Trẻ bị cúm: 3 nguy hiểm và sai lầm mẹ cần biết

2 456 đã xem

Thời tiết chuyển mùa, khí hậu thay đổi là giai đoạn mà các bé dễ mắc cúm nhất trong năm. Đã từ lâu tại Việt Nam, chúng ta xem nhẹ bệnh cúm và bỏ qua những triệu chứng, cho rằng, trẻ sẽ tự khỏi bệnh hoặc dùng kháng sinh là sẽ khỏi, nhưng không phải vậy. Tuy là căn bệnh phổ biến, đơn giản nhưng cúm vẫn có khả năng gây nên những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

>>> Các loại virus cúm thường gặp

Trẻ bị cúm: 3 nguy hiểm và sai lầm mẹ cần biết 1

Cúm không phải là bệnh đơn giản. (Ảnh minh họa)

Biểu hiện khi trẻ bị cúm

Cúm là một bệnh viêm đường hô hấp trên gây nên bởi virus. Có tới 200 chủng virus gây cúm được chia thành các nhóm virus cúm A, B và C. Bệnh biểu hiện từ mức độ nhẹ đến nặng. Trẻ dễ bị lây cúm nhất khi đến những nơi công cộng đông người như trường học, công viên, hoặc có thể lây cúm từ người nhà. Những triệu chứng của cúm sẽ xuất hiện sau 1 đến 3 ngày khi trẻ tiếp xúc với virus cúm bị lây nhiễm:

  • Bé bị sốt, cơ thể mệt mỏi và ớn lạnh.
  • Nghẹt mũi, thở khò khè hoặc sổ mũi, hỉ mũi ra đờm xanh.
  • Trẻ có thể bị đau tai.
  • Họng đau, ho, chán ăn và có thể nổi hạch.
  • Trẻ có thể bị tiêu chảy, nặng hơn là nôn mửa.

Tìm hiểu thêm: Bệnh cúm là gì?

Mối nguy hiểm khi trẻ nhiễm cúm

Bệnh cúm có thể sẽ khiến các bệnh đã có từ trước nặng hơn hoặc bùng phát những bệnh tiềm tàng:

  • Viêm xoang: cảm cúm thông thường nếu không giải quyết triệt để, trẻ rất dễ bị viêm xoang và nhiễm trùng xoang.
  • Viêm tai giữa: 5-15% trường hợp viêm tai giữa là do trẻ bị virus cúm tấn công, điều này xảy ra khi virus xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ.
  • Các bệnh nhiễm trung thứ cấp: viêm phổi, phế quản, thanh quản. Trẻ cần được gia đình đưa đi khám khi bị cúm lâu ngày chưa khỏi.

Cúm sau khi tiến triển thành viêm phổi có thể dẫn tới suy hô hấp nặng, nguy cơ tử vong rất cao.

3 sai lầm mẹ cần tránh khi chăm sóc bé bị cúm

Trước khi bật mí cho các gia đình phương pháp phòng ngừa và điều trị cúm ở trẻ, IgYGate xin đưa ra 4 điều cần tránh khi điều trị cúm cho bé:

Tự ý mua thuốc cho trẻ: Chúng ta có thể dễ dàng mua được các loại thuốc không cần kê theo đơn. Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ để điều trị triệu chứng của cúm và thậm chí còn không có hiệu quả với trẻ dưới 6 tuổi. Trẻ  sử dụng nhiều thuốc sẽ gây nên tác dụng phụ và ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển thể chất.

Cho trẻ đi nhà trẻ sớm rất dễ bị lây cúm: Nhiều gia đình cho rằng cho bé đi mẫu giáo quá sớm sẽ khiến bé dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp hơn là các trẻ ở nhà. Tuy nhiên, các nghiên cứu khóa học chỉ ra rằng, những trẻ đi mẫu giáo sớm ít bị cúm hơn trong những năm sau vì đó là kết quả của sự tiếp xúc sớm với virus sẽ khiến sức đề kháng của bé tốt hơn so với những trẻ được chăm sóc ở nhà.

Thuốc kháng sinh tiêu diệt được virus cúm: Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, bởi thuốc kháng sinh chỉ diệt vi khuẩn, còn cúm là do virus gây nên, hoàn toàn khác với vi khuẩn. Do đó, ba mẹ không được tự ý mua thuốc kháng sinh cho con mình để điều trị mỗi khi bé bị cúm.

Phòng ngừa và điều trị cúm ở trẻ

Theo lời khuyên từ các chuyên gia sức khỏe, khi chăm sóc trẻ bị cúm, mẹ cần nhớ 3 quy tắc sau:

  • Cung cấp cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các vitamin và khoáng chất cho trẻ từ nước và các loại trái cây.
  • Cúm do virus do gây nên chứ không phải vi khuẩn, do đó kháng sinh không có tác dụng điều trị cúm.
  • Trẻ sẽ bình phục từ 3-5 ngày đến 1 tuần, một số trẻ bị cúm có thể lâu khỏi bệnh hơn. Ba mẹ cần cho bé tới bác sĩ kiểm tra hoặc gọi tới đường dây nóng 0969.513.269 để được các chuyên gia của IgYGate tư vấn nhé.

Phòng ngừa và điều trị cúm ở trẻ 1

Nắm vững những quy tắc chăm sóc con khi bị cúm để giúp bé luôn khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)

Xuất phát từ năm 1986, các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu của Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu một loại kháng thể trên lòng đỏ trứng gà có khả năng “bắt dính” và giúp tiêu diệt virus gây bệnh cúm ở người.. Kháng thể IgY có tác dụng giúp làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt…, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm. Kháng thể IgY  (Ovalgen F) sẽ giải phóng dần dần và tạo thành lớp hàng rào bảo vệ hầu họng – nơi cửa ngõ xâm nhập của virus cúm. Sản phẩm không gây tác dụng phụ và đặc biệt lành tính với tất cả thành viên trong gia đình từ phụ nữ có thai, trẻ nhỏ đến người lớn tuổi.

Theo Igygate.vn

Có thể bạn quan tâm: Bệnh cúm, Bệnh cúm ở trẻ em

Ý kiến của bạn