Tổng quan về các dạng sâu răng thường gặp ở trẻ em

2 101 đã xem

1. Bệnh sâu răng là gì?

Bệnh sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn phổ biến nhất ở trẻ em, chiếm tỷ lệ 90%. Sâu răng ở trẻ em có thể gây đau, ảnh hưởng đến ăn uống, học hành, nói, vui chơi của trẻ, nếu không điều trị kịp thời còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sâu răng lây lan, viêm tủy răng, viêm cuống răng, sang chấn khớp cắn.

1. Bệnh sâu răng là gì? 1

2. Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em

a. Vai trò của vi khuẩn và mảng bám răng:

– Mảng bám răng là một quần thể, bao gồm chủ yếu là các vi khuẩn nằm trên khung vô định hình từ mucoid nước bọt và polysacchride (glucan) của vi khuẩn ngoài bào.

Mảng bám có vai trò quan trọng trong bệnh nguyên bệnh sâu răng do các acid sinh ra từ các chất trong mảng bám sẽ phá huỷ men răng. Các chất đường từ thức ăn sẽ nhanh chóng khuyếch tán vào mảng bám, được vi khuẩn chuyển hoá thành acid (chủ yếu là acid lactic, ngoài ra còn có acid acetic và acid propionic). Khi pH của mảng bám giảm dưới 5,5 (pH tới hạn) thì hiện tượng huỷ khoáng xảy ra.

– Vi khuẩn: Streptococcus mutans là tác nhân chủ yếu gây nên sự thành lập mảng bám, có vai trò quan trọng trong việc hình thành tổn thương ban đầu và là chủng vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao nhất trong nghiên cứu thực nghiệm trên động vật.

Một số dòng Actinomyces, Lactobacillus acidophillus c ũng gây sâu răng thực nghiệm trên động vật, trong đó Actinomyces có vai trò quan trọng trong sâu chân răng.

b. Vai trò của Carbonhydrat:

  • Vi khuẩn gây sâu răng sau khi nhiễm vào môi trường miệng, tự nó sẽ không gây sâu răng được. Có sự liên quan rõ rệt giữa sâu răng và sự lên men đường.
  • Tỷ lệ xuất hiện răng sâu liên quan tới độ đậm đặc, độ dính, cách thức và tần suất sử dụng đường hơn là tổng lượng đường tiêu thụ.

c. Các yếu tố khác

– Các yếu tố nội sinh của răng:

+ Thành phần men răng:

Ở những răng mới mọc, men răng chưa được hoàn thiện hoàn toàn (chưa chín muồi), men răng có thành phần apatite chứa nhiều carbonat – là dạng tinh thể dễ bị tác dụng của acid. Khi nhóm carbonat được thay thế bởi Flour hoặc hydroxyl(quá trình chín muồi) thì men răng sẽ đề kháng hơn với acid.

Men răng có Fluor (tạo thành các tinh thể fluorapatite) có sức đề kháng với acid cao hơn men răng không có Fluor (các tinh thể hydroxyapatite).

Fluor không những có vai trò hoàn thiện tổ chức cứng của răng mà còn có vai trò ức chế quá trình sâu răng, ổn định các tổn thương mới hình thành.

+ Cấu trúc men răng: Men răng thiểu sản và kém khoáng hoá làm tăng nguy cơ sâu răng.

+ Hình thể giải phẫu răng:

  • Răng có hố rãnh sâu, hình thái khác thường, vùng tiếp xúc mặt bên rộng tăng nguy cơ sâu răng do tích tụ mảng bám.

+ Vị trí răng:

  • Răng lệch lạc làm tăng khả năng lưu giữ mảng bám, tăng nguy cơ sâu răng.

– Các yếu tố ngoại sinh:

+ Nước bọt: Nước bọt có vai trò quan trọng bảo vệ răng khỏi sâu răng,

+ Chế độ ăn:

  • Chế độ ăn chứa nhiều phosphate có khả năng giảm tỷ lệ sâu răng.
  • Tăng chất béo trong khẩu phần ăn có thể làm giảm tác động của các tác nhân gây sâu răng.
  • Ăn nhiều đuờng, nhất là ăn vặt thường xuyên giữa các bữa ăn chính làm tăng nguy cơ sâu răng.

Thói quen ăn uống trước khi đi ngủ: Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, việc cho bú bình kéo dài với sữa và các loại chất ngọt, nhất là lại bú trong khi ngủ làm tăng tỷ lệ sâu răng, gây nên hội chứng bú bình.

Xem thêm: Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Lâm sàng

  • Cảm giác ê buốt khi có kích thích gió, nóng, lạnh.
  • Có lỗ sâu hoặc nhẹ hơn là mắc châm khi khám.
  • Đổi màu men răng thành đốm đen

3.2. Cận lâm sàng

  • X-Quang răng tại chỗ: phát hiện các tổn thương sâu răng không nhìn thấy trên miệng như sâu cổ răng, sâu chân răng, sâu kẽ.
  • X-Quang toàn cảnh (Panorama) : Với trường hợp sâu răng hàng loạt. Sâu răng các vị trí khó chụp phim tai chỗ như răng số 8.

3.3. Chẩn đoán xác định

  • Có lỗ hoặc mắc châm khi khám
  • Tăng ê buốt khi có kích thích nóng lạnh
  • X-Quang: phim cận chóp có hình sáng mất cấu trúc men ngà.

3.4. Phân loại thể sâu răng ở trẻ em thường gặp

a. Sâu răng lan nhanh

Là dạng sâu răng xuất hiện đột ngột, lan rộng trên nhiều răng, tổn thương tiến triển nhanh chóng đến tuỷ răng và xảy ra trên cả các răng thường được cho là miễn nhiễm với sâu răng dạng thông thường.

Về nguyên nhân gây bệnh, có một số yếu tố được cho là có liên quan:

  • Rối loạn cảm xúc: Thường gặp sâu răng lan nhanh ở cả trẻ em và người lớn có ức chế cảm xúc và sợ hãi, không hài lòng với những kết quả đạt được, thái độ bất cần-nổi loạn với hoàn cảnh gia đình, cảm giác thấp kém, chấn thương tinh thần ở trường học, căng thẳng và lo lắng kéo dài…
  • Lứa tuổi thiếu niên là giai đoạn có nhiều biến đổi phức tạp về tình cảm, tâm lý do đó tỷ lệ sâu răng lan nhanh cao hơn.
  • Rối loạn cảm xúc có thể tạo nên những thói quen ăn uống bất thường như sử dụng quá nhiều đồ ngọt, ăn vặt liên tục…lần lượt làm tăng tỷ lệ sâu răng. Mặt khác, chính những rối loạn cảm xúc này thường gây nên tình trạng giảm tiết nước bọt đáng kể, giảm khả năng tái khoáng hoá của răng, càng làm tăng nguy cơ sâu răng.
  • Sử dụng các loại thuốc làm giảm tiết nước bọt như thuốc hướng thần (điều trị trong các trường hợp nói trên), thuốc điều trị các bệnh tim mạch, nội tiết, thuốc giảm đau, chống ho, lợi tiểu…
  • Điều trị tia xạ vùng đầu cổ làm suy giảm chức năng của tuyến nước bọt, là nguy cơ cao cho những dạng sâu răng trầm trọng phát triển.

Xem thêm: Trẻ bị sâu răng, sún răng, bố mẹ có thể làm gì?

3.4. Phân loại thể sâu răng ở trẻ em thường gặp 1

Sâu răng có thể hủy hoại cả hàm răng

b. Sâu răng sớm ở trẻ em

– Sâu răng do bú bình (Early childhood caries, Severe early childhood caries, Nursing caries, Baby bottle caries)

Trên lâm sàng, tổn thương sâu răng ở trẻ 2, 3 và 4 tuổi xuất hiện rất điển hình và theo một dạng đặc thù: Các răng cửa trên bị ảnh hưởng sớm nhất và nặng nhất, sau đó đến các răng hàm sữa thứ nhất hàm trên và hàm dưới, đôi khi các răng nanh dưới cũng bị ảnh hưởng, các răng cửa dưới thường không bị ảnh hưởng gì. Vì tổn thương có tính chất phát triển nhanh, đa số ở trên các bề mặt vốn đề kháng với sâu răng (mặt nhẵn, mặt ngoài răng cửa trên) nên có thể coi đó là một dạng đặc biệt của sâu răng lan nhanh.

Tìm hiểu cách nuôi dưỡng cho các trẻ này người ta thường thấy trẻ được cho bú khi đi ngủ với bình sữa hoặc các loại chất ngọt khác để ru ngủ. Khi trẻ ngủ, sữa hoặc chất ngọt chứa carbonhydrat này chảy quanh các răng, riêng các răng cửa dưới có khuynh hướng được bảo vệ bởi lưỡi, tạo nên một môi trường thuận lợi tuyệt vời cho các vi khuẩn lên men thành acid. Hơn thế nữa, dòng chảy nước bọt giảm đáng kể khi ngủ làm giảm khả năng làm sạch tự nhiên. Do đó, không nên ru ngủ trẻ bằng cách cho bú, khi cho trẻ bú thì không nên đặt nằm, với những trẻ ngủ khi đang bú thì nên vỗ cho trẻ ợ hơi rồi mới đặt nằm ngủ. Bố mẹ cũng cần phải chải răng cho trẻ ngay khi có chiếc răng đầu tiên mọc, nên ngừng cho trẻ bú bình khi trẻ có thể uống được bằng cốc (khoảng 12 tháng tuổi).

3.4. Phân loại thể sâu răng ở trẻ em thường gặp 2

Sâu răng thường xảy ra ở cả răng Hàm và răng Cửa

c. Sâu răng dạng ẩn:

– Thuật ngữ sâu răng dạng ẩn (hidden caries, occult caries, covert caries, fluoride syndrome) được dùng để mô tả tổn thương sâu răng ở lớp ngà thường không phát hiện được trên lâm sàng, nhưng đủ lớn và mất khoáng để phát hiện được bằng phim X-quang cánh cắn.

3.4. Phân loại thể sâu răng ở trẻ em thường gặp 3

Hình ảnh răng bị tổn thương ở lớp ngà

4. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ

  • Loại bỏ tổ chức vi khuẩn khu trú trong răng là ưu tiên hàng đầu.
  • Loại bỏ phần men ngà đã tổn thương.
  • Trám bít sát khít, phục hồi chức năng ăn nhai khi răng bị tổn thương nhiều.

 

Viên ngậm IgYGate DC – PG  thành phần  chứa kháng thể OvalgenDC và OvalgenPG  giúp bảo vệ răng, hỗ trợ  giúp giảm nguy cơ sâu răng, viêm nướu( lợi)

Xem thêm: Chữa bệnh sâu răng cho trẻ hiệu quả

Ths.Bs. Nguyễn Thị Ngọc Lan

Chuyên khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung Ương

Có thể bạn quan tâm: Bệnh sâu răng ở trẻ em

Ý kiến của bạn