Phải làm gì khi bị cúm B?

6 826 đã xem

Cúm B là một trong những nguyên nhân gây cúm ở người phổ biến chỉ sau cúm A. Đây là chủng cúm thường gặp theo mùa và gây viêm nhiễm trên hệ hô hấp của người bệnh. Tuy là căn bệnh có diễn biến đơn giản nhưng vẫn có khả năng gây tử vong ở người. Do đó, để đề phòng những biến chứng nguy hiểm của cúm B, Bác sĩ Trần Lệ Hương tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương sẽ giúp bạn đối phó với căn bệnh này.

Phải làm gì khi bị cúm B? 1

Cần phải làm gì khi nhiễm cúm? (Ảnh minh họa)

Cúm B là căn bệnh không đơn giản

Thường xảy ra theo mùa, bệnh cúm B lưu hành ở nước ta hằng năm nhưng chủ yếu là vào mùa đông hoặc khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh gây viêm nhiễm trên đường hô hấp cấp tính.

Khác với virus cúm A, virus B ít biến đổi do đó cũng ít gây nên những biến chứng nguy hiểm như cúm A. Bên cạnh đó, các triệu chứng của cúm B cũng nhẹ hơn so với cúm A. Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch kém, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai, virus cúm B có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp cấp, đã có trường hợp tử vong do bội nhiễm cúm B.

Điều cần làm khi gặp cúm B

Người bị nhiễm cúm B, tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể sẽ có thể có một hoặc nhiều các triệu chứng sau: nhức đầu, sổ mũi, hắt hơi, ho, viêm họng, sốt cao 39 đến 40 độ C. Bác sĩ Trần Lệ Hương nhấn mạnh, tuy là căn bệnh đơn giản, nhưng để đề phòng trường hợp cúm B gây nên những biến chứng nguy hiểm, có thể sử dụng những phương pháp sau:

Phương pháp điều trị các triệu chứng

Khi cúm B gây sốt cao (trên 38 độ C), nên dùng Paracetamol để hạ sốt. Tránh dùng những thuốc có chứa thành phần Salicylate như Aspirin vì có khả năng gây nên hội chứng Reye vô cùng nguy hiểm ở trẻ em. Ngoài ra những người bệnh cũng cần phải chủ động cách ly để hạn chế virus cúm B lây lan, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, có thể ăn đồ ăn dễ ăn như cháo, uống nhiều nước và bổ sung vitamin qua các loại rau, củ, quả. Bạn cũng có thể dùng thêm một số thuốc để giảm đau đầu, giảm tiết dịch, những loại thuốc điều trị cúm B này đều là biệt dược thông thường và có thể mua ở bất kỳ đâu mà không cần đến đơn thuốc của bác sĩ.

Phương pháp điều trị bằng thuốc đặc hiệu

Những loại thuốc này có chứa thành phần kháng virus dược dùng để đặc trị những trường hợp xảy ra biến chứng hoặc cúm nặng. Có hai loại thuốc được dùng để chống lại virus cúm B đó là Tamiflu và Relenza. Tuy nhiên, các loại thuốc này cần được sử dụng theo sự hướng dẫn của các bác sĩ. Thuốc có thể gây nên một số tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách.

Phương pháp điều trị bằng thuốc đặc hiệu 1

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị cúm. (Ảnh minh họa)

Giải pháp kháng thể thụ động IgY đến từ Nhật Bản

Sau hai thập kỷ nghiên cứu và phát triển, Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu Nhật Bản đã cho ra đời một loại kháng thể có khả năng bất hoạt virus cúm. Công nghệ miễn dịch thụ động này đã được ứng dụng trong sản phẩm viên ngậm IgYGate F chứa thành phần là kháng thể IgY ( Ovalgen F), đã được ưa chuộng sử dụng tại Nhật Bản trong nhiều năm gần đây.

Khi kháng thể Ovalgen F trong miệng, kháng thể Ovalgen F sẽ được giải phóng dần dần và tạo thành một lớp màng bảo vệ hầu họng không cho virus cúm xâm nhập vào cơ thể – từ đó hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm; đặc biệt giúp làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt.. Sử dụng hàng ngày viên ngậm IgYGate F giúp tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh theo mùa.

IgYGate F không gây đề kháng, lành tính và an toàn với mọi đối tượng bao gồm cả trẻ em và người lớn, không dùng cho người dị ứng với trứng và bất kì thành phần nào của sản phẩm. Sản phẩm hiện đã có mặt tại Việt Nam và được Công ty TNHH Dược phẩm Đông Đô phân phối trên các nhà thuốc, đại lý trên toàn quốc.

Bs. Trần Lệ Hương

Có thể bạn quan tâm: Bệnh cúm B

Ý kiến của bạn