Cảm cúm thường lành tính và sau một vài ngày sẽ lui bệnh mà không để lại biến chứng. Tuy nhiên nó lại có khả năng gây nguy hiểm cho mẹ và bé trong thời kỳ mang thai. Vì vậy nên cảnh giác và thận trọng trước các dấu hiệu và diễn biến của cúm khi mang thai để có cách xử lý hiệu quả nhất.
Làm sao biết mình bị cúm?
Trong thời gian này, hệ miễn dịch của người mẹ bị suy yếu, từ đó tạo điều kiện cho virus cúm và các bệnh truyền nhiễm khác tấn công.
Bên cạnh các cơn ốm nghén mệt mỏi, mẹ bầu có thể có các biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, ho… thì đó rất có thể là dấu hiệu của viêm mũi dị ứng hoặc cúm. Nếu bạn không sốt và trước đây có tiền sử viêm mũi dị ứng thì rất có thể khả năng dẫn đến dị tật thai nhi là rất thấp.
Ngược lại, nếu thực sự không may bị nhiễm cúm, bạn sẽ phải trải qua các triệu chứng như: sốt, đau đầu, đau họng, toàn thân ê ẩm…
Các biểu hiện khó chịu này sẽ tự khỏi sau nếu như bạn chịu khó nghỉ ngơi, bồi dưỡng, kết hợp các cách hợp lý nhằm giảm nhẹ triệu chứng. Tuy nhiên thời gian phát bệnh và hồi phục của phụ nữ đang mang thai thường lâu hơn nhiều so với bình thường.
Ảnh hưởng của cúm tới thai nhi
Cảm cúm thường lành tính đối với mẹ nhưng lại tiềm ẩn một mối nguy hiểm với sự phát triển của bé. Đặc biệt là khi mẹ bị sốt liên tục và kéo dài ở 39 độ C, nguy cơ dị tật ở thai nhi sẽ xuất hiện, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ như : sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng down…
Trong 3 tháng giữa của thời kỳ mang thai, nếu người mẹ bị cúm thì em bé rất dễ phải chịu những tổn thương về não bộ.
Độc tính của virus kết hợp với sốt cao có thể kích thích co bóp tử cung, gây ra hiện tượng sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non trong những tháng cuối của thai kỳ.
Cẩn trọng trong phát hiện và điều trị
Nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh cúm đối với người mẹ và em bé trong thai kỳ, chị em nên cẩn trọng trước mọi dấu hiệu và diễn biến của bệnh, hiểu biết các cách phòng ngừa cúm khi mang thai. Ngay khi có các bất thường về sức khỏe, bạn nên thông báo và hỏi ý kiến bác sĩ để có những chỉ dẫn và lời khuyên tốt nhất cho tình trạng bệnh của mình.
Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc một cách bừa bãi khi không có chỉ định của bác sĩ. Một số thuốc trị cúm phổ biến trên thị trường có thể gây dị tật cho thai nhi. Thậm chí một số loại thuốc nhỏ mũi như Otrivin 0,05% bạn hay dùng để trị nghẹt mũi cũng không nên sử dụng. Lý do là thuốc có tác dụng phụ như gây co mạch, tăng huyết áp, tim đập nhanh…Khi sử dụng loại thuốc nào cần phải hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa mới được phép sử dụng.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên lo lắng quá mà hãy chú ý chăm sóc sức khỏe tốt hơn, tăng cường sức đề kháng. Để đảm bảo em bé phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu nên theo dõi thai kì sát sao trong những lần siêu âm thai định kì hoặc tiến hành làm các xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh, và luôn tuân thủ chỉ định của bác sĩ một cách nghiêm túc nhất.
Ngoài ra để tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ bị viêm đường hô hấp ( cúm ) mẹ bầu có thể bổ sung kháng thể ovalgen F. Viên ngậm IgYG F chứa kháng thể Ovalgen F , là kháng thể thụ động được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà nên rất lành tính cho cả trẻ em và người lớn.
Viên ngậm IgY F có chứa kháng thể Ovalgen F nhập khẩu 100% nguyên liệu từ Nhật Bản
Khi ngậm, kháng thể Ovalgen F được phân tán đều và bám lên bề mặt niêm mạc đường hô hấp tạo thành lớp hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhiễm và lây lan của virus Cúm. Nhờ tính An toàn và hiệu quả nên đây là lựa chọn phổ biến của các bà bầu và trẻ nhỏ ở Nhật Bản trong những năm gần đây.
Để nâng cao sức đề kháng và không bị viêm đường hô hấp ( cúm ) do sức đề kháng yếu, bạn hãy sử dụng viên ngậm IgY F và khuyến khích những người thân trong gia đình hoặc đồng nghiệp quanh mình cùng sử dụng để giúp tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh theo mùa càng sớm càng tốt!
Theo Igygate.vn
Tìm hiểu thêm:
e chửa đc 3 tháng rồi, tuần trước e đi sàng lọc thai kq khả năng cao bị bệnh đao 1/176,
phải ra tết e mới làm thêm xét nghiệm biết chính xác có bị bệnh hay ko
nhưng hiện tại e đang bị cúm nữa vậy có ảnh hưởng nhiều đến e bé ko vậy
Chào bạn Thảo Nhi,
Virus cúm hay bất kỳ loại virus nào khác đều có thể gây dị tật cho thai nhi, nhất là khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai thì nguy hiểm càng tăng lên. Tuy nhiên, không phải trường hợp nhiễm cúm nào cũng gây dị tật.
Khi có các biểu hiện hắt hơi sổ mũi có thể bạn bị nhiễm cúm hoặc bị viêm đường hô hấp. Nếu bạn không sốt và trước đây có tiền sử viêm mũi dị ứng thì khả năng dẫn đến dị tật thai nhi là rất thấp. Ngược lại, nếu thực sự không may bị nhiễm cúm, bạn sẽ phải trải qua các triệu chứng như: sốt, đau đầu, đau họng, toàn thân ê ẩm… Các biểu hiện này sẽ khỏi trong vòng 7-10 ngày nếu bạn chịu khó nghỉ ngơi, bồi dưỡng, kết hợp các cách hợp lý nhằm giảm nhẹ triệu chứng.
Cảm cúm thường lành tính đối với mẹ nhưng lại tiềm ẩn một mối nguy hiểm với sự phát triển của bé. Đặc biệt là khi mẹ bị sốt liên tục và kéo dài ở 39 độ C, nguy cơ dị tật ở thai nhi sẽ xuất hiện, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ như : sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng down… Độc tính của virus kết hợp với sốt cao có thể kích thích co bóp tử cung, gây ra hiện tượng sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non…
Không rõ mức độ bệnh của bạn thế nào? Tuy nhiên, bạn đã qua 3 tháng đầu mang thai thì mức độ ảnh hưởng của bệnh cúm đối với thai kỳ không nhiều, bạn không nên lo lắng quá. Việc cần làm hiện nay là bạn nên chú ý hơn tới chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, tăng cường hoa quả và rau xanh, bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. uống nhiều nước, nhỏ rửa mũi, súc miệng nước muối thường xuyên,… Thông thường bệnh sẽ khỏi trong vòng 7-10 ngày. Nếu bệnh kéo dài hoặc có biểu hiện trầm trọng như sốt cao, mệt mỏi, đau đầu dữ dội, khó thở… thì bạn cần tới bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ kịp thời.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!