Igygate.com » Bệnh cúm H1N1 https://igygate.com Đột phá công nghệ miễn dịch Nhật Bản Fri, 30 Dec 2022 08:52:05 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.3.34 764 ca tử vong vì cúm H1N1 tại Brazil https://igygate.com/764-ca-tu-vong-vi-cum-h1n1-tai-brazil-5097/ https://igygate.com/764-ca-tu-vong-vi-cum-h1n1-tai-brazil-5097/#respond Thu, 09 Jun 2016 02:32:33 +0000 https://igygate.com/?p=5097

Dịch cúm được cho là đứng đầu tất cả các dịch bệnh khác. Cứ vài thập kỷ lại có 1 đại dịch cúm lớn xảy ra, như năm 1919, 1957, 1968 và 2009. Thậm chí, các bằng chứng khoa học còn cho thấy các đại dịch này còn xuất hiện thường xuyên hơn trong tương lai.

Bùng phát dân số khiến con người sống gần nhau hơn, khiến vi rút cúm càng có điều kiện lây lan nhanh hơn. Nhất là khi số người ăn thịt và sống quanh gia súc, gia cầm hay các loại động vật mang vi rút cúm khác ngày càng gia tăng.

Theo Bộ Y tế Brazil, gần 3.980 người đã có các triệu chứng nghiêm trọng về đường hô hấp vì nhiễm virus cúm H1N1 trong năm 2016, tăng cao đột biến so với 141 ca của năm 2015.

Chỉ trong một tuần vừa qua dịch cúm H1N1 đã cướp đi 85 sinh mạng người dân Brazil, cao gấp 2 lần so với ca tử vong do cúm H1N1 của năm 2015. Trong tuần vừa qua, Brazil cũng đã xác nhận có thêm 460 trường hợp mới nhiễm dịch. Một con số thật đáng lo ngại.

Bang Sao Paulo, bang đông dân nhất tại Brazil là nơi ghi nhận số ca tử vong vì cúm H1N1 cao nhất trên cả nước, với 352 người chiếm khoảng 46% tổng số ca.

Hiện tại, các lý do giải thích cho điều này vẫn chưa được làm rõ, nhưng hầu hết các chuyên gia đều tin rằng, virus có thể được lây truyền theo con đường du lịch, người Brazil đi du lịch ở Bắc bán cầu trong những tháng đầu năm.

Để ngăn chặn dịch H1N1 tiếp tục lây lan rộng chính phủ Brazil đã triển khai chiến dịch tiêm phòng vaccine cho 50 triệu người dân, tập trung vào những nhóm người dễ bị tổn thương như trẻ em, người già và phụ nữ mang thai.

764 ca tử vong vì cúm H1N1 tại Brazil 1

Viên ngậm IgYGate F

Viên ngậm IgYGate F chứa kháng thể IgY (OvalgenFL ), Ovalgen DC, Xylitol.

Thành phần

( Mỗi viên ngậm IgYGate F)

·         Ovalgen FL                    8 mg

·         Ovalgen DC                  4  mg

·         Xylitol                       210  mg

·         Thành phần khác vừa đủ

 

Tác dụng: Giúp tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh theo mùa. Giúp làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt…; hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm.

IgYGate.vn Tổng hợp

]]>
https://igygate.com/764-ca-tu-vong-vi-cum-h1n1-tai-brazil-5097/feed/ 0
Bệnh nhân TP HCM đầu tiên nhiễm cúm H1N1 https://igygate.com/benh-nhan-tp-hcm-dau-tien-nhiem-cum-h1n1-4864/ https://igygate.com/benh-nhan-tp-hcm-dau-tien-nhiem-cum-h1n1-4864/#respond Tue, 26 Apr 2016 15:17:34 +0000 https://igygate.com/?p=4864

Nam bệnh nhân 58 tuổi được phát hiện dương tính với cúm A/H1N1, chuyển từ Bệnh viện quận Thủ Đức lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới để điều trị.

Sau 4 ngày điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, sức khỏe bệnh nhân đã hồi phục ổn định và dự kiến xuất viện vào ngày mai. Cách đây khoảng 10 ngày, nam bệnh nhân ngụ Linh Trung, Thủ Đức, vào Bệnh viện quận Thủ Đức trong tình trạng suy hô hấp cấp. Trước đó bệnh nhân sốt cao, lạnh run, đau nhức toàn thân, tiêu chảy, ho đàm vàng, khó thở ngày càng tăng.

Bác sĩ Nguyễn Minh Quân, Giám đốc Bệnh viện quận Thủ Đức cho biết bệnh nhân được điều trị kháng sinh liều cao, dinh dưỡng, hỗ trợ hô hấp… Với chẩn đoán cúm H1N1, bệnh nhân được hội chẩn và chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới vào ngày 23/4. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã hồi phục ổn định, tỉnh táo, hô hấp cải thiện.

Đây là bệnh nhân cúm H1N1 đầu tiên trong năm tại TP HCM. Cúm A/H1N1 là loại virus lưu hành quanh năm, song thường dịch xảy ra trong thời gian cuối mùa thu và mùa đông. Đây là loại virus cúm lợn có nhiều biến thể khác nhau. Triệu chứng của cúm H1N1 tương tự các triệu chứng thông thường của cúm như đột nhiên sốt cao, đau khắp người, đau đầu, mệt mỏi, ho khan, chảy nước mũi, đau họng.

Những người khỏe mạnh sau vài ngày sẽ khỏi. Người có cơ địa yếu, người già, trẻ suy dinh dưỡng, tiểu đường… sẽ bị nặng, nhanh gây biến chứng viêm phổi. Trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Bất kỳ chủng cúm nào cũng là nguy hiểm vì nó đều có khả năng gây biến chứng viêm phổi. Vì vậy khi có dấu hiệu cúm, sốt, ho, mọi người không nên chủ quan, cần đi khám bệnh để điều trị sớm. Khi có dấu hiệu cúm nên hạn chế tới nơi đông người để tránh lây lan cho người khác. Thực hiện tốt vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý, thường xuyên đeo khẩu trang khi tới nơi đông người, khi tiếp xúc với người bệnh… để phòng bệnh.

Theo Vnexpress.net

]]>
https://igygate.com/benh-nhan-tp-hcm-dau-tien-nhiem-cum-h1n1-4864/feed/ 0
Phải làm gì khi bị cúm H1N1 https://igygate.com/phai-lam-gi-khi-bi-cum-h1n1-3033/ https://igygate.com/phai-lam-gi-khi-bi-cum-h1n1-3033/#respond Sun, 19 Jul 2015 01:24:54 +0000 https://igygate.com/?p=3033

Cúm H1N1 là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus gây nên. Đây là loại cúm lây truyền rất nhanh từ người này sang người khác hoặc từ vật mang virus biến thể lây bệnh sang người. Vậy phải làm gì khi bị cúm H1N1? Cùng bác sĩ Nguyễn Trung Tần tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trả lời bạn đọc câu hỏi này.

Phải làm gì khi bị cúm H1N1 1

Cúm H1N1 ảnh hướng tới sức khỏe của bạn. (Ảnh minh họa)

Là một chủng của cúm A, cúm H1N1 gây viêm nhiễm đường hô hấp và sẽ trở nên khá nguy hiểm khi bùng phát thành dịch lớn. Virus H1N1 lây truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Bất kể khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như giao tiếp, ăn uống, những tiết dịch mà cơ thể người bệnh sản sinh khi sổ mũi, hắt xì, người bình thường nếu để những tiết địch này chạm vào miệng hay hít phải, sẽ có nhiều khả năng bị lây nhiễm H1N1.

Virus H1N1 có khả năng lây truyền trong vòng 1 ngày khi người bệnh bắt đầu bị nhiễm virus và trong 7 ngày sau khi họ có những biểu hiện triệu chứng của cúm H1N1. Đối với những nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ, chợ, bể bơi, công viên, … khả năng lây nhiễm virus H1N1 càng cao.

Phải làm gì khi bị cúm H1N1?

Đa số những người khỏe mạnh sau khi bị nhiễm  H1N1 sẽ khỏi bệnh hoàn toàn mà không cần dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, bệnh vẫn có khả năng gây nên những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Tỷ lệ tử vong theo thống kê những năm gần đây thì số người chết do nhiễm cúm H1N1 là 0-4%. Đây là một con số tuy không cao những vẫn có thể xảy ra nếu người bệnh không chú ý những triệu chứng nặng của cúm H1N1.

Tìm hiểu thêm: Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm H1N1

Để hạn chế biến chứng cũng như giúp bạn đọc không còn bị khó chịu trong cơ thể khỉ bị mắc cúm, bác sĩ Tần sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích để đối phó với cúm H1N1 một cách hiệu quả.

Thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị H1N1

Tamiflu và Relenza là hai loại thuốc chủ yếu được dùng để điều trị cúm H1N1. Đây là thuốc kháng virus và có khả năng làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng nhưng virus H1N1 cũng có thể phát triển và kháng được thuốc. Các bác sĩ chỉ khuyên dùng Tamiflu và Relenza khi xuất hiện những triệu chứng nặng của bệnh.

Thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị H1N1 1

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị H1N1. (Ảnh minh họa)

Một điều cần lưu ý khi sử dụng loại thuốc này là thời gian sử dụng thuốc. Thuốc chỉ có tác dụng trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Do đó nếu sau thời gian này sử dụng thì thuốc sẽ không còn tác dụng nữa, vì khi ấy vi khuẩn đã từ trong máu xâm nhập được vào các tế bào của cơ quan hô hấp.

Cần cách ly người bệnh

Virus cúm H1N1 lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp, cách ly người nhiễm bệnh là bước rất cần thiết để ngăn không cho bệnh bùng phát thành dịch. Đối với gia đình có người bị H1N1, cần thực hiện những bước cách ly sau:

  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh.
  • Không sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt (chén, bát, thìa, dĩa, khăn mặt…).
  • Ăn chín uống sôi, hạn chế ăn ngoài hàng quán không đảm bảo vệ sinh.
  • Sử dụng khẩu trang cả ở trong nhà và ngoài đường.

Vệ sinh sạch sẽ

Khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài của virus H1N1 rất cao, có thể lên tới 2 ngày khi tồn tại trên những vật dụng gia đình, 12h trên quần áo, 5 phút trong lòng bàn tay, vi khuẩn có thể sống tới 1 tháng trong môi trường nước 0 độ C. Với đặc tính nguy hiểm này, việc vệ sinh cá nhân cũng như nơi ở xung quanh là điều vô cùng quan trọng để hạn chế sự lây lan của H1N1.

Chú ý những triệu chứng

Người bệnh có khả năng khỏi H1N1 mà không cần điều trị, nhưng vẫn có xác suất biến chứng. Đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 70 người tại Việt Nam tử vong vì cúm H1N1. Do đó, không thể bỏ qua những triệu chứng nguy hiểm của bệnh. Khi cơ thể của bạn xuất hiện những dấu hiệu này, cần tới ngay những trung tâm y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế trường hợp xấu xảy ra:

  • Khó thở, đau ngực tiết dịch ở mũi, họng có máu.
  • Người mệt mỏi, không tỉnh táo, bị mất nước, lười hoạt động, khó thức dậy vào buổi sáng.

Chú ý những triệu chứng 1

Đờm có lẫn máu là triệu chứng nặng của cúm H1N1. (Ảnh minh họa)

Xóa nỗi lo cúm H1N1 cùng kháng thể IgY

Với sự phát triển của khoa học, các nhà khoa học viện nghiên cứu miễn dịch Gifu – Nhật Bản đã nghiên cứu và sản xuất thành công kháng thể thụ động IgY ( Ovalgen F ) được chiết xuấtừ lòng đỏ trứng gà giúp làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt… từ đó giúp nhanh khỏi cúm.

Hàm lượng kháng thể IgY có chứa trong mỗi viên ngậm IgYGate F có khả năng giúp tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh theo mùa. Với những ưu điểm vượt trội, IgYGate F là người bạn đồng hành không thể thiếu dành cho mọi lứa tuổi.

Bs. Nguyễn Trung Tần

]]>
https://igygate.com/phai-lam-gi-khi-bi-cum-h1n1-3033/feed/ 0
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm H1N1 https://igygate.com/nhung-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-cum-h1n1-2948/ https://igygate.com/nhung-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-cum-h1n1-2948/#respond Sat, 18 Jul 2015 09:51:36 +0000 https://igygate.com/?p=2948

Cúm H1N1 là bệnh cúm thông thường ở người có nguồn gốc từ sự biến đổi gen của virus cúm lợn. Đây là bệnh phổ biến và thường xuất hiện thành dịch theo mùa. Đa phần người bị bệnh cúm này đều chủ quan để bệnh tự khỏi hoặc tự điều trị. Tuy nhiên, tại Việt Nam đã từng ghi nhận số lần không nhỏ trường hợp người nhiễm cúm H1N1 bị tử vong bởi những biến chứng nguy hiểm.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm H1N1 1

Cúm H1N1 có thể gây những biến chứng nguy hiểm. (Ảnh minh họa)

Biến chứng nguy hiểm của cúm H1N1

Virus cúm H1N1 là loại virus có sức lây lan vô cùng mạnh mẽ, bất cứ ai cũng có thể bị virus tấn công, từ trẻ em mới sinh cho tới người già, ngay cả những người khỏe mạnh cũng có nguy cơ lây nhiễm cao. H1N1 có khả năng bùng phát và trở thành dịch lớn trên cả nước. Sở dĩ virus có khả năng lây lan mạnh mẽ đến vậy là do cơ chế lây truyền và khả năng tồn tại của vi khuẩn.

Virus H1N1 có khả năng tồn tại trong môi trường ngoài rất lâu. Cụ thể, nó có thể sống đước tới hai ngày “bám dính” trên những đồ dùng gia đình như bàn, ghế, tay nắm cửa, công tắc đèn… Trong quần áo của con người, vi khuẩn tồn tại được trong 12 giờ. Trong môi trường nước 0 độ C virus H1N1 có thể sống tới 1 tháng. Người bình thường vô tình tiếp xúc trực tiếp với virus có khả năng nhiễm cúm rất lớn. Tỷ lệ tử vong khi nhiễm phải virus cúm H1N1 là từ 0-4%. Mức độ tử vong sẽ phụ thuộc vào quá trình bệnh phát triển, nếu được chẩn đoán phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể dễ dàng vượt qua những biến chứng nguy hiểm của cúm H1N1.

Biến chứng nguy hiểm của cúm H1N1 1

0-4% số người bị mắc cúm H1N1 tử vong .(Ảnh minh họa)

Cúm H1N1 có những biểu hiện không khác gì với cúm thường, bao gồm: hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, có thể sốt. Với những người khỏe mạnh có sức đề kháng cao, sau khi bị nhiễm bệnh vài ba ngày sẽ tự khỏi bệnh mà không cần phải sử dụng thuốc.

Những biến chứng của bệnh là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong cho người nhiễm phải cúm H1N1, bao gồm:

  • Suy hô hấp cấp: Tình trạng nguy hiểm này xảy ra khi người bệnh có biểu hiện của những triệu chứng lấm sàng như khó thở, thiếu oxy, mạch đập nhanh và thở dốc, có dấu hiệu tổn thương phổi. Ngoài ra có thể kèm thêm một số dấu hiệu như suy thận, sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan.
  • Xuất hiện bệnh mạn tính: Một số trường hợp hiếm gặp sẽ xuất hiện các bệnh mạn tính như suy gan mạn, các bệnh tim mạch, đái đường, hen suyễn, COPD.

Phụ nữ có thai có tỷ lệ biến chứng cúm H1N1 cao hơn những người bình thường. Tỷ lệ tử vong ở nhóm này cũng cao hơn bởi phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch bị suy giảm, dễ dàng bị virus gây nên những biến chứng. Do đó, các bà bầu cần để ý kỹ những dấu hiệu của biến chứng cúm H1N1 để có thể điều trị kịp thời.

Biến chứng nguy hiểm của cúm H1N1 2

Phát hiện cúm kịp thời để hạn chế rủi ro. (Ảnh minh họa)

Khi bạn có những biểu hiện sau đây của các biến chứng nguy hiểm do cúm H1N1 gây ra, hãy nhanh chóng tới những cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được chẩn đoán và điều trị:

  • Khó thở, tiết dịch ở mũi, họng (đờm), chuyển sang màu sanh đậm và đặc, có lẫn máu, huyết áp thấp, ngực đau.
  • Không tỉnh táo, co giật, có cảm giác người yếu đi, khó thức dậy vào buổi sáng.
  • Xảy ra tình trạng mất nước, lười hoạt động, lượng nước tiểu giảm, cơ thể rơi vào trạng thái lơ mơ.

Sử dụng kháng thể thụ động IgY hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm

Kể từ khi kháng thể IgY ra đời đã đánh dấu một bước đột phá trong công nghệ miễn dịch của Nhật Bản cũng như trên toàn thế giới.

Hàm lượng kháng thể có chứa trong mỗi viên ngậm IgYGate F có tác dụng giúp làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt…, đặc biệt viên ngậm có tác dụng hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm. Sử dụng hàng ngày giúp tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh theo mùa. Với sản phẩm đến từ xứ sở hoa anh đào này, bạn sẽ không còn phải lo lắng mỗi khi có dịch cúm tới, bởi vì cả gia đình bạn đã được bảo vệ công nghệ miễn dịch thụ động trên mỗi viên ngậm IgYGate F.

Theo igygate.vn

]]>
https://igygate.com/nhung-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-cum-h1n1-2948/feed/ 0
Phòng bệnh cúm H1N1 như thế nào? https://igygate.com/phong-benh-cum-h1n1-2946/ https://igygate.com/phong-benh-cum-h1n1-2946/#respond Fri, 17 Jul 2015 07:51:38 +0000 https://igygate.com/?p=2946

Cúm H1N1 là bệnh về đường hô hấp có khả năng lây lan vô cùng lớn. Kể từ lúc xuất hiện tại Việt Nam ở thời điểm nhiều năm về trước, loại cúm này bùng phát thành ổ dịch trong một thời điểm nhất định trong năm, thường vào thởi điểm cuối thu và mùa đông trên cả nước. Chủ động phòng cúm H1N1 là một trong những cách giúp bạn không bị quấy rầy bởi những triệu trứng khó chịu của bệnh cũng như giảm thiểu khả những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Phòng bệnh cúm H1N1 như thế nào? 1

Cúm H1N1 là bệnh phổ biến trong năm. (Ảnh minh họa)

Để bạn có được những cách phòng bệnh cúm hiệu quả, trước hết chúng ta cần nắm được cơ chế lây bệnh của virus cúm H1N1. Như được đề cập ở trên, virus H1N1 là một chủng cúm của virus cúm A gây viêm nhiễm cơ quan hô hấp trong đó có phổi. Không giống như những chủng virus khác của cúm A như H3N2 và H5N1, lây lan từ gia cầm, virus H1N1 lây truyền qua đường hô hấp. Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, vô tình hít phải những tiết dịch do họ sổ mũi, hắt xì cũng là nguyên nhân dẫn tới cúm H1N1.

Những phương pháp phòng bệnh cúm H1N1

Nắm được phương pháp phòng bệnh cúm H1N1, bạn sẽ có khả năng ngăn ngừa được virus cúm mỗi khi đến mùa hoặc có dịch. Đối với những người có nguy cơ dễ bị bệnh nặng hoặc lây nhiễm, như sức đề kháng kém, hệ hô hấp yếu, khi có những biểu hiện như sốt cao do cúm, đau ngực cần đến những trung tâm y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra,  trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta cần chú ý tới những vấn đề sau để việc phòng bệnh cúm H1N1 hiệu quả:

  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi giao tiếp, tiếp xúc trực tiếp với mọi người xung quanh.
  • Hạn chế chùi tay lên mắt, mũi miệng, đưa tay vào miệng cắn móng tay…
  • Che miệng mỗi khi sổ mũi, hắt hơi hoặc sử dụng khăn để thấm tiết dịch của cơ thể lây lan ra tay, cơ thể và các vật dụng, mọi người xung quanh.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người có biểu hiện của bệnh cúm như ho, sổ mũi, nhức đầu, sốt…
  • Hạn chế đến những nơi có khả năng lây lan bệnh cao như những nơi công cộng đông người, bể bơi, công viên, trường học, lễ hội. Nên sử dụng khẩu trang khi ra ngoài đường.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn chín uống sôi và kết hợp vận động, tập thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Những phương pháp phòng bệnh cúm H1N1 1

 

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ phòng ngừa cúm H1N1. (Ảnh minh họa)

Một điểm cần đặc biệt lưu ý đó là cần phải đảm bảo nơi ở, nơi làm việc luôn được khô ráo, sạch sẽ. Thường xuyên lau dọn bằng những loại nước tẩy rửa có công dụng diệt khuẩn như cồn 70 độ, nước Javel, … Điều này rất cần thiết bởi virus cúm H1N1 có khả năng tồn tại ở môi bên ngoài rất lâu. Virus sống được từ 1 đến 2 ngày trên các đồ gia dụng thông thường như giường, tủ, bàn, ghế thậm chí là trên điện thoại di động, 12 giờ trên quần áo, 5 phút trong lòng bàn tay. Trong môi trường nước virus H1N1 có thể sống tới 4 ngày, ở trong môi trường lạnh 0 độ C, virus có thể tồn tại trong vòng 1 tháng. Do đó, việc vệ sinh môi trường xung quanh là vô cùng cần thiết để đẩy lùi dịch cúm H1N1.

Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc cúm H1N1 bằng kháng thể IgY

Bằng sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, các nhà khoa học  tại Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu – Nhật Bản đã chiết suất thành công một loại kháng thể có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc virus cúm H1N1 từ lòng đỏ trứng gà. Kháng thể này là thành phần có chứa trong mỗi viên ngậm IgYGate F sẽ giúp tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh theo mùa. Kháng thể IgY (Ovalgen F) khi được ngậm sẽ giải phóng dần dần và tạo ra một lớp bảo vệ ức chế lại các loại virus cúm phổ biến như virus cúm A H1N1, H3N2, cúm B và H5N1.

Viên ngậm IgYGate F là sản phẩm không thể thiếu giúp gia đình bạn có một sức khỏe tốt, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm mỗi khi tới mùa dịch, đến những nơi đông người như bể bơi, trường học. . Sản phẩm hiện được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Đông Đô tại các đại lý và cửa hàng thuốc trên toàn quốc.

Theo igygate.vn

]]>
https://igygate.com/phong-benh-cum-h1n1-2946/feed/ 0
Các phương pháp điều trị bệnh cúm H1N1 https://igygate.com/dieu-tri-benh-cum-h1n1-2942/ https://igygate.com/dieu-tri-benh-cum-h1n1-2942/#respond Thu, 16 Jul 2015 03:51:39 +0000 https://igygate.com/?p=2942

Bệnh cúm H1N1 là bệnh đường hô hấp gây ra bởi một chủng virus cúm A. Bệnh có nguồn gốc từ một loại virus gây cúm biến thể ở lợn. Cúm H1N1 là loại virus lưu hành suốt cả năm, nhưng hầu hết chỉ xuất hiện nhiều trong thời gian cuối mùa thu vào mùa đông và có thể bùng phát thành dịch. Ngày nay, với sự tiến bộ của ngành y khoa hiện đại, các ca nhiễm cúm H1N1 không còn là mối nguy hiểm cho người bệnh nếu được phát hiện và điều trị sớm.

Các phương pháp điều trị bệnh cúm H1N1 1

Bạn đang khổ sở vì cúm? (Ảnh minh họa)

Cũng như tất cả các loại virus cúm, virus cúm H1N1 biến đổi liên tục để thích nghi với những điều kiện mới qua từng giai đoạn. Trải qua nhiều thời gian, hiện nay có bốn biến thể chính của loại virus này: H3N2, H3N1, H1N1 và H1N2.

Phương pháp điều trị bệnh cúm H1N1

Điều trị H1N1 không phức tạp như nhiều người nghĩ, nhưng căn bệnh này khá nguy hiểm khi bùng phát thành dịch. Nguyên tắc chung khi các bác sĩ áp dụng điều trị H1N1 bao gồm:

  • Cách ly hoặc bệnh nhận tự chủ động cách ly trong trường hợp phát hiện ra có những biểu hiện của cúm H1N1 như: sốt, đau viêm họng, họng có đờm, đau đầu, mệt mỏi, tiêu chảy. Thời gian cách ly là  7 ngày kể từ khi nhiễm bệnh.
  • Nếu bệnh có những biểu hiện nhẹ thì dùng thuốc kháng virus đơn độc hoặc kết hợp, dùng các loại thuốc này cho cả những người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và có sốt.
  • Sử dụng phương pháp điều trị hỗ trợ đối với những người bị nặng, có thể yêu cầu bệnh viện tuyến trên giúp đỡ với những trường hợp này.

Sử dụng thuốc điều trị cúm H1N1

Hai loại thuốc chủ yếu được dùng để điều trị cúm H1N1 hiện nay là Tamiflu và Relenza. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới WHO, hầu hết bệnh nhân mắc bệnh cúm này đều tự khỏi và không cần bất cứ một loại thuốc nào. Để tránh cho việc lạm dụng thuốc khiến virus H1N1 biến đổi và tăng đề kháng chống thuốc, WHO khuyến cáo chỉ nên sử dụng Tamiflu và Relenza trong những trường hợp xuất hiện những triệu chứng nặng và dùng với những người có nguy cơ nhiễm cúm cao. Tất cả các trường hợp còn lại, WHO không khuyến khích sử dụng thuốc.

Sử dụng thuốc điều trị cúm H1N1 1

Có nên dùng thuốc điều trị cúm? (Ảnh minh họa)

Tamiflu và Relenza thường được sử dụng khi cúm đã bùng phát thành vùng dịch, lan rộng ra trên cộng đồng, người bệnh có kèm theo những triệu chứng sau đây thì mới cần sử dụng thuốc: tụt huyết áp, khó thở, tím tái, ho ra đờm sẫm màu, đặc hoặc có máu, tức ngực, sốt cao liên tục trong 3 ngày. Ở trẻ em, các triệu chứng nặng của bệnh sẽ nguy hiểm hơn như khó đánh thức, người lờ đờ, không chạy nhảy vui đùa.

Một điểm bất lợi của việc sử dụng thuốc chống virus đó là khó đem lại hiệu quả đối với bệnh nhân số đông. Trên thực tế, Tamiflu và Relenza chỉ hoạt động theo nguyên tắc kìm hãm sự phát triển của virus H1N1 trong cơ thể người bệnh, chứ không tiêu diệt được virus hoàn toàn. Thời gian tác dụng của thuốc là 48 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng của cúm, theo chuyên ngành thì đó là thời gian virus vừa mới xâm nhập vào cơ thể, tồn tại ở trong máu và chuẩn bị xâm nhập vào các tế bào của các cơ quan hô hấp.

Các phương pháp điều trị hỗ trợ

Điều trị hỗ trợ để giảm những biến chứng của H1N1 gây nên ở người bệnh, bao gồm:

  • Hạ sốt: Sử dụng paracetamol để hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể trên 39oC.
  • Suy hô hấp: Sử dụng các loại kháng sinh điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Cho người bệnh thở Oxy và nằm gối đầu cao từ 30-45o
  • Suy đa phủ tạng: Đây là biến chứng nặng nề của H1N1 cần được phát hiện sớm để xử lý kịp thời.

Giúp giảm nhanh triệu chứng cúm bằng IgYGate F

Được phát triển bởi Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu – Nhật Bản, sản phẩm viên ngậm IgYGate F là kết quả của công trình nghiên cứu khoa học trong hơn 20 năm.

Viên ngâm IgYGate F có chứa kháng thể Ovalgen F là người bạn đồng hành của mỗi gia đình giúp bạn tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể theo mùa; hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm; đặc biệt nếu đã mắc cúm sử dụng viên ngậm giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của cúm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt… . Sử dụng viên ngậm mỗi ngày, bạn sẽ không còn phải lo lắng về sức khỏe của bản thân cũng như mỗi khi tới những chỗ có nguy cơ lây cúm cao như trường học, chợ, những nơi công cộng đông người.

Sản phẩm hiện được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Đông Đô trên toàn quốc.

Theo igygate.vn

]]>
https://igygate.com/dieu-tri-benh-cum-h1n1-2942/feed/ 0
Nguyên nhân gây bệnh cúm H1N1 https://igygate.com/nguyen-nhan-gay-benh-cum-h1n1-2935/ https://igygate.com/nguyen-nhan-gay-benh-cum-h1n1-2935/#respond Wed, 15 Jul 2015 00:51:43 +0000 https://igygate.com/?p=2935

Có nguồn gốc từ lợn, cúm H1N1 được phát hiện và trở thành căn bệnh có sức lây lan mạnh mẽ tại Việt Nam vào năm 2009. Cho tới nay đã có hơn 50 trường hợp tử vong vì cúm H1N1. Đây là một căn bệnh có khả năng tấn công và làm tổn thương phổi. Bài viết dưới đây là những chia sẻ của Bác sĩ  Nguyễn Minh Huệ về những nguyên nhân gây nên căn bệnh cúm phổ biến này.

Nguyên nhân gây bệnh cúm H1N1 1

Bạn bị cúm do đâu? (Ảnh minh họa)

Cúm H1N1 gây nên bởi một loại chủng virus cúm A. Khác với hai biến thể còn lại của cúm A là H5N1 và H7N9, virus cúm H1N1 lây lan qua đường hô hấp. Mang trong mình những đặc tính nổi trội, loại virus cúm này có khả năng bùng phát thành ổ dịch và lây lan trên diện rộng.

Cúm H1N1 do đâu mà có?

Cúm H1N1 là một loại cúm phổ biến ở lợn và có khả năng biến thể thành virus gây bệnh cúm ở người. Cúm H1N1 ở lợn thường xảy ra thành các đợt dịch, lợn nhiễm bệnh theo đàn, lợn thường ốm yếu và có thể chết. Nếu người tiếp xúc với gia súc có mang mầm bệnh virus H1N1 biến thể có khả năng lây nhiễm sang người thì người đó có thể bị nhiễm cúm A/H1N1.

Ca nhiễm H1N1 đầu tiên được phát hiện trên thế giới vào năm 2009, virus bùng phát và lây lan tới 160 quốc gia trên toàn thế giới. Có tới hàng trăm triệu người bị nhiễm cúm và hàng nghìn người tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh cúm H1N1

Như đã đề cập ở phần trên, bệnh cúm H1N1 lây lan qua đường hô hấp. Hơn nữa, do khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài của loại virus này rất cao nên tốc độ lây truyền của  cúm H1N1 là vô cùng mạnh mẽ. Virus cúm H1N1 trong điều kiện bình thường có khả sống từ 24 tới 28 tiếng, trong môi trường nước có thể lên tới 4 ngày ở nhiệt độ phòng và 30 ngày ở 0 độ C. Người mắc cúm H1N1 có thể do những nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân gây bệnh cúm H1N1 1

H1N1 lây truyền qua đường hô hấp. (Ảnh minh họa)

  • Hít phải khí có chứa dịch tiết của người bệnh: Khi người nhiễm bệnh sổ mũi, hắt hơi, trong tiết dịch đưa ra ngoài cơ thể họ luôn chưa một lượng virus cúm H1N1. Những người xung quanh vô tình hít phải hoặc tiếp xúc với chúng sẽ có khả năng nhiễm cúm nếu không có biện pháp phòng ngừa.
  • Tiếp xúc với những đồ vật có chứa virus: Virus H1N1 có khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài rất lâu, có thể lên tới 2 ngày trên những vật dụng gia đình như tay nắm cửa, bàn, ghế, giường, tủ,… Một khi người chưa bị nhiễm bệnh chạm tay vào rồi lại đưa tay trực tiếp lên miệng, virus sẽ theo đường hô hấp xâm nhập vào phổi gây nên bệnh cúm H1N1 nguy hiểm.
  • Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh: Người bị nhiễm cúm H1N1 có khả năng lây bệnh cho những người xung quanh trong vòng 7 ngày từ khi có những triệu chứng của bệnh. Do đó, một người binh thường khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua giao tiếp, hôn hoặc quan hệ tình dục thì khả năng bị nhiễm virus cúm H1N1 là khó tránh khỏi. Đặc biệt là ở những nơi công cộng đông người như công viên, lễ hội, bể bơi thì sự lây lan của virus càng mạnh mẽ.

Không còn nỗi lo cúm H1N1 với kháng thể IgY ( Ovalgen FL )

Đối với những nguyên nhân gây bệnh cúm H1N1 nêu trên, bạn đã thấy được khả năng lây lan của loại cúm này mạnh tới mức nào. Tất cả những gì bạn cần là một giải pháp đề phòng và hỗ trợ điều trị cúm H1N1 hữu hiệu nhất. Bằng những nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ hiện đại và những thành quả đạt được trên thực tế, kháng thể IgY ( ovalgen FL ) chính là người bạn đồng hành của bạn giúp chống lại căn bệnh cúm nguy hiểm này.

Kháng thể IgY đặc hiệu trên virus cúm được Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu Nhật Bản nghiên cứu trong hơn hai thập kỷ, loại kháng thể này khi sử dụng sẽ giải phóng dần dần và bám vào hầu họng tạo thành lớp hàng rào bảo vệ không cho virus cúm xâm nhập vào cơ thể.

Viên ngậm IgYGate F có chứa thành phần là kháng thể IgY ( ovalgen FL ) có tác dụng giúp làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt…; hỗ trợ giảm nguy cơ mắc cúm. Sử dụng thường xuyên giúp tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh theo mùa, không còn lo lắng khi tới những nơi đông người hoặc khi mùa cúm đến. Dùng được cho cả trẻ em và người lớn.

]]> https://igygate.com/nguyen-nhan-gay-benh-cum-h1n1-2935/feed/ 0 Tìm hiểu về bệnh cúm H1N1 https://igygate.com/tim-hieu-ve-benh-cum-h1n1-2932/ https://igygate.com/tim-hieu-ve-benh-cum-h1n1-2932/#respond Tue, 14 Jul 2015 03:51:46 +0000 https://igygate.com/?p=2932

Cúm H1N1 là bệnh gây nên bởi một chủng virus cúm A. Đây là nguyên nhân gây nên bệnh cúm phổ biến ở con người. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng nguy hiểm này, sau đây igygate.vn sẽ gửi tới bạn những thông tin hữu ích về bệnh cúm H1N1 do Bác sĩ Lê Thị Bính cung cấp.

Tìm hiểu về bệnh cúm H1N1 1

Hình ảnh virus cúm H1N1. (Ảnh minh họa)

Cúm H1N1 là gì?

Cúm H1N1 là bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp tinh do virus gây nên. Không giống như các chủng cúm H5N1 và cúm H7N9 lây từ gia cầm sang người, cúm H1N1 lây truyền qua đường hô hấp, tiếp xúc với virus trong nước, tiết dịch khi người ho hoặc hắt hơi. Virus H1N1 cũng có khả năng tồn tại ở ngoài môi trường bên ngoài trong một thời gian dài, do đó việc người bình thường tiếp xúc với những đồ vật có chứa virus sau đó đưa vào mắt, mũi, miệng cũng khiến họ bị lây nhiễm cúm H1N1.

Đã từng có những dịch cúm báo động từ virus cúm H1N1

Năm 2009, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phát hiện ra một biến thể của virus cúm H1N1 có nguồn gốc từ lợn là nguyên nhân của đại dịch cúm năm 2009.

Theo nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, virus cúm H1N1 nguy hiểm hơn bệnh cúm thông thường rất nhiều. Những báo cáo của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy độc tính của H1N1 khác hẳn với những loại virus gây cúm theo mùa thường thấy. Nó có khả nãng xâm nhập sâu vào tế bào phổi, dẫn đến những biến chứng trầm trọng và có thể gây tử vong trong thời gian ngắn.

Virus cúm H1N1 với những biểu hiện của bệnh cúm và mức độ tàn phá hệ hô hấp của người mắc phải, các nhà nghiên cứu chỉ ra nó có nhiều điểm tương đồng với loại virus gây nên dịch cúm năm 1918. Trong năm này, vào thời điểm cuối của Chiến tranh thế giới thứ Nhất, hàng chục triệu người đã chết vì mắc phải một căn bệnh cúm mà thời bấy giờ không có phương pháp cứu chữa. Khả năng tấn công của virus cúm H1N1 vào phổi là vô cùng đáng sợ, tương tự như loại virus này.

Vào giữa năm 2009, dịch cúm H1N1 đã lan rộng ra trên 160 quốc gia trên toàn thế giới với hàng trăm nghìn người mắc phải và hơn một nghìn người tử vong.

Cúm H1N1 tại Việt Nam

Ngày 31/05/2009, Việt Nam phát hiện ca cúm H1N1 đầu tiên trong cả nước. Số trường hợp lây nhiễm tăng lên gần 800 ca chỉ sau hai tháng. Căn bệnh này lây lan ra gần 30 tỉnh của cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Từ khi bệnh được phát hiện ở Việt Nam tới giờ đã có hàng nghìn người nhiễm và số lượng người tử vong lên tới hơn 50 người.

Những đặc tính của virus cúm H1N1

Sở dĩ, bệnh có sức lây lan mạnh tới vậy bởi vì do những đặc tính của virus cúm H1N1 có khả năng lây lan qua đường hô hấp cũng giống như sự lây truyền của bệnh cúm theo mùa. Loại virus này mang trong mình những đặc tính sau:

  • Virus lây truyền từ người này sang người khác do hắt hơi. sổ mũi (khi đó virus cúm ở trong các tiết dịch người bệnh có thể sẽ tiếp xúc với cơ thể người bình thường qua đường hô hấp để gây bệnh).

Những đặc tính của virus cúm H1N1 1

H1N1 lây lan qua đường hô hấp. (Ảnh minh họa)

  • Virus có khả năng tồn tại từ 1 đến 2 ngày khi ở môi trường bên ngoài như các vật dụng trong gia đình, bàn, ghế, giường tủ, điện thoại di động, tay nắm cửa… trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và 5 phút trong lòng bàn tay.
  • Virus cúm H1N1 có khả năng sống trong môi trường nước 4 ngày ở nhiệt độ 22 độ C và gần một tháng ở 0 độ C.
  •  Kể từ khi có triệu chứng của bệnh, người nhiễm cúm H1N1 có khả năng lây nhiễm cho người xung quanh trong vòng 8 ngày.
  • Bệnh lây lan càng mạng khi có sự tiếp xúc trực tiếp, ở nơi công cộng, tập trung đông người.

Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc cúm với IgYGate F

Áp dụng công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, viên ngậm IgYGate F có chứa hàm lượng kháng thể IgY có khả năng giúp làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt…; hỗ trợ giảm nguy cơ lây nhiễm cúm từ người xung quanh. Dùng hàng ngày giúp tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh theo mùa. IgYGate F dùng được cho cả trẻ em và người lớn.

Liều dùng giúp tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch: Ngậm 4 – 6 viên/ ngày chia 3 lần x 7 – 10 ngày hoặc tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Giúp phòng ngừa bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh theo mùa: Ngậm 2 viên / ngày

Không dùng sản phẩm cho người dị ứng với trứng và bất kỳ thành phần nào của sản phẩm

Bs. Lê Thị Bính

]]>
https://igygate.com/tim-hieu-ve-benh-cum-h1n1-2932/feed/ 0
Cúm A H1N1 khiến nhiều người Việt Nam nhập viện https://igygate.com/nhieu-nguoi-viet-nam-phai-nhap-vien-vi-nhiem-cum-a-h1n1-1172/ https://igygate.com/nhieu-nguoi-viet-nam-phai-nhap-vien-vi-nhiem-cum-a-h1n1-1172/#respond Wed, 25 Mar 2015 14:16:44 +0000 https://igygate.com/?p=1172

Theo thông tin của nhiều trang tin tức từ Việt Nam, từ ngày 14 đến ngày 21 tháng 3, đã có 33 bệnh nhân đa số là học sinh tại tỉnh Lâm Đồng phải nhập viện cấp cứu với các triệu chứng như ho, nghẹt mũi, nhức đầu, sốt cao bất thường. Một số nguồn tin cho rằng rằng đây là đợt dịch cúm A H1N1 đầu tiên ở người trong năm 2015 tại Việt Nam.

Cúm A H1N1 khiến nhiều người Việt Nam nhập viện 1

Cúm A H1N1 đang có dấu hiệu bùng phát tại Việt Nam (Ảnh vaccinenewsdaily)

Bác sỹ Phạm Thị Bạch Yến, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng, cho biết kết quả xét nghiệm của 16 học sinh Trường Tiểu học – Trung học cơ sở Xuân Thành, huyện Đạ Tẻh, do Viện Pasteur ở Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, cho thấy, các học sinh này dương tính với chủng cúm A/H1N1.

“Cúm A/H1N1 là một loại cúm mùa nguy hiểm với các triệu chứng như ho, sổ mũi, sốt cao, lạnh, nhức đầu. Tuy nhiên, do các trường hợp lây nhiễm xảy ra tại cùng một lớp học nên chúng tôi vẫn phải tiến hành cách ly, theo dõi.”

Bác sỹ  Phạm Thị Bạch Yến xác nhận với đài VOA đây “không phải là cúm gia cầm, đó là cúm H1N1.”

Ngày 24 tháng 3, Trung tâm Y tế huyện Đạ Tẻh vừa tiếp nhận thêm 2 bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 nhập viện để điều trị. Theo đó, trung tâm Y tế huyện Đạ Tẻh đã đưa ra nhận định bệnh cúm A/H1N1 đang có xu hướng lây lan rộng rãi.

Các đội y tế dự phòng tại địa phương xảy ra dịch bệnh đã tiến hành phun xịt, tiêu độc khử trùng trên diện rộng.

Trường Tiểu học và Trung học cở sở Xuân Thành cho học sinh nghỉ học đến khi “diệt trừ cúm thành công.”

Tháng sáu năm 2009, Tổ chức Y tế thế giới đã thông báo một biến thể mới của H1N1 có nguồn gốc từ lợn là nguyên nhân của dịch cúm năm 2009 và ban bố tình trạng khẩn cấp.

Hiện nay chỉ có thuốc diệt virus là phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh Cúm, ngoài ra có các phương pháp phòng bệnh đặc hiệu là sử dụng vaccine phòng Cúm (cúm mùa H1N1, H3N2, cúm B), sử dụng kháng thể IgY đặc hiệu trên virus Cúm (cúm A H1N1, H3N2, cúm B, cúm gia cầm H5N1). Một số biện pháp khác phòng bệnh không đặc hiệu như đeo khẩu tranh, vệ sinh mũi họng, không tiếp xúc với người nghi ngờ bị mắc Cúm…

Igygate.vn tổng hợp

]]>
https://igygate.com/nhieu-nguoi-viet-nam-phai-nhap-vien-vi-nhiem-cum-a-h1n1-1172/feed/ 0