Bị cúm khi đang mang thai, phải làm sao?

12 598 đã xem

Cảm giác lo lắng và luôn mong muốn mọi thứ phải thật hoàn hảo dành cho thiên thần nhỏ của mình là tâm lý chung của các bà mẹ. Vì vậy khi chẳng may bị nhiễm cúm, mong muốn đầu tiên và duy nhất của chị em là phải làm sao để không ảnh hưởng đến bé yêu. Hãy tham khảo những lời khuyên hữu ích dưới đây để có một thai kỳ hoàn hảo nhất.

Cúm khi mang thai

Nếu mắc bệnh khi mang thai, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần thiết.

Tìm gặp bác sĩ

Thời kỳ mang thai là giai đoạn cơ thể bạn xảy ra nhiều biến đổi và nhạy cảm nhất. Vì vậy chỉ một bất thường nhỏ về sức khỏe cũng rất đáng để bạn lưu tâm. Bạn nên nhớ rằng chỉ khi mẹ khỏe thì bé mới khỏe và phát triển bình thường để chào đón tương lai phía trước. Các triệu chứng ban đầu của cảm cúm như sốt, đau đầu, đau cơ, sổ mũi, mệt mỏi… có thể tự khỏi nếu được nghỉ ngơi và hỗ trợ điều trị giảm nhẹ đúng cách. Tuy nhiên nếu cảm thấy bệnh nặng hơn như sốt cao không hạ thì bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách. Người thầy thuốc sẽ xem xét tình trạng bệnh của bạn và mức độ ảnh hưởng tới thai nhi để quyết định cách thức điều trị hợp lý nhất.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc

Đa số các loại thuốc trị cúm thông dụng trên thị trường đều có khả năng gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi. Bên cạnh đó một số hoạt chất chính trong các loại siro điều trị cúm, cảm lạnh và ho có nguy cơ gây biến chứng trong thai kỳ. Do vậy các chị em tuyệt đối không tự ý ra nhà thuốc yêu cầu thuốc trị cảm Cúm, cần phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị và lời khuyên của bác sĩ trong liều lượng, thời gian và cách dùng thuốc trị cảm cúm.

Tham khảo chi tiết: Lỡ uống thuốc cảm cúm khi mang bầu: Đừng quá lo lắng!

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc 1

Mẹ bầu cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc trong thời gian mang thai.

Áp dụng một số mẹo hay

Thử áp dụng một số cách làm giảm nhẹ các triệu chứng của cúm theo kinh nghiệm dân gian truyền lại cũng là một cách hay, và có thể đem lại hiệu quả bất ngờ. Những nguyên liệu dễ kiếm, rẻ và rất quen thuộc với các bà nội trợ như chanh, mật ong, nước muối, gừng… khi biết cách sử dụng có thể đẩy lùi cơn đau họng cũng như nghẹt mũi.

Tham khảo chi tiết: Mẹo hay chữa cúm cho bà bầu

Nâng cao sức đề kháng của cơ thể

Sức đề kháng chính là vệ sĩ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường. Phụ nữ mang thai thường có sức đề kháng yếu hơn bình thường, do đó cần phải chú ý giữ gìn và nâng cao sức khỏe. Cúm thường dễ gặp khi trời lạnh, thời tiết chuyển mùa, do vậy mẹ bầu cần giữ ấm cơ thể, tránh ăn đồ lạnh, uống nước nóng. Bên cạnh đó không khí quá ẩm cũng là một điều kiện thuận lợi cho sự ẩn náu và sinh sôi của virus cúm, vì vậy nếu có điều kiện thì gia đình nên trang bị một chiếc máy hút ẩm trong nhà.

Bổ sung kháng thể thụ động Ovalgen F hỗ trợ tăng cường sức khỏe và nâng cao đề kháng

Sử dụng viên ngậm chứa kháng thể OvalgenF được nhập khẩu  nguyên liệu 100% từ Nhật Bản là cách giảm thiểu nguy cơ mắc Cúm của người Nhật khoảng 10 năm nay. Đây loại kháng thể được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà sau khi đã được tiêm các loại kháng nguyên virus Cúm A H1N1, H3N2, H5N1 và cúm B. Ovalgen F có khả năng tạo thành lớp hàng rào tại nơi cửa ngõ xâm nhập của virus cúm là hầu họng  để bảo vệ khỏi sự xâm nhiễm của các loại virus Cúm kể trên. Kháng thể được tách chiết từ lòng đỏ trứng gà nên rất lành tính cho bà bầu và các đối tượng trẻ em, người già.

Bổ sung kháng thể thụ động Ovalgen F hỗ trợ tăng cường sức khỏe và nâng cao đề kháng 1

Viên ngậm IgY F có chứa kháng thể ovalgen F được nhập khẩu 100% nguyên liệu từ Nhật Bản

Khi ngậm IgY F, kháng thể ovalgen F được phân tán đều và bám lên bề mặt niêm mạc đường hô hấp tạo thành hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhiễm và lây lan của virus Cúm. Viên ngậm IgY F có chứa kháng thể Ovalgen F giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng…, giảm nguy cơ bị viêm đường hô hấp do sức đề kháng kém. Kháng thể thụ động lành tính và có tác dụng nhanh ngay tại thời điểm sử dụng nên đây là sản phẩm ngày càng được nhiều mẹ bầu tin dùng tại Việt Nam.

Igygate.vn tổng hợp

Bổ sung kháng thể thụ động Ovalgen F hỗ trợ tăng cường sức khỏe và nâng cao đề kháng 2
LIÊN HỆ: 0969.513.269

Tìm hiểu thêm:

Có thể bạn quan tâm: Bệnh cúm khi mang thai, Phòng cúm khi mang thai

31 Bình luận

  1. Lê minh hiền says

    Viên ngậm ngừa cúm phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cũng dùng được ạ?

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn!
      Viên ngậm IgY Gate F cung cấp kháng thể Igy- Kháng thể thụ động để phòng chống cúm. IgY được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà, nên rất lành tính và an toàn. Viên ngậm chỉ tác dụng lên virus cúm, không hấp thu vào máu, không qua hàng rào nhau thai và sữa mẹ nên tất cả các đối tượng từ trẻ nhỏ, người lớn, Phụ nữ có thai và cho con bú đều dùng an toàn. Trừ khi dị ứng với trứng gà thì không nên sử dụng .
      – Liều phòng ngừa: 02 viên/ngày: Ngậm 1 viên vào buổi tối trước khi đi ngủ và 1 viên buổi sáng sau ăn
      – Liều hỗ trợ điều trị cúm: Ngậm 4 – 6 viên chia 3 lần x 7 – 10 ngày hoặc tới khi các triệu chứng cảm cúm thuyên giảm.
      Lưu ý: Ngậm trong miệng cho tới khi tan hết. Sau đó tránh cho bé ăn uống ít nhất 30 phút bạn nhé!
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

  2. nguyễn thị mỹ kim says

    Hiện tại e đang mang thai ở tuần 24 mà e bị sốt và ớn lạnh , đau đầu , k ăn uống gì được hết bác à …e đã bị 2 ngày nay toàn là trùm mền k đi đâu nổi …e có dùng viên sủi afenagan 500 nhưng k biết có bị ảnh hưởng đến thai nhi k ….xin bác cho e một vài lý do để tham khảo ạ …

    • avatar igygate.vn2 says

      Chào bạn Mỹ Kim,
      Thuốc Efferalgan có thành phần là Paracetamol, được coi là khá an toàn đối với phụ nữ mang thai khi dùng ở liều điều trị thông thường. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng: giảm đau, hạ sốt chứ không điều trị được nguyên nhân gây bệnh. Trong khi đó, chính nguyên nhân gây bệnh mới là yếu tố gây ảnh hưởng xấu tới thai kỳ của bạn. Chính vì vậy, để việc điều trị hiệu quả, an toàn thì bạn nên tới bác sĩ để thăm khám cụ thể. Không nên cố gắng chịu đựng bạn nhé!
      Đồng thời bạn cần cố gắng thực hiện chế độ ăn đầy đủ, uống thuốc bổ như PM Procare hay PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp đủ dưỡng chất, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Tăng cường rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước… để mau khỏi bệnh.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

  3. Trần thị ngọc thanh says

    E đang mang thai được 20 tuần, hiện tại em bị hắc xì kèm theo chảy nước mũi. Em có nên sử dụng lá xông để giải cảm k ạ! Mong bác sĩ cho em lời khuyên

    • avatar igygate.vn2 says

      Chào bạn Ngọc Thanh,
      Xông hơi giải cảm là biện pháp hữu hiệu đối với nhiều trường hợp. Tuy nhiên bà bầu lại không nên áp dụng do nó có thể gây nguy hiểm tới thai nhi.
      Khi xông hơi, cơ thể người mẹ nóng lên do đó nước ối cũng nóng lên. Nhiệt độ tăng cao có thể phá hủy các tế bào trong bào thai, ngăn cản quá trình đưa khí Oxy tới cho bé. Nghiêm trọng hơn nó còn có thể dẫn tới dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Mặt khác, sự bít khí khi xông hơi có thể khiến bạn ngạt thở, chóng mặt, tụt huyết áp,…
      Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ giảm đi nhiều khiến bà bầu dễ mắc bệnh hơn. Để giảm thiểu các triệu chứng trên, bạn nên uống nhiều nước, tăng cường rau xanh và hoa quả, vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày, vận động nhẹ nhàng thường xuyên, ăn uống bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ thức ăn và từ viên bổ tổng hợp như PM Procare hay PM Procare diamond để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Sử dụng viên ngậm phòng chống cúm IgY Gate F với liều 4-6 viên/ngày để phòng và chống virus cúm tấn công. Đồng thời nên đến bác sĩ thăm khám để được hỗ trợ kịp thời (nếu cần) bạn nhé!
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

  4. Nguyễn Thị Quyên says

    Chào bác sĩ
    Em có bầu được 9 tuần nhưng bị sốt cúm sổ mũi đau họng ho có ảnh hưởng gì đến thai nhi ko ạ.
    E cám ơn bác sĩ nhiều!

    • avatar igygate.vn2 says

      Chào bạn Quyên,
      Khi có các biểu hiện hắt hơi sổ mũi có thể bạn bị nhiễm cúm hoặc bị viêm đường hô hấp. Nếu bạn không sốt và trước đây có tiền sử viêm mũi dị ứng thì khả năng dẫn đến dị tật thai nhi là rất thấp. Ngược lại, nếu thực sự không may bị nhiễm cúm, bạn sẽ phải trải qua các triệu chứng như: sốt, đau đầu, đau họng, toàn thân ê ẩm… Các biểu hiện này sẽ khỏi trong vòng 7-10 ngày nếu bạn chịu khó nghỉ ngơi, bồi dưỡng, kết hợp các cách hợp lý nhằm giảm nhẹ triệu chứng.
      Cảm cúm thường lành tính đối với mẹ nhưng lại tiềm ẩn một mối nguy hiểm với sự phát triển của bé. Đặc biệt là khi mẹ bị sốt liên tục và kéo dài ở 39 độ C, nguy cơ dị tật ở thai nhi sẽ xuất hiện, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ như : sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng down… Độc tính của virus kết hợp với sốt cao có thể kích thích co bóp tử cung, gây ra hiện tượng sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non… Chính vì vậy, khi có bất kỳ các biểu hiện khó chịu nào, bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ kịp thời, không nên cố gắng chịu đựng có thể khiến bệnh nặng hơn và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
      Để mau khỏi bệnh trước hết bạn cần thực hiện chế độ ăn uống nghỉ ngơi phù hợp để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống bệnh tật. Đồng thời sử dụng viên ngậm của Nhật Bản IgY Gate F để phòng chống Virus cúm tấn công.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

  5. quách thị gấm says

    e bị ho, dầu hiệu bị cúm từ tuần 13, có ảnh hưởng gì đến thai nhi k ạ. e cảm ơn nhiều ạ

    • avatar igygate.vn2 says

      Chào bạn Gấm,
      Biểu hiện thường gặp ở người mắc bệnh cúm là sốt cao, mệt mỏi toàn thân, cảm thấy như kiệt sức, đau đầu, ho, cảm giác khó thở… Các biểu hiện của bệnh cúm thường tiến triển rầm rộ. Bệnh cúm thường hay bị nhầm lẫn với cảm lạnh với các biểu hiện gần như tương tự nhưng nhẹ hơn, hắt hởi, nghẹt/sổ mũi, ho nhiều… Để xác định rõ mình có phải bị cúm hay không và có phương pháp điều trị thích hợp thì khi có bất kỳ biểu hiện khó chịu nào bạn cần tới bác sĩ để thăm khám trực tiếp.
      Virus cúm hay bất kỳ loại virus nào khác đều có thể gây dị tật cho thai nhi nhất là khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai thì nguy hiểm càng tăng lên. Tuy nhiên, không phải trường hợp nhiễm cúm nào cũng gây dị tật. Hơn nữa qua giai đoạn nhạy cảm 12 tuần thì nguy cơ virus ảnh hưởng xấu tới thai nhi cũng giảm đi nhiều. Mặc dù vậy, khi đã bị nhiễm cúm thì việc thực hiện thăm khám, theo sát thai kỳ qua các lần thăm khám theo chỉ định của bác sĩ luôn là điều cần thiết.
      Khi mang thai, sức đề kháng giảm đi nhiều khiến mẹ dễ bị nhiễm bệnh hơn, đặc biệt là bệnh dễ lây lan như cúm. Vì vậy chủ động phòng ngừa luôn là điều cần thiết để có một thai kỳ an toàn.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

Ý kiến của bạn