Phụ nữ có thai luôn nhận được lời khuyên là tuyệt đối không nên tự ý sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào, lý do là sẽ gây nguy hiểm đến bé yêu. Vì vậy nếu chẳng may lỡ uống thuốc trị cảm cúm, bà bầu sẽ rất lo lắng như ngồi trên đống lửa. Thực sự có phải như vậy không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lời giải đáp theo ý kiến của chuyên gia trong bài viết dưới đây.
>>> Cẩn trọng với cúm khi mang thai
Thai nhi phát triển như thế nào?
Như mẹ bầu đã biết, thời kỳ mang thai là giai đoạn mẹ cần phải thận trọng nhất đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Đây cũng là bước chuẩn bị, tiền đề quan trọng quyết định tầm vóc và trí tuệ của bé từ khi sinh ra cho đến suốt cuộc đời. Có 2 mốc thời gian mà mẹ bầu cần phải đặc biệt chú ý, đó là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Trong khoảng thời gian này, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Hệ thần kinh trung ương, xương sống, miệng, mắt của bé đã bắt đầu hình thành trong những tháng đầu tiên. Phôi thai có hệ tuần hoàn, lồng ngực, dạ dày. Tim thai bắt đầu đập, 4 chồi tay chân phát triển, hệ thống mạch máu được hình thành vào cuối tuần thứ 5. Còn đến tuần thứ 12, tuy đầu còn to so với thân hình, thai nhi đã có hình dạng rất giống con người.
Các bộ phận quan trọng của cơ thể bé đều được hình thành ở những tuần đầu tiên. Vì vậy giai đoạn này nếu mẹ không cẩn thận trước những tác nhân gây nguy hiểm thì rất dễ mất bé hoặc em bé bị ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường. Các tác nhân đó có thể là: Khói thuốc lá, rượu bia, thuốc kháng sinh, các bệnh lý khác như viêm gan, cảm cúm…
Lỡ uống thuốc cảm cúm khi mang bầu, phải làm sao?
Cảm giác lo lắng, thậm chí sợ hãi lúc này là khó tránh khỏi. Nhưng bạn hãy nên bình tĩnh và xác định phương hướng giải quyết, vì tâm trạng tiêu cực của mẹ cũng ảnh hưởng không tốt tới bé.
Cảm cúm thường có các triệu chứng như đau đầu, sốt, nghẹt mũi, thậm chí buồn nôn và nôn… nên mẹ bầu thường rất khó chịu và theo thói quen là sử dụng ngay các loại thuốc trị cảm cúm bán trên thị trường để tự điều trị. Điều này rất nguy hiểm vì một số loại thuốc thông thường có thể gây sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh cho em bé của bạn.
Điều cần làm ngay bây giờ là bạn cần dừng ngay loại thuốc đang dùng, giữ lại vỏ thuốc, nhớ liều lượng và thời gian dùng. Sau đó đến gặp bác sĩ để được trực tiếp thăm khám, siêu âm, xét nghiệm và xin tư vấn về tác hại của loại thuốc bạn đã dùng để trị cúm.
Tuy nhiên không phải loại thuốc trị cúm nào cũng gây nguy hiểm cho thai nhi. Bác sỹ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để quyết định việc dùng thuốc cho bà mẹ khi bị mắc Cúm. Thông thường một số loại viên ngậm, nước vệ mũi họng tác dụng tại chỗ được tin tưởng sử dụng hơn các thuốc có tác dụng toàn thân.
Một số loại thuốc thường được dùng để chỉ định trong điều trị cúm cho bà bầu như Acetaminophen để giảm sốt… Tốt nhất, nếu có những dấu hiệu của Cúm như sốt cao, nhức đầu, đau mỏi toàn thân… bạn hãy tới ngay các trung tâm chuyên khoa truyền nhiễm để được bác sỹ tư vấn chính xác nhất. Hãy cẩn thận ghi lại tất cả các thuốc mà bạn đang dùng kèm theo liều lượng sử dụng để báo cáo bác sỹ khi cần thiết.
Tìm hiểu thêm: Mẹo hay chữa cảm cúm cho bà bầu
Giải pháp ngăn ngừa nguy cơ mắc cúm
Một số thuốc trị cảm cúm có thể gây ra dị tật trên thai nhi, mẹ bầu cần đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng. Tin vui là, luôn có biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc cúm và giảm các triệu chứng của cúm an toàn cho bà bầu – chính là sử dụng kháng thể Ovalgen F với công nghệ đến từ Nhật Bản giúp hỗ trợ đẩy lùi và giảm nguy cơ nhiễm các chủng cúm.
Kháng thể IgY ( Ovalgen F ) được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà. Các nhà khoa học đã chứng minh khả năng gây miễn dịch và thu hoạch kháng thể ovalgen F tác dụng với virus Cúm trên gà và ứng dụng trên người. Trước đó không lâu, một số nghiên cứu cũng đã thử nghiệm khả năng phòng Cúm gia cầm H5N1 của kháng thể ovalgen F đặc hiệu được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà thu hoạch tại Việt Nam và cho kết quả khả quan.
Viên ngậm IgY F có chứa kháng thể ovalgen F
Tại Nhật Bản, viện nghiên cứu miễn dịch Gifu cũng tiến hành nghiên cứu độc lập để tạo ra kháng thể IgY đặc hiệu giúp hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ mắc các chủng virus Cúm phổ biến. Thử nghiệm kháng thể IgY tại trường Đại học Tokyo năm 2010 bằng việc phun kháng thể lên bề mặt màng lọc và sau đó cho các chủng virus Cúm qua màng lọc đó, kết quả là 100% virus Cúm bị giữ lại trên màng lọc và 99,99% virus Cúm các chủng bị bất hoạt.
Mẹ bầu quan tâm đến sản phẩm IgY F có chứa kháng thể ovalgen F và mong muốn được sử dụng ngay hôm nay giúp tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng , ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp do sức đề kháng kém cho mình và thai nhi, có thể trực tiếp đặt hàng tại đây:
Tìm hiểu thêm:
Igygate.vn tổng hợp
trong quá trình mang thai em có uống một tuần thuốc ho ở tuần 16 tuần 17 như vậy có anh hưởng đến thai nhi hay không ạ
Chào bạn Quý,
Bạn cần gửi tên thuốc chính xác kèm theo liều lượng đã sử dụng để chúng tôi tư vấn được cụ thể. Trên thực tế có một số loại thuốc ho khác nhau, mức độ ảnh hưởng tới thai nhi cũng khác nhau nhiều.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Chi oi e hoi chut trong thoi jan e bi cam cum e khong biet e co e be nen e da uong thuoc cam cum chi cho e hoi lieu co viec j k
Chi nhi
Chào bạn,
Bạn đã uống thuốc gì, hàm lượng bao nhiêu, liều lượng như thế nào? hãy cung cấp thông tin cho chúng tôi để chúng tôi tư vấn hỗ trợ bạn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Cefadroxil 500mg 2v. Coldacmin 2v. Aphachymo 2v. E đã uống 3 liều như vậy ạ. K biết co làm sao k?
Chào bạn Quy,
Với 3 liều thuốc như bạn kể trên thì tác hại trên thai nhi có thể chưa thấy rõ. Tạm thời, bạn hãy cứ yên tâm mang thai nhưng nên thực hiện việc tầm soát, tuân thủ hướng dẫn về kiểm tra định kỳ thai nhi thật tốt để tránh các nguy cơ cho thai nhi.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,
e bị cúm k bít có bầu nên đã uống nhiều thuốc, trong đó có ” Traflu, Cezirnate, Predsantyl, Alpha chymotrysin glomed, Acehasan 200, panadol, sandoz,. e uống tầm 1 tuần. cả thuốc Zidocin DHG.
bác sĩ tư vấn giúp e với a
Chào bạn Lan Anh,
Bạn đã uống rất nhiều thuốc khác nhau trong đó có nhóm tương đối an toàn khi mang thai như Paracetamol (Traflu), Cefuroxime (Cezinate). Các thuốc còn lại đều dùng thận trọng khi mang thai vì không rõ các mức độ nguy cơ khi sử dụng kéo dài trong thai kỳ. Hầu hết các thuốc đều chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng về các tác hại lên thai nhi nên thường chỉ được sử dụng khi lợi ích lớn hơn nguy cơ.
Điều bạn có thể làm được bây giờ là sử dụng các loại viên uống bổ sung như thuốc Procare để khắc phục một số tổn thương có thể hồi phục của thai nhi, tối ưu sự phát triển của em bé trong bụng. Ngoài ra, bạn cần phải thăm khám định kỳ thường xuyên hơn để đảm bảo nắm được rõ sự phát triển của em bé trong bụng.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,
Chào bs. Hiện e đang bị viêm họng mạn. Đi bs cho thuốc nhưng k kê đơn, còn 1 tuần nữa đến ngày rụng trứng, e muốn có e bé, liệu có bị ảnh hưởng gì k? Xin bs tư vấn dùm e.
Chào bạn Dung,
Bạn nên có em bé vào thời điểm sức khỏe lý tưởng nhất. Nếu như bạn đang bị viêm họng, hãy điều trị triệt để bệnh trước hết, sau đó chờ một vài tuần có em bé sẽ thích hợp hơn cả. Ngoài ra, trước khi có em bé, bạn nên uống thuốc bổ tổng hợp có chứa các loại dưỡng chất thiết yếu đặc biệt quan trọng với sự phát triển của em bé những tuần đầu, nhất là acid folic 400 mcg như trong thuốc PM Procare. Khi sức đề kháng của bà mẹ tăng lên và đã sẵn sàng các điều kiện cần thiết để có em bé, việc thu thai có khả năng thành công cao và em bé sẽ phát triển tốt nhất từ khi chỉ là một vài tế bào trong tử cung của bà mẹ.
Chúc bạn sớm có tin vui,
Chào Bác Sĩ,khi mang thai được 1 tuần và 2 tuần e bị dị ứng do không biết mình mang thai nên đã sử dụng 1 số loại thuốc sau : medrol và telfor khoảng 4,5 viên gì đấy ạ,xong sau đó ở tuần thứ 2 e tiêm dimedrol (Diphenhydramine) 3 mũi tiêm bắp ạ,liệu có ảnh hưởng gì tới thai nhi không ạ
Chào bạn Thắng,
Các loại thuốc bạn đã uống có thể không gây ảnh hưởng đáng kể tới thai nhi mặc dù cần rất thận trọng khi sử dụng, vì bạn sử dụng ngắn ngày và liều dùng thấp. Loại thuốc tiêm của bạn có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé vì thuốc sử dụng đường tiêm có hàm lượng cao, có qua được nhau thai vào thai nhi. Bạn hãy tới cơ sở chuyên khoa sản để thăm khám định kỳ và kiểm tra thường xuyên để xem tình trạng phát triển của em bé và khắc phục kịp thời.
Chúc bạn một thai kỳ an lành,
Chào bác sĩ,
Khi em mang thai được 8 tuần em có bị sốt 38,7 độ. em có đi khám cấp cứu tại bệnh viện BXD gần nhà, khi vào đó, các bác sĩ có xét nghiệm máu cho em và kết luận em bị sốt do viêm mũi họng (em bị ho, đau họng và ngạt mũi nặng) bác sĩ kê kháng sinh về uống. Tuy nhiên do em bi ngạt mũi khó thở quá nên 2 ngày sau em có đi khám lại thì lúc này bsi hút mũi cho em và nói do nước mũi rất trong nên có thể là trc đó em sốt do vi rut. nhưng ko chữa trị gì cho em nữa. e có đề nghị test cúm thì bác sĩ chỉ cho test cúm A và kết quả âm tính ( đó là ngày thứ 4 từ ngày em sốt). Em có đề nghị test cúm B thì bác sĩ nói ko cần thiết và trả lời là sốt vi rút ảnh hguongwr đến thai mà ko kết luận thực sự là em bị sao. Đến giờ em vo cùng lo lắng con sẽ bị ảnh hưởng. mong bác sĩ cho em lời khuyên
Chào bạn,
Bạn rất quan tâm tới sức khỏe và có những hiểu biết cơ bản về bệnh lý. Nhưng bạn đang gặp tình trạng quá lo lắng. Đối với trường hợp mắc Cúm A thường có ảnh hưởng tới thai nhi nhưng bạn không mắc phải. Cúm B cũng có ảnh hưởng nhưng thường nhẹ hơn so với cúm A và đúng là không cần thiết phải kiểm tra mắc Cúm B vì bệnh cúm B thường nhẹ và có khả năng tự hồi phục nếu cơ thể có sức đề kháng bình thường. Miễn dịch trong cơ thể bạn sẽ tạo hàng rào bảo vệ tránh cho virus Cúm B xâm nhập qua nhau thai.
Điều mà bạn có thể thực hiện bây giờ là sử dụng các thuốc bác sỹ đã kê, nếu sốt cao thì có thể hạ sốt bằng Paracetamol 500mg đơn thuần, ngày không nên dùng quá 3 viên, mỗi viên nên cách nhau ít nhất 6h đồng hồ. Ngoài ra, bạn nên sử dụng các viên thuốc tổng hợp cho bà bầu với đầy đủ các chất dinh dưỡng như thuốc PM Procare chẳng hạn, để tăng cường miễn dịch cho chính bạn và cho sự phát triển của thai nhi.
Bạn có thể dùng viên ngậm IgYGate DC-F chứa kháng thể chống Cúm A, Cúm B để giảm tải lượng virus Cúm trên niêm mạc đường hô hấp (nếu có). Trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn thì bác sỹ sẽ cho bạn sử dụng một số loại kháng sinh an toàn cho bà bầu (kháng sinh nhóm Beta lactam, nhóm Macrolid).
Việc thăm khám thai định kỳ với bạn sẽ cần thiết hơn những bà mẹ khỏe mạnh khác để nắm được sự phát triển của trẻ và xử lý các vấn đề phát sinh kịp thời (nếu có).
Hi vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn và bạn không cần quá lo lắng nếu như bác sỹ đã trực tiếp kiểm tra kỹ lưỡng cho bạn và bạn vẫn còn nhiều giải pháp trị bệnh trong thời gian này.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Chân thành cám ơn bác sĩ đã cho em lời khuyên. Em có một số thắc mắc nữa mong được giải đáp. Khi em bị sốt thì có được bệnh viện cho uống 1 viên paracetamon và e đã hạ xuống còn 37,6 độ sau đó 2 tiếng và hôm sau chỉ còn 37 độ. Tuy nhiên em bị ngạt mũi, sổ mũi đến mất ngủ nên có ra khám lại và bác sĩ hút mũi cho em và kết luận sốt vi rút bội nhiễm viêm mũi họng. Sau khi hết sốt em có bị sổ mũi và ho có đờm liên tục 1 tuần không đỡ. Tuy nhiên đờm trong chỉ hơi đục 1 chút. Em thật sự không hiểu đó là do em bị cúm hay sốt vi rút vì em thấy đau đầu và đau nhức người nữa. Vậy rất mong bác sĩ cho em lời khuyên sốt vi rút bội nhiễm hoặc cúm b khi thai được 8 tuần như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ?(e rất lo con bị câm điếc bẩm sinh do có người bạn chia sẻ với em như vậy). Em rất mong phản hồi của bác sĩ. Vì khi em được kết luận là sốt vi rut bội nhiễm bác sĩ đã khuyên em nên bỏ thai. Tuy nhiên hiện tại em vẫn tiếp tục thăm khám và kiểm tra liên tục.
Chào bạn,
Để biết bị sốt virus hay bị Cúm thì bác sỹ có thể lấy mẫu máu của bạn xét nghiệm, kết quả sốt virus sẽ được thông báo trong ngày bạn làm xét nghiệm. Nếu bạn thấy không yên tâm khi khám tại bệnh viện nhỏ thì có thể chuyển lên bệnh viên trung ương như Bệnh viện phụ sản trung ương, Bệnh viện Bạch Mai (Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Trường hợp liên quan tới việc bỏ thai là rất hãn hữu và ngay cả những bác sỹ chuyên khoa sản đầu ngành cũng thường không tự ý quyết định mà cần có sự tham khảo của các đồng nghiệp, hội đồng y khoa. Lời khuyên cho bạn trường hợp này là nên tới Bệnh viện trung ương và thăm khám bác sỹ chuyên khoa sản bệnh để được tư vấn tốt nhất. Bạn lưu ý là không phải ai nhiễm Cúm, sốt virus đều gây dị tật bẩm sinh cho em bé, chỉ một tỷ lệ dưới 50% bị và cũng chỉ nằm trong nhóm bệnh nặng.
Chúc bạn sớm có kết quả thăm khám và em bé được khỏe mạnh,