Làm thế nào để điều trị chứng hôi miệng hiệu quả?

1 832 đã xem

Hôi miệng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở cả hai giới. Hôi miệng ít ảnh hưởng tới sức khỏe con người, nhưng lại gây nên những biến đổi về tâm lý không đáng có, ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới đời sống tinh thần, biểu lộ tình cảm, cũng như những mối quan hệ xã giao của người bệnh, làm giảm chất lượng sống.

>>> Xem thêmHôi miệng – Biểu hiện đặc trưng của viêm răng lợi

 

Làm thế nào để điều trị chứng hôi miệng hiệu quả? 1

Làm thế nào để điều trị chứng hôi miệng hiệu quả?

LIÊN HỆ: 0969.513.269

Bệnh hôi miệng là gì?

Hôi miệng được định nghĩa là bất kì mùi khó chịu nào trong hơi thở từ miệng được phát hiện bằng mũi. Những hợp chất gây hôi miệng (chủ yếu là các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi) là kết quả của quá trình phân hủy các protein, peptid và mucin có trong nước bọt, máu, dịch lợi, các tế bào biểu mô và thực phẩm còn lưu lại trên bề mặt răng và khoang miệng.

Chứng hôi miệng hoặc hơi thở có mùi hôi là biểu hiện thường thấy ở nhiều người, ngay cả ở những người khỏe mạnh. Triệu chứng thường dễ phát hiện và dễ gặp nhất vào buổi sáng khi ta thức dậy.

Nguyên nhân gây hôi miệng

Có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng, nhưng có đến 80% nguyên nhân là từ miệng, bao gồm:

  • Những bệnh nhiễm trùng trong khoang miệng như: sâu răng, viêm lợi – viêm nha chu. Những răng sâu không được hàn tạo thành các hốc tạo điều kiện cho các vi khuẩn tích tụ và phát triển, phân hủy các vụn thức ăn đọng lại cũng là nguồn gây mùi hôi.
  • Mảng bám cao răng và mảng bám trên bề mặt lưỡi : các vi khuẩn tích tụ ở mảng bám là nguồn gốc sản sinh ra các hợp chất lưu huỳnh gây hôi miệng.
  • Miệng bị khô do giảm tiết nước bọt, không uống đủ nước hằng ngày, do thở bằng miệng trong một thời gian dài, hoặc do tác dụng phụ của số loại thuốc.., giảm tiết nước bọt khiến răng không được làm sạch tự nhiên, các tế bào chết trên lưỡi, răng, nướu sẽ bị phân hủy và tạo nên mùi hôi.
Các bệnh lý răng miệng như viêm lợi - viêm nha chu, sâu răng,.. là một trong những nguyên nhân chính gây hôi miệng

Viêm lợi – viêm nha chu, sâu răng,.. là một trong những nguyên nhân chính gây hôi miệng

  • Nguyên nhân do ăn uống: Những thức ăn có vị nồng như tỏi, kiệu, hành cũng gây mùi hôi khi vừa mới ăn xong. Hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi khó chịu

20% các triệu chứng hôi miệng bắt nguồn từ những nguyên nhân khác không liên quan tới răng miệng, bao gồm:

  • Các bệnh về tiêu hóa: trào ngược dạ dày thực quản, hẹp môn vị, nhiễm khuẩn dạ dày, bệnh gan, suy thận mạn,… Tình trạng ợ chua, ợ hơi cũng khiến miệng ít nhiều bị hôi.
  • Bệnh liên quan tới đường hô hấp: viêm xoang, viêm mũi, họng, viêm amidan, ap – xe phổi
  • Sử dụng thuốc điều trị: Một số loại thuốc trị bệnh có tác dụng phụ gây nên hôi miệng. Tuy nhiên, tình trạng hôi miệng sẽ chấm dứt sau một thời gian không sử dụng thuốc nữa

>>>Đọc thêm:Viêm lợi lâu ngày dẫn đến hôi miệng.

LIÊN HỆ: 0969.513.269

Điều trị hôi miệng như thế nào?

Để điều trị thành công bệnh hôi miệng, phụ thuộc rất nhiều vào việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh:

  • Với các nguyên nhân do thói quen ăn uống các thực phẩm nặng mùi như tỏi, hẹ,., đồ uống có cồn,.. bạn cần hạn chế và cân bằng lại thực đơn của mình, nên ăn nhiều trái cây và rau, thực phẩm giàu chất xơ,..
  • Với nguyên nhân ngoài miệng, việc xác định rõ và điều trị đúng triệu chứng bệnh là vô cùng cần thiết. Điều trị triệt để các vấn đê tiêu hóa, dạ dày, tai mũi họng, bỏ thói quen hút thuốc lá,… sẽ nhanh chóng chấm dứt tình trạng hôi miệng.
  • Với nguyên nhân tại miệng, bước đầu tiên là điều trị các bệnh lý trong miệng như viêm lợi, viêm nha chu, hàn các răng sâu, lấy cao răng, làm sạch mảng bám răng. Việc tăng cường vệ sinh răng miệng đóng vai trò rất quan trọng, bạn có thể chủ động khắc phục bằng các phương pháp sau:

– Chải răng sau khi ăn với kem chải răng có chứa chất kháng khuẩn, cạo lưỡi để loại bỏ mảng bám lưỡi

– Sử dụng chỉ tơ nha khoa để lấy bỏ các vụn thức ăn, mảng bám vi khuẩn ở kẽ răng, và dùng thêm nước muối, nước súc miệng sát khuẩn để tăng cường làm sạch.

– Đối với những người bị khô miệng, có thể tham khảo chỉ định sử dụng nước bọt nhân tạo từ Bác sĩ. Người mang răng giả cũng cần vệ sinh đúng cách.

– Khám răng định kỳ thường xuyên ít nhất 6 tháng/lần là biện pháp hữu hiệu để phát hiện và điều trị các vấn đề sức khỏe răng miệng, bao gồm cả hôi miệng.

Điều trị hôi miệng như thế nào? 1

Đến nha sĩ thường xuyên để nắm được vấn đề răng miệng của bạn.

Đôi khi vệ sinh răng miệng thông thường chưa thể đảm bảo tiêu diệt hết vi khuẩn trong khoang miệng, khiến chứng hôi miệng và vấn đề sâu răng viêm lợi đeo bám bạn không dứt. Các sản phẩm làm thơm miệng có chứa dầu peppermint hoặc wintergreen chỉ có tác dụng bớt hôi miệng trong thời gian ngắn sau khi dùng, chứ không trị dứt được.Trong trường hợp này, giải pháp là sử dụng kháng thể IgY giúp giảm nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng, giúp bạn tự tin hơn với hơi thở thơm sạch của mình. Ngoài giúp làm giảm lượng vi khuẩn, kháng thể IgY còn giúp hạn chế sự hình thành mảng bám răng, làm sạch khoang miệng, và giúp ngăn ngừa tình trạng hơi thở hôi vào buổi sáng khi thức dậy.

Điều trị hôi miệng như thế nào? 2
Cùng trải nghiệm viên ngậm IgYGate DC-PG ngay hôm nay bằng cách đặt hàng trực tuyến tại đây:

4. Sử dụng “viên kẹo thần kỳ” 2

LIÊN HỆ: 0969.513.269

Hoặc tìm nhà thuốc có bán IgYGate PC-DG ngay gần bạn TẠI ĐÂY

 

2 Bình luận

  1. avatar lê hường says

    Mình cần tham khảo về igygate cho con và cho mình. bé 3 tuổi đang mòn men răng và mẹ 30t

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn lê hường,
      Để được tư vấn sớm nhất b liên hệ hotline 0969513269 để được tư vấn trực tiếp nhé!
      Chúc bạn và bé luôn khỏe

Ý kiến của bạn