Igygate.com » Cách chăm sóc răng miệng https://igygate.com Đột phá công nghệ miễn dịch Nhật Bản Fri, 30 Dec 2022 08:52:05 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.3.33 Cách giúp bạn thanh lọc cơ thể tốt và nhanh nhất https://igygate.com/cach-giup-ban-thanh-loc-co-the-tot-va-nhanh-nhat-4507/ https://igygate.com/cach-giup-ban-thanh-loc-co-the-tot-va-nhanh-nhat-4507/#respond Fri, 26 Feb 2016 09:14:08 +0000 https://igygate.com/?p=4507

Đó là các sản phẩm tự nhiên sẽ giúp cơ thể thanh lọc tốt nhất sau dịp Tết mà bạn đang tìm kiếm, chúng đều đảm bảo tiêu chí: tự nhiên, an toàn, tiện dụng, không mất thời gian chuẩn bị, đặc biệt là dễ dùng.

Ăn uống trong dịp Tết khiến bạn tăng cân, mỡ thừa, đau đầu, da bị xỉn màu, mệt mỏi, đầy bụng, khả năng miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng…. Hãy tham khảo các cách thanh lọc cơ thể bên dưới, sẽ giúp bạn loại bỏ độc tố khỏi cơ thể tốt và nhanh nhất, để bạn làm chủ cơ thể khỏe mạnh và nhẹ nhàng, tự tin tăng tốc suốt cả năm.

Thanh lọc “cửa ngõ” cơ thể bằng kháng thể IgY làm từ lòng đỏ trứng gà

Trước hết, hãy dọn dẹp vi khuẩn có hại trong khoang miệng, được hình thành, tích tụ và phát triển suốt dịp Tết. Vì “bệnh từ miệng mà ra” nên hãy giúp “cửa ngõ” cơ thể được vệ sinh và dọn dẹp sạch sẽ, thì mới hấp thụ tốt các phương pháp thanh lọc toàn cơ thể.

Sử dụng kháng thể IgY (tên khoa học Ovalgen, chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà, loại gà mái đặc biệt có bộ gen được duy trì ổn định suốt 100 năm qua) do các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu – Nhật Bản tạo ra. Sẽ giúp giảm tải nồng độ vi khuẩn có hại xuống mức thấp, không còn khả năng phát triển mầm mống bệnh sâu răng, viêm lợi, đặc biệt hơi thở cải thiện rõ rệt. Hoặc giả định bạn đã bị sâu răng hay viêm lợi do hậu quả ăn uống sau Tết thì kháng thể IgY sẽ giúp bạn ngăn chặn được sự phát triển của bệnh.

Tìm hiểu thêm: Viên ngậm chứa kháng thể IgY đã có mặt tại Việt Nam

Viên ngậm IgYGate DC-PG chứa kháng thể IgY giúp bảo vệ răng, giúp tăng cường sức khỏe răng và nướu, giúp giảm thiểu các nguy cơ về sâu răng và viêm nướu.  Đây là một phương pháp chăm sóc răng lợi tự nhiên, đang được nhiều mẹ tại Việt Nam ưu tiên lựa chọn. Vì tính tiện dùng, dễ dùng, đặc biệt là mang lại hiệu quả, nhanh chóng.

Tìm hiểu thêm: Viên ngậm chứa kháng thể IgY đã có mặt tại Việt Nam 1

Tìm hiểu thêm: Ý kiến người dùng về viên ngậm chứa kháng thể IgY tại Việt Nam

Khi “cửa ngõ” được chăm sóc tốt, hãy đến với bước thanh lọc toàn cơ thể.

Thanh lọc bằng nước chanh, mật ong và nước ấm

Mỗi sáng, trước khi ăn sáng nửa tiếng, hãy vắt lấy nước nửa quả chanh tươi, 1-2 thìa cà phê mật ong, pha với một cốc nước ấm (không nên dùng nước lạnh ảnh hưởng đến các acid tiêu hóa trong dạ dày). Hỗn hợp chanh, mật ong và nước ấm sẽ giúp làm sạch dạ dày, đại tràng, tống xuất các độc tố, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng nhiều hơn. Bạn nên sử dụng hàng ngày và sẽ thấy hiệu quả tức thì với chứng táo bón: loại nước này sẽ giúp sản xuất thêm chất nhầy, hydrate hóa, truyền nước vào phân khô. Từ đó, kích thích ruột, giúp cho việc đi ngoài dễ hơn. Nếu bạn đang khổ sở vì tăng cân dịp Tết, hãy sử dụng hỗn hợp này liên tiếp từ 3-10 ngày để có kết quả giảm cân hiệu quả. Được ví là “sư phụ của các cách thanh lọc”, việc sử dụng hỗ hợp này còn giúp da bạn đẹp hơn, tinh thần tốt hơn, đồng thời tăng khả năng miễn dịch, làm sạch đường tiết niệu, lợi tiểu…

Thanh lọc bằng nước chanh, mật ong và nước ấm 1
Chanh + mật ong và nước ấm là “sư phụ của các cách thanh lọc”

Tìm hiểu thêm: Tác dụng của mật ong và chanh

Thanh lọc bằng nước muối

Sử dụng nước muối cũng là một cách thanh lọc cơ thể phổ biến. Muối là chất khử trùng tự nhiên, giúp đào thải các chất cặn bã ra khỏi đường tiêu hóa một cách hiệu quả. Trên thực tế, cách thức này hiệu quả đến mức được xem như phương thức hợp túi tiền để thay thế cho quá trình làm sạch đại tràng bằng thủy liệu đắt đỏ. Bạn chỉ cần uống 1 ly nước muối gồm 1 muỗng cà phêm muối (5gram) pha với 1 lít nước ấm, uống vào buổi sáng sớm, sau khi ngủ dạy hoặc lúc bụng rỗng, đợi trong 1 đến 2 giờ để nước muối di chuyển khắp ruột và kết thúc bằng việc đi vệ sinh nhiều lần để loại bỏ các chất cặn bã trong đường tiêu hóa. Nếu có điều kiện thì tốt nhất hãy dùng muối magie (Magie sunfat – có bán tại các hiệu thuốc). Muối magie giúp tăng nhuận tràng, giúp cho việc súc ruột diễn ra tốt hơn.

Thanh lọc bằng nước muối 1

Thanh lọc bằng một loại hoa quả

Sử dụng một trong những loại quả dễ kiếm như: cam, chanh, dưa leo, táo, nho, bưởi, chuối… thái lát bỏ vào bình chứa nước lọc, ngâm 1-2 tiếng là có thể sử dụng. Bạn có thể dùng 1 loại quả hoặc có thể kết hợp các loại quả với nhau. Mỗi ngày 2 lít, uống hết có thể thêm nước, tiếp tục ngâm và sử dụng trong ngày. Duy trì uống loại nước này trong 7 ngày. Lượng nước hữu cơ trong quả có thể dễ dàng đưa các loại khoáng chất vào và mang các chất độc ra ngoài mà không làm giảm lượng đường tối thiểu trong máu.

Thanh lọc bằng một loại hoa quả 1

Nhãn hàng IgYGate DC-PG chúc các bạn luôn mạnh khỏe và trẻ đẹp từ tự nhiên!

Nhãn hàng IgYGate DC-PG chúc các bạn luôn mạnh khỏe và trẻ đẹp từ tự nhiên! 1

]]>
https://igygate.com/cach-giup-ban-thanh-loc-co-the-tot-va-nhanh-nhat-4507/feed/ 0
Trẻ bị sâu răng, sún răng, bố mẹ có thể làm gì? https://igygate.com/tre-bi-sau-rang-sun-rang-bo-me-co-the-lam-gi-2969/ https://igygate.com/tre-bi-sau-rang-sun-rang-bo-me-co-the-lam-gi-2969/#comments Wed, 22 Jul 2015 01:20:45 +0000 https://igygate.com/?p=2969

Sâu răng, sún răng là các bệnh rất phổ biến ở trẻ nhưng lại ít được người lớn quan tâm đúng mức. Sự chủ quan của người lớn khiến chất lượng cuộc sống của trẻ bị giảm sút, nhất là khi trẻ bị sâu răng tiến triển dẫn tới đau nhức, mất răng, gầy yếu.

>>Sâu răng sữa ảnh hưởng trí thông minh của trẻ hay không?

Trẻ bị sâu răng, sún răng, bố mẹ có thể làm gì? 1

Làm gì khi trẻ bị sâu răng, sún răng? (Ảnh minh họa)

Sâu răng

Các bậc phụ huynh hầu hết chỉ quan tâm tới sức khỏe răng miệng của bé ở mức cơ bản. Việc nhắc nhở các cháu chăm sóc răng miệng thường xuyên là chưa đủ, chúng ta còn cần phải theo dõi và quan sát những hiện tượng lạ xảy ra đối với răng của bé để có những biện pháp điều trị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Sâu răng ở trẻ em – đơn giản nhưng nguy hiểm

Răng sữa thì không cần đánh răng

Khi mới có răng sữa, nhiều vị phụ huynh cho rằng trẻ không cần đánh răng vì răng của chúng vẫn còn thưa, thức ăn sẽ không mắc lại nên không cần phải đánh răng. Trên thực tế, răng trẻ chỉ thưa với số lượng ít, trẻ có thể có 20 chiếc răng khi được 2 tuổi rưỡi. Khi đó, răng của chúng sẽ khít vào nhau, nếu không chải răng đều đặn, bé rất dễ bị mảng bám do thức ăn để lại, dẫn tới sâu răng.

Bị sâu răng sữa không đau đớn

Trong răng sữa vẫn tồn tại các dây thần kinh cảm xúc, trẻ sẽ đau nếu bị sâu răng. Sự đau đớn sẽ ảnh hưởng đến bé lúc ăn uống, thậm chí cả trong lúc ngủ.

Bị sâu răng sữa không đau đớn 1

Răng sâu khiến trẻ đau đớn. (Ảnh minh họa)

Răng sữa sẽ mất đi và không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn?

Tất cả mọi răng sữa sẽ đều được thay thế bởi răng vĩnh viễn, nhưng tình trạng của răng sữa ít nhiều chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Nếu như răng sữa bị sâu và phải nhổ sớm, khiến cho lợi bị khô, răng vĩnh viễn sẽ khó mọc lên và nếu mọc lên thì có thể mọc không đúng vị trí.

Phải làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu

Răng sữa có chức năng quan trọng không kém gì răng vĩnh viễn. Nó giúp trẻ thực hiện được những công việc hằng ngày như nhai, nghiền, cắn, xé, giữ một vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa. Nếu thiếu đi răng sữa, chế độ ăn uống của trẻ sẽ bị ảnh hưởng khiến sức khỏe giảm sút, biếng ăn, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Vậy phải làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu?

Phải làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu 1

Cần đưa trẻ đến khám nha sĩ khi phát hiện răng sâu. (Ảnh minh họa)

>> Tìm hiểu thêm: Bác sĩ tìm cách trị sâu răng sữa, viêm lợi cho con gái trên google

Khi vết sâu răng còn mới

Để răng được tốt thì cách tốt nhất là phải phòng bệnh. Nếu răng sữa mới phát hiện sâu, cha mẹ cần đưa trẻ tới phòng khám nha khoa để điều trị. Thường bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp trám răng để ngăn chặn không cho sâu tiếp tục phát triển. Răng sữa của trẻ bị sâu nếu trám sớm sẽ giữ được đầy đủ răng trên hàm, đảm bảo cho quá trình tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách có hiệu quả. Song song đó, bố cần cần có biện pháp vệ sinh răng miệng cho con sạch sẽ, kiểm soát tốt nồng độ vi khuẩn có hại trong khoang miệng để không làm quá trình sâu răng phát triển và các vết sâu răng đó không lan rộng ra, ảnh hưởng đến răng kế cận.

Khi vết sâu răng đã lớn

Khi vi khuẩn phát triển đến giai đoạn muộn, tạo thành lỗ sâu lớn trên răng của bé, thậm chí có thể “ăn” gần hết răng của bé, chúng ta không nên vội vàng đến nha sĩ nhổ hết phần còn lại của chiếc răng sâu đó. Bởi vì, răng sữa nếu nhổ quá sớm, sẽ gây mất phương hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này.

Răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ làm tiêu biến gốc răng sữa khiến răng sữa lung lay và rụng đi. Nhổ răng sữa quá sớm trước 6 tuổi sẽ khiến răng vĩnh viễn về sau mọc lên bị lệch lạc. Nếu nhổ răng sữa quá sớm thì răng bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là răng hàm vĩnh viễn số 6, nếu răng hàm sữa bị nhổ sớm, răng số 6 sẽ mọc về phía trước chen vào chỗ các răng vĩnh viễn khác mọc sau này.

Tìm hiểu chi tiết: Phải làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu

Kiểm soát nồng độ vi khuẩn có hại từ kháng thể IgY- Nhật Bản

Ngoài việc hướng dẫn bé đánh răng thường xuyên tối thiểu ngày 2 lần để loại bỏ thức ăn dư thừa, bố mẹ có thể cho bé sử dụng viên ngậm có chứa kháng thể IgY (Ovalgen DC, Ovalgen PG) giúp kiểm soát nồng độ vi khuẩn có hại trong khoang miệng, trong đó kháng thể Ovalgen DC có khả năng ức chế men Gtase của vi khuẩn S.mutans- tác nhân chính gây sâu sún răng ở trẻ, kháng thể Ovalgen PG có khả năng ức chế men Gingipains của vi khuẩn P. Gingivalis- tác nhân chính gây viêm nướu. Tại Nhật Bản thì kháng thể IgY được sử dụng rộng rãi như biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sâu sún răng và viêm nướu ở trẻ nhỏ.

Kháng thể IgY không gây đề kháng, không tác dụng phụ và sử dụng an toàn cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ và bà bầu ( trừ người bị dị ứng với trứng gà)

Tại Việt Nam, viên ngậm IgYGate DC- PG  có chứa kháng thể IgY (Ovalgen DC, Ovalgen PG) giúp bảo vệ răng, giúp giảm  nguy cơ về sâu răng và viêm nướu.

                                                                                                                                                                                                                    Mẹo chữa đau răng tại nhà dứt điểm nhanh

4. Sử dụng “viên kẹo thần kỳ” 2

LIÊN HỆ: 0969.513.269

]]>
https://igygate.com/tre-bi-sau-rang-sun-rang-bo-me-co-the-lam-gi-2969/feed/ 17
Cách đơn giản để phòng ngừa và trị sún răng cho trẻ https://igygate.com/cach-don-gian-de-phong-ngua-va-tri-sun-rang-cho-tre-2954/ https://igygate.com/cach-don-gian-de-phong-ngua-va-tri-sun-rang-cho-tre-2954/#comments Wed, 22 Jul 2015 01:20:41 +0000 https://igygate.com/?p=2954

Sún răng là tình trạng hay gặp ở trẻ, thường từ 1-3 tuổi. Ngoài những hậu quả là răng bị mòn dần, thì đa phần các bố mẹ lại không nắm rõ những hậu quả ẩn sau hiện tượng này, do đó đã không biết cách phòng ngừa cũng như tập trung điều trị cho trẻ khi thấy trẻ bị sún răng.

>>Sâu răng sữa ảnh hưởng trí thông minh của trẻ hay không?

Cách đơn giản để phòng ngừa và trị sún răng cho trẻ 1

Sún răng ảnh hưởng tới bé như thế nào? (Ảnh minh họa)

Sún răng ở trẻ có nguy hiểm không?

Thông thường, trước khi răng vĩnh viễn mọc lên, bố mẹ thường không quá coi trọng việc chăm sóc sức khỏe răng lợi cho trẻ, trước tình trạng sún răng hay sâu răng thì nhiều cha mẹ coi đó là bình thường. Chị Mai (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Tình trạng sâu răng của bé nhà mình bị lâu rồi, từ khi cháu 3 tuổi. Khi nhận thấy răng cháu bị sâu, gia đình cũng chưa cho cháu đi khám ở bệnh viên hay nha sĩ gì, vì nghĩ đó cũng bình thường. Hôm nay vô tình có buổi khám miễn phí thì tôi đưa cháu đến thôi”. Hay một phụ huynh khác tại Hà Nội chia sẻ: “Cháu sắp đến tuổi thay răng rồi, đợi thay răng hết thì đi điều trị cả thể, hồi xưa anh trai của cháu cũng bị sâu răng như cháu bây giờ mà, nên gia đình quen rồi”.

Thực tế, việc chăm sóc răng lợi cần được quan tâm ngay từ khi trẻ vẫn còn nằm trong bụng mẹ, lúc này nếu sức khỏe răng lợi của mẹ kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến em bé: bị sinh non, sinh ra bị nhẹ cân, và quan trọng sẽ bị nhiễm vi khuẩn sâu răng từ mẹ truyền qua.

Sún răng là một tình trạng hay gặp ở trẻ 1-3 tuổi, nguyên nhân là do bé ăn thường xuyên quá nhiều các loại thức ăn có hàm lượng đường cao và tính bám dính mạnh nên dễ lên men, sinh ra a-xít phá hủy men răng.

Răng sữa tồn tại trong khoang miệng, nếu bị sún chúng cũng mang những vi khuẩn có hại làm ảnh hưởng đến không chỉ chiếc răng mà còn ảnh hưởng đến nướu và răng vĩnh viễn.

Xem thêm: Làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu?

Khi răng sún bị mòn dần, tủy sẽ bị hở, ngà răng sữa bị lộ khiến cho bé cảm thấy khó chịu và đau nhức khi ăn uống. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, làm bé dễ quấy khóc, biếng ăn.

Sún răng ở trẻ có nguy hiểm không? 1

 Sún răng có thể làm bé quấy khóc, biếng ăn. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, khi răng của bé bị mòn do sún, đặc biệt là răng cửa, bên cạnh sự mất thẩm mỹ thì nghiêm trọng hơn là trẻ có nguy cơ bị nói ngọng. Thực tế cho thấy, rất nhiều bé bị sún răng nặng sẽ khó phát âm chuẩn nên thường ngọng hơn các bé khác.

Đặc biệt, việc bị sún răng có thể sẽ làm thay đổi tiến trình mọc răng chuẩn của bé, dẫn đến những sai lệch của răng vĩnh viễn về sau. Nguyên do là khi răng sún, nguy cơ chiếc răng này sẽ bị hỏng sớm, lợi cũng sẽ đóng kín nhanh hơn trước khi răng vĩnh viễn tại vị trí này kịp mọc. Do đó, khi răng vĩnh viễn mọc sẽ gặp phải nhiều khó khăn, có thể mọc lệch và gây đau cho trẻ.

>>Tìm hiểu thêm: Sâu răng hàm ở trẻ em – Tưởng đơn giản nhưng vô cùng nguy hiểm

Cách đơn giản giúp trẻ phòng ngừa và trị được bệnh sún răng

Vệ sinh răng cho bé

Khi chiếc răng đầu tiên của bé nhú lên là lúc mẹ cần chăm sóc đặc biệt hơn cho răng sữa. Ban đầu mẹ có thể vệ sinh chiếc răng sữa của bé bằng khăn gạc mềm. Tốt nhất là tạo thói quen hàng ngày vệ sinh răng cho bé vào mỗi sáng sớm và sau mỗi bữa ăn. Sau khi bé ăn nên cho uống nước ngay để rửa trôi thức ăn vừa giúp sạch răng lại giúp sạch họng phòng được viêm họng cho bé.

Chải răng cho bé

Khi bé 2 tuổi, hàm răng đã tương đối hoàn chỉnh, bé đã ăn được cơm và ăn được rất nhiều các loại thức ăn của người lớn vì vậy hàm răng cần được chăm sóc cẩn thận hơn.  Bé cần được chải răng bằng kem có chứa  Fluor để ngừa sâu răng.

Khi bé được 3 tuổi thì bố mẹ nên tập cho bé tự chải răng đúng cách (chải răng dọc từ chân răng xuống, chải đủ 3 mặt trong- trên-ngoài ít nhất là hai lần vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Chải răng cho bé 1

Chải răng đều đặn để ngừa sún răng cho bé. (Ảnh minh họa)

Cho bé khám răng

Tốt nhất là nên cho bé khám răng định kỳ 3-6 tháng/lần. Với những bé đã bị sún răng, răng sữa lung lay sớm thì mẹ cần đưa bé đến khám ở chuyên khoa răng hàm mặt tại các bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra các biện pháp cần thiết để tránh hiện tượng răng bé mọc chen chúc, mọc lệch sau này.

>Tìm hiểu thêm: Hiểu hơn về sâu răng ở con trẻ

 

Giữ gìn thành quả của việc: chải răng, vệ sinh răng hay khám răng thường xuyên.

Nếu các bậc phụ huynh thực hiện đều ba bước trên thì rất tốt. Tuy nhiên, con trẻ thường thích ăn đồ ngọt: kẹo, bánh, sữa,… chỉ có thể hạn chế ở mức nào đó chứ không thể kiểm soát sát sao được. Bởi vì với trẻ từ 6 tháng, trẻ thường có thói quen đi ngủ với bình sữa, nhiều trẻ có thói quen ngậm cơm, ngậm thức ăn lâu ,… Vậy có cách nào khắc phục được khó khăn này?.

Ngay sau khi bé hoàn thành việc đánh răng, mẹ có thể thưởng cho bé viên ngậm IgYGate DC-PG giúp giảm nguy cơ về sâu răng và viêm nướu.

Khi ban đêm, việc tiết nước bọt ít hơn ban ngày, vì thế vi khuẩn hoạt động mạnh hơn, chải răng chỉ làm giảm chứ không thể nào loại bỏ hết được vi khuẩn có hại. Do đó, việc sử dụng thêm kháng thể IgY ngay sau đánh răng có tác dụng ức chế và làm số lượng vi khuẩn có hại S. Mutans- tác nhân chính gây sâu răng xuống mức thấp, giúp bảo vệ răng, giúp tăng cường sức khỏe răng và lợi.

Xem thêm: Trẻ bị sâu răng, sún răng, bố mẹ có thể làm gì?

Giữ gìn thành quả của việc: chải răng, vệ sinh răng hay khám răng thường xuyên. 1

Theo igygate.vn

]]> https://igygate.com/cach-don-gian-de-phong-ngua-va-tri-sun-rang-cho-tre-2954/feed/ 37 Thắc mắc thường gặp về bệnh răng miệng – Báo sức khỏe đời sống https://igygate.com/thac-mac-thuong-gap-ve-benh-rang-mieng-2524/ https://igygate.com/thac-mac-thuong-gap-ve-benh-rang-mieng-2524/#respond Sat, 13 Jun 2015 02:13:18 +0000 https://igygate.com/?p=2524

Các bệnh răng miệng tuy không nguy hiểm tới tính mạng giống như Ung thư, Tim mạch…tuy nhiên do ảnh hưởng của nó tới chất lượng cuộc sống nên nó đang trở thành nỗi lo của nhiều người cả trẻ em, người lớn và người cao tuổi. Để hiểu rõ hơn một số vấn đề thường gặp về bệnh răng miệng, igygate.vn trích dẫn một bài trên báo Sức Khỏe Đời Sống tháng 5/2015 của Bộ Y Tế để độc giả tham khảo.

Thắc mắc thường gặp về bệnh răng miệng - Báo sức khỏe đời sống 1

Răng lợi khỏe đẹp nâng cao chất lượng cuộc sống.

1. Con tôi đã bị sâu răng, có thể chữa khỏi răng đã bị sâu không?

Nếu cháu mới bị chớm sâu răng với dấu hiệu là có vết màu trắng trên men răng, nghĩa là men răng bị mất chất khoáng thì Sâu răng có thể dừng hoặc hồi phục tại. Men răng có thể tự sửa chữa bằng cách sử dụng chất khoáng từ nước bọt và flour từ kem đánh răng hoặc các nguồn khác. Tuy nhiên hầu hết chúng ta không nhận ra và bỏ qua ‘thời điểm vàng’ đó. Vì vậy thường là chỉ phát hiện ra sâu răng khi đã có đau, có lỗ sâu trên răng. Lỗ sâu răng là một tổn thương vĩnh viễn, không hồi phục và nha sĩ phải sửa chữa nó bằng cách làm đầy bằng các vật liệu thích hợp, gọi là trám răng hay hàn răng.

Do vậy với sâu răng, điều quan trọng nhất là bạn phải sử dụng tích cực và đúng cách các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sâu răng tiến triển gồm: vệ sinh răng miệng đúng cách, hạn chế ăn đường và thức ăn chứa nhiều đường, thăm khám nha sỹ định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần, ngăn chặn tác động của vi khuẩn sâu răng bằng kháng thể IgY (Ovalgen DC) dạng ngậm hàng ngày.

2. Tôi nghe nói sử dụng kháng thể từ lòng đỏ trứng gà có thể phòng ngừa được bệnh đau lợi và sâu răng, xin bác sỹ giải thích về thông tin trên?

Kháng thể từ lòng đỏ trứng gà mà chị kể trên là kháng thể IgY mà hiện nay được sử dụng trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về răng miệng. Hiện nay có hai loại kháng thể IgY được sử dụng trên lâm sàng là kháng thể IgY ức chế vi khuẩn gây Sâu răng (Ovalgen DC) và loại kháng thể IgY ức chế vi khuẩn gây Viêm lợi, bệnh quanh răng (Ovalgen PG), hai loại này kết hợp với nhau trong một dạng viên ngậm giúp bảo vệ cả răng và lợi.

Nhờ khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh và duy trì nồng độ vi khuẩn ở mức thấp hơn mức gây bệnh nên viên ngậm có chứa các kháng thể kể trên giúp ngăn ngừa sâu răng, làm sâu răng không lây lan sang các răng khác, đồng thời giúp tránh tái phát các bệnh lý quanh răng như viêm sưng lợi, hôi miệng, chảy máu chân răng. Trên lâm sàng, các nhà khoa cũng cũng đã chứng minh được công dụng tốt cả hai loại kháng thể kể trên. Các nghiên cứu được tiến hành tại Nhật Bản và Việt Nam đều cho kết quả tương tự là bằng chứng thuyết phục về khả năng phòng ngừa và phối hợp điều trị bệnh của loại kháng thể này đối với các bệnh răng lợi.

3. Chồng tôi rất hay bị viêm lợi, mỗi lần như vậy lợi sưng lên, đau nhức, dễ chảy máu và bị hôi miệng. Bình thường dùng kháng sinh thì đều khỏi, nhưng đợt gần đây, tôi thấy chồng tôi uống lâu mà không thấy đỡ nhanh như mọi khi. Xin bác sỹ cho biết có phải chồng tôi bị nhờn thuốc? Có cách nào khác để chữa bệnh của chồng tôi không?

Nếu chồng bạn bị viêm lợi thường xuyên tái phát, rất có thể bệnh đã tiến triển thành viêm quanh răng (viêm nha chu), một bệnh lý rất nguy hiểm có thể gây mất răng và ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều cơ quan khác. Việc tự ý sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh về lợi có thể dẫn tới tình trạng vi khuẩn đề kháng kháng sinh mà bạn gọi là nhờn thuốc. Hơn nữa, việc sử dụng kháng sinh trong bệnh lý quanh răng là chưa rõ ràng, không giúp ích trong phòng ngừa tái phát viêm lợi. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh cho bất kỳ mục đích nào.

Điều quan trọng nhất trong điều trị tái phát bệnh viêm lợi của chồng bạn là cần phải liên tục duy trì lượng vi khuẩn dưới lợi ở mức thấp, điều mà kháng sinh và nước súc miệng đều không thể làm được. Bạn nên tới cơ sở nha khoa để được bác sỹ sử dụng các dụng cụ chuyên khoa làm sạch các mảng bám dưới lợi, làm sạch sơ bộ vi khuẩn ở chân răng. Sau đó bạn cho chồng sử dụng viên ngậm có chứa kháng thể Ovalgen PG giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh viêm lợi là P.gingivalis, việc sử dụng viên ngậm này cần duy trì hàng ngày với 1 viên mỗi tối ngay trước khi đi ngủ để kháng thể có thể ngấm sâu vào túi lợi và phát huy tác dụng lâu nhất. Bạn cũng có thể yên tâm sử dụng liên tục vì bản thân kháng thể tác dụng tại chỗ này không gây dị ứng, rất an toàn. Bằng cách kết hợp viên ngậm chứa kháng thể ức chế vi khuẩn gây bệnh với các biện pháp chăm sóc thông thường khác như đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, súc miệng, xây dựng lối sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe toàn thân…rất nhiều bệnh nhân đã điều trị được dứt điểm việc tái phát bệnh viêm lợi.

4. Tôi nghe nói mang bầu mà bị bệnh Viêm quanh răng có thể dẫn tới sinh non, có phải vậy không? Nếu đã bị bệnh thì tôi nên làm gì khi đang mang bầu?

Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy nguy cơ sinh non tăng lên tới 7 lần ở phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm quanh răng (viêm nha chu). Do vậy đây viêm quanh răng cũng là một bệnh ly rất đáng quan tâm trong thai kỳ giống như nhiều vấn đề khác như tim mạch, tiểu đường…

Nếu bạn đang mang bầu và được bác sỹ chẩn đoán bệnh Viêm quanh răng thì việc sử dụng các biện pháp cơ học hay kháng sinh, thậm chí nước súc miệng có chứa các chất sát khuẩn cũng đều rất khó khăn. Bạn nên tìm bác sỹ nha khoa uy tín để được tư vấn cụ thể. Bên cạnh đó, bạn có thể tự sử dụng mỗi ngày 1-2 viên ngậm  có chứa kháng thể Ovalgen DC và Ovalgen PG có tác dụng ức chế vi khuẩn gây bệnh và các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn. Kháng thể có trong viên ngậm sẽ giúp bạn tránh tái phát bệnh răng lợi, đồng thời loại bỏ được các ảnh hưởng toàn thân do vi khuẩn gây bệnh viêm quanh răng gây ra như kích thích đẻ non, nguy cơ bệnh tim mạch…. Do kháng thể chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà có các thành phần rất an toàn nên có thể sử dụng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

5. Tôi rất lo vì bé nhà tôi bị sâu 5 chiếc răng sữa, nhưng bố mẹ tôi nói rằng cứ chờ khi nào thay răng thì răng sẽ lại trắng đẹp trở lại. Xin bác sỹ cho biết, có phải như vậy hay không? Sâu răng sữa có ảnh hưởng tới các răng vĩnh viễn sau này không?

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng sâu răng sữa không quan trọng vì sớm muộn gì những răng này cũng bị mất đi và thay thế bằng răng vĩnh viễn. Điều này không hoàn toàn đúng và có thể ảnh hưởng tới việc mọc răng vĩnh viễn sau này. Sau đây là những ảnh hưởng của sâu răng sữa :

–          Ảnh hưởng tới khả năng nhai thức ăn khiến bé tiêu hóa kém

–          Ảnh hưởng tới khả năng phát âm chuẩn khi bé học nói

–          Nếu răng sữa bị sâu và rụng quá sớm, răng vĩnh viễn của bé có thể bị mọc lệch lạc, gây xô hoặc nghiêng hàm.

–          Gây đau nhức ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ

–          Mất thẩm mỹ

Ở Trẻ, Sâu Răng Sữa là một căn bệnh nghiêm trọng có thể phá hủy răng của trẻ – nhưng có thể phòng ngừa được bằng các biện pháp như sau:

–          Ngay khi trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên bạn có thể dạy trẻ cách đánh răng và súc miệng đúng cách.

–          Cho trẻ ăn nhiều chất xơ vừa tốt cho răng, lại rất tốt cho sức khỏe đường ruột. Bên cạnh đó hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn vặt chứa nhiều đường, đồ uống có ga.

–          Dạy trẻ các sử dụng các loại chỉ tơ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa bám ở răng.

–          Hướng dẫn trẻ ngậm kháng thể ức chế vi khuẩn gây sâu răng, viêm lợi (Ovalgen DC và Ovalgen PG) mỗi tối trước khi đi ngủ.

–          Cho trẻ đi thăm khám định kỳ tại các cơ sở uy tín để được bác sỹ theo dõi tình trạng bệnh và điều trị kịp thời.

Báo Sức Khỏe Đời Sống Tháng 5/2015 – Bộ Y Tế

]]>
https://igygate.com/thac-mac-thuong-gap-ve-benh-rang-mieng-2524/feed/ 0
Phương pháp giúp bé tự tin khi gặp nha sĩ https://igygate.com/giup-be-tu-tin-khi-gap-nha-si-2256/ https://igygate.com/giup-be-tu-tin-khi-gap-nha-si-2256/#respond Sun, 31 May 2015 03:36:11 +0000 https://igygate.com/?p=2256

Ngày nay nhiều bậc cha mẹ rất quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng của con nhưng do không có kỹ năng khiến trẻ rất sợ bác sĩ nha khoa, không hợp tác khi cần điều trị, nhất là đối với trẻ nhút nhát hoặc quá hiếu động… Vì vậy, bố mẹ cần chú ý một số vấn đề dưới đây để giúp bé tự tin khi gặp nha sĩ mà không sợ hãi khi khám và điều trị.

Tập làm quen với nha sĩ

Phương pháp giúp bé tự tin khi gặp nha sĩ 1

Trẻ làm quen với nha sỹ và cách chăm sóc răng sớm sẽ không sợ hãi khi khám răng

Đối với trẻ nhỏ trước khi đưa đến gặp bác sĩ nói chung và bác sĩ nha khoa nói riêng cần được cha mẹ nói chuyện, làm quen với câu chuyện, phim hoạt hình hoặc trò chơi bác sĩ – bệnh nhân. Tại nhà mỗi lần vệ sinh răng miệng cha mẹ cần  sử dụng các các thao tác vui đùa như khám răng, chải răng, xem răng cho bé. Cha mẹ cũng cần đổi vai bác sĩ – bệnh nhân cho bé được làm quen.

Khi bố mẹ đi chữa răng, cần cho trẻ đi cùng để được biết đến bác sĩ, hình ảnh các bác sĩ làm việc hay nói cách khác dạo chơi nha khoa trước khi điều trị đối với trẻ em việc này rất quan trọng.

Trước khi điều trị, nên cho trẻ đến phòng răng sớm để trẻ tập làm quen và quan sát. Bé làm quen và có ý thức về điều trị, không điều trị trong lần hẹn đầu tiên.

Trẻ sẽ gặp người bệnh, trợ thủ và nha sĩ. Nếu thuận lợi, cho trẻ làm quen dần với một số dụng cụ nha khoa, giải thích các dụng cụ và quá trình khám bệnh một cách dễ hiểu và gần gũi với bé. Kỹ thuật này hơi khác với cuộc hẹn quan sát trong đó trẻ nhìn cha mẹ hoặc người khác điều trị. Trong cuộc hẹn quan sát, cần chú ý lựa chọn bệnh nhân rất hợp tác với điều trị, đặc biệt là những bệnh nhân có cùng độ tuổi với trẻ. Tuy nhiên, cuộc hẹn quan sát có thể có tác dụng ngược lại nếu trẻ thấy điều gì đó làm nó sợ hãi.

Nói chung, cuộc hẹn đầu tiên càng đơn giản, càng dễ chịu càng tốt. Trong cuộc hẹn này không làm bất kỳ điều gì khiến cháu đau và sợ hãi.

Nói, trình bày, làm và khen ngợi

Đây là phương pháp chính trong việc giáo dục để chuẩn bị một bệnh nhân nha khoa, trẻ em ngoan ngoãn, chấp nhận điều trị. Kỹ thuật này thường đơn giản và có hiệu quả.

Đối với cha mẹ, tại nhà trước vài hôm có lịch hẹn với bác sĩ cần giải thích cho bé lợi ích của việc khám răng, ngồi ghế, các dụng cụ điều trị. Cha mẹ là người động viên khen ngợi giúp trẻ tự tin khi điều trị. Có thể lấy hình ảnh răng xấu xí nếu không điều trị và hình ảnh răng đẹp khi đã được điều trị cho trẻ xem.

Đối với bác sĩ trước khi bắt đầu công việc (trừ việc gây tê tại chỗ và các thủ thuật phức tạp khác khó khăn khi giải thích như điều trị tủy) nói cho trẻ biết công việc sẽ làm. Sử dụng từ ngữ rất quan trọng trong kỹ thuật “nói, trình bày, làm”. Khi thực hiện, nha sĩ cần phải dùng một số từ ngữ thích hợp, dễ hiểu để trẻ có thể hiểu và chấp nhận thủ thuật.  Song song với việc nói và làm thì bé cần được khen ngợi và giao tiếp giúp bé thấy yên tâm và gần gũi với nha sĩ, điều này giúp cho việc điều trị nha khoa cho trẻ diễn ra thuận lợi hơn và ngược lại. Việc khen ngợi cũng có thể được các bậc cha mẹ áp dụng các phần thưởng nhỏ, tốt cho răng mà lại đúng thứ bé thích như một bộ bàn chải đánh răng mới, một hộp kẹo ngậm IgYGate DC-PG để bảo vệ răng lợi trẻ… Lựa chọn tốt nhất là các sản phẩm liên quan tới răng lợi để bé luôn nghĩ tới việc bảo vệ, chăm sóc răng.

Thực tế sự khen ngợi và giao tiếp có hiệu quả kết hợp với “ nói, trình bày, làm” sẽ giúp cho điều trị nha khoa có hiệu quả ở hầu hết trẻ em trên 3 tuổi.

Tâm lý cảm xúc của trẻ sau điều trị nha khoa

Một số tâm lý của trẻ thường gặp gồm:.

–  Tổn thương tình cảm: biểu hiện rõ ràng về tình trạng rối loạn về cảm xúc là sự lo âu. Khi sự lo âu của tình trạng này kết hợp với nỗi lo của một cuộc hẹn điều trị thì thường gây bột phát cơn giận dữ đột ngột. Trẻ em bị tổn thương tình cảm nói chung thường là những bệnh nhân nha khoa khó chịu. Trong hoàn cảnh điều trị tốt nhất, các bé vẫn không thấy vui.

– Nhút nhát, khép kín: trẻ nhút nhát sẽ bị căng thẳng thần kinh về việc điều trị nha khoa. Căng thẳng thần kinh này sẽ khiến trẻ có thái độ né tránh như khóc nhưng hiếm khi trẻ bột phát cơn giận dữ. Trẻ nhút nhát thường khó thích ứng với những đòi hỏi của một cuộc hẹn điều trị nha khoa.

– Sợ hãi:  Là một khó khăn lớn đối với nha sĩ trong điều trị răng trẻ em. Sự sợ hãi có thể là sợ đau, sợ chảy máu… những cũng có thể là một nỗi sợ chung chung không biết rõ.

Lời khuyên bác sĩ

Để các bé hợp tác tốt trong điều trị nha khoa thì cha mẹ cần tập thói quen đưa bé đến nha khoa từ khi răng mới mọc, điều này giúp bé không sợ sệt mỗi khi đến gặp nha sĩ, đồng thời hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện về răng lợi của bé.

Trong quá trình điều trị nếu phản ứng không tốt là do sự sợ hãi quá độ, bắt buộc cha mẹ và nha sĩ không được làm cho trẻ sợ hãi thêm. Có thể hoãn lại cuộc điều trị nha khoa để làm cho trẻ bớt căng thẳng hoặc điều trị nha khoa dưới tác dụng của khí gây thư giãn hoặc gây mê.

Cha mẹ nên nhớ, các bé không thích uy quyền. Chính vì vậy, cha mẹ cần tôn trọng bé và cần giải thích, nói chuyện thường xuyên về việc khám răng. Điều này giúp bé dần dần nhìn nhận đúng hơn khi điều trị nha khoa.

Các bậc cha mẹ có thể nhận ra tâm lý của bé sợ hãi trước khi bắt đầu điều trị nha khoa. Đối với trường hợp trẻ bị rối loạn cảm xúc là khó xác định nhất. Do vậy, nếu có nghi ngờ bé có những rối loạn cảm xúc, căng thẳng thần kinh  nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tâm lý.

PGS.TS.BS. Võ Trương Như Ngọc – Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội (Theo báo SKĐS)

]]>
https://igygate.com/giup-be-tu-tin-khi-gap-nha-si-2256/feed/ 0