Sưng lợi là biểu hiện phổ biến của bệnh viêm lợi – căn bệnh có đến 95% người Việt mắc phải. Bị viêm lợi, ngoài sưng, lợi còn bị đỏ, hay chảy máu, đặc biệt là khi đánh răng. Vậy lợi sưng có nguy hiểm và làm gì khi bị lợi sưng?
>>> Bệnh viêm lợi là gì? Phòng và điều trị viêm lợi
Lợi sưng có phải là biểu hiện cần lưu tâm? (Ảnh minh họa)
Tại sao lại bị sưng lợi?
Lợi bị sưng là do vi khuẩn ở trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng, do chải răng không đúng cách và quá mạnh, hay do thức ăn thừa bám hoặc các vòng kim loại của răng giả chọc vào các kẽ răng,… đều có thể gây lên viêm lợi khiến lợi bị sưng. Biểu hiện lợi sưng của bệnh viêm lợi có nhiều cấp độ: cấp độ sưng nhẹ, ấn vào không bị xuất huyết, cấp độ trung bình, lợi sưng, đỏ, niêm mạc bóng sáng, khi ấn có xuất máu. Cấp độ nặng là lợi có màu đỏ, sưng mọng, đôi lúc bị ngứa xuất huyết có mùi hôi thối, có khuynh hướng tự xuất huyết.
Tác nhân làm cho bệnh viêm lợi nói chung và biểu hiện sưng lợi ngày càng nặng là do vi khuẩn, trong đó vi khuẩn P.gingivalis là mối đe dọa hàng đầu do tiết men gingipain thủy phân protein ở các mô nâng đỡ quanh răng làm răng dễ rụng, tạo mùi hôi trong miệng. Nồng độ vi khuẩn P.gingivalis trong miệng duy trì ở mức cao còn làm giảm miễn dịch của cơ thể chống lại các vi khuẩn khác, làm cho bệnh viêm lợi tái phát thường xuyên.
Mối nguy hiểm khi lợi bị sưng
Tùy vào mức độ trầm trọng của bệnh, nhưng khi bị viêm lợi, lợi sưng thì ảnh hưởng đầu tiên đến việc ăn uống của người bệnh, miệng thở ra có mùi hôi gây khó chịu và mất tự tin khi giao tiếp.
Nếu không điều trị, viêm lợi có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con người. Viêm lợi trong thời gian dài gây ra bệnh viêm nướu răng, lan đến các mô cơ và xương, có thể gây mất răng. Bác Nguyễn Quang Bảo (Tây Hồ, Hà Nội) bị bệnh viêm lợi phát triển thành bệnh viêm nha chu suốt 10 năm, do tình trạng tái phát bệnh liên tục và hàng năm đã khiến bác bị mất đến 5 chiếc răng hàm, ảnh hướng rất lớn đến việc ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày của bác.
Sưng lợi ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, khi bị viêm lợi còn làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim, viêm phổi. Đối với Phụ nữ mang thai khi bị bệnh viêm lợi có nguy cơ sinh non cao, đồng thời làm giảm khả năng hấp thụ canxi của thai nhi khiến bé sinh ra bị thiếu cân. Một nghiên cứu tiến hành tại Khoa Hậu sản thường BV Từ Dũ- TPHCM (2014) cho thấy khi người mẹ bị bệnh viêm lợi, phát triển thành bệnh viêm nha chu có nguy cơ sinh non – sinh nhẹ cân tăng gấp 2,2 lần so với sản phụ không bị viêm nha chu. Trên thực tế ghi nhận: “98,7 % sản phụ bị viêm lợi , 30,3% sản phụ bị viêm nha chu “. Khi bị viêm lợi sẽ gây khó khăn cho quá trình kiểm soát nồng độ dường trong cơ thể khiến bệnh nhân dễ mắc tiểu đường hơn những người răng lợi khỏe mạnh.
Tìm hiểu thêm: Các biến chứng của bệnh viêm lợi
Làm gì khi lợi bị sưng
Điều trị và phòng tránh viêm lợi tốt nhất chính là việc chăm sóc sức khỏe răng miệng thường ngày. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào người bệnh.
Theo lời khuyên bác sĩ cách chăm sóc răng lợi đơn giản, thuận tiện nhất để lợi hết sưng, bệnh viêm lợi đồng thời không tái phát đó là:
- Chải răng đúng cách ít nhất 2 lần mỗi ngày.
- Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa, ít nhất 1 lần mỗi ngày.
- Nên đi khám răng làm sạch răng (cao vôi răng) định kỳ
- An uống đủ chất, đặc biệt bổ sung đầy đủ canxi ( 1200 mg/ngày).
- Đặc biệt, để bệnh viêm lợi nhanh chóng chấm dứt đồng thời sẽ không tái phát hãy kết hợp sử dụng kháng thể IgY từ Nhật Bản được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà, được đánh giá là an toàn và tiện dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt là phụ nữ có thai và cho con bú, cũng như trẻ nhỏ, người bị bệnh suy giảm hệ miễn dịch.
Kháng thể IgY khiến bạn có một nụ cười sáng bóng, tự tin. (Ảnh minh họa)
Tại sao kháng thể IgY đem lại hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm lợi?
Tác nhân chính gây bệnh viêm lợi làm lợi sưng và ngày càng trở nên nặng nếu không được điều trị chính là do vi khuẩn P.gingivalis. Các nhà khoa học Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu ( Nhật Bản) đã sản xuất kháng thể IgY đặc hiệu ức chế men gingipain của vi khuẩn P.gingivalis, gọi là OvalgenPG, giúp ngăn chặn được bệnh quanh răng, tránh tái phát bệnh viêm lợi và giảm tác hại toàn thân do loại vi khuẩn nguy hiểm trên gây ra.
Tại Việt Nam, Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh tại Bệnh viên Răng Hàm Mặt Trung Ương đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng trên các bệnh nhân viêm quanh răng (cấp độ nặng của bệnh viêm lợi) trong vòng 8 tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy: “Sử dụng kháng thể IgY 06 viên/ngày phối hợp với các biện pháp điều trị cơ học trong 8 tuần làm giảm tình trạng chảy máu lợi đến 80%, đặc biệt giúp duy trì số lượng vi khuẩn P.gingivalis (tác nhân chính gây bệnh viêm quanh răng) trong mảng bám dưới lợi ở mức thấp, không gây bệnh quanh răng”. Đây là tin rất vui cho những bệnh nhân phải chống chọi với bệnh lý quanh răng (bệnh nha chu), sưng, viêm lợi tái phát thường xuyên.
Tại Việt Nam, viên ngậm IgYGate DC-PG có chứa kháng thể IgY, giúp bảo vệ răng, hỗ trợ giúp giảm nguy cơ sâu răng, viêm nướu( lợi)
Sản phẩm hiện được công ty TNHH Dược Phẩm Đông Đô phân phối.
Theo igygate.vn
Tôi mấy ngày nay khi ăn uống thấy đau răng cửa hàm trên thì ko có biểu hiện chảy máu hay rỉ máu hay rung ring hoặc sâu răng , mà dùng lưỡi dò xem thì phát hiện bị xưng phù ngay đường rân dẫn của răng cửa . Nên mỗi lần đụng vào thì đau . Chỉ xưng thôi nếu ko đụng sẽ ko đau ko biết là do nóng trong người hay là đánh răng trúng mà bị xưng . Nú thì bình thường ko sao . Xin hỏi BS tôi nên làm sao để hết xưng. Xin cảm ơn ạ.
Chào bạn !
Với mắt thường thì có thể khó quan sát chính xác 1 số vấn đề về răng miệng. Do đó Bạn nên đến nha khoa uy tín để thăm khám nhằm có chỉ định điều trị cụ thể bạn nha!.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Cho mình hỏi mình đi lay voi răng về đươc khoảng 2 tuần thì thấy lợi ở gần răng hàm trên bị xưng to va có mọng thịt o bên trong vầy giờ có cách nào để chữa trị k ạ.mình đang có bầu tháng t8 rôi
Chào bạn,
Dấu hiệu như bạn mô tả chứng tỏ bạn bị viêm lợi. Khi mang thai thì nồng độ hoocmon estrogen và progesteron tăng cao gấp nhiều lần khiến cho mô lợi trở lên nhạy cảm, dễ gây ra các bệnh răng miệng như sưng lợi, đau nhức răng.
Nhưng hiện tại bạn đang mang thai tháng tháng thứ 8 thì không nên không nên sử dụng kháng sinh trong thời gian này bởi vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi bạn nhé.
Tuy nhiên bạn nên đến nha sỹ để thăm khám để nha sỹ cân nhắc lợi ích và nguy cơ để có chỉ định điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng viên ngậm IgYGate DC-PG đến từ Nhật Bản là ứng dụng kháng thể IgY (Ovalgen PG và Ovalgen DC), giúp giảm tải lượng vi khuẩn Porphyromonas gingivalis – tác nhân quan trọng nhất gây bệnh viêm lợi và giảm tải lượng vi khuẩn S.mutans tác nhân chính gây ra bệnh sâu răng cho phụ nữ mang thai. Các kháng thể Ovalgen DC ức chế vi khuẩn Smutans là vi khuẩn tạo ra lớp màng Glucan bám dính trên bề mặt răng tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại khác có môi trường thuận lợi phát triển và gây hại cho răng. Kháng thể Ovalgen PG với ái lực cao, có khả năng xâm nhập rất sâu vào dưới mô lợi, tổ chức quanh răng cũng như ống ngà, các cùng chẽ, cong lồi của chân răng nơi vi khuẩn cư ngụ, chính vì vậy giúp kiểm soát nồng độ vi khuẩn hiệu quả, cải thiện các triệu chứng chảy máu lợi, sưng đau lợi, hôi miệng. Đồng thời kết hợp vệ sinh răng miệng thường xuyên, chải răng kĩ và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng, có thể sử dụng một số biện pháp như ngậm nước muối loãng, chườm đá… để cải thiện tình trạng đau nhức.
Bạn có thể gọi tới số hotline 0969513269 để chúng tôi có thể tư vấn chi tiết hơn.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe,
Trước hai răng cửa gần vị trí răng bị gãy do tai nạn của em bỗng dưng nhức song lại sưng một lên một khối nhỏ không gây đau nhức đến nay đã hai tuần nhưng chưa thấy hiện tượng xẹp đi . Mong bác sĩ tư vấn giúp em ạ.
Chào bạn Hoàng Phi,
Chấn thương răng do tai nạn có thể gây ra những thương tổn đối với cấu trúc của răng và lợi. Hậu quả của chấn thương răng có thể rất nặng nề không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn về chức năng. Chấn thương răng có thể làm gãy men răng, gãy ngà răng, ảnh hưởng đến tủy răng và chấn thương phần lợi bên ngoài. Bạn cần đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám xử lý sớm để tránh các biến chứng nhé.
Chúc bạn mau khỏi!
Chào bác ạ . Cháu bị sưng phần lợi phía bên trong gần răng nanh hàm trên. Cháu cần làm gì ạ. Mỗi lần ăn , thức ăn chạm vào phần sưng khiến cháu cảm thấy khó khăn trong việc ăn uống ! Mong bác tư vấn cho cháu ạ !
Chào bạn,
Trước tiên, bạn có thể thực hiện các biện pháp điều trị triệu chứng để giảm bớt đau nhức như: vệ sinh răng lợi hằng ngày nhẹ nhàng, súc miệng nước muối thường xuyên, tạm thời ăn các thức ăn mềm, dạng lỏng, tránh các thức ăn cứng, có tính kích thích.
Sau đó, quan tâm điều trị tới tác nhân chính gây bệnh là vi khuẩn. Biểu hiện sưng lợi bạn mô tả có thể xuất phát từ các tổn thương cơ học, sau đó bị sự tấn công của vi khuẩn gây viêm nhiễm,.. hoặc là triệu chứng của viêm lợi. Bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm viên ngậm IgYGate DC- PG với thành phần kháng thể Ovalgen PG có tác dụng đặc hiệu, giúp làm giảm và giữ nồng độ vi khuẩn luôn ở mức thấp không còn khả năng gây bệnh.
Bạn sử dụng viên ngậm liều dùng 4-6 viên/ ngày trong 15-20 ngày, ngậm sau các bữa ăn chính và trước khi đi ngủ. Sau khi ngậm, 30 phút đầu nhớ hạn chế ăn uống. Sau khi lợi hết sưng loét nên tiếp tục duy trì 2 viên/ ngày để đảm bảo viêm lợi không tái phát, và luôn duy trì nồng độ vi khuẩn ở mức không có khả năng phát triển và lây lan bệnh.
Bạn có thể gọi tới số hotline 0969513269 để chúng tôi có thể tư vấn tốt hơn nhé.
Mong bạn sớm khỏi bệnh. Thân ái!
Ad cho tôi hỏi tôi thường xuyên bị viêm lợi chữa khỏi được chừng 1 tuần 2 tuần là bị lại nó làm cho tôi ăn ko biết ngon vậy dùng thuốc này có khỏi dứt điểm ko và phải uống bao lâu vui lòng trả lời qua mail giúp tôi thanks ad