Các phương pháp chữa đau răng hiệu quả

3 735 đã xem

Ai trong chúng ta chắc hẳn cũng có một lần đau răng. Đau răng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và thường kèm theo những con đau nhức, khó chịu dai dẳng. Tuy nhiên, điều trị đau răng rất đơn giản bởi có rất nhiều phương pháp chữa đau răng hiệu quả.

Các phương pháp chữa đau răng hiệu quả 1

Đừng để đau răng ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của bạn. (Ảnh minh họa)

Các cụ ta có câu “Thứ nhất đau mắt, thứ nhì đau răng”. Đau răng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như sâu răng, viêm lợi, mọc răng. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bạn có thể áp dụng các cách điều trị khác nhau.

Tìm hiểu chi tiết: Nguyên nhân gây đau răng

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, có rất nhiều phương pháp chữa đau răng hiệu quả mà ai cũng có thể tự làm được. Sau đây igygate.vn sẽ hướng dẫn bạn đọc thực hiện những biện pháp chữa đau răng đơn giản những rất hữu dụng.

Phương pháp chữa đau răng bằng nước muối

Phương pháp chữa đau răng bằng nước muối 1

Nước muối giảm đau răng rất hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Nước muối loãng có công dụng sát khuẩn rất hiệu quả và rất an toàn cho mọi đối tượng. Sử dụng nước muối thường xuyên sẽ ngăn ngừa được các bệnh về răng miệng. Nên xúc miệng nước muối sau mỗi bữa ăn, để đảm bảo tuyệt đối sức khỏe răng miệng thì nên dùng nước muối ngay sau khi ăn bất cứ thứ gì.

Bạn pha một ly nước ấm với một thìa muối. Không nên để nước muối quá mặn khiến niêm mạc miệng bị tổn thương. Nước muối có thể pha vào chai đem đi để ở nơi làm việc sẽ giúp bạn hạ cơn đau ngay tức khắc, hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn.

Nước cốt chanh

Nước cốt chanh 1

Nước cốt chanh rất tốt trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng. (Ảnh minh họa)

Cũng giống như muối, chanh có tác dụng sát khuẩn, chống viêm rất tốt cho răng. Tính axit trong chanh ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, xoa dịu cơn đau răng của bạn trong tức khắc.

Để giảm đau răng bằng chanh, bạn vắt chanh vào cốc, không pha thêm bất cứ thứ gì khác. Sử dụng bông tăm chấm nước cốt chanh trực tiếp vào nơi răng bị sâu.

Nước đá

Nước đá 1

Nước đá giúm giảm đau răng tức thời. (Ảnh minh họa)

Nước đá có công dụng tuyệt vời trong việc giảm các cơn đau răng, đặc biệt là những con đau răng triền miên dai dẳng. Thậm chí có những người mọc răng khôn đau đớn liên tục trong nhiều ngày, sử dụng nước đá chườm lên chỗ sưng, cơn đau sẽ dứt chỉ sau vài lần sử dụng nước đá.

Để dùng nước đá chữa đau răng, bạn lấy tầm 3 cục đá đem bọc vào khăn rồi chườm lên chỗ bị đau răng. Đặc tính lạnh của đá khiến chỗ đau bị tê, do đó bạn sẽ không bị những cơn đau nhức răng làm phiền nếu chườm đá mỗi ngày.

Gừng

Gừng 1

Gừng giúp sát khuẩn và được coi là phương pháp giảm đau răng hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Gừng có khả năng sát khuẩn rất cao, hạn chế tối đa sự viêm nhiễm. Gừng thường được dùng để chữa trị các vết thương nhỏ hoặc những vết sưng tấy ngoài da. Chính vì vậy, gừng có khả năng gảm đau đối với những trường hợp răng đau do viêm nhiễm, vi khuẩn tấn công.

Gừng thái ra thành từng lát mỏng. Sau đó bạn ngậm trực tiếp lát gừng vào vị trị đau răng, cắn thật chặt để các tinh chất trong gừng chảy ra và ngấm vào chỗ bị đau. Tuy nhiên, bởi đặc tính nóng của gừng, những người mắc các bệnh về cao huyết áp không nên áp dụng phương pháp này để chữa đau răng.

 Tỏi

 Tỏi 1

Tỏi có thể được dùng để chữa đau răng. (Ảnh minh họa)

Cũng như gừng, tỏi có khả năng sát khuẩn rất cao. Tỏi có tính chất kháng sinh và còn có một số công dụng khác như tăng khả năng phòng ngừa các bệnh ung thư, chống cao huyết áp, mỡ máu ở người. Trong tỏi có chữa nhiều chất kháng sinh allicin giúp cơ thể chống lại các virus gây bệnh. Tinh dầu tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm.

Để phát huy của tỏi trong việc chữa đau răng, bạn bóc vỏ tỏi tươi rồi đập dập, thêm ít muối trộn đều. Sau khi trộn xong, bạn dùng tép tỏi ngập vào vị trí đau. Cơn đau răng sẽ giảm đi đáng kể sau khi ngậm tỏi trong miệng. Bạn cũng có thể ép tỏi cho đến khi tỏi tiết ra nước. Sử dụng bông gạc để thấm nước tỏi vào những chỗ răng bị đau sau đó cắn chặt bông để nước ép tỏi thấm đều ra chỗ răng đau.

Kháng thể IgY

Hạ thấp và kiểm soát nồng độ vi khuẩn gây hại là biện pháp tối ưu để ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Một trong những phương pháp mới trong lĩnh vực sinh học giúp hỗ trợ trong và sau khi bị viêm lợi đạt được hiệu quả  ở Nhật Bản là ứng dụng kháng thể IgY (Ovalgen PG và Ovalgen DC), giúp giảm tải lượng vi khuẩn Porphyromonas gingivalis – tác nhân quan trọng nhất gây bệnh viêm lợi và giảm tải lượng vi khuẩn S.mutans tác nhân chính gây ra bệnh sâu răng cho người bệnh. Các kháng thể Ovalgen DC ức chếvi khuẩn Smutans là vi khuẩn tạo ra lớp màng Glucan bám dính trên bề mặt răng tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại khác có môi trường thuận lợi phát triển và gây hại cho răng. Kháng thể Ovalgen PG có khả năng xâm nhập rất sâu vào dưới mô lợi, tổ chức quanh răng cũng như ống ngà, các cùng chẽ, cong lồi của chân răng nơi vi khuẩn cư ngụ, chính vì vậy giúp kiểm soát vi khuẩn hiệu quả, cải thiện các triệu chứng chảy máu lợi, sưng đau lợi, hôi miệng.

Kháng thể IgY ức chế vi khuẩn gây Sâu răng, Viêm lợi được sử dụng rộng rái trong các chế phẩm chăm sóc răng miệng ở Nhật Bản hơn 10 năm trở lại đây.

Tại Việt Nam kháng thể IgY có trong sản phẩm Viên ngậm IgYGate DC-PG giúp bảo vệ răng,  hỗ trợ giúp giảm nguy cơ sâu răng, viêm nướu lợi. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, sau khi đã đánh răng và súc miệng sạch sẽ, bạn nên ngậm thêm 1 viên ngậm IgYGate DC-PG chứa kháng thể OvalgenDC, OvalgenPG và Xylitol giúp bảo vệ răng.

Hạ thấp và kiểm soát nồng độ vi khuẩn gây hại là biện pháp tối ưu để ngăn ngừa bệnh tiến triển. 1Viên ngậm IgyGate DC-PG  – giúp bảo vệ răng, hỗ trợ giúp giảm nguy cơ sâu răng, viêm nướu lợi 

Đau răng luôn khiến chúng ta khó chịu, đặc biệt là những cơn đau dai dẳng kéo dài do viêm lợi, mọc răng khôn. Trên đây là những phương pháp giúp hỗ trợ điều trị đau răng đơn giản nhưng hiệu quả. Bạn có thể tự mình thực hiện được những phương pháp này tại nhà. Tuy nhiên, Igygate.vn khuyến cáo bạn nên đến những phòng khám nha khoa khi gặp tinh trạng đau răng kéo dài để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, ngăn chặn tối đa những biến chứng có thể xảy ra sau này.

Theo igygate.vn

Có thể bạn quan tâm: Bà bầu bị sâu răng, Bệnh đau răng, Bệnh sâu răng ở trẻ em, Người lớn bị sâu răng

Ý kiến của bạn