Igygate.com » Bệnh cúm A https://igygate.com Đột phá công nghệ miễn dịch Nhật Bản Fri, 30 Dec 2022 08:52:05 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.3.34 Đối phó với dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp https://igygate.com/doi-pho-voi-dich-cum-gia-cam-dang-dien-bien-phuc-tap-6895/ https://igygate.com/doi-pho-voi-dich-cum-gia-cam-dang-dien-bien-phuc-tap-6895/#respond Thu, 16 Mar 2017 09:08:31 +0000 https://igygate.com/?p=6895

Thời điểm đầu năm là lúc thời tiến ẩm, nồm tạo điều kiện thuận lợi để dịch cúm gia cầm bùng phát. Cúm gia cầm (Cúm A H5N1, H7N9) hiện đang diễn biến rất phức tạp trên quy mộ rộng, lan nhanh về địa bàn cả về số lượng tại Trung Quốc và có nguy cơ lan sang Việt Nam từ các tỉnh biên giới. Vậy cần làm gì để đối phó với dịch cúm gia cầm trước khi lan sang Việt Nam, hãy theo dõi để có được biện pháp tốt nhất từ những chuyên gia sức khỏe của IgYGate nhé.

Đối phó với dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp 1

Dịch cúm gia cầm bắt đầu bùng phát tại Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Tại việt Nam, dịch cúm gia cầm bắt đầu bùng phát. Hà Tĩnh là nơi đầu tiên phát hiện ổ dịch H5N1. Hà Tĩnh đang gấp rút nỗ lực để khống chế dịch bệnh. Các tỉnh ở biên giới như Lạng Sơn,  cũng như các tỉnh không nằm cạnh biên giới (Kiên Giang) cũng đã chủ động có những biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm.

Đối với mỗi cá nhân, cần phải hiểu rõ nguyên nhân, đặc điểm chung của bệnh cúm gia cầm để có cách phòng bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân gây cúm gia cầm

Virus Influenza A là nguyên nhân gây cúm gia cầm. Chủng virus này gây ra bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm. Virus lây lan rất nhanh và thường phát triển thành ổ dịch ở tất cả các loại gia cầm (gà, vịt, ngỗng, ngan). Tỷ lệ chết ở gia cầm có thể lên tới 100% khi bị nhiễm.

Virus cúm gia cầm có khả năng lây lan sang người cao và xảy ra quanh năm. Lịch sử đã ghi nhận vào năm 1997, các nhà khoa học phát hiện chủng cúm A với tên gọi H5N1 từ gia cầm lây lan sang một người tại Hồng Kông. Đến ngày 28 tháng 2 năm 2008, trên thế giới đã có 369 trường hợp nhiễm H5N1 và 234 người bị tử vong do chủng cúm này.

Triệu chứng của cúm gia cầm

Biểu hiện ở gia cầm:

  • Đột ngột sốt cao lên tới 44-45 độ C.
  • Mào, tích và hàm dưới sưng, tích nước, xuất huyết đỏ từng đám.
  • Khó thở, khi thở phải há miệng.
  • Nước mắt, nước mũi, dãi rớt liên tục.
  • Ỉa chảy, phân xám vàng, xám xanh, có mùi tanh và đôi khi có máu.
  • Da tím tái, xuất huyết dưới da, đặc biệt là da chân.
  • Run rẩy, đi lại xiêu vẹo, loạng choạng, đứng tập trung tại một chỗ, nặng có thể bị co giật, liệt.

Biểu hiện ở gia cầm: 1

Tỷ lệ chết có thể lên tới 100% khi gà mắphải những triệu trứng trên.

Biểu hiện ở người:

  • Sốt cao  trên 39 độ C, đau đầu.
  • Ho, đau họng.
  • Viêm màng kết.
  • Đau mỏi cơ.
  • Đau nhức cơ bắp.
  • Một số bệnh nhân có triệu chứng buồn nôn, khó thở
  • Ngoài ra bệnh nhân có thể tức ngực, tim đập nhanh, nhịp thở thanh, dần dần bệnh nhân bị suy hô hấp dẫn đến suy đa phủ tạng, dẫn đến tử vong.

Biểu hiện ở người: 1

Cúm gia cầm ở người có thể dẫn đến tử vong. (Ảnh minh họa)

Tìm hiểu thêm: Bệnh cúm A H5N1: Triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh

Biện pháp phòng chống

Phòng bệnh ở gia cầm:

  • Vệ sinh khử trùng khử độc thường xuyên, đảm bảo chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, thức uống luôn sạch sẽ.
  • Hạn chế để gia cầm tiếp xúc với thủy cầm, chim trời, bồ câu,
  • Tiêm vacxin phòng bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y, thường xuyên kiểm tra để phát hiện loại bỏ gia cầm ốm yếu ra khỏi đàn.
  • Chọn mua gia cầm tại những cơ sở tốt, đảm bảo, mua gia cầm khỏe mạnh, không nhốt chung gia cầm mới mua với nhóm đang khỏe mạnh, cần nhốt riêng để theo dõi sức khỏe ít nhất 10 ngày.

Phòng bệnh ở người:

  • Hạn chế tiếp xúc với gia cầm bệnh: trang bị đồ bảo hộ y tế (găng tay, khẩu trang, quần áo) khi phải giết mổ gia cầm, hạn chế tiếp xúc với gia cầm ngay cả khi chúng chưa có biểu hiện.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi, sử dụng thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không ăn những món không đảm bảo vệ sinh như trứng gà sống, tiết canh…
  • Luyện tập để nâng cao sức khỏe cũng như khả năng miễn dịch: tập luyện thể thao để tăng cường sức đề kháng, giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như môi trường xung quanh. Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường hoặc khi đi tới những vùng dịch xảy ra.

Phòng cúm gia cầm cho người bằng phương pháp đến từ Nhật Bản

Phát triển từ năm 1986, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu – Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu một loại kháng thể trên lòng đỏ trứng gà có khả năng chống lại virus cúm gây bệnh ở người. Sau hơn 20 năm nghiên cứu, kháng thể IgY ra đời với khả năng tiêu diệt 100% virus cúm A H5N1 và các chủng cúm khác theo mùa.

Xem thêm: Tại sao lựa chọn kháng thể IgY để chống virus Cúm

Kháng thể IgY giúp làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt…; hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm. Khi sử dụng kháng thể IgY sẽ giải phóng dần dần và tạo thành lớp hàng rào bảo vệ hầu họng – nơi cửa ngõ xâm nhập của virus cúm. Sản phẩm là người bạn không thể thiếu trong tủ thuốc của mỗi gia đình, dùng được cho cả trẻ em và người lớn.

Theo IgYGate.vn

]]>
https://igygate.com/doi-pho-voi-dich-cum-gia-cam-dang-dien-bien-phuc-tap-6895/feed/ 0
Điều trị cúm A như thế nào? https://igygate.com/dieu-tri-cum-a-3042/ https://igygate.com/dieu-tri-cum-a-3042/#comments Wed, 22 Jul 2015 01:03:43 +0000 https://igygate.com/?p=3042

Cúm là bệnh phổ biến ở người. Nguyên nhân gây cúm rất đa dạng, bệnh cúm ở người được chia thành ba nhóm chính gồm cúm A, cúm B và cúm C. Trong đó chủng cúm A là nguyên nhân gây cúm phổ biến nhất.

Điều trị cúm A như thế nào? 1

Làm sao để điều trị cúm A đúng cách. (Ảnh minh họa)

Những nước phương Đông, đặc biệt là Việt Nam, thường không có cái nhìn đúng đắn về căn bệnh này, chúng ta hay bỏ qua những triệu chứng và để bệnh tự khỏi. Tuy nhiên, cúm A vẫn có khả năng gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời những triệu chứng nặng của bệnh. Vậy khi bị cúm phải điều trị như nào? Cùng Bác sĩ Trương Minh Quang (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) trả lời câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

Điều trị cúm A đúng cách

Bệnh cúm A với những triệu chứng như ho, sổ mũi. hắt hơi, sốt mà chúng ta thường hay gọi là cảm cúm có nguyên nhân bắt nguồn từ virus gây nhiễm khuẩn đường hô hấp. Virus cúm A có khả năng lây nhiễm rất cao thành vùng dịch, thậm chí có thể trong phạm vi một quốc gia hoặc nhiều nước trên thế giới. Dịch cúm A/H1N1 năm 2009 là một mình chứng cho sự lây lan mạnh mẽ của virus cúm A. Tại thời điểm này, trên 160 quốc gia với hàng trăm nghìn người bị nhiễm cúm.

Đối với đa phần những người khỏe mạnh có hệ miễn dịch bình thường sẽ khỏi bệnh trong thời gian từ vài ba ngày tới một tuần. Tuy nhiên đối với những người có hệ miễn dịch kém như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mai thai, cúm A sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Cúm A không có thuốc đặc trị, việc điều trị chủ yếu là theo dõi và hạn chế những triệu chứng của bệnh. Người bệnh có thể tự chăm sóc và điều trị cho mình bằng những cách sau:

  • Nghỉ ngơi, thư giãn trong môi trường thoáng khí, tránh những nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, không nên nằm trong phòng điều hòa vì máy lạnh sẽ khiến bệnh cúm nặng hơn, người bệnh có thể xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khách như ho, sốt.

Điều trị cúm A đúng cách 1

 

Nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe khi bị cúm A. (Ảnh minh họa)

  • Chế độ dinh dưỡng với đồ ăn dễ tiêu, thực phẩm lỏng, nóng và uống nhiều nước. Tránh ăn đồ ăn lạnh ảnh hưởng tới họng người bệnh.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ như dùng thuốc hạ sốt, bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên đối với những người bị loét dạ dày, tá tràng không được uống vitamin C, APC và Aspirin.
  • Người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, không dùng chung những đồ dùng sinh hoạt như chén, bát, thìa, dĩa, khăn mặt với mọi người trong gia đình. Trong trường hợp phải ra ngoài cần phải có những biện pháp phòng lây bệnh cho người khác như đeo khẩu trang y tế, khi sổ nũi, hắt hơi phải dùng khăn giấy để tránh tiết dịch có chứa virus trong cơ thể bám vào vật dụng và những người xung quanh.
  • Đặc biệt chú ý đến những triệu chứng của bệnh, trường hợp sốt sau 7 ngày mà vẫn không khỏi hoặc có những biểu hiện nặng như ho, sổ mũi, hắt hơi ra tiết dịch có màu sậm, đặc, có chứa máu, cần đến ngay những cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được xử lý kịp những biến chứng nguy hiểm của cúm A. Lúc này có thể đã bội nhiễm vi khuẩn dẫn đến suy hô hấp, nhiều trường hợp đã tử vong do các chủng cúm A.

Giải pháp sử dụng kháng thể thụ động IgY của Nhật Bản

Xuất hiện tại Việt Nam không lâu, kháng thể thụ động Ovalgen F đã được viện nghiên cứu miễn dịch Gifu – Nhật Bản nghiên cứu và ứng dụng trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa cúm. Sử dụng kháng thể Ovalgen F giúp làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt…; hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm. Sử dụng thường xuyên giúp tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh theo mùa.

Theo Bác sĩ Trương Minh Quang, điều khiến Ovalgen F được ưa chuộng chính bởi công nghệ miễn dịch thụ động trong mỗi viên ngậm sẽ hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các chủng cúm A H1N1, H3N2, H5N1, cúm B. “Trái tim” của Ovalgen F chính là hàm lượng kháng thể IgY có chứa trong mỗi viên ngậm. Đây là loại kháng thể được chiết tách từ lòng đỏ trứng gà đánh dấu một bước ngoặt lớn trong việc hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm trong tương lai.

Theo igygate.vn

]]>
https://igygate.com/dieu-tri-cum-a-3042/feed/ 2
Các nguyên nhân gây bệnh cúm A https://igygate.com/cac-nguyen-nhan-gay-benh-cum-a-3039/ https://igygate.com/cac-nguyen-nhan-gay-benh-cum-a-3039/#respond Tue, 21 Jul 2015 02:18:35 +0000 https://igygate.com/?p=3039

Chúng ta thường thấy một người bị cảm cúm khi họ xuất hiện những triệu chứng liên quan tới hệ hô hấp như sổ mũi, hắt hơi, viêm họng, ho… Bệnh này thường gặp vào cuối mùa thu và khi đông về, hoặc những lúc thời tiết thay đổi khiến nhiều người có triệu chứng của cúm. Để chủ động phòng và điều trị hiệu quả, bác sĩ Nguyễn Thanh Trúc sẽ gửi tới bạn đọc những thông tin về nguyên nhân gây bệnh cúm A ở người.

Các nguyên nhân gây bệnh cúm A 1

Nguyên nhân nào gây cúm A? (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân trực tiếp

Cúm A là bệnh lây truyền qua đường hô hấp do virus gây nên. Cúm có thể phát triển thành ổ dịch lớn, bùng phát trên một diện rộng trở thành dịch lây lan trên cả nước, thậm chí là trên toàn thế giới. Vào năm 2009, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ghi nhận virus cúm H1N1, một phân nhóm của cúm A, đã lây lan trong 160 quốc gia và làm hơn 800 người tử vong.

Virus cúm A thường biến đổi, các nhà khoa học phân nhóm virus bằng các ký tự chữ H, N và chữ số đứng sau.Việc ký hiệu các nhóm virus này dựa vào các tiêu chí: năm phát hiện, nơi phát huyện ra virus, chỉ số kháng nguyên Hemagglutinin và Neuramidase.

Nguyên nhân trực tiếp 1

Nguyên nhân trực tiếp gây cúm A là virus. (Ảnh minh họa)

Vỏ của virus cúm A là glycoprotein bao gồm hai kháng nguyên là kháng nguyên Hemagglutinin ngưng kết hồng cầu (viết tắt là H) và kháng nguyên Neuraminidase trung hòa (viết tắt là N). Trải qua thời gian dài, hiện nay kháng nguyên H đã biến đổi qua 15 loại từ H1 tới H15, kháng nguyên N có 9 loại từ N1 tới N9.

Nhờ đặc tính cấu tạo, virus cúm A có khả năng tổ hợp hai loại kháng nguyên H và N để tạo nên các phân nhóm khác nhau của virus cúm A. Kể từ khi phát hiện ra virus cúm A, hai kháng nguyên này luôn luôn biến đổi và tạo thành những loại virus mới thuộc nhóm A hung hãn, mãnh liệt hơn. Một ví dụ tiêu biểu cho sự nguy hiểm của virus cúm A đó là dịch cúm H5N1 xảy ra vào năm 2008 đã gây ra cái chết cho hàng trăm người trên thế giới. Sở dĩ cúm A/H5N1 gây nên tình trạng tử vong cao ở người tới vậy là do cơ thể con người lúc đó còn rất xa lạ với loại virus cúm này. H5N1 là một trong những biến thể của virus cúm A bắt nguồn từ gà, trường hợp đầu tiên nhiễm loại virus này là do tiếp xúc với gà mang virus H1N1 biến thể.

Nguyên nhân gián tiếp

Nguyên nhân trực tiếp gây cúm A ở người do các chủng cúm A phổ biến nhất là H1N1, H3N2 và H5N1.  Virus lây truyền qua đường hô hấp, mỗi khi người bệnh sổ mỗi hay hắt hơi, những tiết dịch trong cơ thể người cúm thoát ra môi trường bên ngoài sẽ mang theo một lượng virus cúm. Người bình thường khi tiếp xúc trực tiếp với những tiết dịch này sẽ có khả năng lây nhiễm bệnh cúm.

Nguyên nhân gián tiếp 1

Tiếp xúc với tiết dịch của người bệnh gây cúm A. (Ảnh minh họa)

Bản chất của virus cúm A là lipoprotein, đa số các phân nhóm của loại virus này có sức đề kháng yếu, dễ dàng bị tiêu diệt bởi bức xạ mặt trời, bị tiểu diệt ở nhiệt độ lớn hơn 56 độ C,… Tuy nhiên, khi tồn tại ở môi trường bên ngoài trong điều kiện bình thường, đặc biệt là lúc thời tiết lạnh và độ ẩm thấp, virus cúm A có thể tồn tại hàng giờ, thậm chí là vài ngày.

Với những đặc tính nguy hiểm của virus cúm A, một người có thể bị nhiễm bệnh bởi những nguyên nhân sau:

  • Do tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm cúm qua giao tiếp, người bình thường bị những tiết dịch trong cơ thể của người bệnh như nước mũi, họng khi sổ mũi, hắt xì xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp như hít, nuốt phải.
  • Do sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt (chén, bát, thìa, dĩa, khăn…) với người  bị nhiễm bệnh, hoặc vô tình chạm vào những đồ gia dụng trong gia đình (bàn, ghế, giường, tủ, tay nắm cửa…) và sau đó đưa tay lên mũi, miệng cũng có khả năng lây nhiễm cúm A cao.
  • Tiếp xúc với động vật bị nhiễm cúm A cũng có thể lây bệnh từ các loài đồng vật có vú như lợn, ngựa hay các loài chim, gia cầm.
  • Những nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ, công viên, bể bơi là môi trường thuận lợi cho virus cúm A lây lan.

Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc cúm A với IgYGate F

Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu – Nhật Bản sau hơn 20 năm đã nghiên cứu và phát triển được một loại kháng thể có khả năng ngăn chặn và bất hoạt những loại cúm A thường gặp ở người. Loại kháng thể này được chiết tách từ lòng đỏ trứng gà có tên gọi là kháng thể IgY (Ovagel F).

Tại Việt Nam, viên ngậm IgYGate F sử dụng kháng thể IgY là liệu pháp miễn dịch thụ động cung cấp một lượng kháng thể giúp làm giảm các triệu chứng của cúm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt… đặc biệt nó còn hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm. Viên ngậm dùng được cho mọi đối tượng cả trẻ em và người lớn. Sử dụng viên ngậm mỗi ngày giúp tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh theo mùa.

Theo igygate.vn

]]>
https://igygate.com/cac-nguyen-nhan-gay-benh-cum-a-3039/feed/ 0
Cúm A là gì? Tìm hiểu chung về bệnh cúm A https://igygate.com/tim-hieu-chung-ve-benh-cum-a-3035/ https://igygate.com/tim-hieu-chung-ve-benh-cum-a-3035/#respond Mon, 20 Jul 2015 03:03:52 +0000 https://igygate.com/?p=3035

Có ba chủng cúm bao gồm cúm A, cúm B và cúm C. Trong đó cúm A là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dịch cúm ở người. Có nhiều tác nhân gây nên bệnh cúm A nhưng phổ biến nhất vẫn là các loại virus: H1N1, H3N2 và H5N1. Để giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quán về cúm A, sau đây sẽ là những thông tin được bác sĩ Lê Thị Mẫn (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) cung cấp với igygate.vn.

Cúm A là gì? Tìm hiểu chung về bệnh cúm A 1

Cúm A gây nên bởi các phân nhóm virus A gây bệnh trên đường hô hấp. (Ảnh minh họa)

Cúm A là gì?

Cúm A là bệnh gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất nhanh và có thể bùng phát  thành ổ dịch lớn trể cả nước. Trên thế giới đã ghi nhận rất nhiều đợt cúm do các chủng virus cúm A gây nên làm tử vong tới hàng trăm ngàn người.

Yếu tố gây bệnh cúm A?

Trải qua thời gian, cúm A biến thể phân thành nhiều phân nhóm cúm khác nhau gây nên những đại dịch nguy hiểm trong lịch sử loài người, tiêu biểu là: H2N8 (1889-1890), H3N8 (1900-1903), H1N1 (1918-1919 và 1946-1947; 1977-1978), H2N2 (1957-1958), H3N2 (1968-1969 ).

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hai phân nhóm cúm A phổ biến nhất hiện nay đó là H1N1 và H3N2. Ngoài ra vào năm 1997, các nhà khoa học phát hiện chủng cúm A với tên gọi H5N1 trên một người tại Hồng Kông. Đến ngày 28 tháng 2 năm 2008, trên thế giới đã có 369 trường hợp nhiễm H5N1 và 234 người bị tử vong do chủng cúm này.

Lý giải về cách phân nhóm virus cúm A

Do cấu trúc kháng nguyên vỏ ngoài của từng loại virus, các nhà khoa học đã phân nhóm cúm A ra thành H1N1, H3N2, H5N1… Trên vỏ hạt của virus cúm A có chứa hai kháng nguyên gây nhiễm bao gồm: Hemaglutinin – chất ngưng kết hồng cầu (viết tắt là H), Neuraminidase – enzim tan nhầy (viết tắt là N). Hai kháng nguyên này có khả năng giúp virus cúm bám dính được vào thành tế bào để đột nhập và làm tổn thương những tế bào hô hấp. Những chữ số 1, 2, 3, 5,… bên cạnh những chữ cái viết hoa chỉ số thứ tự của kháng nguyên H và N đã biến đổi.

Virus cúm A đang biến đổi và sẽ trở nên hung hãn hơn

Với đặc tính cấu tạo đặc biệt, virus cúm A có thể dễ dàng thay đổi cấu trúc kháng nguyên để gây nên những triệu chứng nguy hiểm ở người. Tùy vào mức độ thay đổi của virus, thậm chỉ chỉ cần sự thay đổi lớn trên bề mặt kháng nguyên của virus cũng có thể gây nên đại dịch lớn. Tổ chức Y tế thế giới lo ngại virus cúm A H3N2 và H1N1 tái tổ hợp với virus H5N1 để tạo ra một chủng virus mới hung hãn hơn, lan truyền mạnh hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở người.

Người mắc cúm A có khả năng tử vong

Cúm A khi bùng phát thành dịch lớn sẽ trở nên rất nguy hiểm. Người nhiễm bệnh sẽ có thể có những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi do bội nhiễm, thâm chí là tử vong vì suy hô hấp nặng.

Khả năng nhiễm cúm và tử vong của người già, trẻ nhỏ hay những người bị bệnh về tim mạch, thận phổi, bệnh về miễn dịch mạn tính là rất cao. Virus cúm A có khả năng sinh sôi và phát triển theo cấp số nhân trong hệ hô hấp của con người nếu không được điều trị kịp thời. Đặc biệt là với virus cúm H5N1 có khả năng phá hủy các mô phổi và nhiều phủ tạng trong cơ thể người, tỷ lệ tử vong của người bị nhiễm loại virus cúm này cao hơn hẳn so với các chủng cúm A khác.

Di chứng của cúm A

Virus cúm A tấn công và gây nên những tổn thương cho hệ hô hấp của cơ thể khiến cơ thể bị suy yếu. Những tổn thương trên phổi cũng cần một thời gian lâu dài để phục hồi.

Di chứng của cúm A 1

Virus cúm A khiến cơ thể bị suy yếu và cần thời gian phục hồi. (Ảnh minh họa)

Ở phụ nữ mang thai, khả năng bị nhiễm cúm A nhiều hơn ở người bình thường do cả hai cơ thể sống đều phải chống chọi với virus, hệ miễn dịch của người mẹ bị suy giảm. Hơn nữa, trong nhiều nghiên cứu khoa học, virus cúm có khả năng gây đột biến gen dẫn đến dị tật bẩm sinh cho thai nhi, phổ biến nhất là trong vòng 3 tháng đầu.

Trên đây là những thông tin bổ ích và cần thiết cho mọi người về cúm A – căn bệnh phổ biến ở người. Đây là chứng bệnh tuy đơn giản nhưng vẫn có khả năng gây nguy hiểm cho người mắc phải. Đừng để cúm A trở thành nỗi ám ánh của bạn và gia đình. Một giải pháp giúp làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi sổ mũi, nhức đầu, sốt… và hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm đến từ Nhật Bản đó là sử dụng viên ngậm IgYGate F mỗi ngày.

Bs. Lê Thị Mẫn

]]>
https://igygate.com/tim-hieu-chung-ve-benh-cum-a-3035/feed/ 0
Biến chứng không ngờ tới của bệnh cúm A https://igygate.com/bien-chung-benh-cum-a-3162/ https://igygate.com/bien-chung-benh-cum-a-3162/#comments Thu, 09 Jul 2015 05:05:25 +0000 https://igygate.com/?p=3162

Cúm A tuy là căn bệnh có diễn biến đơn giản và là nguyên nhân chủ yếu gây cúm ở người nhưng nó có thể vẫn gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không kịp thời phát hiện và điều trị các triệu chứng nặng của bệnh.

Biến chứng không ngờ tới của bệnh cúm A 1

Cúm A có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. (Ảnh minh họa)

Biến chứng nguy hiểm của cúm A

Mỗi khi giao mùa hay khi thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi để virus cúm A lây lan và có khả năng bùng phát thành dịch lớn. Người mắc bệnh sẽ có những triệu chứng dễ nhật biết như sổ mũi, ho, hắt hơi, đau họng, toàn thân nhức mỏi, sốt cao. Cúm A dễ dàng lây lan nhanh trong cộng đồng bởi cơ chế lây truyền qua đường hô hấp. Bất cứ người nào cũng có thể nhiễm cúm A, nhất là trẻ em, người già, phụ nữ có thai, người bị suy giảm miễn dịch có khả năng xảy ra biến chứng của cúm.

Biến chứng phổi

Virus cúm A là virus có khả năng tấn công và hủy hoại các tế bào hô hấp, phần lớn là ở phổi. Chính vì vậy những biến chứng hay gặp nhất thường xảy ra ở phổi. Những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch suy giảm như trẻ em hay phụ nữ có thai có nguy cơ bị bội nhiễm virus cúm A và khởi phát các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Dấu hiệu nhận biết được phát hiện rõ nhất khi xem phim chụp X-Quang hoặc chụp cắt lớp ở ngực. Có 18% người bị bệnh tim sau khi mắc cúm sẽ có biểu hiện của biến chứng này và 80% sẽ tử vong cho dù có điều trị tích cực.

Những biến chứng phổi khi bị cúm rất nguy hiểm và cần phải phát hiện để có những biện pháp xử lý kịp thời. Trường hợp này thường xảy ra sau 4 đến 14 ngày nhiễm cúm. Người bệnh sẽ sốt cao trong nhiều ngày, ho ra đờm đặc có lẫn máu, đau tức ngực, khi chụp X-Quang sẽ thấy phần phổi bị tổn thương rõ rệt. Các triệu chứng sẽ dần dần nặng thêm khiến bệnh nhân phải nhập viện để điều trị.

Biến chứng với trẻ em

Trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, do đó virus cúm A dễ dàng để lại những biến chứng nguy hiểm.

  • Viêm xoang: Cảm cúm nếu bị tái phát nhiều lần và diễn ra trong thời gian dài rất dễ gây nên bệnh viêm xoang, đặc biệt là với trẻ em. Sau 4 đến 6 ngày nếu phát hiện các triệu chứng đau tai, chảy mủ tai, đờm và dịch mũi màu vàng. ngạt mũi kéo dài, các vị phụ huynh cần đưa trẻ tới những cơ sở khám chữa bệnh để tránh viêm xoang cho bé.
  • Viêm tai giữa: Virus cúm A có khả năng xâm nhập vào phía sau màng nhĩ khiến trẻ bị viêm tai giữa. Triệu chứng để nhận biết biến chứng này đó là trẻ hay ngủ li bì, khóc, sốt, nước mũi màu xanh hoặc vàng.

Biến chứng với trẻ em 1

Trẻ em là đối tượng dễ mắc biến chứng của cúm A. (Ảnh minh họa)

  • Hội chứng Reye: Tuy tỷ lệ xảy ra rất thấp nhưng hội chứng Reye ở trẻ gây tử vong rất cao. Dấu hiệu để nhận biến hội chứng này là chứng buồn nôn và nôn mửa khi những triệu chứng cúm đang giảm dần. Sau đó trẻ sẽ mê sảng, co giật, hôn mê và có thể tử vong rất nhanh.

Biến chứng với bà bầu

Cúm A ảnh hưởng trực tiếp tới bà mẹ mang thai. Virus cúm gây sốt, sổ mũi, đau họng … làm rối loạn trao đổi chất, ảnh hưởng gián tiếp tới thai nhị. Bên cạnh đó, virus còn có thể thông qua nhau thai, xâm nhập vào cơ thể của thai nhi và gây nên những chứng bệnh nguy hiểm như sứt môi, tụ huyết ở não, bệnh tim, dị dạng hoặc sinh non. Trẻ sinh non do người mẹ mắc cúm rất khó bảo toàn được tính mạng.

Virus cúm A hoạt động mạnh nhất khi người mẹ đang mang thai 3 tháng đầu. Do đó, các bà mẹ cần phải chủ động phòng ngừa cũng như điều trị cúm trong thời gian này để tránh những biến chứng có thể xảy ra với mình cũng như thai nhi.

Không còn biến chứng cúm A với Ovalgen FL

Các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu và tìm ra một loại kháng thể có khả năng vô hiệu hóa các chủng virus cúm A, trong đó có H1N1, H3N2 và H5N1. Ovalgen FL có khả năng tạo thành một lớp màng bảo vệ “bắt dính” virus cúm khiến chúng không xâm nhập được vào các cơ quan hô hấp cũng như không để virus lây truyền ra những người xung quanh.

Kháng thể ovalgen FL có trong viên ngậm IgYGate F. Sử dụng viên ngậm mỗi ngày sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt…hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm, từ đó giúp làm giảm nguy cơ biến chứng của cúm. Sản phẩm sử dụng được cho mọi đối tượng bao gồm cả trẻ em và người lớn. Hãy để IgYGate F bảo vệ sức khỏe của cả gia đình bạn!

Theo igygate.vn

]]>
https://igygate.com/bien-chung-benh-cum-a-3162/feed/ 2
Có nên dùng thuốc chữa bệnh cúm A https://igygate.com/co-nen-dung-thuoc-chua-benh-cum-a-3158/ https://igygate.com/co-nen-dung-thuoc-chua-benh-cum-a-3158/#respond Wed, 08 Jul 2015 07:47:30 +0000 https://igygate.com/?p=3158

Cúm A không phải là căn bệnh quá xa lạ đối với chúng ta. Virus cúm A H1N1, H3N2, H5N1 là những yếu tố chủ yếu gây ra bệnh cúm ở người. Mỗi khi bị cúm, đa phần chúng ta đều để tự khỏi hoặc tự ý sử dụng thuốc điều trị bởi hiện giờ hầu hết các loại thuốc cảm cúm đều được xếp vào những loại thuốc không cần kê đơn. Nhưng liệu, điều trị cúm A bằng thuốc có phải là phương pháp tối ưu nhất? Bác sĩ Trần Văn Khải (Bác sĩ chuyên khoa nội Bệnh viện Bạch Mai) sẽ trả lời câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

Có nên dùng thuốc chữa bệnh cúm A 1

Dùng thuốc chữa cúm A liệu có an toàn. (Ảnh minh họa)

Có nên dùng thuốc chữa cúm A?

Trên thị trường hiện có hàng loạt những loại thuốc được dán nhãn có thể chữa trị được bệnh cúm nhanh chúng. Những nhà sản xuất khác nhau sẽ có những thành phần khác nhau trong thuốc và có rất nhiều dạng thuốc để điều trị cúm A như thuốc ngậm, thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc đặt hậu môn, thuốc viên, thuốc dạng sirô.

Đặc biệt, Bộ Y tế đã cấm dùng các thuốc có chứa thành phần pseudoephedrin và phenylpropanolamin do các chất này có khả năng tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ ở những người bị bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu tại Mỹ còn chỉ ra rằng, sử dụng paracetamol sẽ gây tổn hại gan, dùng tamiflu ở trẻ em sẽ gây những biến chứng nguy hiểm (tai biến, buồn nôn, rối loạn giấc ngủ, lú lẫn, mất khả năng tư duy bình thường, co giật).

Các loại thuốc điều trị cúm A có thể ảnh hưởng tới thai nhi, ảnh hưởng tới sức khỏe phụ nữ mang thai và dẫn đến dị tật thai nghén, sảy thai, nhiễm độc thai nghén… nếu dùng bừa bãi, không theo chỉ định của bác sĩ. Cụ thể, các thuốc như Tamiflu, Relenza, Flumadine, Symmetrel có nguy cơ khiến thai nhi bị khuyết tật bẩm sinh; Aspirin có thể khiến chảy máu thai nhi; các chất tiêu đờm và ức chế những cơn ho như dextromethorphan, guaifenesin có thể gây nên các biến chứng trên thai nhi.

Không sử dụng các loại thuốc có chứa chlorpheniramin maleat cho người tắc cổ bàng quang, lên cơn hen, bà mẹ đang cho con bú,… bởi chất này có thể gây những biến chứng khôn lường.

Có nên dùng thuốc chữa cúm A? 1

Thuốc chữa cúm A có thể gây nên một số tác dụng phụ. (Ảnh minh họa)

Cúm A là bệnh lây lan giữa người với người qua đường hô hấp. Virus lây lan từ tiết dịch trong cơ thể của người bệnh khi họ sổ, mũi, hắt hơi, ho và xâm nhập vào cơ thể của người khác qua đường hô hấp (mũi, miệng). Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh cúm A, những loại thuốc hiện có trên thị trường chỉ có khả năng làm giảm những triệu chứng của cúm như đau đầu, sốt, sổ mũi, ho… Và thuốc có chứa những thành phần hóa học dù ít hay nhiều cũng có thể gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Do đó, việc có nên sử dụng thuốc điều trị cúm A hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn của người bệnh. Dù rằng có nhiều thuốc có khả năng làm giảm những triệu chứng khó chịu của bệnh cúm nhanh chóng nhưng cũng sẽ để lại những tác dụng phụ, hay tệ hơn là những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Chính vì vậy, cần cân nhắc kỹ và hỏi ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng thuốc điều trị cúm A.

Giải pháp mới từ Nhật Bản

Kháng thể thụ động IgY ( Ovalgen FL ) đặc hiệu trên virus cúm là kết quả của công trình nghiên cứu sau 20 năm tại Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu – Nhật Bản, với công thức sử dụng kháng thể chiết tách từ lòng đỏ trứng gà để trực tiếp bất hoạt các loại virus cúm A gây bệnh phổ biến ở người như H1N1, H3N2, H5N1 và cúm B.

Viên ngậm IgYGate F có chứa thành phần là kháng thể IgY ( ovalgen FL ) có tác dụng hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm; giúp làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt…

Đặc biệt, IgY ( Ovalgen FL ) không gây đề kháng, tác dụng phụ, an toàn với cả trẻ em và phụ nữ có thai.

Bs. Trần Văn Khải

]]>
https://igygate.com/co-nen-dung-thuoc-chua-benh-cum-a-3158/feed/ 0
Các phương pháp phòng bệnh cúm A https://igygate.com/cac-phuong-phap-phong-benh-cum-a-3094/ https://igygate.com/cac-phuong-phap-phong-benh-cum-a-3094/#respond Tue, 07 Jul 2015 02:47:32 +0000 https://igygate.com/?p=3094

Virus cúm A là loại vi khuẩn gây cúm phổ biến ở con người. Nếu không có những biện pháp phòng ngừa thì cúm A có thể bùng phát thành dịch lớn. Để bệnh cúm không còn là mối đe dọa tới sức khỏe của các độc giả, dưới đây sẽ là những lời khuyên của bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) về các phương pháp phòng bệnh cúm A.

Các phương pháp phòng bệnh cúm A 1

Làm sao để phòng virus cúm A. (Ảnh minh họa)

Có rất nhiều phân nhóm cúm A bao gồm H1N1, H2N2, H2N8, H3N8, H3N2, H5N1. nhưng phổ biến nhất phải kể đến 3 phân nhóm H1N1, H3N2 và H5N1. Ba loại virus này đã từng gây nên những cơn đại dịch lớn làm nhiều người tử vong, Sở dĩ cúm A có thể trở nên nguy hiểm đến vậy là do cơ chế lây lan mạnh mẽ của virus và những biến thể của nó.

Các phương pháp phòng bệnh cúm A

Cúm A lây lan qua đường hô hấp, chính vì thế các phương pháp phòng chống cúm A cũng không quá phức tạp với mọi người. Để phòng cúm A hiệu quả, bác sĩ Cúc nhấn mạnh cần phải vệ sinh cá nhân cũng như nơi ở sạch sẽ, đồng thời chú ý thực hiện những phương pháp sau:

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

  • Rửa mặt, mũi, chân tay ít nhất từ 2 đến 3 lần một ngày.
  • Sử dụng những sản phẩm có công dụng sát khuẩn để rửa tay, mặt, nhỏ mũi và sát khuẩn họng hằng ngày.
  • Sử dụng khăn giấy hoặc tay để che miệng, mũi, mỗi khi ho, hắt hơi, sổ mũi. Sau đó rửa sạch tay và cho khăn giấy vào thùng rác.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ 1

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ là cách phòng ngừa cúm A hiệu quả. (Ảnh minh họa)

  • Không nên cho tay lên mắt, mũi, miệng bởi vi khuẩn cúm A có thể từ tay và lây nhiễm qua các bộ phận trên.
  • Không sử dụng những loại thực phẩm từ gia súc, gia cầm nhiễm bệnh, tuân thủ thực hiện ăn chín uống sôi.
  • Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt với người bệnh (thìa, đĩa, chén, bát, khăn…)
  • Tắm rửa hằng ngày và giặt sạch quần áo sau khi thay ra, không để quần áo dính nước.

Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ

  • Khử trùng những đồ vật có khả năng là nơi trú ẩn của virus nhiều nhất như điện thoại, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, bàn phím, chuột vi tính, cần gạt toilet, điều khiển tivi.
  • Đảm bảo chỗ ở và làm việc luôn được dọn dẹp sạch sẽ, luôn đảm bảo văn phòng làm việc được thoáng mát. Vệ sinh và khử trùng những bề mặt như bàn làm việc, bàn ăn, bếp ăn.
  • Tẩy uế chuồng trại khi có gia cầm mắc dịch, sử dụng những dung dịch thuốc theo chỉ định của cơ quan kiểm dịch.
  • Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh, đeo khẩu trang y tế khi đến những nơi đông người hoặc khi tiếp xúc với những người có triệu chứng cúm A.

Cần lưu ý rằng tuy virus cúm A đa phần là loại virus có sức đề kháng yếu, có khả năng bị tiêu diệt ở nhiệt độ lớn hơn 56 độ C, nhưng khi tồn tại ở môi trường bên ngoài, nhất là khi thời tiết lạnh và độ ẩm thấp, thời gian sống sót của virus cúm A có thể lên tới vài ngày. Do vậy, việc vệ sinh cá nhân của như nơi ở xung quanh rất cần thiết để phòng bệnh cúm A cũng như những căn bệnh lây qua đường hô hấp, đặc biệt là khi mùa dịch tới.

Sử dụng những phương pháp y tế

  • Thực hiện tiêm chủng phòng chống virus cúm. Để cơ thể có kháng thể chống lại virus cúm, việc dùng chủng ngừa là điều cần thiết, đặc biệt là với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ đều là những đối tượng lý tưởng để virus cúm A tấn công và gây bệnh.
  • Khi cơ thể có những biểu hiện nặng như khó thở, co giật, sốt cao, ho, sổ mũi ra tiết dịch có chứa máu. Lúc này cơ thể bạn đã bị suy hô hấp do bội nhiễm virus, cần đến ngay những cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Sử dụng những phương pháp y tế 1

Trẻ em nên được tiêm chủng phòng bệnh cúm A. (Ảnh minh họa)

Giảm nguy cơ mắc cúm A bằng kháng thể IgY

Cúm A là căn bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể của bất cứ người nào khi mắc phải căn bệnh này. Hãy bảo vệ bản thân và cả gia đình bạn bằng  kháng thể IgY ( Ovalgen FL ).

Viên ngậm IgYGate F là sản phẩm có chứa kháng thể IgY áp dụng công nghệ miễn dịch thụ động đến từ Nhật Bản. Kháng thể IgY có trong viên ngậm được chiết tách từ lòng đỏ trứng gà có khả năng giúp làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt…;.

Sử dụng viên ngậm mỗi ngày giúp tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh theo mùa.

Theo igygate.vn

]]>
https://igygate.com/cac-phuong-phap-phong-benh-cum-a-3094/feed/ 0