Lịch sử loài người đã chứng kiến nhiều đại dịch Cúm khủng khiếp cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Tuy nhiên lâm sàng bệnh đã được mô tả nhiều thế kỷ trước (A Hirsd, 1881-1886). Năm 1933 W. Smith, C. Andrews, P. Laidpow xác định được Virus cúm A. Năm 1940 T. Francis và T. Magill phát hiện Virus cúm B, năm 1949 R. Taylor phát hiện Virus cúm C. Bằng các kỹ thuật sinh học phân tử, các nhà khoa học đã xác định được hầu hết các chủng loại Virus Cúm trong các đợt dịch quá khứ và hiện tại.
Đại dịch cúm đầu tiên được ghi nhận trong y văn năm 1918 – 1919 (đại dịch Cúm Tây Ban Nha) là do virus cúm A chủng H1N1 gây ra đã gây tử vong cho khoảng 50 triệu người, đại dịch cúm Châu Á năm 1957- 1958 là do cúm A chủng H2N2 làm khoảng 1 triệu người chết. Dịch Cúm Hồng Kông năm 1968- 1969 do cúm A H3N2. Biến chủng Cúm A H1N1 năm 2009 – 2010 (cúm lợn – swine flu) xuất phát từ Mexico đã khiến WHO phải ban bố đại dịch Cúm trên toàn cầu…
Virus cúm A có khả năng thay đổi cấu trúc kháng nguyên rất nhanh theo thời gian để chống lại khả năng đề kháng của cơ thể cũng như các thuốc kháng virus vì vậy chúng rất dễ gây ra các đại dịch Cúm. Trong khi đó, virus cúm B thường gây các vụ dịch nhỏ, virus cúm C thường gây các đợt dịch tản phát. Thống kê dịch tễ cho thấy, cứ khoảng 10 – 14 năm lại có một đại dịch Cúm xảy ra một lần.
Định nghĩa
Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường hô hấp, do các Virus cúm A, B, C gây nên. Bệnh khởi phát đột ngột bằng sốt cao, nhức đầu, đau mỏi toàn thân và những dấu hiệu hô hấp, dễ dẫn đến viêm phổi, tỷ lệ tử vong cao.
Virus gây bệnh
Virus cúm thuộc họ Orthomyxovirus, có hình cầu, đôi khi hình sợi, kích thước khoảng 80-100 mm. Dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ thông thường và tia cực tím, chịu đựng tốt ở nhiệt độ thấp.
Nguồn bệnh
- Trong thời gian có dịch thì người bệnh là nguồn bệnh.
- Đối với cúm gia cầm H5N1 thì gia cầm là nguồn lây bệnh.
- Ngoài vụ dịch thì nguồn dự trữ virus cúm A là động vật.
Đường lây
- Lây trực tiếp giữa người với người bằng đường hô hấp qua các hạt nước bọt và dịch mũi họng nhỏ li ti mang nhiều virus cúm.
- Lây trực tiếp từ gia cầm sang người: ở những địa phương có dịch cúm gia cầm, khả năng lây truyền trực tiếp từ gia cầm, các sản phẩm từ gia cầm sang người rất cao.
Quá trình gây bệnh của Virus Cúm
Virus xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp
Giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất để gây bệnh của Virus Cúm là giai đoạn xâm nhập vào tế bào đường hô hấp. Virus cúm có ái tính đặc biệt với tế bào biểu mô đường hô hấp. Nhờ các kháng nguyên H và N chúng bám được và chui vào trong tế bào biểu mô đường hô hấp.
Sau khi đã xâm nhập vào tế bào đường hô hấp chúng nhân lên và phát triển rất nhanh làm rối loạn chuyển hoá tế bào và phá vỡ tế bào, sau đó tiếp tục phá huỷ các tế bào khác.
Sau đó, tại niêm mạc đường hô hấp, virus Cúm bị các yếu tố miễn dịch không đặc hiệu của cơ thể như dịch mũi họng, dịch phế nang, IgA… chống lại. Nếu vượt qua được hàng rào này chúng xâm nhập vào máu, bám vào bề mặt các hồng cầu đi khắp cơ thể gây tình trạng nhiễm virus máu, và xâm nhập vào các cơ quan tổ chức.
Các tổn thương do virus Cúm gây ra
Trong quá trình xâm nhập vào cơ thể, Virus Cúm gây tổn thương nhiều cơ quan tổ chức:
– Phản ứng viêm không đặc hiệu:
+ Xung huyết, phù nề dọc cơ quan hô hấp.
+ Viêm phế quản xuất tiết.
+ Viêm phế quản lan toả có giả mạc hoại tử.
+ Tắc nghẽn phế quản do tiết dịch.
– Màng phổi bị bong tróc từng mảng.
+ Áp xe phổi, áp xe phế quản nhiều ổ.
+ Tổ chức hạch tăng sinh.
– Màng não xung huyết, thâm nhiềm tương bào quanh mạch máu.
– Gan, lách: Không thấy tổn thương nhu mô.
Diễn biến và triệu chứng bệnh
Bệnh cúm thể thông thường thường có diễn biến như sau:
– Thời kỳ nung bệnh:
- Từ 2 – 4 ngày (ngắn nhất là 24 giờ) thường không có triệu chứng
– Thời kỳ khởi phát:
Thường khởi phát đột ngột bằng sốt cao 39-40 0 C, kèm theo rét run, nhức đầu choáng váng, buồn nôn và đau mỏi toàn thân, mệt mỏi không muốn làm việc.
– Thời kỳ toàn phát:
+ Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc sốt cao liên tục 39-40 0 C , thời gian sốt 4-7 ngày , khi hết sốt nhiệt độ giảm nhanh. Một số bệnh nhân sốt kiểu “V cúm” đang sốt cao nhiệt độ tụt xuống ngay sau đó lại tăng lên rồi mới hạ xuống lần thứ 2.
+ Bệnh nhân mệt mỏi nhiều ăn ngủ kém, môi khô lưỡi bẩn, mạch nhanh huyết áp dao động, nước tiểu vàng.
+ Bạch cầu máu ngoại vi số lượng không tăng, tỷ lệ bạch cầu Lymphocyte tăng, tốc độ lấy máu không tăng.
+ Viêm nong đường hô hấp trên: Sổ mũi, hắt hơi, rát họng, ho khan mắt xung huyết, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.
+ Viêm thanh hầu và khí quản: Bệnh nhân khàn tiếng, ho khan.
+ Viêm phế quản cấp, viêm phổi: Đau tức ngực, khó thở, ho khạc đờm trắng dính. Khám phổi thấy ran ngáy ran rít, hoặc một số ran ẩm nhỏ hạt.
+ X quang phổi: Thường không phản ánh được dấu hiệu lâm sàng ở phổi.
+ Triệu chứng khác như đau đầu liên tục, đau nhiều ở vùng thái dương, vùng trán, đôi khi dội lên từng cơn kèm theo hoa mắt chóng mặt ù tai; đau mỏi toàn thân đau cơ bắp và khớp, đau dọc sống lưng, đau ngang thắt lưng, xoa bóp cơ khớp thì đỡ đau.
Điều trị
Đối với các thể bệnh cúm thông thường, điều trị chủ yếu là giảm các triệu chứng do bệnh gây ra như sốt, đau đầu, đau mỏi người. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi cho đến khi hết sốt, ăn thức ăn dễ tiêu và uống nhiều nước.
Đối với trường hợp nhiễm cúm A H5N1 phần lớn bệnh nhân cần hỗ trợ hô hấp trong 48 giờ đầu nhập viện. Các thuốc kháng virus cũng được sử dụng cho bệnh nhân, tuy nhiên hiệu quả thực sự vẫn đang còn gây tranh cãi đối với các chuyên gia y tế.
Thuốc kháng virus: Đây là thuốc ức chế enzyme tham gia vào quá trình giải phóng Virus ra khỏi tế bào vật chủ. Thường sử dụng Oseltamivir (uống) và Zanamivir (hít). Nên sử dụng thuốc sớm ngay sau khi nghi ngờ nhiễm cúm A H5N1 trong khi chờ kết quả xét nghiệm. Liều dùng cho người lớn và trẻ em > 13 tuổi: 75 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.
Sự kháng thuốc Oseltamivir là do đột biến dẫn đến thay thế một acid amin đơn trong Neuraminidase N1 (His274Tyr). Ribavidin ức chế cả virus cúm A và B, có tác dụng kháng virus bổ sung với thuốc ức chế neuraminidase trên invitro.
Thuốc kháng sinh được sử dụng nhằm điều trị viêm phổi trong giai đoạn chưa khẳng định xét nghiệm và đồng thời chống vi khuẩn bội nhiễm phổi nhất là nhiễm trùng bệnh viện.
Hỗ trợ hô hấp có vai trò quan trọng trong điều trị viêm phổi do cúm A H5N1. Ngoài ra cần phải hồi sức suy đa tạng, nâng cao thể trạng, bồi phụ nước và điện giải, điều trị triệu chứng khác và dinh dưỡng đầy đủ cho bệnh nhân
Phòng bệnh
- Tiêm phòng vắc xin Cúm để phòng bệnh cúm mùa như cúm A (H3N2, H1N1 đại dịch 2009), cúm B đặc biệt cần thiết với các đối tượng dễ bị nặng khi mắc cúm như đã nêu ở trên.
- Hạn chế đến những nơi đông người khi có dịch cúm cần. Cần mang khẩu trang, thường xuyên rửa sạch tay, khi tiếp xúc với người nghi mắc cúm cần phải theo dõi các dấu hiệu biểu hiện bị bệnh cúm để đến gặp bác sĩ thăm khám kịp thời.
- Giữ gìn sức khỏe, tránh bị nhiễm lạnh, thường xuyên vệ sinh răng miệng, súc họng bằng nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn thích hợp.
- Thường xuyên sử dụng kháng thể đặc hiệu IgY đặc hiệu chống virus Cúm để ngăn ngừa virus Cúm xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp. Phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ cũng có thể sử dụng một cách an toàn kháng thể này dạng ngậm này.
- Khi ngi ngờ mình bị mắc Cúm (bị sốt >38 độ C, đau đầu mỏi người, ho, hắt hơi, chảy mũi cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, sử dụng thuốc điều trị Cúm đặc hiệu sớm trong 2 ngày đầu mới có kết quả tốt, đồng thời theo dõi phát hiện sớm các biến chứng để hỗ trợ kịp thời.
Igygate.vn tổng hợp theo dieutri.vn
Tư vấn sức khỏe trực tuyến