Việt Nam đang trải qua tình trạng vi khuẩn gây bệnh đề kháng kháng sinh ở mức độ cao. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu đơn lẻ đã đưa ra những báo cáo sau:
– Việt nam có tỷ lệ vi khuẩn Streptococcus pneumonia (nguyên nhân phổ biến của nhiễm khuẩn đường hô hấp) kháng kháng sinh Penicillin (71.4%) và kháng kháng sinh Erythromycin (92.1%) ở mức độ cao nhất trong số 11 nước nằm tại Mạng lưới theo dõi các tác nhân đề kháng Châu Á (ANSORP) từ năm 2000-2001.
-75% vi khuẩn pneumococci kháng từ ba lớp kháng sinh trở lên.
– 57% số mẫu loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến khác, Haemophilus influenza, từ trẻ em ở Hà Nội đã kháng lại kháng sinh Ampicillin trong năm 2000-2001. Tỷ lệ tương tự như vậy đối với Nha Trang.
Xem thêm: Giảm phụ thuộc vào kháng sinh, Nhật Bản phòng trị bệnh răng lợi bằng kháng thể IgY
– Vi khuẩn tiêu chảy từ trẻ nhỏ cũng kháng kháng sinh với mức độ cao. Trong đa số các trường hợp, bù nước theo đường uống là biện pháp tốt nhất điều trị tiêu chảy, nhưng một phần tư số trẻ lại được cho sử dụng kháng sinh trước khi được đưa tới bệnh viện.
– Hiện tượng kháng kháng sinh trở nên phổ biến trong số các vi khuẩn gram âm (enterobacteriaceae): hơn 25% vi khuẩn phân lập được thử nghiệm tại một bệnh viện của Thành phố Hồ Chí Minh đã đề kháng lại kháng sinh Cephalosporin thế hệ thứ 3 trong năm 2000-20001. Một nghiên cứu phát hành năm 2009 đã báo cáo rằng 42% vi khuẩn gram âm đã đề kháng lại kháng sinh Ceftazidime, 63% đề kháng lại kháng sinh Gentamicin và 74% đề kháng lại acid Nalidixic cả trong bệnh viện lẫn ngoài cộng đồng.
– Hiện tượng kháng kháng sinh đang gia tăng. Vào những năm đầu thập kỷ 90 ở thành phố Hồ Chí Minh, 8% số vi khuẩn pneumococcus được phân lập đã đề kháng penicillin. Tới năm 1999-2000, tỷ lệ này tăng lên tới 56%. Xu hướng tương tự cũng diễn ra tại miền Bắc Việt Nam.
Vi khuẩn gây bệnh kháng kháng sinh đang là nỗi lo của toàn nhân loại
Với tình hình kháng thuốc kháng sinh ngoài tầm kiểm soát như hiện nay, không ai có thể đảm bảo kháng sinh bạn đang sử dụng có thể đạt hiệu quả điều trị như mong muốn trên bệnh nhiễm khuẩn đang mắc phải. Những nguy cơ mà chúng ta gặp phải là:
- Không khỏi được bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn đã kháng kháng sinh.
- Chịu nhiều tác dụng bất lợi do việc phải tăng liều kháng sinh sử dụng để đạt được hiệu quả điều trị như trước đây.
- Chịu nhiều tác dụng bất lợi khi sử dụng các kháng sinh mới hoặc sử dụng kết hợp nhiều loại kháng sinh khác nhau để điều trị bệnh nhiễm khuẩn.
- Tăng gánh nặng về kinh tế đối với người tiêu dùng do các kháng sinh mới thường có chi phí điều trị cao hơn các loại kháng sinh đã phổ biến.
- Nguy cơ xa hơn nữa là việc bế tắc trong điều trị khi tốc độ gia tăng các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh gia tăng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ phát minh ra các loại kháng sinh thế hệ mới, không bị vi khuẩn đề kháng.
Thời sự VTV1 đưa tin ngày 26/3/2017: Báo động về tình trạng kháng kháng sinh toàn cầu
Thời sự VTV1 đưa tin ngày 26/3/2017: Cảnh Báo Kháng Kháng Sinh ở Việt Nam Đang Ở Mức Cao & Báo Động
Xem thêm: Kháng thể IgY là sự lựa chọn của tương lai
Igygate.vn tổng hợp
Tư vấn sức khỏe trực tuyến