Vì sao Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ tuổi thọ cao và phát triển top hàng đầu thế giới?

350 đã xem

Một phần của câu trả lời này đã được các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực Nha Khoa đến từ Nhật Bản góp phần giải đáp trong sự ngỡ ngàng tại Hội Nghị Khoa học kỹ thuật Răng Hàm Mặt lần thứ 39 (HNKHKT RHM 39) được tổ chức tại Tp.HCM trong hai ngày 3,4/4, trước các chủ đề xoay quanh bệnh sâu răng, viêm nha chu.

Thông qua hai bài báo cáo của GS. Harou Nakagaki (Đại học Nagoya, Nhật Bản) và TS. Wakumoto Masahiko ( Đại học Showa- Nhật Bản), các đại biểu có mặt tại HNKHKT RHM 39 không khỏi bất ngờ trước việc đề cao bảo vệ sức khỏe răng miệng trong toàn dân tại Nhật. Từ cuối những năm 80 của thế kể XX, nước Nhật đã vạch ra mục tiêu rõ ràng “gia tăng tỷ lệ người ở độ tuổi 80 còn hơn 20 răng” thuộc chương trình “8020”,  và đẩy mạnh giải pháp đề cao tính bảo tồn trong điều trị răng lợi, tập trung giải quyết tận gốc yếu tố hàng đầu gây bệnh là vi khuẩn.

Vì sao Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ tuổi thọ cao và phát triển top hàng đầu thế giới? 1

GS. Harou Nakagaki (Đại học Nagoya, Nhật Bản)

Nhật Bản với hành trình 30 năm từ chương trình “8020” đến ban hành “Luật Sức khỏe Răng và Miệng”.

Theo GS. Harou Nakagaki chia sẻ “Nhật Bản thực sự coi trọng việc chăm sóc sức khỏe răng miệng xuyên suốt từ khi sinh ra đến khi cuối đời, bởi họ xác định sức khỏe răng miệng tác động quan trọng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, tại Nhật Bản đã xác nhập việc phát triển sức khỏe chung của con người gắn với sức khỏe răng miệng”.

Điều này cũng được TS. Wakumoto Masahiko, khẳng định trong bài phát biểu của mình “Ở Nhật Bản, khuynh hướng bảo vệ sức khỏe răng miệng được coi trọng hàng đầu trước khi điều trị sức khỏe toàn thân”.

Nhật Bản với hành trình 30 năm từ chương trình “8020” đến ban hành “Luật Sức khỏe Răng và Miện 1

TS. Wakumoto Masahiko ( Đại học Showa- Nhật Bản)

Bởi vì, Sâu răng và bệnh nha chu là 2 bệnh chính của nha khoa, trong đó bệnh nha chu được coi là một trong những biến chứng của tiểu đường , và vấn đề không chỉ xảy ra đối với khoang miệng, mà vi khuẩn gây bệnh nha chu còn là nguyên nhân đẫn dến các bệnh mạch máu não, viêm phổi, tim mạch. Ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan sinh dục tuổi dạy thì ở các thiếu nữ trẻ và phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt, mang thai hoặc cho con bú. “Theo thống kê, viêm nha chu ở phụ nữ mang thai dẫn đến nguy cơ sinh non và sinh nhẹ cân cao hơn tỷ lệ phụ nữ hút thuốc và uống rượu”- TS. Wakumoto Masahiko.

Xem thêm: Mối nguy hiểm của viêm lợi, viêm nha chu đối với thai kỳ?

Cũng tại Nhật Bản, từ nghiên cứu lâm sàn năm 2009 kết luận: mẹ mang thai bị sâu răng sẽ truyền vi khuẩn sâu răng S.mutans từ mẹ sang con. Những đứa trẻ bị truyền vi khuẩn sâu răng từ trong bụng sẽ sớm bị sâu nhiều răng hơn những đứa trẻ có mẹ mang thai sức khỏe răng miệng tốt.

Chính vì xác định tầm quan trọng sức khỏe răng miệng quyết định sức khỏe toàn thân và chất lượng cuộc sống, nên từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã đề ra một chương trình “nặng ký” cũng là mục tiêu của toàn đất nước “Gia tăng tỷ lệ người 80 tuổi còn hơn 20 răng” vào năm 1989.

Nhật Bản với hành trình 30 năm từ chương trình “8020” đến ban hành “Luật Sức khỏe Răng và Miện 2

 

Nguồn: GS. Harou Nakagaki (Đại học Nagoya, Nhật Bản)

Không dừng ở đó, vào năm 2000 trong chiến lược xây dựng quốc gia chung “Nước Nhật khỏe mạnh thế kỷ 21” lần thứ 1 (2000-2010), trong 70 mục tiêu thuộc 9 lĩnh vực được đặt ra, sức khỏe răng lợi xếp thứ  thứ 6/9 lĩnh vực quan tâm hàng đầu ở Nhật. Sang đến “Nước Nhật khỏe mạnh thế kỷ 21” phiên bản thứ 2 (2012-2022), Nhật Bản tiếp tục có bước tiến “ngoạn mục” trong việc đề cao sức khỏe răng lợi khi ban hành Luật chính thống: “Luật răng và miệng”.

Tính tự chủ trong vấn đề sức khỏe răng miệng tại Nhật rất cao, đặc biệt từ 2011 khi “Luật răng và miệng” được ban hành,  từng địa phương tại Nhật ( 43 tỉnh, 96 thành phố, 2 quận, 30 thị trấn, 3 làng) đã tự điều chỉnh và áp dụng “Luật răng và miệng”phù hợp với đặc điểm dân cư của địa phương, gián tiếp tạo nên phong trào thi đua tích cực trên con đường chăm sóc sức khỏe trên toàn quốc.

Xem thêm: Các nhà khoa học nhận định: Sâu răng sữa ảnh hưởng trí thông minh & chiều cao của trẻ

Nhật Bản nêu cao chăm sóc sức khỏe răng miệng ở từng giai đoạn cuộc sống: trẻ em- người trường thành- người già, đặc biệt là giai đoạn đầu đời. Trong đó, người Nhật xác định rõ “sức khỏe răng miệng ở trẻ em có mối liên hệ rất lớn đến người mẹ”- GS. Harou Nakagaki.

Nhật Bản với hành trình 30 năm từ chương trình “8020” đến ban hành “Luật Sức khỏe Răng và Miện 3

Với các chính sách mang tính quốc gia trong vấn đề sức khỏe răng miệng đã đem đến kết quả đáng ghi nhận từ 1989-2016 tại Nhật Bản (GS. Harou Nakagaki)

Với ý thức và hành động chăm sóc sức khỏe răng lợi được đề cao, sau 25 năm (1987-2011) Nhật Bản đạt kết quả ghi nhận:

  • Tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ dưới 6 tuổi giảm rõ rệt: Trẻ 1 tuổi:  từ 7,8% giảm còn 0%. Trẻ 3 tuổi từ 66,7% tỷ lệ sâu răng sữa giảm còn 25%. Trẻ 6 tuổi tỷ lệ sâu răng từ 90,5% giảm còn 43,1%.

Nhật Bản với hành trình 30 năm từ chương trình “8020” đến ban hành “Luật Sức khỏe Răng và Miện 4

Tỷ lệ sâu răng sữa giảm rõ từ 1987-2011 tại Nhật (GS. Harou Nakagaki)

  • Chỉ số DMFT- chỉ số đo mức độ sâu răng ở trẻ 12 tuổi đã giảm ý nghĩa từ mức cao 4,5 (1984) xuống còn 0,84 (2016).
  • Tỷ lệ người 80 tuổi còn hơn 20 răng tăng từ 7% (1987) lên 28,9% (2011).

Nhật Bản với hành trình 30 năm từ chương trình “8020” đến ban hành “Luật Sức khỏe Răng và Miện 5

Nguồn: GS. Harou Nakagaki

Từ kết quả sức khỏe răng lợi được cải thiện, các vấn đề sức khỏe toàn thân cũng được cải thiện:  “Tỷ lệ người già được chăm sóc răng miệng tốt giảm tỷ lệ sốt, viêm phổi, tỷ lệ chết do viêm phổi xuống một nửa”- Theo báo cáo của YoneYama, 1999.

Nhật Bản với hành trình 30 năm từ chương trình “8020” đến ban hành “Luật Sức khỏe Răng và Miện 6Nguồn: GS. Harou Nakagaki

 Ngoài ra, chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt giúp người dân Nhật Bản ngăn chặn nguy cơ mắc cúm nặng, cảm lạnh thông thường.

Nhật Bản đề cao việc phòng ngừa và phương pháp bảo tồn sức khỏe răng lợi hơn hết .

Để đạt được kết quả đáng ghi nhận về tình trạng sức khỏe răng miệng nói trên, Nhật Bản đã đưa ra các tiêu chí để thực hiện, trong đó đề cao tính phòng ngừa bệnh và giải pháp điều trị bảo tồn răng.

Giải pháp phòng ngừa bệnh răng lợi ở Nhật Bản được thực hiện tận gốc, tức là ngay khi một đứa trẻ ra đời cho đến khi trưởng thành và già đi,  với các điểm đáng lưu ý như sau: Việc thăm khám răng định kỳ trở thành điều bắt buộc.  Tại Nhật Bản, 90% trẻ em dưới 3 tuổi của Nhật được thăm khám đủ 2 đợt/ năm. Để việc thăm khám được thuận lợi, trong “Luật sức khỏe răng và miệng” có quy định: các trường học đều phải có 1 nha sĩ làm bán thời gian với nhiệm vụ giáo dục, hướng dẫn cho trẻ về bệnh răng lợi, khám răng cho trẻ 1 lần/ năm và chỉ định phòng ngừa hay khuyến cao đi tới phòng nha cho trẻ khi có bệnh. Cùng với đó, ở các viện dưỡng lão, người già cũng được các nha sĩ tham khám định kỳ 1 -2 lần/ tuần.

Ngoài ra, trong việc nêu cao ý thức phòng ngừa, tại Nhật Bản còn coi trọng việc chải răng hàng ngày, sử dụng flour, trong đó đáng chú ý là chương trình súc miệng flour: Tại Nhật Bản có 1,2 triệu trẻ em được súc miệng flour tại trường học.

Nhật Bản đề cao việc phòng ngừa và phương pháp bảo tồn sức khỏe răng lợi hơn hết . 1

“Vệ sinh răng lợi tốt góp phần giảm một nửa nguy cơ bị sốt, bệnh  viêm phổi và chết do viêm phổi” (GS. Harou Nakagaki)

Bên cạnh các giải pháp phòng ngừa liên quan đến vấn đề vệ sinh răng miệng, thì ở Nhật Bản không ngừng nghiên cứu tìm ra các giải pháp bảo tồn răng từ việc tác động lên chính nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn.  Phương pháp này tiến hành kiểm soát sự nhiễm khuẩn,  cải thiện chất lượng vi khuẩn (vi khuẩn tốt nhiều lên, vi khuẩn có hại ít đi). Đây chính là biện pháp tự chăm sóc để kiềm chế mầm bệnh răng lợi  là vi khuẩn, đặc biệt ở các đối tượng bệnh nhân tiểu đường, phụ nữ mang thai, cho con bú.

Nhật Bản đề cao việc phòng ngừa và phương pháp bảo tồn sức khỏe răng lợi hơn hết . 2

Hình: Giảm lượng vi khuẩn gây bệnh sâu răng, viêm nha chu trong khoang miệng góp phần mang lại hiệu quả ngăn ngừa không chỉ bệnh răng lợi trực tiếp trong khoang miệng mà còn nhiều loại bệnh của cơ thể (dạ dày, đường ruột, đặc biệt ở đối tượng phụ nữ mang thai) – TS. Wakumoto Masahiko

Theo người Nhật, khi sâu răng hay viêm nha chu, dẫn đến sự mất cân bằng của cộng đồng vi sinh vật trong miệng do sự gia tăng vi khuẩn gây bệnh, đây chính là bước đầu tiên kéo theo một căn bệnh nguy hiểm cho cơ thể.  Việc cải thiện chất lượng vi khuẩn tức kiểm soát nồng độ vi khuẩn có hại luôn ở mức thấp hơn vi khuẩn có ích trong khoang miệng,  sẽ dẫn dến việc nâng cao “tuổi sống khỏe mạnh” của mỗi người dân.

TS. Wakumoto Masahiko chia sẻ: “Đối với bệnh nhiễm khuẩn, điều trị bằng kháng sinh khá phổ biến, nhưng gần đây có nhiều vấn đề như sự kháng thuốc của vi khuẩn, đây là một xu hướng không tốt. Trong khi đó, giải phảp can thiệp cơ học lấy cao răng cũng không đem lại vi khuẩn được kiểm soát”.

Nhật Bản đề cao việc phòng ngừa và phương pháp bảo tồn sức khỏe răng lợi hơn hết . 3

Kháng thể IgY tác động trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn có hại gây sâu răng, viêm nha chu ( Nguồn: IRIS)

Trong số các giải pháp tác động vào yếu tố vi khuẩn, tại Nhật Bản từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX, kháng thể IgY (tên khoa học là Ovalgen) được người Nhật Bản sử dụng như một biện pháp bảo vệ răng lợi hàng ngày cũng như hỗ trợ giúp giảm thiểu các nguy cơ về sâu răng, viêm lợi, trong đó, Ovalgen DC ức chế lại vi khuẩn S.mutans -tác nhân hàng đầu gây sâu răng, Ovalgen PG ức chế lại nguyên nhân trực tiếp là vi khuẩn P.gingivalis gây viêm lợi, viêm nha chu.

Xem thêm: Kháng thể IgY ức chế vi khuẩn Sâu răng, Viêm lợi như thế nào?

Như vậy, nhờ nâng cao ý thức và hành động trong sức khỏe răng miệng, góp phần đem đến một đất nước Nhật khỏe mạnh toàn diện từ sức khỏe đến chất lượng cuộc sống.

Xem thêm: Sản phẩm chứa kháng thể IgY

 

1 Bình luận

  1. avatar Tạ Thị Tân says

    Rất hữu ích

Ý kiến của bạn