Phải làm gì khi bị nhiễm cúm A H5N1?

1 665 đã xem

Ngay sau khi đại dịch SARS lắng xuống vào năm 2003, cúm A H5N1 liền bùng phát mạnh mẽ và nhanh chóng trở thành nỗi sợ hãi của nhân loại. Khi chưa có vắc xin đặc hiệu dành cho chủng virus nguy hiểm này, phát hiện sớm và chữa bệnh kịp thời chính là phương pháp đối trị tốt nhất.

Triệu chứng thường gặp khi bị cúm A H5N1

Triệu chứng thường gặp khi bị cúm A H5N1 1

Cúm A H5N1 là một căn bệnh phức tạp và khó lường từ triệu chứng đến biến chứng và cách thức điều trị. Một người được chẩn đoán là đã bị nhiễm cúm A H5N1 khi có các biểu hiện sau:

  • Sốt cao trên 39 độ C
  • Ho khan hoặc có đờm, đau rát họng
  • Đau đầu, đau cơ
  • Có dấu hiệu suy hô hấp cấp như khó thở, tím tái…
  • Tim đập nhanh, huyết áp hạ, sốc.
  • Rối loạn ý thức và suy đa tạng trong trường hợp nặng.

Xử trí ra sao khi có dấu hiệu bị nhiễm cúm A H5N1?

Ngay khi nghi ngờ bản thân hoặc người xung quanh có các biểu hiện kể trên thì cần phải gấp rút đến ngay các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa hoặc truyền nhiễm (đối với trẻ em) để được cách ly và điều trị kịp thời càng sớm càng tốt vì các thuốc kháng virus như Tamiflu có tác dụng hiệu quả nhất trong vòng 12h.

Để tránh lây nhiễm cho những người khác, bệnh nhân nên đeo khẩu trang, khi hắt hơi hoặc ho…thì phải lau bằng giấy không để vi khuẩn lây lan rộng. Người bệnh cũng nên giữ ấm cơ thể, vệ sinh răng miệng, mũi họng và chân tay.

Nên bồi bổ cho cơ thể bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng và vitamin C, uống đủ nước để nâng cao khả năng chịu đựng của cơ thể trước sự tấn công của virus cúm A H5N1.

Xử trí ra sao khi có dấu hiệu bị nhiễm cúm A H5N1? 1

Những người có tiếp xúc gần gũi với người nhiễm cúm gia cầm có nguy cơ bị lây nhiễm cũng cần phải được theo dõi sát sao để được phát hiện sớm và điều trị sớm các biểu hiện của bệnh cúm.

Những người chăm sóc hoặc bắt buộc phải tiếp xúc với bệnh nhân thì cần phải có các phương tiện phòng hộ như khẩu trang, găng tay, cũng như chú ý giữ gìn các biện pháp vệ sinh cơ bản như rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân. Các chất thải của bệnh nhân cũng cần được thu gom và xử lý đúng quy trình, như đờm dãi, phân… để tránh sự lây lan, phát tán ra môi trường.

Đối với các căn bệnh nói chung và bệnh cúm A H5N1 nói riêng, cách điều trị tốt nhất chính là phối hợp chính xác, khoa học giữa chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý và dùng thuốc đặc trị như Tamiflu và kháng sinh chống bội nhiễm.

Nếu sau khoảng một tuần người bệnh hết sốt, xét nghiệm virus cúm A H5N1 âm tính, kết quả chụp X-quang và xét nghiệm máu ổn định, không có gì bất thường thì người bệnh sẽ được xuất viện.

Như vậy chỉ với một số kiến thức cơ bản về việc nhận biết triệu chứng và nguyên tắc điều trị, chúng ta đã có thể hoàn toàn yên tâm và biết cách xử trí khi chính mình hoặc người thân không may bị nhiễm cúm A H5N1. Điều quan trọng nhất chính là luôn bảo vệ sức khỏe của mình và nhanh chóng đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế khi có vấn đề để được chẩn đoán và điều trị một cách chính xác nhất.

Theo Igygate.vn

Có thể bạn quan tâm: Bệnh cúm H5N1

Ý kiến của bạn