Igygate.com » Niềng răng – implant nha khoa https://igygate.com Đột phá công nghệ miễn dịch Nhật Bản Fri, 30 Dec 2022 08:52:05 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.3.34 Bàn chải kẽ, tăm nước, viên ngậm từ kháng thể IgY – Top 3 “trợ thủ” không thể thiếu cho người niềng răng https://igygate.com/ban-chai-ke-tam-nuoc-vien-ngam-tu-khang-the-igy-top-3-tro-thu-khong-the-thieu-cho-nguoi-nieng-rang-11634/ https://igygate.com/ban-chai-ke-tam-nuoc-vien-ngam-tu-khang-the-igy-top-3-tro-thu-khong-the-thieu-cho-nguoi-nieng-rang-11634/#respond Mon, 01 Nov 2021 08:28:41 +0000 https://igygate.com/?p=11634

Đối với người niềng răng, việc có trong tay 5 đến 6 dụng cụ vệ sinh răng miệng đã không còn quá xa lạ. Trên thực tế các vấn đề về răng miệng như răng vàng ố, hôi miệng, viêm lợi hay sâu răng,… vẫn xảy ra phổ biến mặc dù họ đã cố gắng tìm kiếm cách khắc phục. Tuy nhiên nếu chỉ dùng các phương pháp vệ sinh thông thường thì chưa đủ để thoát khỏi các vấn đề răng miệng đó. Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn top 3 “trợ thủ” đắc lực nhất hiện nay cho người niềng răng, đặc biệt là trợ thủ mới từ Nhật Bản.

  1. Bàn chải kẽ

Ngoài bàn chải điện hay bàn chải thông thường thì bạn nên tậu cho mình một chiếc bàn chải kẽ bởi dường như loại bàn chải này sinh ra là dành riêng cho dân niềng.

Bàn chải kẽ, tăm nước, viên ngậm từ kháng thể IgY - Top 3 “trợ thủ” không thể thiếu cho người niềng răng 1

Bàn chải kẽ giúp loại đi thức ăn dư thừa

Điểm cộng của nó là có đầu lông mềm nhỏ, bằng thép nên dễ dàng uốn cong và luồn lách khéo léo qua các khe hở, khoảng trống dưới dây cung hay mắc cài giúp loại bỏ hiệu quả thức ăn và mảng bám tại những vị trí này.

Tuy nhiên nó lại chưa thể loại bỏ thức ăn mắc lại ở những vị trí như kẽ răng hay vùng nông giữa chân răng và mô lợi. Và đó là lý do bạn cần có trợ thủ tiếp theo.

  1. Máy tăm nước

Gần đây, máy tăm nước trở nên khá phổ biến với dân niềng. Bằng cách xịt tia nước với lực vừa phải, nó giúp lấy đi phần thức ăn còn sót lại ở kẽ răng hay vùng nông chân răng và giúp loại bỏ phần nào mảng bám sau ăn. Việc sử dụng tăm nước không chỉ giúp lấy sạch thức ăn dư thừa hơn mà còn có tác dụng massage, giúp thư giãn và cải thiện sức khỏe nướu lợi.

Bàn chải kẽ, tăm nước, viên ngậm từ kháng thể IgY - Top 3 “trợ thủ” không thể thiếu cho người niềng răng 2

Máy tăm nước giúp loại bỏ sạch hơn vụn thức ăn còn sót lại

Việc vệ sinh bằng tăm nước đôi khi có thể cho ta cảm giác “đủ” vì tia nước tạo cảm giác thoáng mát và sạch sẽ hơn bình thường nhưng thực tế nó không thể loại bỏ hết vi khuẩn ẩn nấp sâu trong khe răng, kẽ lợi hoặc ở những vị trí vụn thức ăn mắc kẹt lại như dây chun, khe mắc cài. Và đây chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển và tấn công răng lợi chúng ta.

  1. Viên ngậm từ kháng thể IgY – Trợ thủ mới từ Nhật Bản

 Nếu như 2 dụng cụ trên để sót lại vụn thức ăn, là “con mồi béo bở” để vi khuẩn sinh sôi nảy nở thì viên ngậm chứa kháng thể IgY này với cơ chế “Kháng nguyên – Kháng thể” sẽ giúp bất hoạt vi khuẩn có hại ở mọi ngóc ngách của khoang miệng.

Khoang miệng của chúng ta có khoảng 700 loại vi khuẩn khác nhau bao gồm cả lợi và hại, trong đó, lợi khuẩn giúp kiểm soát sự phát triển của hại khuẩn và ngăn quá trình phân hủy vụn thức ăn còn sót lại. Nếu như nước súc miệng chuyên dụng có thể “đánh bay” cả lợi khuẩn làm mất cân bằng hệ khuẩn của khoang miệng thì viên ngậm này lại chỉ tác động chọn lọc trên vi khuẩn có hại mà không hề ảnh hưởng đến các vi khuẩn có lợi. Đây đang được coi là bước đột phá mới trong chăm sóc sức khỏe răng miệng.

Bàn chải kẽ, tăm nước, viên ngậm từ kháng thể IgY - Top 3 “trợ thủ” không thể thiếu cho người niềng răng 3

Viên ngậm từ kháng thể IgY – Trợ thủ mới từ Nhật Bản giúp răng niềng sáng sạch, thơm tho

Điểm cộng là nó có vị cam, ngọt thơm cho cảm giác dễ chịu khi dùng. Thêm vào đó là thiết kế dạng viên ngậm thông minh, tiện lợi, có thể dễ dàng bỏ túi mang đến bất cứ đâu mà bạn muốn.

Nếu đang sở hữu bàn chải kẽ và tăm nước, đừng chần chừ bỏ túi thêm trợ thủ siêu thông minh này để răng niềng luôn sáng sạch, khỏe mạnh bạn nhé!

]]>
https://igygate.com/ban-chai-ke-tam-nuoc-vien-ngam-tu-khang-the-igy-top-3-tro-thu-khong-the-thieu-cho-nguoi-nieng-rang-11634/feed/ 0
Vệ sinh răng miệng tích cực với bệnh nhân mang mắc cài chỉnh nha https://igygate.com/ve-sinh-rang-mieng-khi-mang-mac-cai-chinh-nha-9262/ https://igygate.com/ve-sinh-rang-mieng-khi-mang-mac-cai-chinh-nha-9262/#respond Sun, 29 Jul 2018 00:00:34 +0000 https://igygate.com/?p=9262

Niềng răng chỉnh nha sẽ giúp bạn lấy lại được tính thẩm mỹ với hàm răng đều đặn, đúng chỗ và đúng khớp cắn. Tuy nhiên, với việc gắn mắc cài cố định lên răng trong thời gian dài sẽ khiến cho việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều, thức ăn thừa thường dễ dàng mắc lại, gia tăng hình thành mảng bám,.. và dẫn đến nhiều nguy cơ bệnh răng miệng khác. Cùng IgYGate DC -PG tìm hiểu các biện pháp vệ sinh răng miệng tích cực hỗ trợ bảo vệ sức khỏe răng miệng khi phải mang mắc cài niềng răng nhé:

Một số vấn đề răng miệng thường gặp ở bệnh nhân mang mắc cài chỉnh nha

  • Tích tụ mảng bám: mảng bám chứa nhiều vi khuẩn có hại, làm mất cân bằng môi trường miệng, là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề răng miệng trầm trọng và làm mất thẩm mỹ. Mảng bám thường tích tụ ở vùng cổ răng, quanh mắc cài hoặc vùng kẽ răng (những nơi khó vệ sinh triệt để)
  • Viêm nướu răng: viêm nướu thường do vi khuẩn trong mảng bám gây ra, nướu bị viêm trở nên đỏ, có thể sưng và dễ chảy máu, đặc biệt là khi chải răng hay dùng chỉ nha khoa. Bệnh nhân chỉnh nha có nguy cơ cao bị viêm nướu ở mức độ trầm trọng hơn bình thường nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách.
  • Hôi miệng: là tình trạng hơi thở có mùi hôi, có nguyên nhân từ trong miệng hoặc toàn thân. Việc tích tụ mảng bám làm tăng số lượng vi khuẩn sinh mùi trong khoang miệng là một trong những nguyên nhân chính khiến hơi thở không còn thơm tho.
Một số vấn đề răng miệng thường gặp ở bệnh nhân mang mắc cài chỉnh nha 1

Chỉnh nha mắc cài làm gia tăng việc tích tụ mảng bám trong khoang miệng – do đó dễ gây ra hôi miệng.

  • Sâu răng: Sâu răng ở bệnh nhân mang mắc cài thường bắt đầu từ những đốm trắng đục ở vùng cổ răng hoặc quanh mắc cài (sâu răng sớm ở bề mặt men) đến những lỗ sâu răng thực sự, nếu nặng có thể ảnh hưởng tới tủy răng.

>> Đọc thêm: Các thói quen xấu gây ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha như thế nào? 

Biện pháp vệ sinh răng miệng khi mang mắc cài chỉnh nha

Bình thường, răng của chúng ta dễ dàng được làm sạch nhờ vào hoạt động của môi, má, lưỡi và việc vệ sinh răng miệng hằng ngày như chải răng, dùng nước súc miệng, dùng chỉ nha khoa. Tuy nhiên, khi răng được mang mắc cài, việc làm sạch khó hơn vì bị mắc cài và dây cung cản trở, tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ, gây ra nhiều vấn đề răng miệng nghiêm trọng.

Vậy, phải kiểm soát tích cực để giải quyết các vấn đề răng miệng ở bệnh nhân mang mắc cài chỉnh nha như thế nào cho đúng cách:

1. Chải răng thông thường

  • Đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ hướng về phía đường viền nướu răng mặt ngoài, chải rung nhẹ 6-8 lần để làm sạch phần cổ răng và khe nướu.
  • Chải xung quanh mắc cài: tương tự, nghiêng bàn chải 45 độ ở trên và dưới mắc cài, chải rung nhẹ, sau đó di chuyển bàn chải về phía mặt nhai, động tác này giúp làm sạch vùng trên, dưới mắc cài.
  • Tương tự chải phía mặt nhai và làm sạch vùng cổ và khe nướu mặt trong các răng.

Chải răng thông thường chỉ làm sạch các vùng dễ chải rửa, các vùng như mặt bên mắc cài, vùng kẽ răng hay vùng niêm mạc miệng đôi khi rất khó để làm sạch hoàn toàn. Khi đó nên sử dụng các biện pháp vệ sinh răng miệng “bổ túc” khác.

1. Chải răng thông thường 1

Phương pháp chải răng truyền thống không thể loại bỏ sạch vi khuẩn trong khoang miệng với trường hợp bệnh nhân mang mắc cài, vì vậy cần kết hợp các phương pháp bổ sung.

2. Sử dụng bàn chải kẽ

Bàn chải kẽ là một bàn chải đầu nhỏ, lông nhỏ xoắn ốc. Bàn chải kẽ giúp làm sạch mảng bám ở các vùng khó tiếp cận bằng bàn chải thường như phái trên mắc cài, vùng kẽ răng hay sau dây cung. Sử dụng bàn chải kẽ giúp làm sạch các vùng khó vệ sinh do cản trở từ khí cụ niêng răng.

3. Sử dụng chỉ nha khoa

Đối với bệnh nhân chỉnh nha niềng răng, việc sử dụng chỉ nha khoa găp nhiều khó khăn và mất thời gian hơn. Có thể mất khá nhiều thời gian khi bệnh nhân mới bắt đầu dùng chỉ, nhưng sẽ rất nhanh khi đã thành thạo và nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng ít nhất một lần mỗi ngày. Điều quan trọng nhất khi sử dụng chỉ nha khoa là phải đưa chỉ qua được vùng hai răng tiếp xúc với nhau, xuống cổ răng và biền nướu.

Các bước sử dụng chỉ nha khoa đúng cách:

  • Lấy một đoạn chỉ dài khoảng 50cm, cuộn một đầu chỉ vào ngón giữa của một tay, để lại một đoạn dài 10-15cm
  • Luồn đầu chỉ vào vùng kẽ răng bên dưới dây cung cần làm sạch
  • Dùng ngón cái và ngón trỏ của hai tay cố định đoạn chỉ, đưa chỉ xuyên qua vùng kẽ giữa hai răng, nhẹ nhàng đưa chỉ vào khe nướu
  • Kéo căng đoạn chỉ, áp vào mặt bên răng sau đó di chuyển dọc về phía rìa cắn,
  • Chú ý không kéo chỉ ngang theo chiều ngoài – trong vì có thể làm tổn thương nướu. Thực hiện tương tự với tất cả các kẽ răng.

4. Sử dụng nước súc miệng

Bệnh nhân chỉnh nha niềng răng nên tham khảo ý kiến Bác sĩ để sử dụng đúng loại nước súc miệng phù hợp, loại chứa chlorhexidine diệt khuẩn hoặc nước súc miệng kháng khuẩn, giảm mảng bám thông thường,..

5. Sử dụng kháng thể IgY

  • Sử dụng kháng thể Igy  giúp bảo vệ răng, hỗ trợ giúp giảm nguy cơ về sâu răng và viêm nướu. Có thể sử dụng trong trường hợp người đang trong giai đoạn nắn chính răng, cấy ghép implant.
  • Nhờ đặc tính kháng thể IgY, xâm nhập được vào các vị trí rất khó vệ sinh và bị cản trở như vùng quanh mắc cài, các kẽ răng, sâu dưới lợi,..đem lại hiệu quả bảo vệ răng miệng, nhất là khi các biện pháp vệ sinh răng miệng thông thường chưa tác động tới được.
  • Kháng thể IgY chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà, an toàn, có thể sử dụng hằng ngày và cách sử dụng rất tiện lợi, văn minh.

    5. Sử dụng kháng thể IgY 1

 

4. Sử dụng “viên kẹo thần kỳ” 2

]]>
https://igygate.com/ve-sinh-rang-mieng-khi-mang-mac-cai-chinh-nha-9262/feed/ 0
Chăm sóc răng miệng trong thời kì niềng răng như thế nào? https://igygate.com/cham-soc-rang-mieng-khi-nieng-9260/ https://igygate.com/cham-soc-rang-mieng-khi-nieng-9260/#respond Wed, 25 Jul 2018 10:04:26 +0000 https://igygate.com/?p=9260

Cùng IgYGate DC – PG theo dõi một số lưu ý để có thể chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất trong quá trình chỉnh nha niềng răng nhé.

Chăm sóc răng miệng trong thời kì niềng răng như thế nào? 1

Nước ngọt, soda có thể làm hư hại răng, làm răng ngả màu… nhất là khi răng đang trong quá trình chỉnh nha.

Lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống

Trong thời gian niềng răng, bạn nên hạn chế một số thói quen xấu hoặc  thực phẩm có thể gây ảnh hưởng xấu đến kết quả niềng răng và làm tăng nguy cơ gây bệnh răng miệng như:

  • Đồ ăn quá cứng: tránh dùng răng để cắn trực tiếp các loại củ cứng như: bắp, cà rốt, táo… (hãy cắt nhỏ chúng trước khi ăn), hay các vật cứng: nắp chai, mía (vì rất dễ gây bong sút, tổn hại, gãy mắc cài).
  • Quá dai, hoặc quá dính như kẹo cao su, chúng có thể bám dính vào mắc cài và rất khó làm sạch
  • Đồ ăn ngọt nhiều đường, nên hạn chế ăn vặt, không ăn các đồ ăn chứa nhiều đường trước khi đi ngủ. Những đồ ăn này cùng với việc vệ sinh răng lợi không đảm bảo, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển gây bệnh răng miệng.
  • Hạn chế sử dụng các loại nước ngọt, nước có gas, soda, caramen, café….

Theo dõi các vấn đề và liên hệ Nha sĩ thường xuyên

Tuần đầu sau khi nắn chỉnh răng, mắc cài trên răng thường khiến bạn thấy cực kỳ không thoải mái, nhưng chỉ mất vài ngày đến một tuần, bạn sẽ thích nghi và quen ngay. Bên cạnh đó, trong 1 – 2 tuần đầu, bệnh nhân mang niềng răng thường cũng có cảm giác mỏi răng, đau răng, ê buốt, đau đầu, tuy nhiên những cảm giác đó sẽ mất dần và sau đó hoàn toàn có thể ăn uống sinh hoạt bình thường.

Theo dõi các vấn đề và liên hệ Nha sĩ thường xuyên 1

Trong quá trình niềng, hãy cố gắng giữ đúng lịch hẹn với nha sĩ để niềng răng đạt kết quả tốt nhất, đúng lịch trình nhất.

Trong giai đoạn niềng răng, bạn cũng lưu ý không nên thực hiện những thói quen không tốt như: lấy lưỡi đẩy răng, mút ngón tay, cắn môi,.. những hành động này có thể ảnh hưởng xấu tới kết quả niềng răng.
Thời gian mang niềng răng tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có thể kéo dài 12 – 24 tháng, thậm chí sau khi răng đã được sắp xếp vào vị trí mong muốn, bạn còn phải đeo khí cụ chỉnh nha đó thêm một thời gian nữa để răng cố định thật tốt ở vị trí mới. Mọi vấn đê bất thường, bạn nên thông báo tới Nha sĩ trong những lần tái khám và điều chỉnh niềng nhé.

Lưu ý các biện pháp vệ sinh và hỗ trợ tăng cường sức khỏe răng miệng

Khi mang niềng răng, việc giữ vệ sinh răng miệng là quan trọng hơn bao giờ hết. Các giải pháp vệ sinh răng lợi thông thường như chải răng, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng,.. nên được duy trì đều đặn hằng ngày

>> Xem thêm: Vệ sinh răng miệng tích cực với bệnh nhân mang mắc cài chỉnh nha

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm giải pháp giúp giảm thiểu các nguy cơ về sâu răng và viêm nướu từ kháng thể  IgY

  • Thành phần kháng thể IgY giúp ngăn ngừa sự hình thành mảng bám dính và mảng bám cao răng trên bề mặt răng, quanh mắc cài,.. và giúp làm sạch khoang miệng.
  • Kháng thể IgY cũng có tác dụng kiểm soát nồng độ vi khuẩn gây bệnh sâu răng, viêm lợi, giữ số lượng – nồng độ vi khuẩn gây hại ở mức thấp, có ý nghĩa quan trọng ngăn ngừa và phòng bệnh răng miệng.
  • Kháng thể IgY với thành phần tự nhiên, không gây đề kháng hay kích ứng, chỉ có tác dụng tại chỗ nên rất an toàn, ngay cả với trẻ nhỏ.
  • Kháng thể IgY dùng cho người bị các vấn đề về răng nướu, đang trong giai đoạn nắn chỉnh răng và cấy ghép Implant.Lưu ý các biện pháp vệ sinh và hỗ trợ tăng cường sức khỏe răng miệng 1

Xem thêm:

4. Sử dụng “viên kẹo thần kỳ” 2

Liên hệ: 0969.513.269

]]>
https://igygate.com/cham-soc-rang-mieng-khi-nieng-9260/feed/ 0
Các thói quen xấu gây lệch lạc răng ở trẻ và điều trị chỉnh hình như thế nào? https://igygate.com/thoi-quen-xau-gay-lech-lac-rang-9239/ https://igygate.com/thoi-quen-xau-gay-lech-lac-rang-9239/#respond Wed, 25 Jul 2018 09:57:38 +0000 https://igygate.com/?p=9239

Trẻ em thường chưa có ý thức cao trong việc giữ gìn hình thái thẩm mỹ cho răng, vì vậy bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý các thói quen xấu ở trẻ gây lệch lạc răng để kịp thời hướng dẫn trẻ bảo vệ sức khoẻ răng miệng đúng cách.

Các thói quen xấu gây lệch lạc răng ở trẻ

Cha mẹ cần lưu ý theo dõi khi bé có các biểu hiện hàm cắn không khít, khớp cắn ngược,.. và lưu ý các tật xấu ở trẻ như tật mút ngón tay, hay cắn môi, đẩy lưỡi, thở bằng miệng,.. đây là những thói quen nguy hiểm có thể gây lệch lạc răng, mất hài hòa giữa răng và hàm ở trẻ mà cha mẹ không ngờ tới:

Các thói quen xấu gây lệch lạc răng ở trẻ 1

Mút tay là thói quen thường thấy và gây tác động không tốt đến hình thái răng của trẻ.

  • Thói quen mút tay kéo dài ở trẻ: các ngón tay đặt lên giữa hai nhóm răng cửa trên và dưới tạo lực nén trực tiếp, dễ đẩy răng cửa trên mọc chìa ra trước, răng cửa dưới nghiêng vào trong, hai hàm cắn không khít, ngoài ra còn có nguy cơ làm hẹp cung hàm do môi và má hay ép lại, đặc biệt những trẻ mút tay suốt đêm khi ngủ thì nguy cơ răng mọc lệch lạc càng cao.
  • Thở miệng, đẩy lưỡi: làm cho hàm răng trên phát triển về phía trước, hàm răng sẽ bị hô, cung răng hàm trên sẽ nhọn hơn, vênh, khớp cắn sâu và cắn hở, nhóm răng cửa sẽ không cắn khít được. Ngoài ra thở miệng thường xuyên còn khiến miệng trẻ bị khô, ít tiết nước bọt dẫn đến dễ sâu răng hơn
  • Thói quen cắn môi dưới: như bú ngón tay, sẽ làm nhóm răng cửa trên nhô ra,cắn không khít.
  • Nghiến răng: khiến răng bị mòn, ngoài ra còn ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.
  • Chống cằm: đôi khi trẻ có thói quen chống cằm, nhất là trong lúc ngồi học, hậu quả là xương hàm dưới phát triển không đều có thể gây bất đối xứng trên khuôn mặt.

Nhiều khi các thói quen xấu này ở trẻ rất khó phát hiện, thậm chí cha mẹ và chính trẻ không biết mình có những tật xấu đó (đẩy lưỡi, nghiến răng,..), mà do các Nha sĩ khi thăm khám phát hiện.

Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân chính khiến răng vĩnh viễn mọc lên khấp khểnh, không thẳng hàng, lại tới từ răng sữa:

Các thói quen xấu gây lệch lạc răng ở trẻ 2

Vấn đề răng sữa của trẻ nếu không được quan tâm đúng cách cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hình thái răng vĩnh viễn sau này.

  • Bất thường trong quá trình thay răng khi răng sữa không rụng đi, răng vĩnh viễn phải đẩy lên chen chúc nên dễ mọc lệch, mọc lẫy.
  • Răng sữa bị mất sớm do tai nạn, chấn thương té ngã, hoặc thường gặp nhất là phải nhổ bỏ do tình trạng sâu răng sớm quá nặng, hoặc thậm chí nhổ răng khi bị sâu mà cha mẹ không ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc bảo tồn răng sữa. Răng sữa rụng sớm sẽ không định hình cho mầm răng vĩnh viễn bên dưới, phần lợi bị kín, khô cũng khiến việc mọc răng vĩnh viễn sau này khó khăn, răng dễ mọc sai vị trí, mọc không thẳng hàng. Việc chú ý giữ gìn răng sữa, do đó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp các răng vĩnh viễn mọc đúng trên cung hàm, không bị xô lệch.

>> Phụ huynh có biết: Sâu răng sữa ảnh hưởng trí thông minh & chiều cao của trẻ

Những lệch lạc răng mặt nào thường gặp ở trẻ em nhất?

  • Răng mọc chen chúc: là tình trạng các răng sắp xếp lộn xộn, không ngay ngắn trên cung hàm, răng mọc không đều, các răng khấp khểnh do thiếu chỗ (răng quá to hay xương hàm cung răng quá nhỏ không đủ chỗ để các răng sắp xếp).
  • Hô răng hàm trên: tình trạng răng cửa hàm trên nghiêng nhiều ra trước, trong khi xương hàm trên vẫn bình thường theo tương quan chiều trước sau. Tình trạng này khá phổ biến, làm cho khuôn mặt không thẩm mỹ.
  • Hô hàm trên: là tình trạng hàm trên nhô quá về phía trước, hoặc hàm dưới lùi quá về phía sau.
  • Cắn ngược hay cắn chéo (móm): tình trạng răng dưới phủ ngoài răng trên. Hiện tượng này xảy ra khi răng hàm trên cắn vào bên trong răng hàm dưới. Cắn chéo có thể gặp ở vùng răng sau nhưng thường xảy ra ở vùng răng trước, ảnh hưởng cả thẩm mỹ và chức năng nhai.
  • Răng thưa: tình trạng có khe hở giữa các răng, xảy ra khi răng quá nhỏ so với cung hàm hoặc cung răng quá rộng.
  • Cắn hở: xảy ra khi răng cửa trên và răng cửa dưới không chạm nhau khi trẻ cắn lại. Khi cắn 2 hàm răng lại, răng hàm phía sau chạm nhau nhưng răng cửa vẫn hở. Ngoài việc mất thẩm mỹ, khi cắn hở, trẻ sẽ không thực hiện được chức năng cắn và xé thức ăn, ảnh hưởng đến hiệu quả ăn nhai.
  • Cắn sâu: tình trạng răng trên phủ răng dưới quá mức (hơn 3mm). Khi cắn lại, răng hàm trên che khuất răng hàm dưới. Trường hợp nặng, răng cửa dưới cắn chạm vào vùng nướu hay khẩu cái phía sau các răng cửa trên.
Những lệch lạc răng mặt nào thường gặp ở trẻ em nhất? 1

Răng lệch lạc ảnh hưởng lớn đến quá trình ăn nhai và thẩm mỹ gương mặt của trẻ. (Ảnh trái) Trẻ cần được chỉnh nha để đưa răng về đúng vị trí và khắc phục các khuyết điểm về thẩm mỹ. (Ảnh 2)

Những lưu ý khi can thiệp chỉnh hình răng ở trẻ

  • Những bất thường của hàm răng trẻ cần được đi đến Nha sĩ chuyên về chỉnh hình răng mặt để khắc phục, trước tiên là đánh giá, phát hiện được một số trường hợp cần được chỉnh hình răng hàm mặt sớm cho trẻ nhằm ngăn ngừa các rối loạn trầm trọng và giúp cho việc điều trị sau này nhanh hơn và ít phức tạp hơn.
  • Việc chỉnh hình với các trường hợp có lệch lạc răng, không cần phải chờ tới lúc trẻ rụng hết răng sữa, vì lúc đó có thể dẫn đến hậu quả trầm trọng hơn. Nếu để đến thời điểm trẻ đã lớn, sẽ không thể điều trị được bằng chỉnh nha đơn thuần, mà phải dùng phương pháp chỉnh hình phẫu thuật phức tạp và tốn kém để có được một kết quả hoàn hảo.
  • Nhìn chung, thời điểm tốt nhất để điều trị chỉnh hình răng hàm mặt là khi các răng vĩnh viễn đã mọc (10 – 12 tuổi). Ở lứa tuổi này, xương hàm đang phát triển, rất thuận lợi cho việc nới rộng và sắp xếp lại các răng.

Hy vọng với những chia sẻ trên từ IgYGate DC – PG , cha mẹ có thể sớm phát hiện các bất thường trong quá trình mọc răng, thay răng ở trẻ và có biện pháp can thiệp kịp thời, giúp bé có hàm răng đều đặn, khỏe mạnh cùng nụ cười tỏa sáng

Xem thêm:

4. Sử dụng “viên kẹo thần kỳ” 2

LIÊN HỆ: 0969.513.269

]]>
https://igygate.com/thoi-quen-xau-gay-lech-lac-rang-9239/feed/ 0
Lưu ý các biến chứng khi niềng răng chỉnh nha sai kĩ thuật https://igygate.com/bien-chung-khi-nieng-rang-9246/ https://igygate.com/bien-chung-khi-nieng-rang-9246/#respond Wed, 25 Jul 2018 09:53:38 +0000 https://igygate.com/?p=9246

Niềng răng – chỉnh nha là sự can thiệp các dụng cụ và khí cụ tác động lên răng, được nhiều người người sử dụng với mục đích làm đẹp răng, làm cho răng thẳng hàng, hạn chế tình trạng răng bị mọc lệch, răng thưa, hô, mọc sai chỗ,… Tuy nhiên, nếu Nha sỹ thực hiện không đúng kỹ thuật, niềng răng chỉnh nha cũng có thể để lại những hậu quả khôn lường.

Các biến chứng có thể xảy ra khi kĩ thuật niềng răng không được đảm bảo

1. Gây đau nhức, khó chịu kéo dài

1. Gây đau nhức, khó chịu kéo dài 1

Khi niềng răng sẽ sử dụng lực xiết từ các móc niềng nhỏ và dây đan xen để từ từ đẩy được răng trên hàm đến vị trí mong muốn. Mỗi lần đến khám, Nha sĩ sẽ điều chỉnh và do đó, bạn có thể cảm thấy hơi đau ở răng và hàm, ê răng, mỏi hàm,… nhưng thường chỉ trong một thời gian ngắn, sau vài ngày đầu sẽ quen dần và không còn khó chịu nữa.

Khi niềng răng sai cách, nhiều trường hợp sau một thời gian (vài tuần, tháng,…) mà bệnh nhân vẫn cảm thấy đau khớp hàm, không thoải mái khi nói chuyện, ăn uống khó khăn,.. các cơn đau này kéo dài và không có chiều hướng giảm, gây nhiều bất tiện trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.

2. Ảnh hưởng nghiêm trọng tới răng

2. Ảnh hưởng nghiêm trọng tới răng 1

Chỉnh nha sai kỹ thuật chẳng những không cải thiện vấn đề răng lợi mà còn kéo theo những hậu quả khó lường.

  • Bệnh nhân chỉnh nha không đúng có thể khiến răng bị nghiêng, các răng không khít nhau. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm hai hàm xô lệch toàn bộ, sai lệch khớp cắn, khiến bệnh nhân không thể nhai kỹ thức ăn, dễ dẫn đến đau dạ dày, hệ tiêu hoá rối loạn.
  • Niềng răng quá lỏng, răng không được tạo lực ép đầy đủ và cần thiết để di chuyển răng về vị trí cân đối, thậm chí di chuyển không đồng đều, mất sự hài hòa,.. làm hiệu quả niềng răng không cao, mất thời gian và tiền bạc của bạn.
  • Ngươc lại, khi gắn mắc cài quá chật, siết răng, ép răng di chuyển đến vị trí đúng quá nhanh, sẽ làm răng lung lay, yếu dần đi, ảnh hưởng tới khớp thái dương hàm,.. niềng răng chưa xong đã có thể gãy răng, rụng răng do răng quá yếu, hoặc giảm tuổi thọ răng sau này.
  • Thậm chí, với các trường hợp niềng răng sai cách, Nha sĩ không có kinh nghiệm và không thăm khám đầy đủ có thể khiến bệnh nhân đau nhức, xảy ra tình trạng viêm tủy răng, răng lung lay, có trường hợp đau nhức dữ dội do chết tủy, viêm nhiễm chân răng,..

3. Các bệnh lý khác

Khi tiến hành niềng răng, vật liệu và khí cụ nha khoa đều phải được thiết kế riêng phù hợp cho từng đối tượng khách hàng và đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh và y tế. Nếu thiết bị không đạt chuẩn, can thiệp không đúng cách, bệnh nhân niềng răng có thể bị kích ứng, dị ứng, viêm nhiễm răng lợi:

  • Mắc cài chất lượng kém sẽ dễ bị biến dạng, bong, rơi và làm giảm hiệu quả nắn chỉnh răng. Các mắc cài kém chất lượng này có thể gây ra dị ứng viêm loét miệng
  • Niềng răng sai cách có thể gây ra những tổn thương không mong muốn ở mô mềm, là điều kiện để vi khuẩn tích tụ và tấn công, gây bệnh lý về răng miệng.
  • Cẩn thận với những bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng, đặc biệt là các bệnh về máu tuyệt đối không niềng răng vì nguy cơ xảy ra những hậu quả khôn lường, nguy hiểm đến tính mạng.

>> Đọc thêm: Những căn bệnh ở mô mềm chân răng – như viêm lợi có thể ảnh hưởng cả tới sinh lý đàn ông!

3. Các bệnh lý khác 1

Chỉnh nha, niềng răng sai cách có thể gây sưng tấy, viêm nhiễm… ảnh hưởng nặng nề đến các mô mềm vùng miệng.

Niềng răng thế nào cho đúng và ở độ tuổi nào là thích hợp thì không phải ai cũng có cách nhận thức đúng đắn. Hi vọng với những thông tin chia sẻ bên trên từ IgYgate DC – PG, bạn có thể  tìm hiểu để đưa ra quyết định sáng suốt hơn trong công cuộc làm đẹp bản thân cũng như người thân của mình.

 

 

]]>
https://igygate.com/bien-chung-khi-nieng-rang-9246/feed/ 0