Răng hàm bị sâu gây cho chúng ta nhiều bất lợi trong sinh hoạt hằng ngày. Từ việc ăn uống sẽ bị ảnh hưởng bởi chức năng nhai của răng suy giảm do vết sâu, tới những cơn đau đớn bất chợt khiến bạn phân vân rằng có nên nhổ chiếc răng hàm đó đi hay không? Liệu nhổ đi thì có nguy hiểm không? Hãy cùng igygate.vn giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
Rằng hàm bị sâu gây cho bạn những tổn thương đau đớn. (Ảnh minh họa)
Khi nào cần nhổ răng sâu?
Răng sâu chia làm nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi một giai đoạn là một mức độ của răng sâu, tùy vào mức độ này mà các nha sĩ mới có thể quyết định xem có nên nhổ chiếc răng hàm sâu đó không. Do đó, không hẳn chiếc răng hàm sâu nào cũng phải nhổ bỏ. Trên thực tế, có những chiếc răng sâu 80-90% mà vẫn được phục hồi lại hình dạng và chức năng nhai của răng.
Răng hàm chiếm tỷ lệ sâu nhiều nhất là răng số 6. Khi răng số 6 mọc lên, nó đã là răng vĩnh viễn, không còn khả năng thay thế như những chiếc răng khác. Với hình dạng là một chiếc răng cối lớn, có nhiều hố rãnh trên bề mặt và góp phần vô cùng quan trọng trong việc thực hiện chức năng nhai của cả hàm răng. Đây là chiếc răng chính để nhai và nghiền nát thức ăn.
Răng hàm số 6 rất dễ bị vi khuẩn tán công. (Ảnh minh họa)
Răng hàm thường mọc vào độ tuổi trên 6, ở tuổi mà rất ít trẻ có ý thức gìn giữ bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình. Bố mẹ các bé thường ít quan tâm tới răng của bé hoặc có quan tâm cũng chưa thực hiện đúng cách, cho bé ăn “thả cửa” các loại kẹo bánh, đồ ăn đồ uống chứa nhiều đường hóa học. Đây là một trong những nguyên nhân khiến răng hàm bị sâu sớm.
Một khi vi khuẩn đã phá hủy được lớp men răng và ngà răng, cấu trúc bảo vệ răng bị phá vỡ khiến vi khuẩn có thể xâm nhập và “gặp nhấm” răng của bạn. Đây là thời điểm mà bệnh sâu răng phát triển âm thầm lặng lẽ, người bệnh khó có thể nhận biết được bởi răng hàm nằm rất sâu trong miệng và hầu như không có dấu hiệu của sự đau đớn. Sâu răng tiến triển trong khoảng từ 5 đến 10 năm. Trải qua một thời gian dai dẳng, vi khuẩn sẽ phá hủy các cấu trúc bên trong của răng và tới giai đoạn muộn người bệnh có thể chỉ còn lại chân răng.
Nếu răng sâu tới giai đoạn nặng, tùy vào mức độ bị ăn mòn của răng mà các nha sĩ sẽ có quyết định nhổ bỏ chiếc răng hàm bị sâu đi. Nếu không được chữa trị kịp thời, răng sâu sẽ làm toàn bộ phần tủy răng bị nhiễm trùng, gây kích thích tủy răng gây ra cảm giác đau nhức khó chịu. Vi khuẩn từ đó sẽ lan ra những vùng nướu xung quanh chân răng khiến nướu bị nhiễm trùng, sưng tấy và có thể khiến những chiếc răng khác cũng bị sâu.
Nhổ răng hàm bị sâu có nguy hiểm không?
Nhổ răng là việc loại bỏ hoàn toàn chiếc răng đó ra khỏi xương hàm. Hiện nay với những kỹ thuật tiên tiến, nhổ răng hàm không ảnh hưởng đến dây thần kinh hoặc gây những biến chứng nguy hiểm như nhiều người nghĩ. Nhờ những phương pháp gây tê và tiệt trùng hiệu quả, nhổ răng hàm không gây đau đớn và viêm nhiễm sau này.
Tùy vào mức độ sâu của răng hàm mà nha sĩ sẽ chỉ định nhổ. (Ảnh minh họa)
Răng hàm sâu sau khi được nhổ đi sẽ được thay thế bằng các phương pháp trồng răng, tái tạo lại hình dạng của răng để việc thực hiện chức năng nhai của hàm không bị gián đoạn. Thay thế răng bị sâu không chỉ đảm bảo cho sinh hoạt hằng ngày của người bệnh diễn ra bình thường mà còn đem lại tính thẩm mỹ, giúp cho công việc giao tiếp hằng ngày của họ không bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, quyết định nhổ răng hàm sâu hay không phải được nha sĩ chỉ định nhổ và chỉ thực hiện nhổ khi tình trạng đau nhức, sưng tấy không còn.
Theo igygate.vn
Răng số 6 của em sau khi rút tủy hàn lại được 8 năm giờ chỉ còn chân răng . Đang bị viêm va nổi hạch cho em hỏi lúc nào thì nên đi nhổ ạ.
Chào bạn,
Nổi hạch được xem là một hiện tượng phản ứng tự nhiên của cơ thể. Đây là tình trạng thường xuyên diễn ra khi cơ thể gặp phải một bệnh lý hoặc bị vi khuẩn tấn công, tổ chức các tế bào Lympho sẽ sản sinh ra dòng các tế bào bạch cầu và kháng thế để chống lại tác nhân gây bệnh. Tình trạng viêm và nổi hạch cảnh báo mối hàn của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng do vi khuẩn tấn công trong thời gian dài. Bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể phát sinh. Tùy vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ có thể quyết định nhỏ bỏ hay không, nếu răng bị hư hại hoàn toàn, không còn khả năng hoạt động ổn định, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bệnh nhân nhổ bỏ răng hỏng và phục hình bằng phương pháp phù hợp.
Sau khi điều trị, bạn có thể sử dụng viên ngậm IgYgate DC-PG với thành phần là kháng thể tác dụng đặc hiệu lên vi khuẩn sâu răng và viêm lợi giúp cải thiện và hạn chế tái phát tình trạng sâu răng, viêm lợi.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Chào bác sĩ, 23t. e bị sâu răng số 8 đã trám cách đây 5 năm, giờ độ nhiên nó nhức nhối lại …. Thốn k ngủ đc 2 3 hôm r, giờ e có nên nhổ k bsĩ (hiện e đang ở nhật).
Chào bạn,
Răng số 8 không đóng vai trò quan trọng trong ăn nhai như các răng hàm bên cạnh, nếu tình trạng sâu nặng và gây đau buốt thường xuyên, bạn nên tới cơ sở Nha khoa uy tín để được thăm khám và có chỉ định nhổ cụ thể. Nhổ răng số 8 cần chỉ định chi tiết và bạn cần tuyệt đối tuân thủ chế độ hậu phẫu nhé.
Để hạn chế tình trạng đau nhức, bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm tại chỗ điều trị triệu chứng.
Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo sử dụng sản phẩm kháng thể đặc hiệu IgY chống lại tác nhân vi khuẩn – yếu tố chính gây nên tình trạng sâu răng. Sản phẩm được sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản, bạn có thể tham khảo chi tiết trên website hoặc thong tin để được chỉ dẫn rõ hơn nhé.
Chúc bạn sớm khỏi!
chào nác sỹ e có 1 cai răng hàm phải ngày trước bị sâu và có đi hàn răng đên nay răng hàn đã vỡ đk 2 nam và phần còn lại đag lung lay vậy có thể nhổ đk k ạ
Chào bạn,
Sâu răng là bệnh có nguyên nhân tới từ vi khuẩn. Răng sâu đã hàn rồi vỡ miếng hàn và tiếp tục có dấu hiệu sâu, đau nhức – bởi vì hàn trám mới chỉ tác động khôi phục bề mặt mà chưa điều trị tới tác nhân vi khuẩn, số lượng và nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng vẫn còn ở mức cao chính là yếu tố tấn công gây nên tình trạng trên.
Để tránh sâu răng có thể lây lan và hạn chế tác hại của vi khuẩn gây nên các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, đau nhức chân răng,.. bạn nên sử dụng viên ngậm IgYGate DC -PG với thành phần kháng thể Igy có tác dụng đặc hiệu trên men gây bệnh của vi khuẩn, ngăn ngừa khả năng gây bệnh của vi khuẩn hiệu quả, làm giảm số lượng và nồng độ vi khuẩn gây hại nên có giá trị trong điều trị tận gốc.
Đối với chỉ định nhổ răng. Tốt nhất bạn nên tới cơ sở Nha khoa để được thăm khám chi tiết. Thường chỉ nhổ răng khi tình trạng sâu đã nặng không thể điều trị tủy, bạn lưu ý nhé.
Chúc bạn sớm khỏi!
Em bị sâu răng hàm dưới vị trí trong cùng, lúc trước em đã trám rồi xong lại bị vỡ, em lại không muốn nhổ chiếc răng đó sợ ảnh hưởng dây thần kinh vậy em nên làm gì ạ có theo bọc lại chiếc răng đó được không bây sĩ nó có bảo vệ suốt đời không ạ
Chào bạn,
Sâu răng là bệnh gây ra bởi vi khuẩn. Nếu chỉ can thiệp cơ học hàn trám bề mặt, nồng độ vi khuẩn gây bệnh vẫn còn ở mức cao, vẫn sẽ tiếp tục tấn công và chính là lý do khiến sâu răng tái phát, miếng trám bị vỡ, thaamjc hí có thể lây lan sâu răng sang các răng khỏe mạnh khác.
Lời khuyên dành cho bạn là tới cơ sở Nha khoa, điều trị tủy và ngà sâu, làm sạch sau đó hàn trám lại để khôi phục cấu trúc răng. Bạn cũng có thể bọc răng sứ để đảm bảo ngăn cản sự tấn công của vi khuẩn và bảo tồn răng tốt hơn.
Cùng với đó, bạn nên lưu ý tác động vào yếu tố vi khuẩn bằng cách sử dụng viên ngậm IgYGate DC – PG, có chứa thành phần kháng thể Ovalgen DC có tác dụng đặc hiệu trên men gây bệnh của vi khuẩn gây sâu răng S.mutans, giúp làm giảm sự hoạt động của vi khuẩn (giảm bám dính vi khuẩn lên bề mặt răng, giảm hình thành mảng bám, giảm tiết acid ăn mòn men răng..), đồng thời giữ nồng độ vi khuẩn luôn ở mức thấp không còn khả năng gây bệnh, do đó hiệu quả trong ngăn ngừa sâu răng tiến triển và lây lan sang các răng khỏe mạnh khác.
Bạn sử dụng viên ngậm với liều ban đầu 4-6 viên/ngày, sau đó khi các triệu chứng thuyên giảm thì chuyển về liều phòng ngừa 2 viên/ngày nhé, kết hợp với các biện pháp vệ sinh răng lợi như chải răng, dùng chỉ nha khoa vệ sinh kẽ răng, súc miệng nước muối thường xuyên.
Bạn có thể gọi tới số hotline 0969513269 để nhận được tư vấn chi tiết hơn nhé
Thân ái!
em bị sâu răng giai đoạn nặng. em năm nay 19 tuổi. răng đã bị sâu đến nỗi chỉ còn khảng 1/3 chiếc răng hàm số 6 nữa thôi. hiện tại thì răng em rất là nhức nhối khó chịu. em đang phân vân không biết có nên nhổ không?
Chào Bạn,
Răng hàm số 6 hay còn gọi là răng cấm (cấm nhổ) vì đây là răng giữ vị trí quan trọng trong hàm răng có vai trò định hình xương hàm và làm nhiệm vụ cắn nhai quan trọng. Việc để bị sâu răng hàm số 6 là điều rất không nên, trong trường hợp đã bị sâu trầm trọng như của bạn, thì giải pháp đưa ra cho bạn tham khảo là nên nhổ và trồng răng mới. Như vậy, không chỉ nên nhổ bỏ mà còn cần phải trồng răng, vì những vị trí quan trọng của răng hàm số 6 đã mô tả ở trên. Ngoài ra, một điều đặc biệt cần quan tâm trong điều trị sâu răng để triệt để thì cần phải sử dụng giải pháp tác động trực tiếp vi khuẩn, chứ không chỉ dừng ở việc tìm cách nhổ bỏ. Vì dù có nhổ bỏ thì nồng độ vi khuẩn sâu răng trong khoang miệng vẫn rất cao, vẫn có thể gây bệnh cho răng bên cạnh, trong trường hợp trồng răng sẽ gây bệnh cho răng mới trồng. Do đó, bạn nên tham khảo sử dụng sản phẩm IGYGATE DC-PG để giúp điều trị tận gốc vi khuẩn có hại trong vấn đề điều trị sâu răng.
Chúc bạn có lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe răng lợi.
Thân ái