TS. Nguyễn Thị Hồng Minh: Mối nguy hiểm của viêm lợi, viêm nha chu đối với thai kỳ? (p.2)

475 đã xem

Theo kịp sự quan tâm của thế giới trước vấn đề “Bệnh răng lợi trong thai kỳ không thể coi nhẹ”, để cập nhật cho các Y Bác Sĩ, đặc biệt là bác sĩ Sản Khoa nắm rõ những bằng chứng nghiên cứu cho thấy  biến chứng nghiêm trọng để lại của viêm lợi, viêm nha chu xảy ra trong thai kỳ. Lần đầu tiên tại Hà Nội, TS Nha Khoa Nguyễn Thị Hồng Minh ( Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội) đã có buổi chia sẻ về vấn đề “Mối nguy hiểm của viêm lợi, viêm nha chu đối với Thai Kỳ”, diễn ra 22/7/2016 tại Khách sản Fortuna (Hà Nội).

TS. Nguyễn Thị Hồng Minh: Mối nguy hiểm của viêm lợi, viêm nha chu đối với thai kỳ? (p.2) 1

Cơ chếtác động của viêm nha chu đến kết quả của thai kỳ như thế nào?

Viêm lợi,  viêm nha chu TRONG THAI KỲ  tác động đến thai nhi QUA 2 CƠ CHẾ CHÍNH:

Cơ chế trực tiếp: Ổ viêm nha chu là ổ vi khuẩn. Các vi khuẩn và sản phẩm của vi khuẩn từ ổ viêm nha chu có thể đi vào vòng tuần hoàn của người mẹ, sang nhau thai và gây ảnh hưởng đến nhau thai và thai nhi. Viêm nha chu đã được kết luận rằng có thể gây Nhiễm khuẩn huyết trong những thời điểm nhất định ở người bình thường, đặc biệt ở phụ nữ có thai có sự thông thương giữa hệ thống tuần hoàn của mẹ và con thì nguy cơ càng cao, khiến thai nhi có thể bị nhiễm trùng và làm giảm sự phát triển của thai nhi.

Cơ chế gián tiếp: là cơ chế gây ảnh hưởng nhiều nhất giữa viêm nha chu và thai kỳ. Các sản phẩm trung gian gây viêm ở tổ chức mô nha chu, cũng như các chất trung gian gây viêm do phản ứng cơ thể người mẹ sinh ra sẽ đi vào trong hệ tuần hoàn, và từ hệ tuần hoàn sẽ xâm nhập sang hệ thống tuần hoàn của thai nhi và gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi.

Cơ chếtác động của viêm nha chu đến kết quả của thai kỳ như thế nào? 1

Khi người mẹ bị phơi nhiễm bởi các mầm bệnh nha chu và các sản phẩm của vi khuẩn nha chu thì có nghĩa thai nhi sẽ bị phơi nhiễm với các mầm bệnh này. Những đáp ứng của người mẹ cũng như đáp ứng của thai nhi sẽ cùng gây ra một tình trạng viêm kịch phát với sự sản xuất ồ ạt của tác nhân trung gian gây viêm cũng như các chất gây viêm. Yếu tố này kết hợp với các nguy cơ mà các bác sĩ sản khoa đều nói rất rõ như tuổi người mẹ, cân nặng, tình trạng hút thuốc lá, hay là yếu tố stress về tinh thần hay yếu tố di truyền nữa,… sẽ gây ra những biến chứng xấu cho thai kỳ như vỡ ối sớm, sinh non, trẻ nhẹ cân, tiền sản giật, đặc biệt là sự phát triển của thai nhi.

Kết quả ghi nhận về mối nguy hiểm của bệnh răng lợi và thai kỳ

Để lấy dẫn chứng mối liên quan giữa sinh non, sinh nhẹ cân với viêm nha chu một cách thuyết phục, Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh đã đưa ra kết quả của rất nhiều nghiên cứu trên thế giới:

Về kết quả sinh non và sinh nhẹ cân:

Theo một nghiên cứu của Offenbacher và cộng sự công bố 1996: có bằng chứng cho rằng bệnh nha chu không được điều trị ở phụ nữ mang thai là yếu tố nguy cơ gây sinh non và sinh nhẹ cân. Offenbacher và cộng sự cho rằng viêm nha chu trong thai kỳ có thể dẫn tới tăng 7 lần nguy cơ sinh nhẹ cân

Nghiên cứu phân tích tổng hợp của các tác giả khác trên 17 nghiên cứu với 7150 bệnh nhân cho thấy bệnh nha chu là yếu tố nguy cơ độc lập của chứng sinh non và nhẹ cân. Tình trạng bệnh trước khi sinh hay bệnh nha chu tiến triển trong giai đoạn mang thai có mối liên quan chặt chẽ  đến sinh non.

Một nghiên cứu khác năm 2006 của Boggess và cộng sự trên 1017  phụ nữ mang thai phân tích tình trạng bệnh nhu chu và các biến chứng của thai kỳ cho thấy: bệnh nha chu ở mức độ trung bình hoặc nặng ở giai đoạn đầu của thai kỳ thì có liên quan đến sinh nhẹ cân tức là ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.  Đặc biệt các tác giả cũng nhận thấy rằng, các chất trung gian gây viêm phối hợp với các vi khuẩn từ miệng hoặc các vi khuẩn từ miệng đi tới thai và nhau thai gây chuyển dạ sớm cũng có thể là kết quả các việc biến đổi thông thường trong quá trình đáp ứng viêm đối với các vi khuẩn vùng miệng, và hệ thống tử cung âm đạo.

Về kết quả sinh non và sinh nhẹ cân: 1

Về kết quả tiền sản giật

Chứng tiền sản giật này là vấn đề nghiêm trọng trong thai kỳ và các bác sĩ sản khoa đều biết rằng các yếu tố nguy cơ của chứng tiền sản giật đó là bệnh béo phì, bệnh đái tháo đường, đặc biệt là tình trạng viêm và chúng ta cũng đều biết rằng viêm nha chu là tình trạng viêm với sự có mặt của vi khuẩn kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra quá trình viêm toàn thân khác.

Các tác giả trên thế giới cũng đều thấy rằng: bệnh nha chu của mẹ vào thời điểm chuyển dạ có thể tăng nguy cơ tiền sản giật. Boggess và công sự đã báo cáo về mối liên quan giữa nhiễm trùng nha chu và tiền sản giặt với 1 nghiên cứu dọc trên 1000 phụ nữ mang thai và đưa ra kết luận : sự nhiễm trùng nha chu tại thời điểm chuyển dạ hoặc bệnh nha chu diễn biến trầm trọng  trong suốt quá trình thai kỳ mà không được điều trị một cách hữu hiệu thì làm tăng nguy cơ tiền sản giật gấp 2 lần so với phụ nư có thai mà không có nhiễm trùng nha chu.

Ngoài ra, nghiên cứu của Canakci et al (2007) ghi nhận những phụ nữ mang thai có tiền sản giật bị viêm nha chu cao gấp 3 lần so với phụ nữ mang thai khỏe mạnh và viêm nha chu cũng ảnh hưởng tới mức độ nặng của tiền sản giật.

Về kết quả tiền sản giật 1

Ở Việt Nam theo nghiên cứu của Trần Thị Lợi ở thai phụ sinh non, tác giả thấy rằng sinh non tăng gấp 2,2 lần khi mà phụ nữ có viêm nha chu trong cả quá trình thai kỳ. Tác giả cũng nhận định: mức độ nặng của bệnh có liên quan tới việc tăng nguy cơ gặp bất lợi trong thai kỳ. Và sự hiện diện của vi khuẩn  P.Gingivalis quyết định mức độ nặng của viêm lợi nặng trong thai kỳ. Kết quả này phù hợp với kết quả trên thế giới.

Trích báo cáo của Bác sĩ- Tiến sĩ Nha Khoa Nguyễn Thị Hồng Minh ( Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội) Tại Hội thảo “Bệnh răng lợi và thai kỳ” diễn ra 22/7/2016 tại Khách sản Fortuna

Bạn hãy để lại comment bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp tới số điện thoại 0969 513 269 để được giải đáp những thắc mắc khó khăn về sức khỏe răng miệng nhanh nhất nhé!

Xem thêm:

Phần 1: TS. Nguyễn Thị Hồng Minh: Bệnh viêm lợi, viêm nha chu ở phụ nữ mang thai

Phần 3- Ts. Nguyễn Thị Hồng Minh: Có nên điều trị và điều trị thế nào bệnh viêm lợi ở phụ nữ có thai?

Tìm hiểu thêm: Kháng thể  IYG: Hỗ trợ trong và sau khi bị viêm nướu, giúp giảm thiểu các nguy cơ về sâu răng và viêm nướu

 

Theo Igygate.vn

Có thể bạn quan tâm: Bà bầu bị viêm lợi

Ý kiến của bạn