” của Th.s Võ Chí Hùng, Phó trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM trong chương trình Hội nghị khoa học kỹ thuật Răng Hàm Mặt lần thứ 37 được tổ chức mới đây.

Ức chế Gingipains - Xu hướng mới để điều trị bệnh nha chu đạt hiệu quả 1

Ngày 13, 14/4/2015, tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TpHCM đã diễn ra Hội nghị khoa học kỹ thuật Răng Hàm Mặt lần thứ 37 chủ đề “Tiếp cận toàn diện để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe răng miệng”. Hội nghị đã quy tụ nhiều báo cáo viên quốc tế tham gia, đó là những chuyên gia đầu ngành đến từ Mỹ, Nhật, Ý, Thái Lan,…

Ức chế Gingipains - Xu hướng mới để điều trị bệnh nha chu đạt hiệu quả 2

“Hội nghị diễn ra trong hai ngày 13, 14/4/2015 với nhiều bài báo cáo khoa học và đào tạo liên tục. Nội dung các báo cáo và thực hành lâm sàng nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng vừa mang tính chất cơ bản, vừa hiện đại và nâng cao nhằm giúp các nhà thực hành đem đến hiệu quả điều trị tốt nhất, hiệu quả và kinh tế nhất cho bệnh nhân” – Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TPHCM,- PGS TS Ngô Thị Quỳnh Lan phát biểu tại buổi hội nghị.

Ức chế Gingipains - Xu hướng mới để điều trị bệnh nha chu đạt hiệu quả 3

Trong số 23 bài báo cáo giá trị được các báo cáo viên trong nước và quốc tế trình bày, đáng chú ý có báo cáo của Thạc sĩ Võ Chí Hùng – Thạc sĩ, giảng viên chính, phó trưởng Khoa, trưởng ban Nghiên cứu khoa học, Trưởng bộ môn Cấy ghép Nha khoa, Khoa Răng Hàm Mặt- Đại học Y Dược TPHCM. Hiện là Ủy viên Ban chấp hành Hội Răng Hàm Mặt tp HCM (HOSA) và Hội viên của Hội nghiên cứu Nha Khoa Quốc Tế (IADR), Hội Nha sĩ danh dự quốc tế (ICD) với đề tài:

Tổng quan Gingipains – Vài trò trong cơ chế bệnh sinh viêm nha chu và các chất ức chế Gingipains

Sau đây sẽ tóm tắt lại bài trình bày của Thạc sĩ Võ Chí Hùng:

Hội nghị quốc tế về lâm sàng bệnh nha chu năm 1996 đã đưa tới kết luận: nguyên nhân chính của bệnh viêm nha chu ở người là do Porphyromonas gingivalis, Bacterroides forsythus và Acinobacillus Actinomycetemcomitans gây ra.

Trong số đó, Porphyromonas gingivalis (P. Gingivalis) được coi là một trong những chủng vi khuẩn quan trọng nhất gây bệnh viêm nha chu.

Trong số các yếu tố gây bệnh của P.gingivalis, Gingipains đóng vai trò then chốt trong quá trình tiến triển của bệnh viêm nha chu ở người, đặc biệt làm tăng tích tụ vi khuẩn, ức chế đáp ứng bảo vệ của cơ thể, phá hủy mô và làm thay đổi hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Với vai trò then chốt, quan trọng trong sinh lý bệnh viêm nha chu của gingipains, các nhà khoa học cho rằng việc:

Ức chế các gingipains có thể là một đích điều trị bệnh nha chu một cách hiệu quả.

Người ta cho rằng việc ức chế hoạt tính của gingipains trên vivo có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển của bệnh viêm nha chu ở người lớn.

Cho tới nay đã có hàng loạt các chất ức chế men gingipains được xác định, gồm các chất ức chế vùng tận cùng N của gingipain, các hợp chất tổng hợp, các chất ức chế có nguồn gốc tự nhiện, kháng sinh, sát khuẩn, kháng thể, và vi khuẩn.

Tuy nhiên, Việc sử dụng kháng sinh là các hợp chất tổng hợp ức chế gingipains tiềm năng nhưng cũng có các tác dụng phụ không mong muốn. Người ta cũng chưa biết rõ độc tính của các hợp chất tổng hợp, nên hiện vẫn chưa có nghiên cứu lâm sàn nào được thực hiện.

Ngược lại, với độ an toàn cao, các chất ức chế gingipains từ tự nhiên được coi là một liệu pháp điều trị bệnh viêm nha chu hứa hẹn, gồm: Pholyphenol từ trà xanh, các loại ngũ cốc,..vaccin, kháng thể IgY từ lòng đỏ trứng gà.

Nếu sử dụng vaccin có kháng nguyên là gingipais được gọi là miễn dịch chủ động, thì theo một đánh giá tổng quan về các nghiên cứu tiền lâm sàn cho thấy do số lượng và chất lượng không đủ trong các nghiên cứu trên động vật, hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng về bất cứ hiệu quả nào của miễn dịch chủ động chống lại các tác nhân gây viêm nha chu.

Tổng quan Gingipains – Vài trò trong cơ chế bệnh sinh viêm nha chu và các chất ức chế Gingipains 1

Kháng thể IgY ( York Immunoglobulin- kháng thể từ lòng đỏ trứng gà)

Việc sử dụng kháng thể IgY trực tiếp chống lại men gingipains bổ sung tại chỗ vào khoang miệng là liệu pháp miễn dịch thụ động.

Kháng thể IgY thu được bằng cách: sử dụng gingipains làm kháng nguyên gây miễn dịch cho gà mái, kháng thể đặc hiệu chống gingipains được sản xuất và tích lũy trong lòng đỏ trứng gà, sau đó tách chiết và làm tinh khiết.

Một thử nghiệm lâm sàng sử dụng kháng thể từ lòng đỏ trứng gà chống lại gingipains (IgY-PG) trên 5 bệnh nhân bị viêm nha chu mãn tính và có nồng độ P.gingivalis cao trong vùng dưới nướu. Dạng kem chứa IgY-PG được đưa trực tiếp vào túi nướu. Trước khi sử dụng IgY-PG, người ta làm sạch mảng bám và túi nướu trên bề mặt răng được thử. Nông độ P.Gingivalis trong các túi nướu của tất cả các răng điều trị được biểu đạt bằng tỷ lệ %/ tổng vi khuẩn xác định bằng PCR.

Việc kết hợp giữa làm sạch mảm bám và túi nướu với IgY-PG đã làm giảm được độ sâu của túi nướu, chảy máu khi thăm khám và nồng độ P.gingivalis tại thời điểm 4 tuần so với làm sạch mảng bám và túi nướu đơn thuần.

Một nghiên cứu khác đánh giá hiệu quả của IgY- PG trên 42 bệnh nhân viêm nha chu sau khi làm sạch mảm bám và túi nướu theo phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên có nhóm đối chứng. Chia ngẫu nhiên các bệnh nhân chưa được điều trị viêm nha chu vào 2 nhóm. Các bệnh nhân được điều trị làm sạch mảng bám, túi nướu và dùng viên ngậm IgY-PG hoặc placebo. Ghi nhận các chỉ số lâm sàng tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, sau 4 tuần và 12 tuần điều trị. Lựa chọn các túi nướu sâu nhất và thu nhập các mẫu để đánh giá nồng độ vi khuẩn P.gingivalis bằng PCR.

Có sự cải thiện ý nghĩa về độ sâu trung bình của túi nướu ghi nhận ở nhóm dùng IgY-PG sau 12 tuần điều trị. Cùng với những thay đổi về lâm sàng số lượng vi khuẩn P.gingivalis trong các mảng bám dưới nướu từ các túi sau nhất cũng giảm đáng kể ở nhóm dùng IgY-PG.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng IgY-PG hàng ngày kết hợp làm sạch mảng bám và túi nướu ở các bệnh nhân viêm nha chu mang lại kết quả lâm sàng tốt hơn đáng kể cũng như giảm số lượng vi khuẩn so với nhóm đối chứng. Do vậy, miễn dịch thụ động sử dụng IgY-PG có thể là một phương pháp hiệu quả trong điều trị viêm nha chu.

Mặc dù một chất ức chế gingipains lý tưởng chưa được xác định nhưng ức chế gingipains đại diện cho một xu hướng mới trong điều trị và ngăn ngừa bệnh viêm nha chu. Các yếu tố ức chế gingipains cũng có thể giúp điều trị một số rối loạn toàn thân liên quan tới viêm nha chu như bệnh tim mạch, viêm khớp dạng thấp, viêm phổi, sinh non và sinh nhẹ cân.

Nguồn tham khảo: Cập nhật Nha Khoa, Tài liệu tham khảo và đào tạo liên tục, NXB Y Học.

Tổng quan Gingipains – Vài trò trong cơ chế bệnh sinh viêm nha chu và các chất ức chế Gingipains 2

Tổng quan Gingipains – Vài trò trong cơ chế bệnh sinh viêm nha chu và các chất ức chế Gingipains 3

Tổng quan Gingipains – Vài trò trong cơ chế bệnh sinh viêm nha chu và các chất ức chế Gingipains 4

Tìm hiểu về bệnh nha chu

Trong tất cả những bệnh răng miệng thường gặp bệnh nướu răng được ghi nhận là bệnh nguy hiểm nhất, là một trong những bệnh dịch thầm lặng. Thống kê cho thấy bệnh nướu răng còn là một bệnh nhiễm trùng mãn tính lớn nhất thế giới. Hơn phân nữa những người trên 18 tuổi bị bệnh nướu răng. 85% những người trên 35 tuổi bị bệnh nướu răng từ nhẹ đến nặng. Nam giới bị bệnh nướu răng 4 lần nhiều hơn phụ nữ. Một điều vô cùng nguy hiểm là có đến 90% những người bệnh nướu răng không hề biết rằng mình đang bị bệnh.

Bệnh nướu răng là một trong những bệnh hàng đầu đưa đến tình trạng rụng răng ở những người trưởng thành, người bị bệnh này sẽ tăng nguy cơ đột quị gần 50%, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên 20%, tăng nguy cơ đẻ non gấp 3 lần.

Theo IgYGate.vn

]]>
https://igygate.com/uc-che-gingipains-xu-huong-moi-de-dieu-tri-benh-nha-chu-dat-hieu-qua-4711/feed/ 0
Phương pháp giúp bé tự tin khi gặp nha sĩ https://igygate.com/giup-be-tu-tin-khi-gap-nha-si-2256/ https://igygate.com/giup-be-tu-tin-khi-gap-nha-si-2256/#respond Sun, 31 May 2015 03:36:11 +0000 https://igygate.com/?p=2256

Ngày nay nhiều bậc cha mẹ rất quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng của con nhưng do không có kỹ năng khiến trẻ rất sợ bác sĩ nha khoa, không hợp tác khi cần điều trị, nhất là đối với trẻ nhút nhát hoặc quá hiếu động… Vì vậy, bố mẹ cần chú ý một số vấn đề dưới đây để giúp bé tự tin khi gặp nha sĩ mà không sợ hãi khi khám và điều trị.

Tập làm quen với nha sĩ

Phương pháp giúp bé tự tin khi gặp nha sĩ 1

Trẻ làm quen với nha sỹ và cách chăm sóc răng sớm sẽ không sợ hãi khi khám răng

Đối với trẻ nhỏ trước khi đưa đến gặp bác sĩ nói chung và bác sĩ nha khoa nói riêng cần được cha mẹ nói chuyện, làm quen với câu chuyện, phim hoạt hình hoặc trò chơi bác sĩ – bệnh nhân. Tại nhà mỗi lần vệ sinh răng miệng cha mẹ cần  sử dụng các các thao tác vui đùa như khám răng, chải răng, xem răng cho bé. Cha mẹ cũng cần đổi vai bác sĩ – bệnh nhân cho bé được làm quen.

Khi bố mẹ đi chữa răng, cần cho trẻ đi cùng để được biết đến bác sĩ, hình ảnh các bác sĩ làm việc hay nói cách khác dạo chơi nha khoa trước khi điều trị đối với trẻ em việc này rất quan trọng.

Trước khi điều trị, nên cho trẻ đến phòng răng sớm để trẻ tập làm quen và quan sát. Bé làm quen và có ý thức về điều trị, không điều trị trong lần hẹn đầu tiên.

Trẻ sẽ gặp người bệnh, trợ thủ và nha sĩ. Nếu thuận lợi, cho trẻ làm quen dần với một số dụng cụ nha khoa, giải thích các dụng cụ và quá trình khám bệnh một cách dễ hiểu và gần gũi với bé. Kỹ thuật này hơi khác với cuộc hẹn quan sát trong đó trẻ nhìn cha mẹ hoặc người khác điều trị. Trong cuộc hẹn quan sát, cần chú ý lựa chọn bệnh nhân rất hợp tác với điều trị, đặc biệt là những bệnh nhân có cùng độ tuổi với trẻ. Tuy nhiên, cuộc hẹn quan sát có thể có tác dụng ngược lại nếu trẻ thấy điều gì đó làm nó sợ hãi.

Nói chung, cuộc hẹn đầu tiên càng đơn giản, càng dễ chịu càng tốt. Trong cuộc hẹn này không làm bất kỳ điều gì khiến cháu đau và sợ hãi.

Nói, trình bày, làm và khen ngợi

Đây là phương pháp chính trong việc giáo dục để chuẩn bị một bệnh nhân nha khoa, trẻ em ngoan ngoãn, chấp nhận điều trị. Kỹ thuật này thường đơn giản và có hiệu quả.

Đối với cha mẹ, tại nhà trước vài hôm có lịch hẹn với bác sĩ cần giải thích cho bé lợi ích của việc khám răng, ngồi ghế, các dụng cụ điều trị. Cha mẹ là người động viên khen ngợi giúp trẻ tự tin khi điều trị. Có thể lấy hình ảnh răng xấu xí nếu không điều trị và hình ảnh răng đẹp khi đã được điều trị cho trẻ xem.

Đối với bác sĩ trước khi bắt đầu công việc (trừ việc gây tê tại chỗ và các thủ thuật phức tạp khác khó khăn khi giải thích như điều trị tủy) nói cho trẻ biết công việc sẽ làm. Sử dụng từ ngữ rất quan trọng trong kỹ thuật “nói, trình bày, làm”. Khi thực hiện, nha sĩ cần phải dùng một số từ ngữ thích hợp, dễ hiểu để trẻ có thể hiểu và chấp nhận thủ thuật.  Song song với việc nói và làm thì bé cần được khen ngợi và giao tiếp giúp bé thấy yên tâm và gần gũi với nha sĩ, điều này giúp cho việc điều trị nha khoa cho trẻ diễn ra thuận lợi hơn và ngược lại. Việc khen ngợi cũng có thể được các bậc cha mẹ áp dụng các phần thưởng nhỏ, tốt cho răng mà lại đúng thứ bé thích như một bộ bàn chải đánh răng mới, một hộp kẹo ngậm IgYGate DC-PG để bảo vệ răng lợi trẻ… Lựa chọn tốt nhất là các sản phẩm liên quan tới răng lợi để bé luôn nghĩ tới việc bảo vệ, chăm sóc răng.

Thực tế sự khen ngợi và giao tiếp có hiệu quả kết hợp với “ nói, trình bày, làm” sẽ giúp cho điều trị nha khoa có hiệu quả ở hầu hết trẻ em trên 3 tuổi.

Tâm lý cảm xúc của trẻ sau điều trị nha khoa

Một số tâm lý của trẻ thường gặp gồm:.

–  Tổn thương tình cảm: biểu hiện rõ ràng về tình trạng rối loạn về cảm xúc là sự lo âu. Khi sự lo âu của tình trạng này kết hợp với nỗi lo của một cuộc hẹn điều trị thì thường gây bột phát cơn giận dữ đột ngột. Trẻ em bị tổn thương tình cảm nói chung thường là những bệnh nhân nha khoa khó chịu. Trong hoàn cảnh điều trị tốt nhất, các bé vẫn không thấy vui.

– Nhút nhát, khép kín: trẻ nhút nhát sẽ bị căng thẳng thần kinh về việc điều trị nha khoa. Căng thẳng thần kinh này sẽ khiến trẻ có thái độ né tránh như khóc nhưng hiếm khi trẻ bột phát cơn giận dữ. Trẻ nhút nhát thường khó thích ứng với những đòi hỏi của một cuộc hẹn điều trị nha khoa.

– Sợ hãi:  Là một khó khăn lớn đối với nha sĩ trong điều trị răng trẻ em. Sự sợ hãi có thể là sợ đau, sợ chảy máu… những cũng có thể là một nỗi sợ chung chung không biết rõ.

Lời khuyên bác sĩ

Để các bé hợp tác tốt trong điều trị nha khoa thì cha mẹ cần tập thói quen đưa bé đến nha khoa từ khi răng mới mọc, điều này giúp bé không sợ sệt mỗi khi đến gặp nha sĩ, đồng thời hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện về răng lợi của bé.

Trong quá trình điều trị nếu phản ứng không tốt là do sự sợ hãi quá độ, bắt buộc cha mẹ và nha sĩ không được làm cho trẻ sợ hãi thêm. Có thể hoãn lại cuộc điều trị nha khoa để làm cho trẻ bớt căng thẳng hoặc điều trị nha khoa dưới tác dụng của khí gây thư giãn hoặc gây mê.

Cha mẹ nên nhớ, các bé không thích uy quyền. Chính vì vậy, cha mẹ cần tôn trọng bé và cần giải thích, nói chuyện thường xuyên về việc khám răng. Điều này giúp bé dần dần nhìn nhận đúng hơn khi điều trị nha khoa.

Các bậc cha mẹ có thể nhận ra tâm lý của bé sợ hãi trước khi bắt đầu điều trị nha khoa. Đối với trường hợp trẻ bị rối loạn cảm xúc là khó xác định nhất. Do vậy, nếu có nghi ngờ bé có những rối loạn cảm xúc, căng thẳng thần kinh  nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tâm lý.

PGS.TS.BS. Võ Trương Như Ngọc – Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội (Theo báo SKĐS)

]]>
https://igygate.com/giup-be-tu-tin-khi-gap-nha-si-2256/feed/ 0
Kháng thể IgY là sự lựa chọn của tương lai https://igygate.com/khang-the-igy-la-lua-chon-cua-tuong-lai-1233/ https://igygate.com/khang-the-igy-la-lua-chon-cua-tuong-lai-1233/#respond Fri, 27 Mar 2015 02:04:34 +0000 https://igygate.com/?p=1233

Kháng thể IgY đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều thập kỷ trên các xét nghiệm miễn dịch, thực phẩm, chăn nuôi và y tế. Nổi bật nhất trong 1 thập kỷ trở lại đây là khả năng ứng dụng của kháng thể IgY trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người, đặc biệt là để chống lại các thách thức vốn khó khăn với loài người từ trước tới nay.

Kháng thể IgY là sự lựa chọn của tương lai 1

Qua hơn 100 năm kể từ khi phát hiện của Klemperer về cơ chế di chuyển kháng thể từ máu gà vào trong lòng đỏ trứng gà được công nhận rộng rãi, khoa học đã chứng minh kháng thể có mặt trong lòng đỏ trứng gà là một trong những nhân tố quan trọng thể hiện khả năng tiến hóa, di truyền miễn dịch cho thế hệ sau của loài gà. Các nhà khoa học đặt tên cho các loại kháng thể được tìm thấy trong lòng đỏ trứng gà tên gọi là IgY (viết tắt của Yolk Immunoglobulin, kháng thể lòng đỏ trứng). Cho đến này, kháng thể IgY đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều thập kỷ trên các xét nghiệm miễn dịch, thực phẩm, chăn nuôi và y tế. Nổi bật nhất trong 1 thập kỷ trở lại đây là khả năng ứng dụng của kháng thể IgY trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người, đặc biệt là để chống lại các thách thức vốn khó khăn với loài người từ trước tới nay.

Vậy những ưu điểm nổi bật nào của kháng thể IgY khiến nó trở nên ngày càng quan trọng, định hướng các nghiên cứu y khoa trên thế giới. Chúng ta hãy cùng điểm qua một số những so sánh thú vị sau

1.      So với kháng sinh

Từ khi được Alexander Flaming phát hiện tới nay, kháng sinh được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Mặc dù kháng sinh thể hiện rất nhiều ưu điểm trong điều trị bệnh nhưng cũng bộc lộ không ít điểm yếu khiến các chuyên gia y tế ngày càng lo lắng về sự phát triển của kháng sinh trong tương lai.

STT

TIÊU CHÍ

KHÁNG SINH

KHÁNG THỂ IGY

1 Cơ chế tác động Tác động toàn thân trên nhiều chủng vi khuẩn Thường sử dụng dạng tác động tại chỗ. Đặc hiệu trên tác nhân tạo kháng thể.
2 Hiệu quả Tiêu diệt vi khuẩn, chỉ tác dụng trên vi khuẩn Ức chế mầm bệnh bao gồm vi khuẩn, virus, nấm…
3 Độ an toàn Nhiều tác dụng bất lợi toàn thân Gần như không có tác dụng phụ
4 Khả năng bị kháng thuốc Đã bị kháng thuốc nhiều và dễ dàng bị kháng thuốc Khó bị đề kháng do tác dụng trên nhiều cơ chế phát triển của mầm bệnh
5 Sử dụng trên các đối tượng nhạy cảm: phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ nhỏ, người bị suy giảm miễn dịch Rất thận trọng về sự an toàn Gần như an toàn tuyệt đối

2.      So với kháng thể của người

Hệ miễn dịch của cơ thể người cũng chủ động tiết ra các loại kháng thể như IgG, IgM, IgA… để chống lại các tác nhân gây bệnh tự nhiên, trong đó quan trọng nhất là IgG. Đây được coi là công cụ sống còn của tạo hóa ban cho cơ thể chúng ta để sinh tồn trước những nguy cơ gây bệnh luôn tồn tại. Tuy nhiên, kháng thể IgY còn nhiều ưu điểm đáng chú ý hơn.

STT

TIÊU CHÍ

KHÁNG THỂ IgG

KHÁNG THỂ IgY

1 Khả năng sản xuất Cơ thể sản xuất phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe chung của cơ thể. Có thể sản xuất khối lượng lớn, trên quy mô công nghiệp.
2 Tính đặc hiệu Cơ thể phải nhận biết được tác nhân gây bệnh, kích thích hệ miễn dịch sinh kháng thể đặc hiệu và không phải lúc nào cũng có thể sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại mọi tác nhân gây bệnh. Có thể chủ động lựa chọn các loại kháng nguyên, thử nghiệm và sản xuất các loại kháng thể phù hợp
3 Hiệu quả Có ái lực mạnh với tác nhân gây bệnh Có ái lực mạnh hơn IgG từ 3-5 lần trên cùng một tác nhân gây bệnh.
4 Khả năng kiểm soát, định hướng sản xuất Không Có thể dễ dàng kiểm soát loại kháng thể IgY nào được tạo ra, ngay cả khi vi khuẩn, virus đã thay đổi cơ chế gây bệnh và tạo ra các chủng mới.

3.      So với vaccine

STT

TIÊU CHÍ

VACCINE

KHÁNG THỂ IgY

1 Hiệu quả phòng bệnh Sau khi chủng ngừa (tiêm, uống) cần có thời gian để cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu với tác nhân được chủng ngừa Tác dụng tức thời, hiệu quả thể hiện ngay
2 Sản xuất Quá trình sản xuất thường phải nghiên cứu lâu dài, chỉ sản xuất với những bệnh có tính chất nguy cơ đại dịch do tính hiệu quả/chi phí. Có thể sản xuất kháng thể phòng bệnh với những bệnh không có nguy cơ đại dịch
3 Sử dụng Vaccine có tác dụng toàn thân và đa số sử dụng theo đường tiêm.Một số đối tượng đặc biệt cần rất thận trọng khi sử dụng như phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ sơ sinh, người bị suy giảm miễn dịch. Các chế phẩm IgY đa số sử dụng theo đường ngậm hoặc ăn uống, tác động tại chỗ nên an toàn cho mọi đối tượng kể cả phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ sơ sinh, người suy giảm miễn dịch.

 Trên đây chỉ là một số so sánh cơ bản với các công cụ phòng và điều trị bệnh phổ biến trên thế giới. Đi sâu vào trong mỗi chuyên ngành, mỗi bệnh hay mỗi tác nhân gây bệnh còn có nhiều điều vô cùng thú vị khi nhắc tới ứng dụng kháng thể IgY. Chính những ưu điểm vượt trội kể trên khiến kháng thể IgY ngày càng có vị trí trung tâm trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ miễn dịch trong phòng và điều trị bệnh.

Ds. Văn Tuấn

]]>
https://igygate.com/khang-the-igy-la-lua-chon-cua-tuong-lai-1233/feed/ 0
Hội thảo điều trị và phòng ngừa bệnh răng miệng sử dụng kháng thể IgY https://igygate.com/dieu-tri-va-phong-ngua-benh-rang-mieng-su-dung-khang-the-igy-1180/ https://igygate.com/dieu-tri-va-phong-ngua-benh-rang-mieng-su-dung-khang-the-igy-1180/#respond Thu, 26 Mar 2015 03:16:48 +0000 https://igygate.com/?p=1180

Chiều 18/3, tại trường Đại học Y Hà Nội, Viện đào tạo Răng Hàm Mặt và Công ty TNHH Dược phẩm Đông Đô đã tổ chức buổi hội thảo chuyên đề “Điều trị và phòng ngừa một số bệnh răng miệng có sử dụng kháng thể IgY”.

Buổi hội thảo đã quy tụ các nhà khoa học ưu tú trong ngành như PGS. TS Trương Mạnh Dũng – Viện trưởng Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, PGS. TS. Phạm Đăng Khoa – Trưởng bộ môn miễn dịch sinh lý, trường Đại học Y Khoa Hà Nội, TS. BS. Lê  Long Nghĩa – Phó trưởng bộ môn Nha chu, Viện đào tạo Răng hàm mặt, cùng đại diện phía Công ty Dược Phẩm Đông Đô và gần 150  bác sỹ lĩnh vực Răng Hàm Mặt.

PGS .TS Phạm Đăng Khoa chia sẻ “Kháng thể IgY là một loại kháng thể ít nghe hơn 5 loại kháng thể thường có ở động vật có vú và người đó là: IgG, IgM, IgA, IgE, IgD. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, kháng thể IgY có ứng dụng rất lớn trong y học nói chung và trong việc hỗ trợ điều trị bệnh răng miệng nói riêng”. Chính vì vậy, việc sử dụng kháng thể IgY trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu tại Việt Nam từ năm 2014 đã thu hút sự quan tâm và đi sâu tìm hiểu cơ chế tác dụng sản phẩm của đông đảo các nhà khoa học, bác sỹ Răng Hàm Mặt tại Việt Nam. Kháng thể IgY là thành quả nghiên cứu trong hơn 20 năm của Viện miễn dịch Gifu Nhât Bản .

Tại buổi hội thảo, PGS. TS Trương Mạnh Dũng – Viện trưởng Viện Răng Hàm Mặt đã phát biểu “Sâu răng nói riêng và bệnh răng miệng nói chung gần đây được tổ chức y tế thế giới và liên đoàn nha khoa thế giới đặt vấn đề rất sát, đó là: Sức khỏe răng miệng gắn liền với sức khỏe bản thân. Riêng tại Việt Nam, bệnh răng miệng càng đáng quan tâm hơn khi thực trạng bệnh răng miệng trong đó có sâu răng chiếm tỷ lệ rất cao. Việt Nam là 1 trong 10 nước thế giới có tỷ lệ bệnh răng miệng nhiều nhất, trong đó: Bệnh nha chu hay còn gọi là bệnh tổ chức quanh răng chiếm 95% dân số Việt Nam, bệnh răng miệng chiếm tỷ lệ 67-85%”.

Đứng trước những con số “đáng giật mình” trên, theo PGS-TS Trương Mạnh Dũng mong muốn

“Kháng thể IGY sẽ được sử dụng rộng rãi“.

Để giúp các nhà khoa học, bác sỹ, dược sĩ có mặt trong hội thảo hiểu hơn vì sao kháng thể IgY ngày càng sử dụng nhiều trong y học nói chung và trong việc hỗ trợ điều trị bệnh răng miệng nói riêng, PGS. TS. Phạm Đăng Khoa với vai trò là nhà nghiên cứu lâu năm trong ngành miễn dịch đã trình bày, lý giải  rất cụ thể và rõ ràng về kháng thể IgY.

Kháng thể IgY là kháng thể có trong lòng đỏ trứng (Yolk Immunoglobulin) không có ở động vật có vú. IgY có trong máu gia cầm và được chuyển qua chứa trong lòng đỏ trứng. Kháng thể IgY có những ưu điểm vượt trội như

So với kháng thể IgG ở động vật có vú, kháng thể IgY của gà có ái lực mạnh gấp 3-5 lần và có khả năng phản ứng nhanh hơn với cùng một kháng nguyên – tác nhân gây bệnh”,

vì vậy trong những năm gần đây các nhà khoa học ngày càng đi sâu nghiên cứu và mong muốn đưa kháng thể IgY ứng dụng rộng rãi hơn trong nhiều lĩnh vực của y học nói chung cũng như trong bệnh răng miệng nói riêng.

Ngoài ra, PGS.TS. Phạm Đăng Khoa còn chỉ rõ những ưu điểm của kháng thể IgY so với kháng sinh và vaccin, cụ thể là:

So với kháng sinh:

(1) Kháng thể IgY không gây hiện tượng đề kháng thuốc, không gây các tác dụng phụ không mong muốn như kháng sinh

(2)Kháng thể IgY chỉ tác dụng lên chủng vi khuẩn gây bệnh, không gây ảnh hưởng đến các loại vi khuẩn có ích khác

(3)Kháng thể IgY có tác dụng trên cả virus

(4)Đặc biệt so với kháng sinh, kháng thể IgY an toàn khi sử dụng.

So với Vaccine:

(1)Kháng thể IgY có tác dụng tại chỗ và phát huy tác dụng rất nhanh (Vacxin để có tác dụng phải mất 3-6 tháng)

(2)Kháng thể IgY có tính đặc hiệu cao

(3)Kháng thể IgY dùng được cho các bệnh nhân có suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai và cho con bú  và

(4)Không có độc tính.

Sau phần trình bày của PGS TS Phạm Đăng Khoa với nội dung “Kháng thể IgY và ứng dụng trong điều trị một số bệnh răng miệng”, TS. BS Lê Long Nghĩa – Phó trưởng bộ môn Nha chu, Viện đào tạo Răng hàm mặt tiếp nối với nội dung “Cập nhật các phương pháp điều trị không phẫu thuật bệnh viêm quanh răng”. Ở phần trình bày của mình, TS.BS. Lê Long Nghĩa đã giúp cho các bác sỹ Răng Hàm Mặt có cơ hội cập nhật không ít các biện pháp điều trị không phẫu thuật trong việc điều trị bệnh viêm quanh răng như biện pháp can thiệp cơ học kiểm soát mảng bám, sử dụng các thuốc kháng viêm, giảm đau hay kháng khuẩn… trong đó có một liệu pháp làm tăng miễn dịch vùng quanh răng nhờ kháng thể IgY đã được TS.BS đề cập.

Sau hai phần trình bày của các nhà khoa học của Viện đào tạo Răng hàm mặt, Đại học Y Khoa Hà Nội, Dược sỹ Nguyễn Thanh Hương – Công ty TNHH Dược Phẩm Đông Đô đã có phần trình bay ngắn gọn và súc tích về kết quả thực tế và các thành tựu thu được khi sử dụng kháng thể IgY trong việc hỗ trợ điều trị bệnh răng lợi (nướu) tại Nhật Bản (kết quả Nghiên cứu lâm sàng của Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu Nhật Bản) và tại Việt Nam (kết quả Nghiên cứu lâm sàn của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội), cũng như sự công nhận kết quả nghiên cứu của sản phẩm được đăng tải trên các tạp chí nha khoa uy tín thế giới như JADA (Tạp chí của Hội nha khoa Mỹ)), The Japanese Journal of Pediatric Dentistry, Journal of oral science (Japan)… góp phần khẳng định một lần nữa ý nghĩa cũng như chất lượng của kháng thể IgY trong việc phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh răng miệng như sâu răng, viêm lợi ( nướu), viêm quanh răng.

Trước những thông tin mới mẻ và ý nghĩa về kháng thể IgY trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh răng miệng mà buổi hội thảo mang đến, đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các bác sĩ nha khoa , vì vậy đã có rất nhiều câu hỏi quan tâm đặt ra cuối chương trình như: sự khác nhau của việc ăn trứng gà và sử dụng kháng thể IgY để  hỗ trợ điều trị bệnh răng miệng?

“Mặc dù kháng thể IgY được chiết xuất từ trứng gà, nhưng không phải ăn trứng gà là có thể điều trị được các bệnh mà ta mong muốn, vì  trong quy trình tạo ra kháng thể để chữa các bệnh khác nhau thì theo quy luật: kháng nguyên nào thì tạo ra kháng thể ấy, chính vì vậy để điều trị bệnh sâu răng, viêm lợi thì chúng ta cần phải sử dụng đúng loại kháng nguyên, mà ở đây kháng thể IgY  đã được tạo ra từ việc sử dụng 2 loại kháng nguyên chính gây sâu răng, viêm lợi đó là vi khuẩn S.mutans (vi khuẩn sâu răng) và vi khuẩn P.gingivalis (vi khuẩn viêm lợi). Các  tác nhân gây ra bệnh nào được  tiêm vào gà, sẽ tạo ra kháng thể igy ức chế bệnh mà chúng ta mong muốn”.- PGS TS Phạm Đăng Khoa chia sẻ

Tại Việt Nam, công ty TNHH Dược Phẩm Đông Đô là công ty phân phối sản phẩm IgYGate DC-PG có chứa kháng thể IgY, có tác dụng giúp giảm thiểu các nguy cơ về sâu răng và viêm nướu.

Hội thảo điều trị và phòng ngừa bệnh răng miệng sử dụng kháng thể IgY 1

Sau đây là một số hình ảnh từ buổi hội thảo.

PGS.TS. Trương Mạnh Dũng trình bày lý do tổ chức buổi hội thảo

PGS.TS. Trương Mạnh Dũng phát biểu lý do tổ chức hội thảo

PGS.TS Phạm Đăng Khoa Phát biểu

PGS.TS. Phạm Đăng Khoa trình bày về kháng thể và kháng thể IgY

TS.BS. Lê Long Nghĩa phát biểu

TS.BS. Lê Long Nghĩa trình bày

TS.BS. Lê Long Nghĩa phát biểu tại hội thảo

Đại diện Công ty Đông Đô chụp ảnh cùng các nhà khoa học

Đại diện Công ty Dược phẩm Đông Đô chụp ảnh cùng các nhà khoa học

Đỗ Quỳnh tổng hợp

Đọc thêm: Bệnh viện RHM tư Hà Nội báo cáo chất lượng sản phẩm IgYGate DC-PG

]]>
https://igygate.com/dieu-tri-va-phong-ngua-benh-rang-mieng-su-dung-khang-the-igy-1180/feed/ 0
[Tạp chí JOS- Nhật Bản] Nghiên cứu tác dụng Ovalgen PG trên bệnh quanh răng https://igygate.com/nghien-cuu-tac-dung-ovalgen-pg-tren-benh-quanh-rang-513/ https://igygate.com/nghien-cuu-tac-dung-ovalgen-pg-tren-benh-quanh-rang-513/#respond Thu, 12 Mar 2015 03:54:02 +0000 https://igygate.com/?p=513

Nghiên cứu ứng dụng kháng thể IgY kháng gingipains của vi khuẩn Porphyromonas gingivalis (Ovalgen PG) trong điều trị bệnh quanh răng

>>> [Tạp chí Hiệp hội nha khoa JADA- Hoa Kỳ] Tác dụng Ovalgen DC trong điều trị Sâu răng

>>> [Tạp chí JOS- Nhật Bản] Nghiên cứu về khả năng kiểm soát viêm nha chu bằng Ovalgen PG

>>> [Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW] Đánh giá hiệu quả của Kháng thể IgY với bệnh viêm quanh răng

Tạp chí JOS ( Journal of Oral Science – tạp chí khoa học Răng miệng Nhật Bản ), tạp chí uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Nha khoa Nhật Bản đã đưa tin về kết quả nghiên cứu ứng dụng kháng thể IgY đặc hiệu kháng men gingipains (Ovalgen PG) trong điều trị các bệnh quanh răng.

Mẫu thử : Gel trung tính chứa 20mg Ovalgen PG/syringe

Đối tượng : 5 bệnh nhân bị viêm nha chu

Cách dùng : 1 liều gel được bơm vào các túi chân răng sau khi loại bỏ mảng bám và làm sạch chân răng (SRP). Các túi chân răng đối chứng chỉ được xử lý bằng cách loại bỏ mảng bám và làm sạch chân răng (SRP).

Các thông số khám: (khám trước và sau 4 tuần)

(1) Độ sâu của túi quanh răng (PD), chảy máu trong túi chân răng (BOP).

(2) Số lượng vi khuẩn P. gingivalis và tổng số vi khuẩn trong các túi chân răng (đánh giá bằng real-time PCR).

[Tạp chí JOS- Nhật Bản] Nghiên cứu tác dụng Ovalgen PG trên bệnh quanh răng 1

Hình 1: Mô tả phương pháp tiến hành thử nghiệm

Nhóm đối chứng: chỉ làm sạch mảng bám, làm sạch chân răng bằng biện pháp cơ học, can thiệp.

Nhóm răng thử nghiệm: Kết hợp biện pháp làm sạch mảng bám, làm sạch chân răng với bơm 1 liều gel được bơm vào các túi chân răng sau khi loại bỏ mảng bám và làm sạch chân răng (SRP).

Xem thêm: Nguy hiểm nào ập đến khi mang thai bị viêm nha chu (viêm quanh răng)?

Kết quả được thể hiện trong sơ đồ sau:

Kết quả được thể hiện trong sơ đồ sau: 1

Kết quả thử nghiệm hiệu quả sử dụng Ovalgen PG

Nhìn vào kết quả có thể thấy

1) % vị trí chảy máu túi chân răng ở nhóm sử dụng Ovalgen PG giảm đáng kể so với nhóm không sử dụng Ovalgen PG (gần 4 lần) sau 4 tuần can thiệp.

2) Độ sâu túi lợi có giảm hơn ở nhóm Ovalgen PG so với nhóm không sử dụng Ovalgen PG. Trên thực tế lâm sàng, việc giảm được độ sâu túi lợi có ý nghĩa lớn lao trong điều trị bệnh quanh răng, phục hồi tổn thương mô quanh răng, tuy nhiên việc phục hồi đòi hỏi chăm sóc răng thường xuyên và cần có thời gian để thấy được sự phục hồi (~mm)

3) Tỷ lệ vi khuẩn trên mảng bám dưới lợi ở nhóm thử nghiệm giảm rõ rệt so với nhóm đối chứng (không sử dụng Ovalgen PG)

Tìm hiểu thêm: Viên ngậm IgYGate DC-PG chứa kháng thể Ovalgen DC

Kết luận

• Ovalgen PG kháng gingipain từ P. gingivalis – loại vi khuẩn gây viêm nha chu.
• Ovalgen PG giúp cải thiện viêm và giảm lượng P. gingivalis trong khoang miệng .
• Ovalgen PG tác động trực tiếp và đặc hiệu trên vi khuẩn gây bệnh – giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh, có thể sử dụng như biện pháp điều trị phối kết hợp với các biện pháp điều trị bệnh khác.

]]>
https://igygate.com/nghien-cuu-tac-dung-ovalgen-pg-tren-benh-quanh-rang-513/feed/ 0