Đối phó với dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp

235 đã xem

Thời điểm đầu năm là lúc thời tiến ẩm, nồm tạo điều kiện thuận lợi để dịch cúm gia cầm bùng phát. Cúm gia cầm (Cúm A H5N1, H7N9) hiện đang diễn biến rất phức tạp trên quy mộ rộng, lan nhanh về địa bàn cả về số lượng tại Trung Quốc và có nguy cơ lan sang Việt Nam từ các tỉnh biên giới. Vậy cần làm gì để đối phó với dịch cúm gia cầm trước khi lan sang Việt Nam, hãy theo dõi để có được biện pháp tốt nhất từ những chuyên gia sức khỏe của IgYGate nhé.

Đối phó với dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp 1

Dịch cúm gia cầm bắt đầu bùng phát tại Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Tại việt Nam, dịch cúm gia cầm bắt đầu bùng phát. Hà Tĩnh là nơi đầu tiên phát hiện ổ dịch H5N1. Hà Tĩnh đang gấp rút nỗ lực để khống chế dịch bệnh. Các tỉnh ở biên giới như Lạng Sơn,  cũng như các tỉnh không nằm cạnh biên giới (Kiên Giang) cũng đã chủ động có những biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm.

Đối với mỗi cá nhân, cần phải hiểu rõ nguyên nhân, đặc điểm chung của bệnh cúm gia cầm để có cách phòng bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân gây cúm gia cầm

Virus Influenza A là nguyên nhân gây cúm gia cầm. Chủng virus này gây ra bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm. Virus lây lan rất nhanh và thường phát triển thành ổ dịch ở tất cả các loại gia cầm (gà, vịt, ngỗng, ngan). Tỷ lệ chết ở gia cầm có thể lên tới 100% khi bị nhiễm.

Virus cúm gia cầm có khả năng lây lan sang người cao và xảy ra quanh năm. Lịch sử đã ghi nhận vào năm 1997, các nhà khoa học phát hiện chủng cúm A với tên gọi H5N1 từ gia cầm lây lan sang một người tại Hồng Kông. Đến ngày 28 tháng 2 năm 2008, trên thế giới đã có 369 trường hợp nhiễm H5N1 và 234 người bị tử vong do chủng cúm này.

Triệu chứng của cúm gia cầm

Biểu hiện ở gia cầm:

  • Đột ngột sốt cao lên tới 44-45 độ C.
  • Mào, tích và hàm dưới sưng, tích nước, xuất huyết đỏ từng đám.
  • Khó thở, khi thở phải há miệng.
  • Nước mắt, nước mũi, dãi rớt liên tục.
  • Ỉa chảy, phân xám vàng, xám xanh, có mùi tanh và đôi khi có máu.
  • Da tím tái, xuất huyết dưới da, đặc biệt là da chân.
  • Run rẩy, đi lại xiêu vẹo, loạng choạng, đứng tập trung tại một chỗ, nặng có thể bị co giật, liệt.

Biểu hiện ở gia cầm: 1

Tỷ lệ chết có thể lên tới 100% khi gà mắphải những triệu trứng trên.

Biểu hiện ở người:

  • Sốt cao  trên 39 độ C, đau đầu.
  • Ho, đau họng.
  • Viêm màng kết.
  • Đau mỏi cơ.
  • Đau nhức cơ bắp.
  • Một số bệnh nhân có triệu chứng buồn nôn, khó thở
  • Ngoài ra bệnh nhân có thể tức ngực, tim đập nhanh, nhịp thở thanh, dần dần bệnh nhân bị suy hô hấp dẫn đến suy đa phủ tạng, dẫn đến tử vong.

Biểu hiện ở người: 1

Cúm gia cầm ở người có thể dẫn đến tử vong. (Ảnh minh họa)

Tìm hiểu thêm: Bệnh cúm A H5N1: Triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh

Biện pháp phòng chống

Phòng bệnh ở gia cầm:

  • Vệ sinh khử trùng khử độc thường xuyên, đảm bảo chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, thức uống luôn sạch sẽ.
  • Hạn chế để gia cầm tiếp xúc với thủy cầm, chim trời, bồ câu,
  • Tiêm vacxin phòng bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y, thường xuyên kiểm tra để phát hiện loại bỏ gia cầm ốm yếu ra khỏi đàn.
  • Chọn mua gia cầm tại những cơ sở tốt, đảm bảo, mua gia cầm khỏe mạnh, không nhốt chung gia cầm mới mua với nhóm đang khỏe mạnh, cần nhốt riêng để theo dõi sức khỏe ít nhất 10 ngày.

Phòng bệnh ở người:

  • Hạn chế tiếp xúc với gia cầm bệnh: trang bị đồ bảo hộ y tế (găng tay, khẩu trang, quần áo) khi phải giết mổ gia cầm, hạn chế tiếp xúc với gia cầm ngay cả khi chúng chưa có biểu hiện.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi, sử dụng thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không ăn những món không đảm bảo vệ sinh như trứng gà sống, tiết canh…
  • Luyện tập để nâng cao sức khỏe cũng như khả năng miễn dịch: tập luyện thể thao để tăng cường sức đề kháng, giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như môi trường xung quanh. Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường hoặc khi đi tới những vùng dịch xảy ra.

Phòng cúm gia cầm cho người bằng phương pháp đến từ Nhật Bản

Phát triển từ năm 1986, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu – Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu một loại kháng thể trên lòng đỏ trứng gà có khả năng chống lại virus cúm gây bệnh ở người. Sau hơn 20 năm nghiên cứu, kháng thể IgY ra đời với khả năng tiêu diệt 100% virus cúm A H5N1 và các chủng cúm khác theo mùa.

Xem thêm: Tại sao lựa chọn kháng thể IgY để chống virus Cúm

Kháng thể IgY giúp làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt…; hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm. Khi sử dụng kháng thể IgY sẽ giải phóng dần dần và tạo thành lớp hàng rào bảo vệ hầu họng – nơi cửa ngõ xâm nhập của virus cúm. Sản phẩm là người bạn không thể thiếu trong tủ thuốc của mỗi gia đình, dùng được cho cả trẻ em và người lớn.

Theo IgYGate.vn

Có thể bạn quan tâm: Bệnh cúm A, Bệnh cúm H5N1

Ý kiến của bạn