Những điều cần biết về bệnh quanh răng

2 010 đã xem

Căn bệnh này gây tổn thương lợi, các dây chằng quanh răng, xương ổ răng và xương răng. Nó có thể gây đau, hôi miệng, thậm chí dẫn đến mất răng, ảnh hưởng xấu đến việc tiêu hóa, phát âm và thẩm mỹ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, hơn 90% dân số Việt Nam bị viêm quanh răng.

Những điều cần biết về bệnh quanh răng 1

Bệnh quanh răng (hay còn gọi là bệnh nha chu) có các nguyên nhân sau:

– Yếu tố bên ngoài : Bao gồm mảng bám và cao răng. Mảng bám răng là một màng mềm phủ lên mặt răng và lợi, chứa các loại vi khuẩn; nguy hiểm hơn cả là vi khuẩn kỵ khí gram âm và xoắn khuẩn (chúng gây các tổn thương ở lợi và quanh răng). Ngoài ra, các yếu tố như chấn thương khớp cắn, răng mọc lệch… cũng góp phần làm cho tình trạng viêm tiến triển nặng thêm.

– Yếu tố bên trong : Suy dinh dưỡng, thiếu vitamin (đặc biệt là vitamin C); thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì, thai nghén và cho con bú, có các bệnh toàn thân như bệnh nội tiết, bệnh máu; sức đề kháng yếu.

Bệnh quanh răng bao gồm viêm lợi, viêm quanh răng, hư quanh răng và teo vùng quanh răng . Trong đó, viêm lợi và viêm quanh răng là 2 chứng bệnh quan trọng nhất.

Ở chứng viêm lợi , tình trạng viêm chỉ xảy ra trên bề mặt lợi, không lan sâu xuống rãnh lợi và khe quanh răng. Bệnh có thể làm tổn thương nhú lợi, bờ lợi và lợi dính; ở người bị phì đại lợi, nó tạo thành túi lợi giả. Biểu hiện chủ yếu của viêm lợi là chảy máu khi chải răng, khi ăn thức ăn cứng hoặc khi xỉa răng, soi gương thấy lợi đỏ, sưng. Nếu không được chữa kịp thời, bệnh sẽ trở thành mạn tính và chuyển thành viêm quanh răng.

Ở chứng viêm quanh răng , tổn thương từ lợi lan sang các phần khác như các dây chằng quanh răng, xương ổ răng và xương răng. Hậu quả là răng lung lay rồi rụng. Triệu chứng viêm quanh răng cũng tương tự như viêm lợi, cộng thêm một số dấu hiệu khác như hôi miệng, ấn vuốt lợi từ dưới chân răng lên thấy có mủ, răng dài và thưa, lung lay, ảnh hưởng đến việc nhai thức ăn.

Phần lớn các trường hợp viêm lợi và viêm quanh răng đều ở thể mạn tính, kéo dài và tái phát từng đợt khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút

Cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp đặc hiệu nào chữa trị bệnh quanh răng. Việc chữa trị là một quy trình phức hợp bao gồm điều trị tại chỗ và toàn thân, điều trị khởi đầu và duy trì, điều trị bảo tồn và phẫu thuật… Để việc chữa trị có hiệu quả, điều kiện quan trọng đầu tiên là phát hiện bệnh sớm. Các bác sĩ có thể chỉ định các thuốc sau:

  • Kháng sinh dùng toàn thân (uống hoặc tiêm, tùy theo thể bệnh và giai đoạn bệnh) như tétracycline, penicilline, docyxycline, amoxicycline, metronidazol…
  • Kháng sinh dùng tại chỗ : Sợi tetracycline (đưa vào túi quanh răng) hoặc kháng sinh dạng gel (bôi). Có thể phối hợp kháng sinh dạng gel với dung dịch nước súc miệng.

PGS. Đỗ Quang Trung (SKĐS)

Có thể bạn quan tâm: Bà bầu bị viêm lợi, Bệnh viêm lợi ở người lớn

6 Bình luận

  1. Em vua phat hien minh bi viem quanh rang. Nhung e dang trong giai doan mang bau thang thu 7. Xin bac si cho e loi khuyen a
    Em xin am

    • IgyGate.vn says

      Chào bạn,
      Viên ngậm IGYGATE DC-PG an toàn và hiệu quả với bệnh viêm quanh răng ở phụ nữ mang thai. Vì thành phần kháng thể igy trong viên ngậm được chiết suất từ lòng đỏ trứng gà an toàn. Bạn có thể yên tâm sử dụng viên ngậm IGYGATE DC-PG để hỗ trợ điều trị viêm quanh răng.
      Viêm quanh răng khi mang bầu không những để lại cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sinh hoạt, mà nguy hiểm hơn còn ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Viêm quanh răng hay còn gọi là viêm nha chu có nguy cơ dẫn đến sinh non và sinh nhẹ cân 2-3 lần.
      Chúc bạn sớm khỏi bệnh và có hành trình thai kỳ khỏe mạnh!
      Thân ái,

  2. avatar Đỗ Thị Thúy. says

    E nam nay 28 tuoi, cung bi viem quanh rang, thay bac si bao benh nay van chua co phuong phap dieu tri dut diem, vi the e rat buon. Tuoi con qua it de bi rung het rang, via mat tham my ma lai gay rat nhieu kho khan cho viec nhai nuôt. Hy vong nganh y se nhanh chong tim ra duoc phuong phap dieu tri tan goc trong thoi gian som nhat..^”

    • IgyGate.vn says

      Chào bạn Thúy,
      Thực ra bệnh hoàn toàn có thể trị dứt điểm được chứ không phải không. Theo bác sỹ Nguyễn Thị Hồng Minh, Phó khoa Nha chu – Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương. Nếu bệnh nhân phát hiện bệnh khi lợi chưa bị tụt quá sâu, và điều trị đúng cách, kiên trì (tối thiểu 8 tháng) thì bệnh có thể thuyên giảm tới 80%, sau đó quá trình phục hồi sẽ diễn ra chậm hơn. Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh tại Bệnh viện RHM Trung Ương đã áp dụng biện pháp sử dụng kháng thể trong viên ngậm IgYGate DC-PG vào việc trị triệt để bệnh. Tóm tắt phương pháp như sau: Bệnh nhân tới thăm khám được chẩn đoán bệnh nha chu sẽ được bác sỹ can thiệp cơ học, làm sạch chân răng, làm sạch túi lợi… Sau đó bệnh nhân ngậm mỗi ngày 6 viên IgYGate DC-PG. Kiểm tra lại định kỳ hàng tháng để xem tiến triển của bệnh. Sau một thời gian đủ dài từ 8 tuần – 16 tuần, các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt: chiều sâu túi lợi giảm, chảy máu chân răng giảm, tình trạng viêm nhiễm cũng cải thiện….
      Nếu bạn có bệnh, hãy tới những bệnh viện đầu ngành để được chăm sóc và điều trị tốt nhất. Ngậm viên ngậm IgYGate DC-PG hàng ngày là biện pháp an toàn bảo vệ răng bạn trước nguy cơ tiến triển của bệnh Nha chu.
      Chúc bạn mạnh khỏe,

  3. avatar nguyen quang khai says

    hiện giờ có cách chữa trị bệnh này không

    • IgyGate.vn says

      Chào anh Khải,
      Bệnh quanh răng có thể chữa được nhưng cần có quá trình điều trị liên tục, kéo dài và được theo dõi tốt. Tỷ lệ thành công sau thời gian điều trị cũng rất cao, tới 80%. Sở dĩ bệnh quanh răng khó điều trị là do phần lợi đã bị vi khuẩn tấn công trong một thời gian dài làm tiêu các sợi cơ liên kết của mô quanh răng. Bên cạnh đó, vị trí khu trú của vi khuẩn tại chân răng cũng khó tác động tới bằng các biện pháp làm sạch răng thông thường, kể cả kháng sinh và miễn dịch cơ thể. Chính vì vậy, việc sử dụng kháng thể tác dụng tại chỗ ngày càng được quan tâm vì khả năng thấm sâu vào nơi vi khuẩn trú ẩn và ức chế khả năng gây bệnh của vi khuẩn.
      Khi điều trị bệnh lý quanh răng, anh sẽ được Nha sỹ làm sạch chân răng, mảng báo trên răng, túi lợi. Sau đó, bác sỹ kê phác đồ điều trị chống nhiễm khuẩn và viên ngậm IgYGate DC-PG để ngậm duy trì trong thời gian kéo dài, tránh nhiễm khuẩn trong thời gian điều trị bệnh.
      Việc điều trị thường kéo dài vì cơ thể cần có nhiều thời gian để khôi phục lại phần lợi đã bị tổn thương, anh nên kiên trì trong quá trình điều trị bệnh lý quanh răng để đạt hiệu quả tốt nhất.
      Chúc anh mạnh khỏe,

Ý kiến của bạn