Do nhận thức chăm sóc sức khỏe răng miệng kém nên bệnh viêm lợi rất phổ biến tại Việt Nam. Cùng tìm hiểu về bệnh viêm lợi và lắng nghe những lời khuyên bổ ích từ Igygate.vn.
Bệnh viêm lợi là gì? (Ảnh minh họa)
Lợi là gì?
Cơ quan răng bao gồm hai thành phần: răng và tổ chức quanh răng. Lợi là một trong những tổ chức quanh răng, bao gồm phần niêm mạc miệng biệt hóa ôm quanh răng. Ở ngách tiền đình và mặt lưỡi nhìn thấy rõ đường ranh giới giữa lợi và niêm mạc hàm ếch.
Theo y khoa, lợi được chia thành lợi tự do và lợi dính:
- Lợi tự do: là phần lợi ôm sát cổ răng và tạo với cổ răng một khe sâu gọi là rãnh lợi. Lợi tự do được chia thành lợi nhú và đường viền lợi. Lợi nhú là phần lợi tự do nằm ở kẽ giữa hai răng. Đường viền lợi ôm sát lấy cổ răng và thành ngoài của rãnh lợi,
- Lợi dính: phần lợi cao khoảng 1,5mm bám dính vào chân răng ở trên và mặt răng ở dưới.
Bệnh viêm lợi là gì?
Lợi bình thường săn chắc, có màu hồng nhạt. Lợi thường chuyển màu sắc khi ảnh hưởng bởi vi khuẩn viêm nhiễm bên ngoài.
Bệnh viêm lợi (hay viêm nướu) là bệnh do mảng bám trên răng làm kích ứng gây mẩn đỏ dẫn đến sưng nướu. Bệnh viêm lợi rất dễ dàng phát hiện và điều trị nhưng chúng ta thường hay bỏ qua và để “tự nó khỏi”. Nếu không được chữa trị và người bệnh tiếp tục để lợi bị tổn thương, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn chảy máu lợi, nặng hơn thì bị rụng răng.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây bệnh viêm lợi
Lợi thường có màu đỏ khi bị viêm. (Ảnh minh họa)
Giai đoạn của bệnh viêm lợi
Người bị viêm lợi trải qua hai giai đoạn của bệnh:
Viêm lợi cục bộ
Đây là giai đoạn không gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Lợi sưng đỏ, phồng lên và có thể chảy máu khi có tác động, nhất là lúc đánh răng. Giai đoạn này bệnh chưa ảnh hưởng đến chân răng và các tổ chức quanh răng. Người bị viêm lợi cục bộ rất dễ để được chữa trị nhưng cũng dễ dàng tái phát.
Xem thêm: Nguy hiểm nào ập đến khi mang thai bị viêm nha chu (viêm quanh răng)?
Viêm cận răng
Khi lợi đã bị viêm mà không chữa trị và chăm sóc răng miệng đúng cách, lớp lợi bên trong cùng với xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn bị giắt vào và có thể gây nhiễm khuẩn.
Khi bựa răng tích tụ ngày càng nhiều dưới vòm lợi, hệ thống miễn dịch của cơ thể lại càng phải gắng sức chiến đấu chống lại vi khuẩn. Và các độc tố kháng vi khuẩn và các chất enzym trong cơ thể được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết (những mô này có tác dụng định vị, giữ cho răng chắc). Lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu gây đau nhức, sưng má, răng miệng có mùi hôi khó chịu. Lâu ngày, lợi sẽ bị tụt xuống làm chân răng lộ ra, trông rất xấu. Bệnh càng trầm trọng, những lỗ hổng này càng sâu, lợi và xương hàm bị phá hủy càng nặng, răng không còn chỗ bám nữa sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng rụng ra.
Biến chứng của bệnh viêm lợi
Nếu không điều trị, viêm lợi có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con người.
- Viêm lợi trong thời gian dài gây ra bệnh viêm nướu răng, lan đến các mô cơ và xương, có thể gây mất răng.
- Làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim, viêm phổi.
- Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng sinh non.
- Trẻ sơ sinh có mẹ bị viêm lợi thường có cân nặng lúc ra đời thấp hơn những đứa trẻ có mẹ với răng lợi khỏe mạnh.
Xem thêm: Thoát khỏi mất răng do bệnh quanh răng một cách kỳ diệu trong 15 ngày
Bệnh viêm lợi có thể khiến răng bị rụng. (Ảnh minh họa)
Triệu chứng của bệnh viêm lợi
Triệu chứng viêm lợi rất dễ theo dõi và phát hiện. Người bị viêm lợi sẽ có dấu hiệu trực tiếp có thể thấy được từ bên ngoài và cảm nhận được từ bên trong. Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm lợi như:
- Đau ở khoang miệng, chỗ lợi sưng.
- Miệng hôi.
- Chải răng thấy buốt, có máu xuất hiện khi đánh răng.
- Lợi sưng hoặc có màu hồng tím, nhú lợi tròn.
- Trường hợp nặng có thể bị lở loét, mưng mủ.
- Có cao răng, mảng bám răng.
Xem thêm: Biến chứng thai kỳ: Tiền sản giật & nguy cơ thai chết lưu do viêm lợi
Mảng bám và cao răng là dấu hiệu nhận biết viêm lợi. (Ảnh minh họa)
Cách điều trị và phòng tránh viêm lợi
Điều trị và phòng tránh viêm lợi tốt nhất chính là việc chăm sóc sức khỏe răng miệng thường ngày. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào người bệnh. Để có răng lợi chắc khỏe, tự tin trong sinh hoạt hằng ngày, igygate.vn xin gửi tới bạn đọc những lời khuyên chân thành nhất:
- Thường xuyên làm sạch răng theo lịch trình được các nha sĩ khuyến cáo.
- Chải răng đúng cách và thay bàn chải sau 3-4 tháng một lần.
- Đánh răng tối thiểu hai lần một ngày, thời điểm tốt nhất là sau mỗi bữa ăn.
- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và làm sạch răng.
- Hạn chế dùng tăm để tránh chảy máu lợi, hỏng men răng.
- Sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn,
- Nên tới nha sĩ để kiểm tra răng miệng định kỳ.
Một trong những cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng và giúp hỗ trợ điều trị viêm lợi hiệu quả đó chính là sử dụng kháng thể IgY (OvalgenPG). Kháng thể IgY khi ngậm sẽ được giải phóng dần dần bám vào lợi, chân răng, túi quang răng và mặt răng giúp ngăn cản hoạt động của vi khuẩn gây bệnh, giúp giảm thiểu nguy cơ tạo mảng bám răng và bảo vệ mô lợi.
Nếu bạn cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến bệnh viêm lợi, bạn có thể đặt câu hỏi hoặc gọi 0969 513 269 để biết thêm thông tin chi tiết.
Theo Igygate.vn
Chào bs em bị sưng lợi có một ít lợi chùm vào răng cửa và không bám dính không biết em răng của em có ls không
Chào bạn,
Tình trạng bạn mô tả là dấu hiệu của viêm lợi. Bệnh có nguyên nhân tới từ vi khuẩn, chúng tiết men phá hủy mô lợi làm lợi sưng đỏ hơn bình thường, dễ chảy máu khi có tác đông (khi chải răng).
Để điều trị viêm nướu lợi tận gốc, bạn nên tới các cơ sở Nha khoa tiến hành loại bỏ mảng bám trên bề mặt răng, nhất là các mảng bám phía dưới chân răng. Đồng thời, sử dụng viên ngậm IgyGate DC PG với liều 4-6 viên/ngày trong 30 ngày để tấn công tác nhân vi khuẩn. Viên ngậm với thành phần kháng thể Ovalgen PG có tác dụng đặc hiệu trên vi khuẩn P.Gingivalis – tác nhân chính gây bệnh. Loại bỏ ảnh hưởng từ vi khuẩn, mô nướu lợi sẽ có cơ hội phục hồi, bớt sưng viêm.
Chúc bạn sớm khỏi!
thưa bs cháu có có một cái răng sâu nhưng bên trong cái răng sâu đó có một ít thịt nhô lên.cho cháu hỏi có sao k ạ?
Em bị viêm lợi, đã 1 tháng k khỏi, em có đi khám và bác sỹ nói là do cao răng, chỉ cần lấy cao là sẽ khỏi, nhưng lợi của em bị sưng nhiều và sưng cao, em không biết liệu có nguyên nhân nào khác gây ra viêm không, mong bs tư vấn ạ!
Chào Bạn,
Việc bị viêm lợi mà chỉ lấy cao răng sẽ tái phát trở lại, vì viêm lợi do nồng độ vi khuẩn có hại trong khoang miệng gây lên, cao răng chỉ là môi trường do vi khuẩn tạo ra, việc làm sạch cao răng, nhưng không có nghĩa làm sạch vi khuẩn có hại. Do đó, ngoài việc lấy cao răng, để giúp viêm lợi được điều trị tận gốc, không lo tái phát bạn nên sử dụng viên ngậm IGYGATE DC-PG. Với liều dùng cần áp dụng 4-6v/ ngày, kéo dài trong 20-25 ngày, kháng thể IGY trong viên ngậm sẽ giúp giảm nồng độ vi khuẩn xuống mức thấp nhất, không có thể phát triển bệnh và tái phát bệnh.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh dứt điểm.
Thân ái,
Em năm nay 30 tuổi, 2 năm gần đây em thường xuyên bị chảy máu chân răng, kể cả khi răng không bị tác động. 3 ngày nay em bị viêm lợi hóa mủ rất đau. Xin hỏi bác sỹ cách điều trị như thế nào ah
Chào bạn,
Tình trạng bạn mô tả là dấu hiệu của bệnh viêm nướu lợi, viêm nha chu. Bệnh do vi khuẩn gây ra, trong đó đóng vai trò chính là vi khuẩn P.Gingivalis. Các vi khuẩn gây hại này tiết ra men phá hủy mô lợi, làm mô nướu lợi dễ tổn thương và yếu hơn bình thường. Lợi dễ sưng viêm, có màu đỏ, dẽ chảy máu khi có tác đông (chẳng hạn như khi chải răng), viêm sưng mủ trắng,.. Khi tình trạng viêm kéo dài có thể dẫn đến viêm nha chu, làm lỏng lẻo các tổ chức quanh răng, gây nhức chân răng, tụt lợi và có nguy cơ mất răng cao.
Các vi khuẩn gây bệnh cư trú chủ yếu ở các mảng bám trên bề mặt răng và tồn tại cả sâu dưới mô lợi, đây là nguyên nhân khiến bệnh khó điều trị triệt để. Các triệu chứng có thể giảm sau đợt điều trị thuốc kháng sinh cấp nhưng lượng vi khuẩn vẫn còn nên dễ dàng tái phát và trở thành mạn tính.
Để điều trị tận gốc, bạn lưu ý:
– Tới các cơ sở Nha khoa tiến hành loại bỏ mảng bám cao răng trên bề mặt răng, đặc biệt là các mảng bám ở sâu phía dưới chân răng.
– Sử dụng viên ngậm Igygate DC -PG để tấn công yếu tố vi khuẩn. Thành phần kháng thể Ovalgen PG trong viên ngậm có tác dụng đặc hiệu trên men gây hại của P.Gingvivalis, có tác dụng hiệu quả làm giảm số lượng và nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng. ĐỒng thời đặc tính của kháng thể có thể thấm sâu xuống dưới mô lợi và các vị trí vi khuẩn cư trú, do đó có giá trị trong điều trị triệt để và tránh tái phát. Bạn sử dụng viên ngậm với liều 4-6 viên/ngày trong 30 ngày.
– Duy trì các biện pháp vệ sinh răng lợi hàng ngày: chải răng thường xuyên, súc miệng nước muối, dùng chỉ nha khoa vệ sinh kẽ răng.
Bạn có thể gọi tới số hotline 0969513269 để nhận được tư vấn chi tiết hơn nhé.
Chúc bạn sớm khỏi!
Cháu bị loét ở phần lợi bên trong răng hàm cũng được hơn 2 tuần rồi mà chưa khỏi.xin bác sĩ tư vấn cho cháu với ạ
Chào bạn,
Loét phần lợi sau răng hàm có thể là triệu chứng của bệnh viêm lợi. Viêm lợi vốn là bệnh dễ tái phát đi tái phát lại thường xuyên, nếu không điều trị tận gốc vi khuẩn, bệnh có thể phát triển nặng dẫn đến tình trạng viêm nha chu với nguy cơ mất răng cao.
Giải pháp để điều trị viêm lợi dành cho bạn, đó là: cần tăng cường vệ sinh răng lợi thông thường như chải răng sau các bữa ăn , dùng chỉ nha khoa, súc miệng nước muối sáng/ tối. Nếu được, bạn nên đến bác sĩ nha khoa để làm sạch cao răng – môi trường sinh sống của vi khuẩn có hại gây bệnh. Tuy nhiên, nếu chỉ thực hiện các giải pháp này thì viêm lợi không thể điều trị triệt để. Viêm lợi là bệnh do vi khuẩn có hại gây lên, trong đó yếu tố then chốt gây bệnh là vi khuẩn P.Gingivalis, để điều trị triệt để bệnh cần sử dụng giải pháp có yếu tố tấn công trực tiếp vi khuẩn gây bệnh, như viên ngậm IGYGATE DC-PG của Nhật Bản. Viên ngậm này có chứa Kháng thể IGY (chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà) có tác dụng trực tiếp lên vi khuẩn P. gingivalis, là tác nhân hàng đầu gây nên viêm lợi. Đặc biệt, với ái lực mạnh, kháng thể IGY có thể thấm sâu vào mô lợi để truy lùng vi khuẩn gây bệnh, đem lại giá trị điều trị triệt để với bệnh viêm lợi, giúp cho người bệnh được điều trị triệt để, không lo tái phát.
Bạn sử dụng viên ngậm liều dùng 4-6 viên/ ngày trong 15-20 ngày, ngậm sau các bữa ăn chính và trước khi đi ngủ. Sau khi ngậm, 30 phút đầu nhớ hạn chế ăn uống. Sau khi lợi hết sưng loét nên tiếp tục duy trì 2 viên/ ngày để đảm bảo viêm lợi không tái phát, và luôn duy trì nồng độ vi khuẩn ở mức không có khả năng phát triển và lây lan bệnh.
Mong bạn sớm khỏi bệnh. Thân ái!