Nguyên nhân nào khiến răng bị vàng ố

1 353 đã xem

Một nụ cười rạng rỡ không thể thiếu được một hàm răng sáng bóng. Bạn đã bao giờ cảm thấy mất tự tin khi răng mình bị ố vàng? Cùng igygate.vn điểm qua những nguyên nhân khiến răng bị vàng ố giúp bạn có thể phòng tránh và điều trị hiện tượng này một cách hiệu quả.

Nguyên nhân nào khiến răng bị vàng ố 1

Vàng ố răng – Nguyên nhân do đâu? (Ảnh minh họa)

Răng bị vàng ố xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân chính: nguyên nhân phát sinh từ bên trong cơ thể và những nguyên nhân bên ngoài.

Nguyên nhân phát sinh từ trong cơ thể (nội sinh)

Các bệnh lý ở răng miệng

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc răng bị ố vàng. Các bệnh răng miệng phổ biến bao gồm sâu răng và viêm lợi. Vi khuẩn sau khi đã phá hủy được lớp bảo vệ phía ngoài của răng sẽ xâm nhập vào sâu bên trong và phá hủy cấu trúc của răng. Răng từ đó sẽ ngả sang màu vàng ố. Nguy hiểm hơn là khi vi khuẩn đã “ăn” sâu xuống phần tủy răng sẽ khiến chất dinh dưỡng được cung cấp cho răng bị ảnh hưởng, răng sẽ xỉn màu và có thể rụng.

Các bệnh lý ở răng miệng 1

Sâu răng là một trong những nguyên nhân khiến răng vàng ố. (Ảnh minh họa)

Do các yếu tố di truyền

Có nhiều trường hợp khi sinh ra răng không có màu trắng như bình thường. Gen cũng mang những đặc điểm liên quan tới kết cấu men răng và quyết định men có màu như thế nào. Một số bệnh mà sản phụ mắc phải trong khi mang thai có thể gây chứng vàng răng trong quá trình mọc răng ở trẻ.

Do thuốc điều trị

Sử dụng thuốc thường xuyên cũng có thể khiến răng bị ố vàng, đặc biệt là các loại kháng sinh và thuốc liên quan tới thần kinh. Một số loại thuốc có thể khiến răng bị biến màu mãi mãi như kháng sinh tetracycline và histamine. Các thành phần có chứa trong những loại thuốc này gây tác dụng phụ với răng có thể khiến răng vàng ố, trẻ em ở trong nhóm sử dụng thuốc kháng sinh nhiều nhất. Người mẹ đang mang thai sử dụng nhiều kháng sinh có thể sẽ khiến hàm răng của con mình bị vàng ố khi lớn lên

Thiếu dinh dưỡng

Khi cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, rất nhiều cơ quan trên cơ thể bị ảnh hưởng, trong đó có răng. Trong thời kỳ mang theo, nếu người mẹ không được cung cấp dầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của bé sau này. Trẻ khi mọc răng sữa hoặc thay răng vĩnh viễn mà bị suy dinh dưỡng có thể sẽ ảnh hưởng tới hình thái của hàm răng khi răng mọc đầy đủ.

Nguyên nhân phát sinh từ những yếu tố bên ngoài (ngoại sinh)

Do thực phẩm

Thực phẩm có chứa nhiều đường và axit là nguyên nhân khiến răng bị ngả màu. Các đồ ăn thức uống như kẹo, trà, cà phê nếu sử dụng thưởng xuyên sẽ khiến răng không chỉ bị vàng ố mà còn xuất hiện những vết đốm trên răng.

Do thực phẩm 1

Đồ ngọt có thể khiến răng bạn đổi màu. (Ảnh minh họa)

Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ trong miệng như khi ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng khiến men răng bị tổn thương, để lộ ra ngà răng màu vàng.

Do vệ sinh răng miệng không đảm bảo

Vệ sinh răng miệng kém không chỉ khiến răng bị đổi màu, mà còn tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây nên các chứng bệnh răng miệng. Nhiều người không quan tâm tới việc vệ sinh răng miệng khiến mảng bám răng liên tục xuất tạo thành những vết ố.

Chất Flour trong nước

Một số vùng có nguồn nước bị nhiễm flour. Các chất flour có chứa trong nước sinh hoạt cũng như nước uống hằng ngày có thể khiến răng xuất hiện những đốm nâu vàng.

Xem thêm: Làm gì để có một hàm răng khỏe mạnh

Không còn răng vàng ố tìm hiểu cùng IgY

Bạn thiếu tự tin, ngại ngùng vì hàm răng đã ngả sang màu vàng ố của mình?

IgYGate DC-PG được đông đảo người tiêu dùng Việt Nam đón nhận như một phương pháp giúp bảo vệ răng, hỗ trợ giúp giảm nguy cơ sâu răng, viêm nướu( lợi)

 Để làm được điều này, kháng thể IgY có trong viên ngậm IgYGate DC-PG đã trải qua quá trình 20 năm nghiên cứu và thử nghiệm của các nhà khoa học Nhật Bản.

Sử dụng viên ngậm IgYGate DC-PG mỗi ngày như một phương pháp chăm sóc răng miệng để giúp giảm nguy cơ về sâu răng và viêm nướu. Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Đông Đô tại các hiệu thuốc trên nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Theo igygate.vn

Có thể bạn quan tâm: Người lớn bị sâu răng

Ý kiến của bạn