Bệnh sâu răng có chữa được không? Cách chữa sâu răng thế nào?

4 784 đã xem

Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn, gây mất mô khoáng và làm tổn thương tổ chức cứng của răng. Tại Việt Nam, có tới 75% người trưởng thành và 85% trẻ nhỏ mắc bệnh sâu răng, nhưng hầu hết không được điều trị, hoặc chỉ đến nha sĩ khi tình trạng đau nhức đã trầm trọng.

>>>Xem thêm:Tìm hiểu về bệnh sâu răng

Các yếu tố tác động gây nên sâu răng

Các yếu tố tác động gây nên sâu răng 1

Vi khuẩn, thức ăn và thời gian là các yếu tốcần thiết góp phần gây sâu răng.

  • Vi khuẩn bệnh lý: S.mutans là vi khuẩn chịu trách nhiệm chính, nhờ các thụ thể đặc biệt, S.mutans có khả năng bám dính trên bề mặt răng dễ dàng. Sau khi bám dính, chúng tiết men GTase chuyển hóa đường Sucrose thành Glucan – là lớp màng mỏng trên bề mặt răng – đóng vai trò như một cầu nối giúp S.mutans bám chắc hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn  sinh acid khác bám theo, trở thành chất nền của mảng bám răng. Tại đây, chúng tác động vào đường/tinh bột trong thức ăn, tạo ra acid làm mất khoáng cấu trúc bề mặt của răng, khiến răng dần bị mòn mủn, thủng và hình thành lỗ sâu.
  • Carbohydrat: đường, tinh bột ,.. là chất nền cơ bản cho dinh dưỡng của vi khuẩn
  • Thời gian: vi khuẩn cùng màng bám thức ăn lưu lại càng lâu trên bề mặt răng thì càng có cơ hội khởi phát sâu răng.
  • Ngoài ra, chất lượng men răng kém, hay tình trạng lượng nước bọt tiết ra ít cũng là một trong các yếu tố gây sâu răng.

 LIÊN HỆ: 0969.513.269

Tiến triển sâu răng

Tiến triển sâu răng 1

  • Khi mới chớm sâu, có thể quan sát được các vết đốm, nâu trên bề mặt răng, chưa có cảm giác đau nhức.
  • Khi sâu răng tiến triển vào ngà, sẽ hình thành các lỗ sâu, kèm cảm giác đau nhức khi có kích thích (cơ học, nhiệt độ,..). Khi sâu đã lan vào tủy, gây viêm tủy, cảm giác đau buốt sẽ diễn ra thường xuyên, dữ dội, tự phát ngay cả khi không có tác nhân kích thích

Cùng tham khảo: 8 dấu hiệu của bệnh sâu răng mà bạn không ngờ tới

Điều trị sâu răng như thế nào?

Sâu răng là bệnh có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả, nhưng đôi khi các biện pháp này không được quan tâm đúng mức. Chỉ đến khi các vấn đề răng miệng trở nên trầm trọng, gây ra những cơn đau triền miên, dẫn đến khó ăn, khó ngủ, sức khỏe giảm sút thì người bệnh mới tìm tới bác sĩ nha khoa để thăm khám.

Bệnh sâu răng có chữa được không?

  • Ở giai đoạn mới chớm, khi chưa có lỗ sâu rõ ràng thì răng vẫn còn cơ hội được tái khoáng hóa trở lại. Điều này có thể thực hiện bởi chính người bệnh mà không cần dùng những biện pháp điều trị phức tạp, tốn kém. Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc kĩ răng miệng hằng ngày sẽ giúp hạn chế sự tấn công của vi khuẩn.
  • Khi đã có sâu răng với lỗ sâu quan sát được thì bắt buộc phải tiến hành hàn trám bằng vật liệu nha khoa vì tổn thương tổ chức cứng này không thể tự hồi phục. Trám răng giúp phục hình và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập xuống dưới vùng bị sâu. Răng cần phải làm sạch phần viêm, triệt tủy sâu nếu có và được trám kín bằng vật liệu thích hợp. Hàn trám răng là một thủ thuật nha khoa đơn giản và nếu được tiến hành sớm, càng có cơ hội bảo tồn răng cao.
  • Đối với những răng đã có sâu nặng, nhất là các răng hàm, không có cơ hội phục hồi và có nguy cơ gây viêm, áp xe chân răng, nhiễm trùng khoang miệng thì chỉ định nhổ răng là cần thiết. Trong trường hợp này, nhất thiết nên tham khảo sự chỉ định từ Nha sĩ.Bệnh sâu răng có chữa được không? 1

>>> Có thể bạn cần biết: Trẻ bị sâu sún răng – bố mẹ cần phải làm gì? 

LIÊN HỆ: 0969.513.269

Phòng bệnh hơn chữa bệnh – Giải pháp giúp giảm thiểu nguy cơ sâu răng và viêm nướu Nhật Bản

  • Chải răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất 2 lần trong ngày  với kem chải răng phù hợp cho lứa tuổi trẻ em, người lớn. Chải nghiêng một góc 45 độ, động tác chải hất về phía mặt nhai hoặc chỉ xoay tròn quanh chân răng. Chải từng bề mặt răng cho tới khi sạch mảng bám.
  • Dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, kết hợp với nước súc miệng và song song với đó là các biện pháp tác động lên yếu tố vi khuẩn gây bệnh: sử dụng kháng thể IgY đến từ Nhật Bản.

Kháng thể Igy(Ovalgen DC) tác động lên men gây bệnh của vi khuẩn S.mutans, do đó có tác dụng:

  • Ngăn ngừa quá trình hình thành lớp màng sinh học Glucan là điều kiện bám dính của vi khuẩn lên bề mặt răng, giúp làm sạch bề mặt răng, giảm hình thành mảng bám cao răng (việc làm giảm mảng bám có ý nghĩa lớn trong điều trị sâu răng vì đây chính là nơi tập trung nhiều nhất vi khuẩn gây hại cho răng, là nơi vi khuẩn sinh sống và tiết acid ăn mòn răng).

                           Có thể bạn quan tâm: Kháng thể IGY ức chế vi khuẩn gây sâu răng và viêm lợi như thế nào?

  • Giảm nồng độ vi khuẩn gây sâu răng S.mutans trong nước bọt và khoang miệng (do vi khuẩn không bám được lên bề mặt răng, nước bọt giúp đào thải vi khuẩn xuống dưới hệ tiêu hóa và ra ngoài), qua đó giúp bảo vệ răng hiệu quả.
  • Kháng thể IgY chỉ tác động lên vi khuẩn gây hại tại khoang miệng, không hấp thu vào máu, không qua hàng rào nhau thai và sữa mẹ nên an toàn cho mọi lứa tuổi từ  trẻ nhỏ( mọi độ tuổi), người lớn, phụ nữ có thai, đang cho con bú.Phòng bệnh hơn chữa bệnh – Giải pháp giúp giảm thiểu nguy cơ sâu răng và viêm nướu Nhật Bản 1

 

4. Sử dụng “viên kẹo thần kỳ” 2

LIÊN HỆ: 0969.513.269

 

Có thể bạn quan tâm: Bệnh sâu răng ở trẻ em, Người lớn bị sâu răng

2 Bình luận

  1. avatar Ngô Quang nhàn says

    Hãy giúp tôi tư vấn bị đau nhứt răng

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn!
      Thông thường khi răng có biểu hiện đau nhức chứng tỏ bạn đã bị sâu răng có thể sâu vào ngà răng, tủy răng nên sẽ khiến bạn đau nhức nhức khó chịu.
      Bạn nên đến nha khoa uy tín để thăm khám và nhằm có chỉ định điều trị phù hợp.
      Nếu sâu tủy răng gây viêm tủy thì bạn cần được điều trị tủy và hàn trám lại để đảm bảo cấu trúc của răng.
      Bên cạnh đó bạn có thể ngậm viên ngậm IgygateDC-PG của Nhật Bản nhằm ngăn chặn tiến trình sâu răng nặng hơn cũng như bảo vệ các răng khỏe mạnh tránh lây lan vi khuẩn gây sâu bạn nha. Để có hiệu quả tốt bạn nên sử dụng liều tấn công ngày 4-6 viên chia 2-3 lần sau ăn và trước khi đi ngủ trong 20-30 . Sau đó chuyển xuống liều dự phòng ngày 1-2 viên để bảo vệ sức khỏe răng miệng tối ưu.
      Bạn có thể liên hệ 0969.513.269 để được tư vấn chi tiết hơn nhé!
      Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe nha!

Ý kiến của bạn