Do nhận thức chăm sóc sức khỏe răng miệng kém nên bệnh viêm lợi rất phổ biến tại Việt Nam. Cùng tìm hiểu về bệnh viêm lợi và lắng nghe những lời khuyên bổ ích từ Igygate.vn.
Bệnh viêm lợi là gì? (Ảnh minh họa)
Lợi là gì?
Cơ quan răng bao gồm hai thành phần: răng và tổ chức quanh răng. Lợi là một trong những tổ chức quanh răng, bao gồm phần niêm mạc miệng biệt hóa ôm quanh răng. Ở ngách tiền đình và mặt lưỡi nhìn thấy rõ đường ranh giới giữa lợi và niêm mạc hàm ếch.
Theo y khoa, lợi được chia thành lợi tự do và lợi dính:
- Lợi tự do: là phần lợi ôm sát cổ răng và tạo với cổ răng một khe sâu gọi là rãnh lợi. Lợi tự do được chia thành lợi nhú và đường viền lợi. Lợi nhú là phần lợi tự do nằm ở kẽ giữa hai răng. Đường viền lợi ôm sát lấy cổ răng và thành ngoài của rãnh lợi,
- Lợi dính: phần lợi cao khoảng 1,5mm bám dính vào chân răng ở trên và mặt răng ở dưới.
Bệnh viêm lợi là gì?
Lợi bình thường săn chắc, có màu hồng nhạt. Lợi thường chuyển màu sắc khi ảnh hưởng bởi vi khuẩn viêm nhiễm bên ngoài.
Bệnh viêm lợi (hay viêm nướu) là bệnh do mảng bám trên răng làm kích ứng gây mẩn đỏ dẫn đến sưng nướu. Bệnh viêm lợi rất dễ dàng phát hiện và điều trị nhưng chúng ta thường hay bỏ qua và để “tự nó khỏi”. Nếu không được chữa trị và người bệnh tiếp tục để lợi bị tổn thương, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn chảy máu lợi, nặng hơn thì bị rụng răng.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây bệnh viêm lợi
Lợi thường có màu đỏ khi bị viêm. (Ảnh minh họa)
Giai đoạn của bệnh viêm lợi
Người bị viêm lợi trải qua hai giai đoạn của bệnh:
Viêm lợi cục bộ
Đây là giai đoạn không gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Lợi sưng đỏ, phồng lên và có thể chảy máu khi có tác động, nhất là lúc đánh răng. Giai đoạn này bệnh chưa ảnh hưởng đến chân răng và các tổ chức quanh răng. Người bị viêm lợi cục bộ rất dễ để được chữa trị nhưng cũng dễ dàng tái phát.
Xem thêm: Nguy hiểm nào ập đến khi mang thai bị viêm nha chu (viêm quanh răng)?
Viêm cận răng
Khi lợi đã bị viêm mà không chữa trị và chăm sóc răng miệng đúng cách, lớp lợi bên trong cùng với xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn bị giắt vào và có thể gây nhiễm khuẩn.
Khi bựa răng tích tụ ngày càng nhiều dưới vòm lợi, hệ thống miễn dịch của cơ thể lại càng phải gắng sức chiến đấu chống lại vi khuẩn. Và các độc tố kháng vi khuẩn và các chất enzym trong cơ thể được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết (những mô này có tác dụng định vị, giữ cho răng chắc). Lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu gây đau nhức, sưng má, răng miệng có mùi hôi khó chịu. Lâu ngày, lợi sẽ bị tụt xuống làm chân răng lộ ra, trông rất xấu. Bệnh càng trầm trọng, những lỗ hổng này càng sâu, lợi và xương hàm bị phá hủy càng nặng, răng không còn chỗ bám nữa sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng rụng ra.
Biến chứng của bệnh viêm lợi
Nếu không điều trị, viêm lợi có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con người.
- Viêm lợi trong thời gian dài gây ra bệnh viêm nướu răng, lan đến các mô cơ và xương, có thể gây mất răng.
- Làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim, viêm phổi.
- Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng sinh non.
- Trẻ sơ sinh có mẹ bị viêm lợi thường có cân nặng lúc ra đời thấp hơn những đứa trẻ có mẹ với răng lợi khỏe mạnh.
Xem thêm: Thoát khỏi mất răng do bệnh quanh răng một cách kỳ diệu trong 15 ngày
Bệnh viêm lợi có thể khiến răng bị rụng. (Ảnh minh họa)
Triệu chứng của bệnh viêm lợi
Triệu chứng viêm lợi rất dễ theo dõi và phát hiện. Người bị viêm lợi sẽ có dấu hiệu trực tiếp có thể thấy được từ bên ngoài và cảm nhận được từ bên trong. Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm lợi như:
- Đau ở khoang miệng, chỗ lợi sưng.
- Miệng hôi.
- Chải răng thấy buốt, có máu xuất hiện khi đánh răng.
- Lợi sưng hoặc có màu hồng tím, nhú lợi tròn.
- Trường hợp nặng có thể bị lở loét, mưng mủ.
- Có cao răng, mảng bám răng.
Xem thêm: Biến chứng thai kỳ: Tiền sản giật & nguy cơ thai chết lưu do viêm lợi
Mảng bám và cao răng là dấu hiệu nhận biết viêm lợi. (Ảnh minh họa)
Cách điều trị và phòng tránh viêm lợi
Điều trị và phòng tránh viêm lợi tốt nhất chính là việc chăm sóc sức khỏe răng miệng thường ngày. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào người bệnh. Để có răng lợi chắc khỏe, tự tin trong sinh hoạt hằng ngày, igygate.vn xin gửi tới bạn đọc những lời khuyên chân thành nhất:
- Thường xuyên làm sạch răng theo lịch trình được các nha sĩ khuyến cáo.
- Chải răng đúng cách và thay bàn chải sau 3-4 tháng một lần.
- Đánh răng tối thiểu hai lần một ngày, thời điểm tốt nhất là sau mỗi bữa ăn.
- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và làm sạch răng.
- Hạn chế dùng tăm để tránh chảy máu lợi, hỏng men răng.
- Sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn,
- Nên tới nha sĩ để kiểm tra răng miệng định kỳ.
Một trong những cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng và giúp hỗ trợ điều trị viêm lợi hiệu quả đó chính là sử dụng kháng thể IgY (OvalgenPG). Kháng thể IgY khi ngậm sẽ được giải phóng dần dần bám vào lợi, chân răng, túi quang răng và mặt răng giúp ngăn cản hoạt động của vi khuẩn gây bệnh, giúp giảm thiểu nguy cơ tạo mảng bám răng và bảo vệ mô lợi.
Nếu bạn cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến bệnh viêm lợi, bạn có thể đặt câu hỏi hoặc gọi 0969 513 269 để biết thêm thông tin chi tiết.
Theo Igygate.vn
Xin chào Bác sĩ, 1 tháng gần đây em có dấu hiệu bị chảy máu răng khi chải răng dù em đã cố gắng chải đúng cách và nướu bị tụt ở 2 răng cửa hàm trên và 4 răng hàm dưới. Không có dấu hiệu của xưng đau hay hôi miệng gì cả nhưng lâu lâu vẫn có máu chảy ra. Em vẫn duy trì đánh răng 2 lần/ngày nhưng không hiểu vì sao bị thế. Em đang tăng cường xúc miệng bằng nước muối và nước súc miệng để làm sạch khoang miệng nhưng suốt 2 tuần nay vẫn không giảm được triệu chứng chảy máu răng và nướu vẫn không có dấu hiệu hồi phục, em xin hỏi bác sĩ có cách nào khắc phục không ạ?
em xin cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn Vũ,
Hiện tượng chảy máu chân răng liên tục như vậy có thể liên quan tới tình trạng giảm sức bền của thành mạch, hoặc viêm nướu mạn tính (có thể không sưng đau) hay còn gọi là bệnh nha chu. Việc điều trị bệnh lý này không phức tạp nhưng cần thời gian để phục hồi. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc sau kết hợp để giảm triệu chứng và giúp hồi phục, tuy nhiên, bạn vẫn nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và làm sạch răng trước.
– Dùng viên ngậm IgYGate DC-PG hàng ngày, mỗi ngày 4-6 viên liên tục trong 1 tháng để ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh dưới lợi, chống các độc tố do vi khuẩn viêm lợi gây ra hủy hoại lợi.
– Sử dụng Vitamin C và Daflon để gia tăng sức bền của thành mạch máu, giúp mau hồi phục triệu chứng chảy máu chân răng.
– Sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch răng sau khi ăn uống.
Hạn chế sử dụng nước súc miệng có chứa Chloherxidine vì có thể gây rối loạn hệ vi khuẩn khoang miệng.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Dạ gần đây hiện tượng chảy máu chân răng đã không còn nhưng nướu thì vẫn không có dấu hiệu phục hồi. Bác sĩ có thể cho em biết cần phải dùng thuốc gì để chữa dứt điểm bệnh này và phục hồi nước như ban đầu được không ạ? Viên ngậm IgYGate-PC DG có thể liên hệ mua ở đâu được ạ?
Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ ạ!
Chào Bác sĩ.em bị sưng đỏ nổi cục to o phần lợi rìa răng hàm 2 hôm nay.nhìn thấy 1 cục to mọng đỏ làm cho má bị sưng và rất đau.hiện tại em đang cho con bú thì em phải làm sao ạ?cảm ơn bác sĩ ạ
Chào bạn,
Bạn bị viêm lợi cấp tính và cần phải điều trị sớm. Việc bạn cho con bú vẫn có thể dùng được kháng thể chống vi khuẩn gây viêm lợi trong viên ngậm IgYGate DC-PG, ngày ngậm 4-6 viên liên tục trong 1 tuần. Bạn có thể sử dụng Alphachoay kết hợp để giảm nhanh triệu chứng phù nề nhưng chỉ nên dùng khoảng 4 viên/ngày, trong thời gian 3-5 ngày và chú ý là dùng dạng ngậm để có hiệu quả tại chỗ tốt hơn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Mong Bác sĩ giúp em hiểu hơn về bệnh này. Cách đây vài năm em có trám răng. Thi thoảng răng này có dấu hiệu bị ê buốt. Nhưng vài ngày trở lại đây, cái răng ấy bỗng bị ê nhức, sưng ở nứu răng. Em có uống thuốc tây nhưng chỉ thuyên giảm ở mức bộ ê nhức, còn lợi vẫn bị sưng, thậm chí là có dấu hiệu bị lở. Bác sĩ cho em hỏi bênh này có phải viêm lợi không? Nguyên nhân và hậu quả cũng như cách chữa trị bệnh này như thế nào ạ. Rất mong những ý kiến của bác sĩ ạ. Em cảm ơn
Chào bạn,
Nếu bạn bị sưng lợi kèm theo đau nhức thì có thể bạn đã bị Viêm lợi rồi. Việc điều trị bệnh này cũng không phức tạp, bạn có thể sử dụng thuốc theo đơn của bác sỹ để điều trị bệnh. Để tăng hiệu quả điều trị của kháng sinh, bạn có thể dùng cùng kháng thể trong viên ngậm IgYGate DC-PG. Ngoài ra, sau đó, bạn cũng có thể sử dụng viên ngậm IgYGate DC-PG để phòng ngừa bệnh tái phát.
Chúc bạn mạnh khỏe,
thưa bác sĩ, em bị viêm lợi mấy hôm nay. lợi chùm ở trong cùng phía bên trái tự nhiên đau nhức và sưng to dần lên, sưng cả má. em đi khám đã được bác sĩ kê cho các thuốc sau: lincomycin, vitaminpp, vitaminb2, alphachymotrypsin: 42,00 IU. mỗi lần uống 2 viên. em thấy đỡ nhức hơn nhưng vẫn sưng. phần lợi bị nứt thì chảy máu. mong nhận được phản hồi từ bác sĩ trong thời gian sớm nhất. hiện tại em đang cho con bú, con em mới được 5 tháng tuổi
Chào bạn Hương,
Khi đang cho con bú bạn không nên sử dụng kháng sinh LIncomycin vì kháng sinh có thể vào trong sữa và gây loạn khuẩn đường ruột ở trẻ. Mặt kháng Lincomycin cũng không phải kháng sinh chuyên trị viêm lợi, mà kháng sinh chuyên dùng cho viêm lợi là Spiramycin, trong biệt dược Rodogyl (Pháp).
Tuy nhiên, hiện nay cũng có viên ngậm IgYGate DC-PG có tác dụng diệt khuẩn gây bệnh viêm lợi, có tính đặc hiệu cao hơn và tuyệt đối an toàn cho phụ nữ mang thai, cho con bú. Bạn có thể ngậm 4-6 viên trong khi đang bị viêm, và ngậm 1-2 viên khi triệu chứng đã hết để phòng ngừa mắc bệnh.
Chúc bạn và em bé mạnh khỏe,
cảm ơn bác sĩ ạ. nếu em đã uống hết thuốc đó có ảnh hưởng gì lớn tới em bé không ạ?
Chào bạn,
Việc đo lường ảnh hưởng của các thuốc trên với em bé vẫn là điều khó khăn của khoa học vì thiếu các bằng chứng trên lâm sàng (không thử nghiệm được). Chính vì vậy, các thầy thuốc chỉ khuyến cáo thận trọng chứ không có chống chỉ định tuyệt đối.
Bạn cần theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển của thai nhi để đảm bảo bé không bị ảnh hưởng gì từ việc uống thuốc trong suốt thời gian mang bầu.
Chúc bạn thai kỳ mạnh khỏe,
Em bị sâu phồng lam sao hết
Chào bạn,
Bạn cần phải mô tả chi tiết hơn về bệnh lý của mình thì chúng tôi mới tư vấn được cho bạn hiệu quả.
Chúc bạn mạnh khỏe,