Tiêm vaccine phòng Cúm khi đang mang bầu

11 091 đã xem

Cúm là bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp gây nên bởi virus Cúm. Bệnh lây truyền nhanh, thường phát triển thành dịch. Đối với người bình thường, tiêm phòng Cúm hàng năm là biện pháp được khuyến cáo là hữu hiệu và an toàn. Vậy còn với phụ nữ đang mang thai thì việc tiêm vaccine này có hiệu quả và an toàn không?

Bệnh cúm có nhiều thể lâm sàng, thể thường gặp là: sau thời gian nung bệnh ngắn (khoảng 1 ngày), bệnh khởi phát đột ngột: sốt, rét run nhiều lần trong ngày, thân nhiệt tăng lên 39-40 độ C ngay ngày đầu, kéo dài 3-5 ngày kèm theo mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đau đầu, đau cơ xương khớp, chân tay rã rời, da khô nóng, mặt bừng bừng, chảy nước mắt, sổ mũi, ngạt mũi, đau rát họng, có khi ho tức ngực, khạc đờm hoặc chảy máu cam, miệng đắng, buồn nôn, táo bón. Sau đó nhiệt độ giảm dần, các triệu chứng toàn thân giảm dần trong 5-7 ngày.

Tiêm vaccine phòng Cúm khi đang mang bầu 1

Tiêm phòng vaccine Cúm là cách tốt nhất để phòng ngừa Cúm

Tiêm vaccine ngừa Cúm có hiệu lực bảo vệ từ 70% – 80%, hiện nay chưa có vaccine phòng ngừa cúm gia cầm H5N1 và các chủng cúm sau H5N1. Chống chỉ định của vaccine là cơ địa dị ứng với trứng gia cầm.

Mang thai có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố và miễn dịch của cơ thể dẫn tới cơ thể phụ nữ mang thai dễ bị cảm nhiễm virus Cúm. Việc điều trị Cúm cho bà bầu gặp rất nhiều khó khăn do đó biện pháp phòng ngừa vẫn được khuyến cáo hàng đầu cho tất cả phụ nữ sẽ và đang mang bầu.

Vaccine ngừa cúm an toàn và hiệu quả trong bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Chưa có nghiên cứu nào cho đến nay chứng minh vaccine ngừa cúm làm tăng nguy cơ biến chứng trên sản phụ hoặc những ảnh hưởng bất lợi trên đến thai nhi. ACIP cũng nhấn mạnh rằng chủng ngừa cúm là an toàn trong thời gian cho con bú nên các bà mẹ và trẻ em dưới 2 tuổi nên được chủng ngừa.

Xem thêm: Nhận biết và phòng ngừa cúm khi mang thai

Thông tin về tính an toàn của vaccine Cúm

Trường Cao đẳng Sản phụ khoa của Mỹ (ACOG), với sự hỗ trợ của CDC đã tiến hành cuộc khảo sát trên toàn quốc vào tháng 5 năm 2004. Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy 52% bác sĩ sản đề nghị tiêm phòng Cúm cho một người phụ nữ khỏe mạnh trong ba tháng đầu của thai kỳ, 95% bác sĩ sản đề nghị chủng ngừa cho phụ nữ mang thai khỏe mạnh sau 3 tháng đầu thai kỳ, 63% đề nghị nên tiêm phòng cho một người phụ nữ có một yếu tố nguy cơ trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Trong mùa cúm 1976-1977, 56 phụ nữ được chủng ngừa cúm trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ đã được đánh giá. Kết quả cho thấy không có phản ứng ngay lập tức đáng chú ý được quan sát, và cũng không được có bất kỳ sự khác biệt trong quá trình mang thai giữa những sản phụ được tiêm ngừa cúm và những sản phụ không tiêm ngừa.

Trong một nghiên cứu khác gồm 26 sản phụ được chọn ngẫu nhiên tiêm ngừa cúm trong 3 tháng cuối thai kỳ. Kết quả cho thấy không có phản ứng bất lợi đáng kể, gồm đau, sốt vừa hoặc nặng.

Deinard và Ogburn đánh giá trên 189 phụ nữ được chủng ngừa cúm trong thời gian mang thai và ghi nhận không có sự khác biệt về sức khỏe sản phụ hay kết quả mang thai so với nhóm chứng gồm 517 phụ nữ mang thai không tiêm ngừa.

Trong một nghiên cứu dài hạn, Deinard và Ogburn phát hiện không có mối liên hệ giữa chủng ngừa cúm trên người mẹ và các biến chứng trên người mẹ hoặc trẻ sơ sinh. Không có dị tật quái thai được công bố và các con của người mẹ được chủng ngừa cúm không có sự khác biệt về thể chất hoặc thần kinh so với trẻ bình thường.

Trong một nghiên cứu hồi cứu, 3.160 trẻ sinh ra từ bà mẹ chủng ngừa cúm và 37.969 trẻ sinh ra từ bà mẹ không được chủng ngừa cho thấy không có sự khác biệt đối với tuổi thai, cân nặng hoặc thời gian nhập viện chờ sinh.

Sự an toàn của vaccine cúm được đánh giá trong 7 thử nghiệm khác, trong đó 4.500 phụ nữ mang thai được tiêm phòng vaccine và không có tác dụng phụ đáng kể cho thai nhi.

Thông tin về Thimerosal

Thông tin về Thimerosal 1

Thimerosal – chất kiềm khuẩn có chứa thủy ngân được sử dụng để bảo quản trong các loại vaccine

Thimerosal, một hợp chất có chứa thủy ngân, là chất bảo quản đã được sử dụng trong một số vaccine, bao gồm cả vaccine Cúm, để làm giảm khả năng tăng trưởng của vi khuẩn. Ethylmercury là sản phẩm phân hủy của Thimerosal. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng ethylmercury không tích tụ và gây hại cho não thai nhi như metyl thuỷ ngân, và không có bằng chứng cho thấy có nguy cơ gia tăng chứng rối loạn phát triển thần kinh khi tiếp xúc với vaccine có chứa Thimerosal.

Sau khi xem xét các bằng chứng hiện có đối với Thimerosal và những mối quan tâm cho sự phát triển bào thai, ACIP kết luận:  “Những lợi ích của tiêm phòng cúm cho tất cả các nhóm được đề nghị, bao gồm cả phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ nhiều hơn những lo ngại trên cơ sở lý thuyết về nguy cơ tiếp xúc Thimerosal qua tiêm phòng. Các nguy cơ làm bệnh tăng nghiêm trọng do nhiễm virus cúm đang tăng cao trong cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, và tiêm  chủng đã được chứng minh để giảm nguy cơ bị bệnh cúm nặng và các biến chứng y tế  tiếp theo. Tuy nhiên, cho tới nay, rất nhiều nhà khoa học vẫn còn lo hại tác hại của thủy ngân trên thai nhi và vấn đề này còn gây tranh cãi rất gay gắt trong giới chuyên gia. Còn tại Việt Nam, đa số các bác sỹ không khuyến khích phụ nữ mang thai tiêm vaccine phòng Cúm do lo ngại các phản ứng phụ gây nguy hiểm cho thai nhi và bà mẹ.

Kết luận

Vaccine ngừa Cúm an toàn và hiệu quả trong thời kỳ mang thai. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh vaccine Cúm làm tăng nguy cơ biến chứng trên mẹ hoặc ảnh hưởng lên thai nhi. Ngoài ra, không có đủ bằng chứng khoa học chứng minh chất Thimerosal trong vaccine Cúm ảnh hưởng có hại đến trẻ sơ sinh có mẹ được chủng ngừa cúm khi mang thai. Chủng ngừa Cúm ở người mẹ sẽ làm giảm khả năng tiếp xúc virus cho trẻ sơ sinh và hạn chế những biến chứng có thể tăng nặng do bệnh cúm.

Xem thêm: Mẹo hay chữa cúm cho bà bầu

DS. Nguyễn Tùng sưu tầm và lược dịch

Có thể bạn quan tâm: Bệnh cúm khi mang thai

16 Bình luận

  1. avatar đỗ Thị Ngoc says

    em muốn hỏi em tiêm phòng cum được 1 tuần em mang bầu thì có bị ảnh hưởng gì đến thai nhi không a?

    • avatar igygate.vn2 says

      Chào bạn Ngọc,
      Cho tới nay, vacxin phòng cúm vẫn được coi là an toàn trong thai kỳ. Mẹ bầu có thể tiêm phòng ngay cả khi đã mang thai. Chính vì vậy, bạn có thể yên tâm tiếp tục chăm sóc thai của mình; có chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ để mẹ mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu bạn nhé!
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

  2. avatar Lê Nguyễn hải dương says

    Cho em hỏi em tiêm vacxin cúm ngày 13/07/19, và muốn để tháng này có thai luôn thì có nguy hiểm gì cho mẹ và bé không ạ

    • avatar igygate.vn2 says

      Chào bạn Hải Dương,
      Cho tới nay, Vacxin phòng cúm được coi là an toàn đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo thời gian vacxin phát huy tác dụng tối ưu thì nên thực hiện tiêm phòng trước khi mang thai khoảng 2 tháng bạn nhé!
      Thân ái,

  3. avatar Bùi nhâm says

    Chào bác sĩ ạ !! E hiện đang bầu 5 tháng ạ !! E muốn tiêm vắcxin cúm được không ạ ? Nếu được thi tiêm ở đâu an toàn ạ ?? E thấy mọi người bảo bầu không tiêm được vắcxin cúm ! Nên e muốn được tư vấn ạ ??

    • avatar igygate.vn2 says

      Chào bạn Bùi Nhâm,
      Cho tới nay, Vaccine ngừa cúm được coi là an toàn và hiệu quả trong bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh vaccine ngừa cúm làm tăng nguy cơ biến chứng trên sản phụ hoặc những ảnh hưởng bất lợi trên đến thai nhi. Tuy nhiên, cũng tương tự như việc dùng thuốc điều trị trong thai kỳ, vacxin phòng chống cúm chỉ được khuyên dùng khi mẹ bầu nằm trong vùng có nguy cơ lây nhiễm cao như: nằm trong vùng dang có dịch cúm, người thân bị cúm, tiếp xúc với người từ vùng dịch cúm trở về…
      Để phòng chống cúm trong khi mang thai bạn có thể sử dụng viên ngậm IgY Gate F của Nhật Bản. IgY Gate F cung cấp kháng thể phòng chống cúm được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà, rất lành tính và an toàn. Nếu không bị dị ứng với lòng đỏ trứng gà thì bạn có thể yên tâm sử dụng hàng ngày.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

  4. Mình mang thai được hai tuần nếu bây giờ mình tiêm phòng cúm thì còn tác dụng gì nữa không

    • avatar igygate.vn2 says

      Chào bạn Anh Linh,
      Vacxin phòng Cúm cho tới nay vẫn được coi là an toàn đối với phụ nữ mang thai. Các chuyên gia, bác sĩ sản khoa luôn khuyến cáo phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai từ 1-3 tháng để chắc chắn an toàn cho thai kỳ và đảm bảo cơ thể có đủ thời gian sinh miễn dịch phòng chống cúm tối ưu khi mang thai. Các vacxin phòng bệnh cần thời gian 2 tuần – 1 tháng để phát huy tác dụng tốt.
      Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc hay vacxin trong thai kỳ cần hết sức thận trọng, bạn chỉ nên tiêm phòng khi có nguy cơ lây nhiễm cao như: trong vùng dịch, sắp di chuyển tới vùng dịch… mà thôi.
      Để phòng tránh cúm khi mang thai bạn có thể dùng viên ngậm IgY Gate F của Nhật Bản. IgY gate F được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà, cung cấp kháng thể phòng chống cúm hiệu quả, an toàn. Nếu không dị ứng với lòng đỏ trứng gà thì phụ nữ mang thai có thể yên tâm khi sử dụng trong suốt thai kỳ để phòng chống cúm.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

  5. avatar phùng thanh says

    em chào bác sĩ… bác sĩ cho e hỏi một số vấn đề với ạ… hiện nay em đang mang bầu đứa đầu được 19 tuần e được khuyên là nên đi tiêm phòng cúm, sau đó chỉ cần tiêm 1 mũi uốn ván…. mà theo như em được nghe mọi người nói là trong thời kì mang thai 3 tháng giữa thì đi tiêm phòng 2 mũi uốn ván ạ
    em sinh năm 1992 năm nay 26 tuổi ạ

    • avatar igygate.vn2 says

      Chào bạn Phùng Thanh,
      Nếu trước đó bạn đã tiêm phòng uốn ván rồi (trong vòng 10 năm) thì khi mang thai lần này bạn chỉ cần tiêm thêm 01 mũi uốn ván nữa mà thôi. Ngược lại thì bạn cần tiêm 2 mũi khi mang thai, thường được tiêm vào thời gian 3 tháng giữa thai kỳ, mỗi mũi cách nhau 1 tháng.
      Cho tới nay, vacxin phòng cúm vẫn được coi là an toàn đối với bà bầu. Tuy nhiên, việc tiêm phòng khi đã mang thai cần thận trọng nhiều hơn. Bạn có thể tham khảo sử dung viên ngậm phòng chống Cúm IgY Gate F để sử dụng hàng ngày, rất an toàn đồng thời giúp phòng chống cúm hiệu quả cho mẹ bầu.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

Ý kiến của bạn