Tìm hiểu về bệnh cúm

1 364 đã xem

Bệnh Cúm nguy hiểm là do tính lây lan nhanh và gây thành dịch. Bệnh có thể xảy ra dưới nhiều mức độ khác nhau: đại dịch, dịch, dịch nhỏ địa phương và các trường hợp tản phát. Bệnh Cúm lan truyền nhanh trên thế giới trong các mùa dịch cúm và gây nên gánh nặng về kinh tế do phí tổn phải nằm viện điều trị và chăm sóc y tế cũng như nghỉ việc do bị bệnh.

Tỷ lệ tấn công của bệnh Cúm là 5-10% ở người lớn và 20-30% ở trẻ em. Trong các vụ dịch Cúm hàng năm, 5-15% dân số bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Bệnh nặng và tử vong xảy ra chủ yếu ở những nhóm người có nguy cơ cao như người già và người mắc bệnh mạn tính. Mặc dù khó có thể đánh giá đúng tình hình dịch, các vụ dịch Cúm hàng năm thường gây 3-5 triệu người bị bệnh nặng và khoảng 250.000-500.000 người chết hàng năm do bệnh Cúm trên thế giới. Những nước nhiệt đới là nơi mà dịch xảy ra quanh năm và có tỷ lệ chết/mắc cao.

Ở các vùng ôn đới, dịch Cúm thường xảy ra vào mùa lạnh. Ở các vùng nhiệt đới, bệnh thường xảy ra vào mùa mưa hoặc các trường hợp tản phát xảy ra bất kỳ tháng nào trong năm.

Bệnh Cúm là gì?

Cúm là một bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp gây dịch, có thể thành đại dịch, Bệnh có thể biểu hiện từ mức độ nhẹ đến nặng. Bệnh Cúm có thể gây biến chứng nặng nề dẫn tới viêm phổi nặng, suy hô hấp và tử vong, đặc biệt là ở người già, phụ nữ mang thai, người bị bệnh mạn tính hoặc suy giảm miễn dịch. Thậm chí dẫn đến tử vong rất cao với chủng Cúm gia cầm H5N1, H7N9.

Các biểu hiện của bệnh Cúm là gì?

Biểu hiện của bệnh Cúm gồm:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Đâu đầu, đau mỏi người
  • Các biểu hiện viêm đường hô hấp như đau họng, chảy nước mũi, ho, tức ngực.

Bệnh Cúm lây lan bằng cách nào?

Bệnh Cúm lây lan bằng cách nào? 1

Virus Cúm rất dễ lây lan qua các hạt nhỏ trong nước bọt

Bệnh Cúm rất dễ lây lan từ người sang người do tiếp xúc với người bị Cúm qua các giọt tiết nhỏ khi nói chuyện, hắt hơi, ho. Thời điểm có thể gây lân lan là từ 1 ngày trước khi có triệu chứng cho đến 7 ngày sau đó.

Các chất tiết rây vào tay, sau đó đưa vào mũi, miệng, mắt cũng có thể gây nhiễm Cúm.

Đối với Cúm gia cầm, bệnh có thể lây từ động vật sang người.

Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ, bệnh viện, siêu thị… Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.

Bệnh Cúm lây lan bằng cách nào? 2

Hình ảnh virus Cúm xâm nhập đường hô hấp

Điều gì xảy ra sau khi virus Cúm xâm nhập được vào cơ thể?

Virus Cúm bám vào các tế bào tại mũi, họng (đường hô hấp). Sau đó các protein bề mặt Hemagglutinin (HA) của virus Cúm gắn với các thụ thể acid sialic trên bề mặt của tế bào đường hô hấp. Cấu trúc protein HA của virus Cúm rất phù hợp với các thụ thể acid sialic trên tế bào đường hô hấp của người, giống như khóa và chìa khóa. Ngay sau khi chìa khóa đi vào khóa, virus Cúm có thể xâm nhập vào tế bào và khiến cho tế bào bị nhiễm virus. Thời điểm này đánh dấu bắt đầu cơ thể bị nhiễm Cúm.

Bệnh Cúm có thể gây ra những biến chứng gì?

  • Viêm phổi dẫn tới suy hô hấp nặng và có thể tử vong.
  • Bệnh Cúm có thể làm nặng thêm các bệnh đã mắc từ trước hoặc bùng phát những bệnh mắc tiềm tàng.

Nhóm người có nguy cơ mắc Cúm cao hoặc có biến chứng nặng nề khi mắc Cúm

  • Người già ³ 60 tuổi
  • Trẻ em
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú
  • Mắc các bệnh mạn tính, bệnh đường hô hấp, tim mạch, đái tháo đường, bệnh gan, bệnh thận; suy giảm miễn dịch hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (HIV, Ung thư, sử dụng corticoid kéo dài…)
  • Những người tiếp xúc mật thiết với các bệnh nhân như cán bộ y tế, người cùng nhà với bệnh nhân….

Phòng ngừa Cúm bằng cách nào?

Đối với người đã bị Cúm:

  • Cách ly
  • Đeo khẩu trang
  • Khi ho phải dùng khăn ướt hoặc giấy ướt che miệng sau đó bỏ luôn
  • Nhìn chung các biện pháp phòng ngừa gồm:
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị Cúm hoặc khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn nhanh.
  • Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đường hô hấp (mũi, miệng) là nơi “cửa ngõ” xâm nhập của virus Cúm.
  • Tiêm chủng vắc xin Cúm:

Vắc xin phòng Cúm có thể bảo vệ chống lại các chủng Cúm mùa H1N1, H3N2 và Cúm B. Tuy nhiêu hiệu quả chỉ duy trì được 1 năm nên phải tiêm nhắc lại hàng năm.

Lưu ý : khi tiêm vắc xin Cúm vẫn có thể nhiễm Cúm gây ra bởi các chủng Cúm mới không có trong vắc xin!

Ths. BSCK II. Nguyễn Hồng Hà

Nguyên Phó giám đốc BV Truyền nhiễm Trung ương

Phó chủ tịch hội Truyền nhiễm Việt Nam

BẠN CẦN BIẾT

  • Mọi người đều có khả năng nhiễm bệnh Cúm. Tỷ lệ cảm nhiễm với các chủng virus Cúm mới rất cao, có thể lên tới 90% cả người lớn và trẻ em.
  • Sau khi bị bệnh, sẽ có miễn dịch đặc hiệu với virus gây nhiễm nhưng thời gian miễn dịch thường không bền , phụ thuộc vào mức độ biến đổi kháng nguyên và số lần bị nhiễm trước đây và không có tác dụng bảo vệ đối với những tuýp virus mới . Do vậy miễn dịch có được sau khi khỏi bệnh không bảo vệ được khỏi mắc các biến chủng của virus Cúm.
  • Điều quan trọng là bạn luôn cần phòng ngừa hiệu quả.

Giải pháp mới hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm

Từ năm 1986, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu – Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu một loại kháng thể trên lòng đỏ trứng gà có khả năng giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm cúm ở người. Trải qua hơn 20 năm, kháng thể IgY ra đời với khả năng trợ giúp điều trị và giảm nguy cơ mắc virus cúm A H5N1 và các virus cúm theo mùa.

Xem thêm: Tại sao lựa chọn kháng thể IgY để ức chếvirus Cúm

Hiện Ovalgen F là kháng thể đang được ứng dụng công nghệ kháng thể thụ động IgY trong việc trợ giúp điều trị và  hỗ trợ phòng ngừa bệnh cúm. Đây là liệu pháp hiệu quả lâu dài mà rất lành tính đối với người sử dụng. Bởi kháng thể IgY tác động trực tiếp lên virus, không có tác dụng phụ và có thể dùng được cả cho phụ nữ đang mang thai, trẻ em, người già. Sử dụng Ovalgen F giúp làm giảm các triệu chứng của cảm như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt…Ovalgen F là người bạn đồng hành không thể thiếu cho mọi gia đình để tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh theo mùa, giúp mọi thành viên luôn khỏe mạnh, giảm nguy cơ lây nhiễm virus cúm.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh cúm khi mang thai, Bệnh cúm ở trẻ em

Ý kiến của bạn