Người ta cứ nghĩ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cùng chất lượng cuộc sống sẽ đảm bảo đẩy lùi nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân, tiền sản giật. Nhưng không phải ai cũng biết những nguyên nhân dẫn đến hậu quả này do vấn đề bệnh răng lợi. Và không phải mẹ bầu nào cũng hình dung ra được biến chứng nặng nề của sinh non, sinh nhẹ cân, tiền sàn giật.
Cùng IgYGate giúp chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.
Vào năm 1996, thế giới có nghiên cứu đầu tiên chứng minh: Trong số những nguyên nhân dẫn đến sinh non, sinh nhẹ cân, tiền sản giật. thì viêm lợi , viêm nha chu ở phụ nữ có thai chính là nguyên nhân độc lập (Offenbacher et al. 1996).
Cụ thể:
- Tăng 2-4 lần nguy cơ sinh non
- Tăng 7 lần nguy cơ sinh nhẹ cân
- Tăng 2-3 lần nguy cơ tiền sản giật
Mối nguy hiểm từ tiền sản giật, sinh non, sinh nhẹ cân
Hậu quả của tiền sản giật với mẹ bầu và thai nhi
Theo Mayo Clinic, Tiền sản giật là một biến chứng mang thai có đặc điểm huyết áp cao và dấu hiệu tổn thương thường là gan và thận. Tiền sản giật bắt đầu sau 20 tuần mang thai. Nếu thai phụ đối mặt với nguy cơ tiền sản giật sớm, sẽ đẩy cả mẹ và con đến những nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
ĐỐI VỚI MẸ:
- Hệ thần kinh bị: co giật, phù nào, xuất huyết não, đột quỵ ( huyết khối)
- Gan: Suy gan, vỡ gan, xuất huyết dưới bao gan
- Hội chứng thiếu máu tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu ở thai phụ (Hellp)
- Thận: Suy thận, thiểu niệu, đạm niệu -> giảm đạm máu ( tổn thương cầu thận)
- Phổ: Phù phổi
- Rối loạn thị giác và mù.
- Tử vong
ĐỐI VỚI THAI NHI:
- Thai chết lưu
- Sinh non
- Nhồi máu bánh nhau
- Nhau bong non
- Giảm tuần hoàn tử cung- nhau dẫn đến: tổn thương não do thiếu oxy, suy hô hấp, thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR), thiểu ối
- Nhiễm trùng
Hậu quả của sinh non đối với trẻ (sinh trước 37 tuần)
Theo nghiên cứu Goldenberg et al., 2008, Sinh non chiếm 75% tỷ lệ tử vong sơ sinh và trên 50% tỷ lệ mắc bệnh mãn tính.
Theo Mayo Clinic, từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, trẻ sẽ đối mặt với 15 BIẾN CHỨNG sức khỏe nghiêm trọng trong đó có những biến chứng xảy ra ngay từ tuần đầu tiên sinh ra, đáng chú ý:
- Hội chứng suy hô hấp cấp
- Xuất huyết não
- Tắc nghen động mạch dẫn đến nguy cơ suy tim.
- Viêm ruột hoại tử (NEC)
- Hệ thống miễn dịch kém, dễ nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng huyết
Khi trưởng thành, trẻ sẽ còn đối mặt:
- Bệnh bại não
- Nhận thức kém
- Khả năng nhìn kém, có thể mù lòa
- Men răng kém, đổi màu, nguy cơ cao sâu răng
- Rối loạn hành vi: nguy cơ cao bị tăng động/ tự kỷ
Hậu quả sinh nhẹ cân đối với trẻ
Sinh nhẹ cân là trường hợp trẻ sinh ra có cân nặng dưới 2500 gram.
Theo tổ chức ý tế thế giới, sinh nhẹ cân (LBW) chiếm 60-80% tử vong sơ sinh. Tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân toàn cầu là 15,5% khoảng 20 triệu trẻ em mỗi năm, trong đó 96,5% ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Theo march of dimes, Sinh non và hạn chế tăng trưởng của bào thai trong tử cung là hai nguyên nhân đẫn dến sinh nhẹ cân. Do đó, một đứa trẻ sinh nhẹ cân sẽ đối mặt với các biến chứng của sinh non như đã kể trên.
Đặc biệt, theo nghiên cứu của Karren Mathewson ( Đại học MC Master, Canada) đã tiến hành trong 26 năm (1990-2016) dựa trên phân tích meta của 41 nghiên cứu, cùng với đó là nghiên cứu trực tiếp trên 2.712 trẻ sinh ra có cân nặng cực kỳ thấp và 11.127 trẻ sinh ra có cân nặng bình thường ở 12 quốc gia khác nhau đã đưa ra nhận định: trẻ sinh nhẹ cân không chỉ có nguy cơ bị các vấn đề về thể chất mà còn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần sau này trong cuộc đời như tăng động, trầm cảm, khả năng hòa nhập cộng đồng thấp,…
Tại sao Viêm lợi, viêm nha chu là nguyên nhân độc lập dẫn đến sinh non, sinh nhẹ cân, tiền sản giật?
Viêm lợi, viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên, trong đó yếu tố then chốt là vi khuẩn P.Gingivalis. Chúng là tác nhân tăng nguy cơ tiền sản giật, sinh non, sinh nhẹ cân ở mẹ bầu.
Khi phụ nữ mang thai bị viêm lợi, viêm nha chu các vi khuẩn có hại trong đó nồng độ của vi khuẩn P.gingivalis luôn ở nồng độ cao. Các vi khuẩn này khi phát triển chúng sẽ di chuyển từ khoang miệng vào nhau thai (điều này đã được chứng minh bởi Linetal 2003 và Hanetal.2004). Nếu các vi khuẩn này thoát khỏi tuần hoàn máu và đi qua hàng rào nhau thai, chúng sẽ làm tăng nồng độ sinh lý trong dịch ối và gây chuyển dạ sớm, dẫn tới sinh non, sinh nhẹ cân.
Vi khuẩn P.Gingivalis là nhân tố chủ yếu gây nên viêm lợi, viêm nha chu.
Theo một nghiên cứu tại Mỹ, người ta đã phát hiện các tác nhân gây bệnh viêm lợi, viêm nha chu, trong đó có vi khuẩn P.gingivalis có trong dịch nước ối của phụ nữ mang thai với chẩn đoán dọa đẻ non cũng như trong nhau thai của người bị tiền sản giật.
Ức chế vi khuẩn viêm lợi, viêm nha chu để giảm nguy cơ tiền sản giật, sinh non, sinh nhẹ cân
Trong số các giải pháp tác động vào vi khuẩn một cách hiệu quả, tại Nhật Bản từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX, kháng thể IgY (tên khoa học là Ovalgen) được người Nhật Bản sử dụng là biện pháp tự chăm sóc để kiềm chế mầm bệnh răng lợi là vi khuẩn, đặc biệt ở các đối tượng bệnh nhân tiểu đường, phụ nữ mang thai, cho con bú.
Giải pháp này giúp ức chế các vi khuẩn có hại mà không làm ảnh hưởng đến các vi khuẩn có lợi kháng do đặc tính đặc hiệu của kháng thể – kháng nguyên.
Viên ngậm IgYGate DC – PG thành phần chứa kháng thể OvalgenDC và OvalgenPG giúp bảo vệ răng, hỗ trợ giúp giảm nguy cơ sâu răng, viêm nướu( lợi)
Xem thêm: Không chỉ có phụ nữ, đàn ông cũng cần bảo vệ răng lợi toàn diện
Hãy để lại comment bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp tới Liên hệ 0969.513.269 để được giải đáp những thắc mắc khó khăn về sức khỏe răng miệng nhanh nhất, và đừng quênsử dụng kháng thể IgY hằng ngày giúp hạn chế nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân và tiền sản giật từ các bệnh răng miệng.
Theo Igygate.vn
em chào page tvskss . em muốn đc tư vấn như sau .
vk em mới bầu đc 1 tháng ,nên củng lần đầu nên kinh nghiệm chưa có nên nhờ pg tư vấn giùm nên ăn uống và kiêng cự nhưng cái gì ạ .e cảm ơn ch trình nhiều
Chào bạn,
Khi mang thai mọi sinh hoạt đều cần cẩn trọng và chú ý nhiều hơn. Một chế độ làm việc nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, giữ tinh thần vui tươi thoải mái là điều cần thiết cho thai kỳ diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của em bé. Các nhóm thực phẩm bạn cần cung cấp đủ hàng ngày bao gồm tinh bột, Protein, chất béo, vitamin và khoáng chất,… Thực hiện ăn chín uống sôi, tăng cường rau xanh và hoa quả, hạn chế các thực phẩm nhiều muối, nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn. Tránh xa rượu, bia, thuốc lá…
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, có nhiều dưỡng chất cần thiết khi mang thai mà chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ như: Acid folic, DHA, EPA, sắt, I-ốt, Canxi,… Do đó, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn thì phụ nữ mang thai được khuyên bổ sung thêm viên bổ tổng hợp như PM Procare hay PM Procare diamond giúp mẹ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu.
Cùng với vấn đề dinh dưỡng, để phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật,…thì bệnh răng lợi đã được các nhà khoa học chứng minh, là một nguyên nhân độc lập gây ra nguy cơ cao các biến chứng này ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, ngay cả khi chưa có dấu hiệu bệnh răng lợi như chảy máu chân răng, chảy máu lợi,…thì thai phụ cũng hết sức cẩn trọng bảo vệ răng lợi, vì vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng hoàn toàn có thể theo đường máu lây nhiễm thai nhi, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của thai nhi. Trong trường hợp này, Theo Bác sĩ Lê Văn Hiền (Phó Giám Đốc Bệnh viện phụ sản quốc tế Hạnh Phúc) thì các thai phụ nên chủ động ngăn ngừa và sử dụng điều trị bệnh răng lợi (chắc chắn đến 90% sẽ xảy ra ở thai phụ) bằng giải pháp an toàn bằng kháng thể IGY có trong viên ngậm IGYGATE DC-PG.
Chúc vợ bạn có hành trình thai kỳ khỏe mạnh.
Thân ái