Viêm tủy răng là bệnh lý thường gặp ở những người sâu răng trong một thời gian dài. Bệnh không những ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày mà còn gây nên những biến chứng nguy hiểm mà chúng ta không thể ngờ tới. Chuyên gia Răng Hàm Mặt, bác sĩ Phùng Thị Kim Tuyến sẽ cùng các bạn lý giải những thắc mắc về viêm tủy răng và những biến chứng của căn bệnh này.
Viêm tủy răng gây nên những biến chứng nguy hiểm. (Ảnh minh họa)
Viêm tủy răng là gì?
Tủy răng là cấu trúc nằm sâu bên trong răng, ở trong khoang tủy. Phía ngoài được bao bọc bởi ngà răng và men răng. Dưới tủy răng có chứa nhiều lỗ nhỏ để mạch máu đi qua làm nhiệm vụ dẫn chuyền thần kinh và dinh dưỡng của cơ thể vào răng.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến viêm tủy răng là do vi khuẩn trong khoang miệng gây nên những căn bệnh như sâu răng, viêm lợi, viêm chân răng, viêm nha chu. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như yếu tố di truyền, sang chấn… Bác sĩ Tuyến nhấn mạnh, viêm tủy răng là một căn bệnh nguy hiểm. Nó không chỉ khiến người bệnh chịu đau đớn trong một khoảng thời gian dài, một khi tủy bị hoại tử, vi khuẩn sẽ lây lan và gây bệnh cho những khu vực khác trên cơ thể.
Biến chứng của viêm tủy răng
Viêm tủy răng phần lớn bắt nguồn từ những tổn thương trên bề mặt răng. Vi khuẩn gây hại trong khoang miệng gặp được điều kiện thuận lợi như mảng bám, thức ăn thừa mắc kẹt lại trên răng. Chúng sẽ sử dụng những thức ăn này làm nguồn dinh dưỡng để chuyển hóa thành axit và bào mòn men răng. Đi qua được lớp men răng, vi khuẩn sẽ bắt đầu phá hủy lớp ngà răng. Đến khi lớp ngà răng bị hủy hoại, vi khuẩn bắt đầu xâm nhập vào bên trong tủy răng.
Ở giai đoạn đầu là giai đoạn phát triển lặng lẽ của bệnh. Bạn hầu như sẽ không cảm thấy cơn đau do viêm tủy gây nên. Những cơn đau trong giai đoạn này của bệnh chủ yếu xảy ra vào ban đêm, đau âm ỉ ở một khu vực và bạn khó có thể phát hiện được chính xác cơ đau phát ra từ chiếc răng nào.
Đến giai đoạn tiếp theo, cơn đau ngày càng xuất hiện nhiều hơn với cường độ ngày một lớn. Bệnh từ viêm tủy cấp tính sẽ chuyển sang giai đoạn viêm nhiễm mạn tính. Lúc này ngay cả việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày cũng khiến bạn bị đau đớn. Mất ngủ, mất ăn vì đau đớn là điếu khó tránh khỏi đối với người bị viêm tủy mạn tính. Khi chuyển sang giai đoạn cuối, tủy sẽ dần dần bị thối và chết đi, đây còn được gọi là tình trạng hoại tử của tủy. Khi đó, không chỉ đau đớn mà người bệnh còn có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề, trong đó phải kể đến:
- Viêm nhiễm vùng xương hàm: Sau khi hoại tử, các chất chứa trong tủy răng mang theo mầm bệnh sẽ thoát ra phía ngoài ống tủy và lỗ chân răng gây nên những bệnh vùng chân răng như viêm chân răng. Dần dần các cấu trúc nâng đỡ răng sẽ bị phá hủy, có thể dẫn tới viêm xương hàm.
- Nang chân răng: Trái lại với tình trạng trên, các chất hoại tử nếu không thoát ra bên ngoài sẽ tụ lại ở chân răng tạo nên u hạt, nang chân răng, tạo nên các ổ mủ trên nướu khiến người bệnh khó chịu.
- Mất răng: Đây là biến chứng nguy hiểm của viêm tủy răng. Vi khuẩn sau khi phá vỡ các cấu trúc bảo vệ và nâng đỡ răng, hủy hoại các mạch máu khiến răng không còn được nuôi dưỡng bởi cơ thể. Răng sẽ xỉn màu và rụng đi.
- Bệnh liên quan tới tim mạch, hệ hô hấp: Có nhiều nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra rằng có mối liên hệ trực tiếp giữa vi khuẩn gây hại cho răng với các bệnh tim mạch và hô hấp. Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tủy, chúng sẽ theo đường máu và di chuyển tới các cơ quan khác trong cơ thể để gây bệnh, trong đó có tim và phổi.
Viêm tủy răng có thể làm mất răng. (Ảnh minh họa)
Làm sao để ngăn ngừa viêm tủy răng?
Viêm tủy răng là bệnh bắt nguồn từ những loại vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng. Do đó việc diệt trừ vi khuẩn ngay khi chúng chưa xâm nhập được vào răng nướu là điều rất cần thiết để tránh được những biến chứng nguy hiểm của viêm tủy răng.
Tìm hiểu thêm: Viêm tủy răng có chữa được không?
Với sự tiến bộ vượt trong khoa học kỹ thuật được áp dụng vào ngành y, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã chiết suất thành công kháng thể IgY từ lòng đỏ trứng gà có khả năng “ức chế” các loại vi khuẩn gây các bệnh trong miệng, trong đó có viêm tủy răng.
Hãy cùng viên ngậm IgYGate DC-PG giúp bảo vệ răng, giúp giảm nguy cơ về sâu răng và viêm nướu.
Theo igygate.vn
E bi sau răng co lỗ bên trong răng cối va bi u lên như cục máu bên trong lỗ răng là bị gì ạ . Cam ơn ạ
Chào bạn,
Khi răng sâu đã có lỗ sâu to và thậm chí có phần lợi trồi lên trong hốc răng sâu, thì tình trạng sâu tương đối nặng, đã lan tới ngà và tủy răng. Cấu trúc răng đã bị phá vỡ và có thể gãy, vụn. Bạn cần lưu ý điều trị, tránh để kéo dài có thể dẫn tới viêm chân răng, sưng viêm nhiễm trùng phần chóp và ảnh hưởng nghiêm trọng tới nướu lợi cũng như các răng xung quanh.
Lời khuyên dành cho bạn là:
– Giải quyết triệt để tình trạng sâu răng: Bạn nên tới phòng khám Nha để các bác sỹ thăm khám, can thiệp lấy ngà, tủy sâu và hàn trám khôi phục bề mặt răng, ngăn chặn sâu tiến triển, giảm sự tấn công của vi khuẩn. Với trường hợp sâu nặng không hồi phục, có nguy cơ ảnh hưởng thậm chí cần có chỉ định nhổ răng, bạn nên tham khảo kĩ ý kiến của Nha sĩ nhé.
– Tác động vào tác nhân vi khuẩn, làm giảm nồng độ vi khuẩn gây bệnh đang ở mức cao. Bạn có thể tham khảo sử dụng viên ngậm IgYGate DC – PG, có chứa thành phần kháng thể Ovalgen DC có tác dụng đặc hiệu trên men gây bệnh của vi khuẩn gây sâu răng S.mutans, giúp làm giảm sự hoạt động của vi khuẩn (giảm bám dính vi khuẩn lên bề mặt răng, giảm hình thành mảng bám, giảm tiết acid ăn mòn men răng..), đồng thời giữ nồng độ vi khuẩn luôn ở mức thấp không còn khả năng gây bệnh, do đó hiệu quả trong ngăn ngừa sâu răng tiến triển và lây lan sang các răng khỏe mạnh khác.
Bạn có thể gọi tới số hotline 0969513269 để nhận được tư vấn chi tiết hơn nhé
Thân ái!
Bác sĩ cho hỏi.e bị viêm tủy răng. và giờ lại có mủ.và e đã điều chị 2 lần rùi nhưng vẫn k đk ạ .
Chào bạn,
Đối với tình trạng sâu răng đã vào tủy, trước khi hàn trám lại cần điều trị lấy sạch tủy sâu, làm sạch ống tủy để tránh sự tấn công và xâm nhập của vi khuẩn. Nếu đã điều trị mà còn tái phát thì nhiều khả năng những lần làm tủy trước chưa được triệt để. Bạn cần tới cơ sở Nha khoa uy tín để tiến hành can thiệp nhé.
Với tình trạng sâu tủy nặng, có xảy ra viêm nhiễm chân răng hay phần chóp, bạn cần tham khảo kĩ ý kiến Nha sĩ để điều trị bằng kháng sinh hợp lý hay thậm chí cân nhắc chỉ định nhổ răng, thay thế nếu cần thiết.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý điều trị tác nhân vi khuẩn – yếu tố chính tấn công gây sau răng và viêm nhiễm trùng. Bạn có thể tham khảo sử dụng viên ngậm IgYGate DC – PG, có chứa thành phần kháng thể Ovalgen DC có tác dụng đặc hiệu trên men gây bệnh của vi khuẩn gây sâu răng S.mutans, giúp làm giảm sự hoạt động của vi khuẩn (giảm bám dính vi khuẩn lên bề mặt răng, giảm hình thành mảng bám, giảm tiết acid ăn mòn men răng..), đồng thời giữ nồng độ vi khuẩn luôn ở mức thấp không còn khả năng gây bệnh, do đó hiệu quả trong ngăn ngừa sâu răng tiến triển và lây lan sang các răng khỏe mạnh khác.
Bạn sử dụng viên ngậm với liều ban đầu 4-6 viên/ngày, sau đó khi các triệu chứng thuyên giảm thì chuyển về liều phòng ngừa 2 viên/ngày nhé, kết hợp với các biện pháp vệ sinh răng lợi như chải răng, dùng chỉ nha khoa vệ sinh kẽ răng, súc miệng nước muối thường xuyên.
Bạn có thể gọi tới số hotline 0969513269 để chúng tôi có thể tư vấn tốt hơn nhé
Thân ái!
Liệu trình sử dụng Igygate cho bé là bao lâu a.xin cảm ơn bsy
Bsi cho chau hỏi. Con trai nhà toi dc 4tuoi rồi nhug răng của cháu bị sâu hết. Răng cứ tự mủn và cụt dần đi. Răng hàm thì thủng hết trơ cả lợi ra.xin hỏi bsy bgio chau làm sao cho đỡ đau khi ăn. Va bgio thì răng cũ mới rụng đi và thay răng mới a
Chào bạn,
Tình trạng sức khỏe răng miệng của bé như bạn mô tả, có nguyên nhân từ men răng của bé không được tốt và các răng sữa này chịu sự tấn công từ vi khuẩn. Nhờ sự có mặt của đường, tinh bột,.. các vi khuẩn có hại trong khoang miệng tiết men hòa tan môt phần men răng, khiến răng bị mòn dần chỉ còn chân răng, thậm chí có thể gây sâu xuống tủy răng, sưng viêm lợi,.
Giải pháp thích hợp là điều trị bảo tồn, tránh để tình trạng sâu lan xuống tủy bé sẽ đau nhức nhiều và khó điều trị hơn. Đến tuổi thay răng thì các răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế. Độ tuổi thay răng ở bé thường từ 6-12 tuổi bạn nhé. Đầu tiên là các răng cửa, sau đó sẽ tới các răng hàm vĩnh viễn.
Bạn cho bé sử dụng viên ngậm IgYGate DC-PG với thành phần kháng thể IgY có tác dụng đặc hiệu trên vi khuẩn S.mutans – tác nhân chính gây sâu sún răng, kháng thể có khả năng ức chế vi khuẩn sinh men GTase gây hai và ngăn tiết acid làm mòn men răng. Sử dụng với liều 4-6 viên/ngày, viên có vị ngọt mát và tan dễ dàng nên bé rất thích ngậm.
Bên cạnh đó bạn cũng nên lưu ý chế độ vệ sinh răng lợi hàng ngày cho bé: chải răng 2 lần/ngay với kem đánh răng có chứa Flour, súc miệng kĩ sau khi ăn, hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường, nước ngọt, đồ uống có gas,..và định kì khám Nha sĩ để phát hiện các dấu hiệu sâu răng sớm.
Chúc bé luôn khỏe!