Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tủy răng

10 577 đã xem

Viêm tủy răng là bệnh lý thường gặp ở những người sâu răng trong một thời gian dài. Bệnh không những ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày mà còn gây nên những biến chứng nguy hiểm mà chúng ta không thể ngờ tới. Chuyên gia Răng Hàm Mặt, bác sĩ Phùng Thị Kim Tuyến sẽ cùng các bạn lý giải những thắc mắc về viêm tủy răng và những biến chứng của căn bệnh này.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tủy răng 1

Viêm tủy răng gây nên những biến chứng nguy hiểm. (Ảnh minh họa)

Viêm tủy răng là gì?

Tủy răng là cấu trúc nằm sâu bên trong răng, ở trong khoang tủy. Phía ngoài được bao bọc bởi ngà răng và men răng. Dưới tủy răng có chứa nhiều lỗ nhỏ để mạch máu đi qua làm nhiệm vụ dẫn chuyền thần kinh và dinh dưỡng của cơ thể vào răng.

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến viêm tủy răng là do vi khuẩn trong khoang miệng gây nên những căn bệnh như sâu răng, viêm lợi, viêm chân răng, viêm nha chu. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như yếu tố di truyền, sang chấn… Bác sĩ Tuyến nhấn mạnh, viêm tủy răng là một căn bệnh nguy hiểm. Nó không chỉ khiến người bệnh chịu đau đớn trong một khoảng thời gian dài, một khi tủy bị hoại tử, vi khuẩn sẽ lây lan và gây bệnh cho những khu vực khác trên cơ thể.

Biến chứng của viêm tủy răng

Viêm tủy răng phần lớn bắt nguồn từ những tổn thương trên bề mặt răng. Vi khuẩn gây hại trong khoang miệng gặp được điều kiện thuận lợi như mảng bám, thức ăn thừa mắc kẹt lại trên răng. Chúng sẽ sử dụng những thức ăn này làm nguồn dinh dưỡng để chuyển hóa thành axit và bào mòn men răng. Đi qua được lớp men răng, vi khuẩn sẽ bắt đầu phá hủy lớp ngà răng. Đến khi lớp ngà răng bị hủy hoại, vi khuẩn bắt đầu xâm nhập vào bên trong tủy răng.

Ở giai đoạn đầu là giai đoạn phát triển lặng lẽ của bệnh. Bạn hầu như sẽ không cảm thấy cơn đau do viêm tủy gây nên. Những cơn đau trong giai đoạn này của bệnh chủ yếu xảy ra vào ban đêm, đau âm ỉ ở một khu vực và bạn khó có thể phát hiện được chính xác cơ đau phát ra từ chiếc răng nào.

Đến giai đoạn tiếp theo, cơn đau ngày càng xuất hiện nhiều hơn với cường độ ngày một lớn. Bệnh từ viêm tủy cấp tính sẽ chuyển sang giai đoạn viêm nhiễm mạn tính. Lúc này ngay cả việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày cũng khiến bạn bị đau đớn. Mất ngủ, mất ăn vì đau đớn là điếu khó tránh khỏi đối với người bị viêm tủy mạn tính. Khi chuyển sang giai đoạn cuối, tủy sẽ dần dần bị thối và chết đi, đây còn được gọi là tình trạng hoại tử của tủy. Khi đó, không chỉ đau đớn mà người bệnh còn có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề, trong đó phải kể đến:

  •  Viêm nhiễm vùng xương hàm: Sau khi hoại tử, các chất chứa trong tủy răng mang theo mầm bệnh sẽ thoát ra phía ngoài ống tủy và lỗ chân răng gây nên những bệnh vùng chân răng như viêm chân răng. Dần dần các cấu trúc nâng đỡ răng sẽ bị phá hủy, có thể dẫn tới viêm xương hàm.
  • Nang chân răng: Trái lại với tình trạng trên, các chất hoại tử nếu không thoát ra bên ngoài sẽ tụ lại ở chân răng tạo nên u hạt, nang chân răng, tạo nên các ổ mủ trên nướu khiến người bệnh khó chịu.
  • Mất răng: Đây là biến chứng nguy hiểm của viêm tủy răng. Vi khuẩn sau khi phá vỡ các cấu trúc bảo vệ và nâng đỡ răng, hủy hoại các mạch máu khiến răng không còn được nuôi dưỡng bởi cơ thể. Răng sẽ xỉn màu và rụng đi.
  • Bệnh liên quan tới tim mạch, hệ hô hấp: Có nhiều nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra rằng có mối liên hệ trực tiếp giữa vi khuẩn gây hại cho răng với các bệnh tim mạch và hô hấp. Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tủy, chúng sẽ theo đường máu và di chuyển tới các cơ quan khác trong cơ thể để gây bệnh, trong đó có tim và phổi.

Biến chứng của viêm tủy răng 1

 

 

 

Viêm tủy răng có thể làm mất răng. (Ảnh minh họa)

Làm sao để ngăn ngừa viêm tủy răng?

Viêm tủy răng là bệnh bắt nguồn từ những loại vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng. Do đó việc diệt trừ vi khuẩn ngay khi chúng chưa xâm nhập được vào răng nướu là điều rất cần thiết để tránh được những biến chứng nguy hiểm của viêm tủy răng.

Tìm hiểu thêm: Viêm tủy răng có chữa được không?

Với sự tiến bộ vượt trong khoa học kỹ thuật được áp dụng vào ngành y, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã chiết suất thành công kháng thể IgY từ lòng đỏ trứng gà có khả năng “ức chế” các loại vi khuẩn gây các bệnh trong miệng, trong đó có viêm tủy răng.

Hãy cùng viên ngậm IgYGate DC-PG giúp bảo vệ răng, giúp giảm  nguy cơ về sâu răng và viêm nướu.

Theo igygate.vn

Có thể bạn quan tâm: Bệnh viêm tủy răng, Người lớn bị sâu răng

17 Bình luận

  1. Em bị viêm tủy 17. Đau nhức răng thứ 2 từ trong đếm ra hàm trên k biết có trám đc hay nhổ đc k ạ

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn!
      Răng sâu như bạn mô tả là răng số 7 bạn nha.
      Khi bị viêm tủy răng thì bạn sẽ có cảm giác đau nhức khó chịu, Bạn nên đến nha khoa uy tín để thăm khám kiểm tra. Nếu tình trạng sâu răng ở mức nhẹ, thì bác sĩ hoàn toàn có thể loại bỏ phần tủy viêm và hàn trám lại nhằm đảm bảo cấu trúc răng cho bạn. Nếu khi tình trạng sâu răng quá nặng không thể phục hồi thì bác sỹ sẽ chỉ định nhổ răng bạn nha!
      Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng viên ngậm IgygateDC-PG nhằm bảo vệ các răng khỏe mạnh khác tránh lây lan vi khuẩn gây sâu răng, viêm lợi bạn nha.
      Để có hiệu quả tốt bạn nên ngậm liều tấn công ngày viên 4-6 viên chia 2-3 lần trong 20-30 ngày nhằm hạ thấp nồng độ vi khuẩn có hại trong khoang miệng, sau đó chuyển xuống liều dự phòng ngày ngậm 1-2 viên để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất nhé.
      Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

  2. avatar Vương quốc says

    Em bị đau răng hàm dưới, răng cùng. Nó gây đau nhức, nên em đã tự nhổ, và ko biết sao nó lên luôn cả gốc răng, tạo ra 1 lỗ hổng chân răng, giờ em đi trồng răng lại, hay như thế nào bác sỹ

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn!
      Răng trong cùng như bạn mô tả là răng khôn bạn nha!
      Khi răng bị mất đi thì hầu như các bác sĩ đều khuyên bệnh nhân nên thực hiện trồng răng giả càng sớm càng tốt để tránh trường hợp tiêu xương, các răng còn lại sẽ có xu hướng di chuyển, xô lệch dần vào khoảng trống mất răng…
      Tuy nhiên, đối với răng khôn thì khác, vì là chiếc răng nằm cuối cùng trên cung hàm nên khi mất đi vẫn không hề ảnh hưởng gì đến các răng còn lại, các răng sẽ không thể dịch chuyển được về phía khoảng trống của răng khôn, tình trạng tiêu xương cũng diễn ra rất ít vì khi nhổ bỏ thì các mô cơ phía bên trong hàm sẽ lắp đầy dần vào khoảng trống đó.
      Tuy nhiên bạn không nên tự ý nhổ răng khôn nha tại nhà . Bạn nên đến nha khoa uy tín để thăm khám để có chỉ định cụ thể nhé
      Chúc bạn mạnh khỏe!

  3. avatar LUU VAN CAM says

    đau tuỷ răng . Nhức giựt thần kinh Cần tư vấn

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn,
      Những biểu hiện như bạn mô tả cho thấy bạn đã bị viêm tủy răng. Tủy răng là một tổ chức đặc biệt gồm mạch máu, thần kinh… nằm trong một hốc giữa ngà răng (hốc tủy răng). Các tổ chức tủy răng thông với cơ thể qua các lỗ rất nhỏ ở cuống răng. Nguyên nhân gây nên viêm tủy răng thường gặp nhất là do vi khuẩn tồn tại ở trong miệng, xâm nhập vào tủy răng chủ yếu qua các lỗ sâu răng và qua các cuống răng…
      Viêm tủy răng là một phản ứng bảo vệ của tủy răng đối với các tác nhân gây bệnh, bệnh có thể diễn biến qua nhiều giai đoạn, nhiều dạng thương tổn khác nhau: viêm tủy răng có hồi phục (tiền tủy viêm), viêm tủy răng cấp, viêm tủy mạn tính. Khi tủy răng bị viêm, cần điều trị giải quyết triệt để: trước tiên là dùng thuốc giảm đau, sau đó điều trị viêm tủy răng (lấy bỏ tủy răng, hàn kín ống tủy…)
      Trường hợp của bạn cần đến nha sỹ để thăm khám và điều trị tủy tránh để tình trạng Răng chết tủy không được điều trị dẫn đến viêm quanh chóp chân răng, áp xe quanh chóp răng và có thể sẽ phát sinh các biến chứng như viêm quanh cuống răng, rụng răng, viêm xương, viêm hạch rất nguy hại cho sức khỏe.
      Ngoài ra Bạn có thể sử dụng viên ngậm IgYGate DC-PG với thành phần kháng thể ovalgen DC ức chế vi khuẩn S.mutans gây sâu răng sẽ giúp kiểm soát nồng độ vi khuẩn có hại trong khoang miệng, ngăn ngừa sâu răng tiến triển một cách an toàn. Đồng thời kết hợp vệ sinh răng miệng thường xuyên, chải răng kĩ và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng, có thể sử dụng một số biện pháp như ngậm nước muối loãng, chườm đá… để cải thiện tình trạng đau nhức.
      Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,

  4. avatar Nguyên thị phương says

    Bác sĩ oi cho em hỏi ạ
    Là lúc em mang bầu được 6 tháng thì bị viêm tủy răng đau nhức tới khóc luôn vì đang mang bầu nên e k giám uống thuôc hay làm gì cả vì sợ ảnh hưởng tới em bé
    Và vừa rồi sau sinh được 2 tháng thì e thấy chân răng sưng to có mủ vì và bị ê 1 chút
    Liệu răng có bị hoại tử chưa ạ

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn,
      Viêm tủy có mủ là tình trạng biến chứng nặng của bệnh lý sâu răng khi không được chăm sóc và điều trị kịp thời. Nguyên nhân của tình trạng này là do mảng bám cao răng tích tụ vi khuẩn làm viêm nướu, bản thân tủy răng bị viêm cũng có nhiều vi khuẩn nên gây ra viêm từ bên trong. Nếu tình trạng viêm tủy răng có mủ kéo dài trước hết sẽ gây đau nhức cho bạn, ảnh hưởng xấu đến chức năng ăn nhai. Lâu dài, chiếc răng này có thể bị hỏng hoàn toàn. Đó là chưa kể đến những biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến mất răng hoàn toàn. Chính vì vậy bạn nên đến nha sỹ uy tín để được thăm khám đồng thời có chỉ định điều trị phù hợp.
      Ngoài ra Bạn có thể sử dụng viên ngậm IgYGate DC-PG với thành phần kháng thể ovalgen DC ức chế vi khuẩn S.mutans gây sâu răng sẽ giúp kiểm soát nồng độ vi khuẩn có hại trong khoang miệng, ngăn ngừa sâu răng tiến triển một cách an toàn. Đồng thời kết hợp vệ sinh răng miệng thường xuyên, chải răng kĩ và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng, có thể sử dụng một số biện pháp như ngậm nước muối loãng, chườm đá… để cải thiện tình trạng đau nhức.
      Bạn có thể gọi tới số hotline 0969513269 để chúng tôi có thể tư vấn chi tiết hơn.
      Chúc bạn luôn mạnh khỏe,

  5. avatar Hải yến says

    Bác sĩ ơi cháu 11 tuổi cháu bị sâu răng hàm (hàm trên) cái răng nó cứ mòn dần và bị thủng thì cháu phải làm sao

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn,
      Triệu chứng như bạn mô tả, răng bị mòn dần và nếu đã có lỗ thủng (lỗ sâu), tức là có tình trạng sâu răng xảy ra. Sâu răng là do sự tấn công từ vi khuẩn. Các vi khuẩn có hại, nhất là S.mutans (tác nhân chính gây sâu răng) sử dụng đường, tinh bột trong thức ăn hằng ngày để sinh ra acid gây mòn men răng, dần hình thành các lỗ sâu nhỏ, rồi tiến triển sâu vào ngà tủy sẽ gây đau nhức.
      TÌnh trạng men răng dễ bị mòn cũng phản ánh chất lương men răng của bé không được tốt. Bạn cần lưu ý đảm bảo vệ sinh răng lợi cho bé cẩn thận hằng ngày và đảm bảo dinh dưỡng đúng đủ nhé – nhất là canxi cho men răng thêm chắc khỏe.
      Bé 11 tuổi thì răng hàm trên vẫn là răng sữa, sau này sẽ có răng vĩnh viễn mọc lên thay thế nên bạn cũng không cần quá lo lắng, biện pháp tốt nhất là điều trị tránh sâu răng tiến triển. Trong giai đoạn răng hỗn hợp này – khi bé có cả răng sữa và răng vĩnh viễn, việc phòng ngừa sâu răng lây lan là rất quan trọng. Giải pháp tối ưu là kiểm soát nồng độ vi khuẩn gây hại, bạn có thể cho bé sử dụng viên ngậm IgYGate DC – PG với liều tấn công ban đầu 4-6 viên/ngày chia 3 lần trong 10-15 ngày, giúp giảm nồng độ, số lượng vi khuẩn xuống mức thấp nhất. Sau đó chuyển về liều phòng ngừa 2 viên/ngày.
      Viên ngậm chứa thành phần kháng thể IgY được chiết xuất trực tiếp từ lòng đỏ trứng gà, chỉ có tác dụng tại chỗ trong khoang miệng, không hấp thu vào máu, không gây đề kháng nên rất an toàn cho trẻ.
      Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về viên ngậm IgYGate DC – PG tại đây: https://igygate.vn/san-pham/vien-ngam-igygate-dc-pg/
      Bên cạnh đó, bạn cũng lưu ý vệ sinh răng miệng cho con hằng ngày cẩn thận nhé: chải răng ngày 2 lần với kem chải răng có chứa flour, dùng chỉ nha khoa vệ sinh kẽ răng, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, nước ngọt, nước có gas,..
      Bạn có thể gọi tới số hotline 0969513269 để nhận được tư vấn chi tiết hơn nhé.
      Chúc bé luôn khỏe!

Ý kiến của bạn