“Nếu trẻ bị sâu răng sữa sớm mà không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến chiều cao cũng như chỉ số IQ của trẻ”- đó là nhận định của TS. Duangthip Duangporn (Khoa Nha, Đại học Hồng Kông) tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật răng hàm mặt lần thứ 38 được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh 2 ngày 4,5/4/2016.
>>> Sâu răng sữa ảnh hưởng trí thông minh của trẻ hay không?
Hình: TS. Duangthip Duangporn (Khoa Nha, Đại học Hồng Kông) báo cáo về tình trạng Đa sâu răng ở trẻ tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật răng hàm mặt lần thứ 38 (HN KHKT RHM 38)
Tình trạng sâu nhiều răng sữa nghiêm trọng ở trẻ em và trẻ nhỏ (trước 6 tuổi) được gọi là Đa Sâu răng sớm ở trẻ (Early Childhood caries- ECC).
Trẻ em bị sâu răng sữa từ sớm đang báo động ở không chỉ các nước đang phát triển như Việt Nam mà còn trên toàn thế giới, cụ thể: hiện nay ở Hoa Kỳ có 23% tỷ lệ trẻ em bị sâu nhiều răng, Anh -28%, Nam Phi- 57%, Ấn Độ -54%, Hồng Kong- 51%, Trung Quốc -66 % và Đông Nam Á cao nhất chiếm tỷ lệ 79%.
Tình trạng Đa sâu răng sớm ở trẻ (ECC) trên toàn cầu (Báo cáo của TS Duangthip Duangporn- Hong Kong)
Trong đó riêng ở Việt Nam, theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí quốc tế năm 2013 phản ánh tỷ lệ trẻ từ 5-6 tuổi sâu nhiều răng: chiếm 95%, số răng trung bình bị sâu là 6.3/ trẻ. Mới đây nhất (năm 2015) nghiên cứu tại 2 thành phố Đà Nẵng, TP.HCM ở gần 600 trẻ độ tuổi từ 1-6: tỷ lệ trẻ sâu nhiều răng sớm là 74%, trong đó tỷ lệ trẻ bị đau răng chiếm 47%.
Tình trạng đa sâu răng ở trẻ được nghiên cứu tại Đà Nẵng và TPHCM năm 2015
(Báo cáo của TS Duangthip Duangporn- HongKong)
Tìm hiểu thêm: Bác sĩ tìm cách trị sâu răng sữa, viêm lợi cho con gái trên google
Trẻ đối mặt với nguy cơ sâu răng sữa sớm từ khi trong bụng mẹ
Từ nghiên cứu về tình trạng sâu nhiều răng sớm ở trẻ, các nhà khoa học chỉ ra 3 vấn đề là nguyên nhân và cũng là giải pháp giúp trẻ tránh tình trạng sâu răng sớm ở trẻ, đó là: tư vấn trước khi sinh, tư vấn chế độ ăn uống và chăm sóc vệ sinh răng miệng, sử dụng flour.
Trong bài báo cáo khác của BS. CKII. Trần Đức Thành tại Hội Nghị đã chỉ ra nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc trẻ có nguy cơ cao bị sâu nhiều răng từ sớm, thậm chí nguy cơ dình dập từ trước khi trẻ mọc răng sữa là do sự lây truyền vi khuẩn sâu răng từ mẹ sang con khi trẻ còn trong bụng mẹ và đặc biệt là cách mẹ nuôi dưỡng trẻ sau sinh.
Không chỉ vậy, nếu người mẹ trong quá trình mang thai mà bị viêm nướu, viêm nha chu sẽ tăng nguy cơ sinh non gấp 2,2 lần cho đứa trẻ. Sinh non không những khiến việc phát triển thể trạng của trẻ gặp khó khăn, mà còn là nguyên nhân quan trọng khiến răng của trẻ sau này sẽ đối mặt với tình trạng khiếm khuyến men răng (MIH) tức men răng của trẻ bị kém khoáng, răng sẽ dễ bị mẻ khi mọc lên (Theo báo cáo của TS. Trần Thu Thủy, Khoa Răng Hàm Mặt, ĐH Y Dược TPHCM, đã chỉ ra trong bài báo cáo “ Khiếm khuyết men răng MIH và nguy cơ sâu răng ở trẻ em”).
Hình: Sinh non là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ phải đối mặt với việc bị khiếm khuyết men răng (Trích báo cáo của TS. Trần Thu Thủy)
Hậu quả đối mặt của cha mẹ khi trẻ bị sâu nhiều răng là gì?
Một đứa trẻ bị sâu nhiều răng sớm sẽ bị đau, nhiễm trùng nếu không điều trị, nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đứa trẻ, điển hình là chiều cao và trí thông minh, ảnh hưởng đến sức khỏe chung cùng chất lượng cuộc sống của chúng.
“Kết quả của cuộc nghiên cứu trực tiếp ở 2 thành phố Đà Nẵng và TPHCM năm 2015 đã phản ánh rất rõ hậu quả của tình trạng sâu răng sớm ở trẻ, nhất là những đứa trẻ bị sâu răng vào tủy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao của đứa trẻ. Đồng thời ảnh hưởng đến cả chỉ số IQ trí thông minh của trẻ” – TS. Duangthip Duangporn nêu ra.
Còn nếu chấp nhận điều trị thì cha mẹ phải đối mặt với chi phí điều trị nha khoa cao. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung thì đa phần trẻ bị sâu răng sớm đều không được điều trị.
Cách xử lý khi trẻ bị đa sâu răng sớm
Trong bài báo cáo của mình, TS. Duangthip Duangporn đã nêu ra có 2 cách được áp dụng để xử lý tình trạng sâu nhiều răng sớm ở trẻ hiện nay đó là: Can thiệp cơ học (trước đây) và không can thiệp cơ học (mới cập nhật).
Hình: TS. Trần Thu Thủy (Khoa Răng Hàm Mặt, ĐH Y Dược TPHCM) với báo cáo “ Khiếm khuyết men răng MIH và nguy cơ sâu răng ở trẻ em”.
Về việc can thiệp cơ học đối với những chiếc răng của trẻ bị sâu sẽ sử dụng là trám răng. Trong việc điều trị cơ học đối với 1 chiếc răng sâu ngày nay người ta cũng khuyến cáo đối với 1 chiếc răng đã bị sâu không nên lấy hết sạch cái ngà sâu, chỉ lấy đi 1 phần giúp chiếc răng giảm đi nguy cơ lộ tủy. Tuy nhiên, đối với tình trạng trẻ bị khiếm khuyến men răng (MIH) thì dù có trám răng thì tình trạng nhanh chóng bị sâu và sâu lại rất cao (50% răng bị khiếm khuyến men răng trám sẽ cần điều trị lại ở tuổi 18)- Theo báo cáo của TS. Trần Thu Thủy.
Hình: Khi trẻ bị khiếm khuyết men răng (MIH) đối mặt với việc: mẻ răng sau khi mọc, khó khăn khi điều trị và miếng trám không bền lâu (Trích báo cáo của TS. Trần Thu Thủy)
Ngoài ra, hiện nay với những thành công trong việc nghiên cứu để tìm ra con đường giúp trẻ không đau đớn trong việc điều trị cơ học, người ta cũng tìm ra những xu hướng mới trong việc xử lý tình trạng sâu nhiều răng sớm ở trẻ đó là dùng dung dịch tại chỗ hoặc dùng kháng thể IgY để ức chế vi khuẩn, ngăn chặn hình thành mảm bám răng (Hiệu quả được ghi nhận 50-70%).
Tìm hiểu thêm: Minh Hà, Thảo Vân, Ốc Thanh Vân,… chia sẻ giải pháp chữa sâu răng và viêm lợi hiệu quả
Cha mẹ cần làm gì để giúp con không bị sâu nhiều răng sớm cũng như không bị khiếm khuyết men răng?
Thứ nhất, Để phòng tránh tình trạng sâu nhiều răng từ sớm ở trẻ thì vấn đề tham vấn trước khi sinh đối với người mẹ là vô cùng quan trọng: “bệnh răng miệng của những bà mẹ mang thai là vấn đề y tế đáng quan tâm. Trước khi sinh, bà mẹ không chỉ quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe bản thân mà còn rất cần quan tâm đến sức khỏe răng miệng. Cần cùng cấp những kiến thức chăm sóc sức khỏe răng miệng cho các bà mẹ” – TS Dunagthip Duangporn (Hồng Kong) nhận định.
Thứ hai, đối với vấn đề giáo dục sức khỏe răng miệng cho gia đình: Đứa trẻ khi sinh ra lần đầu tiên đi khám sức khỏe rất cần đánh giá nguy cơ sâu răng của trẻ, để hướng dẫn và tư vấn về chế độ ăn phù hợp, hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho phụ huynh, hướng dẫn họ cách phát hiện sự thay đổi trên răng của trẻ, để có sự can thiệp kịp thời.
Hình: (Trích báo cáo của TS. Duangthip Duangporn)
Có một điều mà không phải ai cũng biết trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của bé liên quan đến vấn đề bú sữa mẹ: Bú sữa mẹ gây nguy cơ sâu nhiều răng sớm ở trẻ, nếu tình trạng bú sữa kéo dài sau khi trẻ được 12 tháng tuổi. Răng lợi của trẻ chỉ an toàn nhờ bú sữa mẹ khi dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, trong việc chăm sóc răng lợi của trẻ, cha mẹ đóng vai trò quan trọng: cha mẹ cần định hướng giảm tần suất ăn các thức ăn có đường, không sử dụng bình sữa cho trẻ uống sữa khi đi ngủ.
Thứ ba, trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ từ 2- 6 tuổi: Nên sử dụng kem đánh răng có chứa flour (0,25 gram= bằng hạt đậu): 2 lần/ ngày. Trẻ từ 1-2 tuổi cũng có thể áp dụng chải răng, sử dụng kem đánh răng có chứa flour để dự phòng sâu răng. Tuy nhiên, kem đánh răng phải chứa flour chuẩn 1000-1500 ppm mới có khả năng giảm sâu răng ở trẻ (cụ thể: tỷ lệ giảm 31% ở bề mặt răng, 16% ở ngà răng nhờ flour). Đồng thời, về việc sử dụng flour cha mẹ cũng hết sức lưu ý để tránh tình trạng trẻ bị nhiễm flour, vì vậy cần lưu ý sử dụng lượng kem có chứa flour chỉ bằng hạt đậu. Nên chải răng ngay sau khi ăn vào buổi sáng và chải răng trước khi đi ngủ, trẻ cần có sự giám sát và hỗ trợ của bố mẹ trong quá trình chải răng.
Ngoài ra, để tránh cho trẻ đối mặt với nguy cơ nhiễm Flour nếu sử dụng quá liều, trong việc chăm sóc răng lợi cho trẻ dưới 6 tuổi, cha mẹ có thể tham khảo thêm việc sử dụng viên ngậm chứa kháng thể IgY của Nhật, hiện nay đã có mặt ở Việt Nam với tên gọi: IgYGate DC-PG -Giúp bảo vệ răng, hỗ trợ giúp giảm nguy cơ sâu răng, viêm nướu( lợi)
Tại Nhật, thành phần kháng thể IgY (đặt tên là Ovalgen) được coi là liệu pháp có giá trị cao trong việc hỗ trợ ngăn ngừa hình thành mảng bám và ức chế vi khuẩn gây sâu răng, viêm lợi, giúp giảm thiểu các nguy cơ về sâu răng và viêm nướu.
Xem thêm: Viên ngậm IgYGate DC-PG
Tư vấn sức khỏe trực tuyến