Nguyên nhân sâu răng và cách phòng ngừa cơ bản

67 đã xem

Sâu răng là bệnh lý răng miệng rất thường gặp, là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên thế giới, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng từ trẻ em, thanh thiếu niên cho tới người lớn tuổi. Nếu không được điều trị, sâu răng sẽ ngày càng nặng hơn và lâu ngày có thể dẫn tới mất răng.

Nguyên nhân sâu răng và cách phòng ngừa cơ bản 1

Sâu răng là gì, có gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng không?

Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương do bị tấn công bởi vi khuẩn, chúng phá hủy khoáng làm răng bị mất mô cứng. Theo thời gian, vi khuẩn sẽ dần tạo nên các lỗ nhỏ trên răng và lan rộng ra. Tuy nhiên tình trạng này nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào một số yếu tố như mầm mống vi khuẩn có sẵn trong răng, có hay ăn vặt không, có thường xuyên đánh răng không, hoặc đánh răng không đúng cách, ăn nhiều đồ ngọt,…

Đối tượng mắc bệnh sâu răng có thể là tất cả mọi người từ trẻ em cho tới người già. Chính vì vậy chúng ta không được chủ quan mà phải vệ sinh răng miệng một cách đúng cách, đánh răng ít nhất 2 lần vào sáng và tối, đặc biệt cần sử dụng nước súc miệng sau mỗi bữa ăn chính để đánh bay vi khuẩn.

Bệnh sâu răng không hề gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Một số bệnh răng miệng dễ bị mắc phải ở những người bị sâu răng là đau nhức răng, hôi miệng,… nghiệm trọng có thể dẫn tới mất răng vĩnh viễn. Ngoài ra các triệu chứng của bệnh cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần vì người bệnh hay thấy khó chịu, ăn không ngon, mất tự tin.

Nguyên nhân gây bệnh sâu răng và các giai đoạn phát triển

Bệnh sâu răng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân và diễn ra trong một thời gian dài khiến cho tình trạng sâu răng ngày một nặng hơn. Nguyên nhân lớn nhất có thể do trong răng đã có sẵn vi khuẩn và mảng bám, khi ăn uống thức ăn thừa còn sót trong răng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và tấn công răng gây hôi miệng. Nếu bệnh nhân không vệ sinh răng đúng cách thì lúc này vi khuẩn sẽ phát triển mạnh, đục phá răng và khiến tình trạng sâu răng ngày một nặng hơn.

Nguyên nhân gây bệnh sâu răng và các giai đoạn phát triển 1

Các giai đoạn phát triển theo thời gian

  • Tạo mảng bám: Khi ăn các loại thức ăn có chứa đường và tinh bột cao nhưng lại không vệ sinh răng sạch sẽ sau khi ăn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng phát triển, hình thành nên các mảng bám trên răng hoặc viền nướu, sau một thời gian dài chúng sẽ trở thành vô răng. Lớp vôi răng này không chỉ cứng, khó làm sạch mà còn là chỗ trú ẩn của vi khuẩn và tạo điều kiện cho chúng phát triển.
  • Các mảng bám có chứa axit sẽ phá hủy khoáng chất có trong răng (khoáng chất giúp răng chắc khỏe hơn). Khi lớp men răng bị phá hủy sẽ gây nên các lỗ hổng trên răng, nếu không được điều trị kịp thời vi khuẩn sẽ tấn công tiếp tới ngà răng và gây đau cho bệnh nhân.
  • Khi vi khuẩn tấn công răng miệng ngày càng sâu hơn tình trạng bệnh sẽ nặng hơn, lúc này có thể chạm tới tủy răng là nơi tập trung nhiều mạch máu và dây thần kinh nhất. Điều này khiến tủy răng bị sưng và đau nhức, nặng có thể chèn ép lên dây thần kinh.

Triệu chứng sâu răng

Mặc dù bệnh sâu răng rất phổ biến nhưng không phải ai cũng phân biệt được các triệu chứng của căn bệnh này, nhiều người còn lầm tưởng đó là dấu hiệu của tình trạng mọc răng khôn. Tùy theo vị trí răng sâu cũng như tình trạng răng mà các triệu chứng có thể khác nhau.

Ngoài ra có nhiều bệnh nhân bị sâu răng nhưng lại không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào dẫn tới chủ quan. Chính vì vậy việc tìm hiểu về các bệnh răng miệng là vô cùng cần thiết để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Một số triệu chứng thường gặp khi sâu răng:

  • Cảm giác đau răng: Có thể đau liên tục nhưng cũng có thể đau từng cơn mà hoàn toàn không có bất kỳ tác động nào, tức là cơn đau răng tự phát không có nguyên nhân.
  • Khi ăn uống răng trở nên nhạy cảm hơn
  • Răng sẽ đau dữ dội hơn khi ăn các đồ ăn ngọt, nóng hoặc lạnh
  • Khi quan sát sẽ thấy trên răng có xuất hiện lỗ hổng
  • Trên bề mặt răng có mảng bám màu đen hoặc nâu, đối với các trường hợp nặng sẽ có mùi hôi ở vị trí răng sâu
  • Khi nghiến răng sẽ thấy đau nhiều hơn

Đọc thêm: Cha mẹ nên làm gì nếu răng sữa của con bị sâu?

Cách phòng ngừa bệnh sâu răng

Bệnh sâu răng có ảnh hưởng rất nhiều tới cảm giác ngon miệng khi ăn uống cũng như sự tự tin của mỗi người trong giao tiếp. Chính vì vậy mỗi chúng ta cần tự giác thực hiện các biện pháp để giúp răng chắc khỏe và đẩy lùi các nguy cơ bị sâu răng:

Cách phòng ngừa bệnh sâu răng 1

  • Sử dụng kem đánh răng có chứa Fluoride để đánh răng sau mỗi bữa ăn, đánh răng ít nhất 2 lần trong ngày vào sáng và tối.
  • Sử dụng kết hợp chỉ nha khoa và bàn chải kẽ để làm sạch các kẽ răng, không được sử dụng tăm vì đầu tăm to sẽ dễ gây chảy máu răng
  • Sau các bữa ăn nhẹ nên dùng nước súc miệng có Fluoride để làm sạch nhanh răng miệng
  • Lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần, thăm khám theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để phát hiện nhanh chóng bệnh lý về răng miệng và điều trị kịp thời.
  • Nếu răng bị sâu ở mức độ nhẹ, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để che lấp phần bị hư bằng cách trám răng. Phương pháp này không chỉ phục hồi nhanh chức năng răng mà nó còn giúp răng lấy lại vẻ đẹp thẩm mỹ.
  • Hạn chế ăn vặt các đồ ăn ngọt có nhiều đường như bánh, kẹo, các loại thức ăn nồng như mắm tôm, mắm tép, đồ uống có gas bởi những loại thức ăn này sẽ kích thích vi khuẩn tấn công răng miệng để phát triển.
  • Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho răng, không ăn thức ăn quá cứng hoặc dễ bám dính trong kẽ răng
  • Nhai kẹo cao su xylitol có kết hợp với Fluoride để giảm nguy cơ sâu răng.

Việc chăm sóc răng miệng rất đơn giản tuy nhiên nhiều người lại không biết cách chăm sóc cho mình, vì thế để xảy ra tình trạng sâu răng nghiêm trọng mới đi gặp bác sĩ. Nhiều trường hợp răng bị hỏng vĩnh viễn không thể khôi phục được nữa dẫn tới tình trạng mất răng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được mức độ nghiêm trọng của sâu răng và có phương pháp phòng tránh tốt nhất cho mình nhé!

Đọc thêmKháng thể IgY- Giúp giảm nguy cơ Sâu răng

Ý kiến của bạn