Dự phòng sâu răng cho trẻ nhỏ

3 244 đã xem

Sâu răng là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, gây ảnh hưởng nặng nề đến chức năng ăn uống và sự phát triển hàm răng vĩnh viễn của trẻ.

Theo nghiên cứu của Vangas và Crall năm 1998 ở Mỹ: tỷ lệ sâu răng ở lứa tuổi học đường là 61%. Tại việt nam, theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2000: tỷ lệ sâu răng sữa ở lứa tuổi 611 là 84,9%.tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 25,4%.

Theo nghiên cứu của Ấn Độ năm 2006 trên 1500 trẻ từ 35 tuổi, tỷ lệ sâu răng của trẻ từ 3 tới 5 tuổi như sau:

Tuổi Tỷ lệ sâu răng

Tuổi Tỷ lệ sâu răng
3 42,6%
4 50,7%
5 60,9%

Nguyên nhân gây bệnh sâu răng là do quá trình hủy khoáng chiếm ưu thế hơn quá trình tái khoáng, nguồn gốc là do chuyển hóa đường của vi khuẩn bám trên bề mặt răng. Vi khuẩn chuyển hóa đường thành acid gây phá hủy men răng.

Về vị trí sâu răng sữa ở trẻ em: Hay gặp nhất là sâu các răng hàm sữa hàm dưới, sau đó đến các răng hàm sữa trên; ít gặp sâu các răng cửa. Sâu răng hay gặp ở mặt nhai hơn mặt bên nhưng sâu mặt bên lại tiến triển nhanh và tỷ lệ làm tổn thương tủy răng cũng cao hơn.

Nhìn chung tốc độ tiến triển tổn thương sâu răng ở răng sữa nhanh hơn răng vĩnh viễn do lớp men mỏng và độ khoáng hóa thấp.

Ngoài các đặc điểm chung trên, trẻ trong độ tuổi từ 24 tuổi còn hay gặp tình trạng sâu răng sớm. Đây là thể bệnh làm bố mẹ rất lo lắng và phải đưa con đi khám sớm. Tổn thương rất điển hình: các răng hai hàm mòn cụt, mem răng mềm, mủn. răng đổi màu vàng nâu hoặc xám. Các răng cửa trên bị ảnh hưởng sớm và nặng nhất, sau đó là các răng hàm sữa thứ nhất.

Tuổi Tỷ lệ sâu răng 1

Mức độ hủy hoại răng của bệnh Sâu răng

Nguyên nhân của thể bệnh này là do cách nuôi dưỡng, cho trẻ bú bình khi ngủ hoặc ăn các chất ngọt để ru ngủ. Khi trẻ ngủ, các chất ngọt chảy quanh răng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn lên men tạo thành acid, gây phá hủy men răng.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em

Cách phòng bệnh sâu răng sớm ở trẻ em

  • Không nên cho trẻ ngậm bình ban đêm.
  • Đánh răng cho trẻ ngay khi có chiếc răng đầu tiên.
  • Nên ngưng bú bình khi có thể uống được bằng cốc (12 tháng tuổi).
  • Nên khám răng định kỳ 6 tháng/lần.

Dự phòng sâu răng nói chung cho trẻ

Tăng cường vệ sinh răng miệng: đánh răng cho trẻ bằng bàn chải lông mềm, đầu nhỏ. Trẻ từ 6 tháng  3 tuổi không nên sử dụng kem đánh răng có fluor vì trẻ hay nuốt kem. Trẻ trên 3 tuổi cần sử dụng kem có fluor với lượng bằng hạt đậu xanh. Trẻ ở các lứa tuổi đều nên bổ sung kháng thể chống vi khuẩn gây Sâu răng, Viêm lợi tại chỗ hàng ngày.

Thay đổi thói quen ăn uống: giảm lượng đường sử dụng. Nên ăn một chế độ ăn cân bằng với 5 nhóm thực phẩm cơ bản để đảm bảo sức khỏe nói chung và cung cấp đầy đủ vi chất cho quá trình hình thành và phát triển răng.

Điều trị phục hồi các tổn thương: trám bít hố rãnh, súc miệng nước fluor, bôi gel fluor tại chỗ.

Xem chi tiết: Dự phòng sâu răng cho trẻ nhỏ

Dự phòng sâu răng nói chung cho trẻ 1

Ths.Bs. Nguyễn Thị Ngọc Lan

Chuyên khoa Răng Hàm Mặt  Bệnh viện Nhi Trung Ương

Có thể bạn quan tâm: Bệnh sâu răng ở trẻ em

2 Bình luận

  1. avatar Ngọc trâm says

    Bé nhà em 4 tuổi, 2 răng cửa bị sâu và gãy chỉ còn nữa phần răng, chính giữa mỗi răng bị sâu mất luôn chân răng, cho em hỏi có dưỡng được không hay phải nhổ bỏ ạ, có ảnh hưởng đến vấn đề mọc răng sau này của bé không ạ

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn Ngọc Trâm,
      Do men răng sữa của trẻ còn yếu, chưa hoàn thiện mức độ canxi hóa nên rất dễ bị các vi khuẩn tấn công sinh acid làm mòn mủn, gây ra hiện tượng sâu sún. Hiện tại răng bé bị sâu và gãy, thậm chí mất luôn chân răng là tình trạng khá nghiêm trọng, hiện tại bé mới 4 tuổi và chưa đến tuổi thay răng do đó nếu nhổ răng quá sớm có thể làm khô lợi, ảnh hương đến mầm răng vĩnh viễn sau này. Bạn nên cho bé đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám trực tiếp và đưa ra chỉ định nhổ răng phù hợp, tuyệt đối k tự ý nhổ răng sâu cho bé tại nhà để tránh tình trạng nhiễm khuẩn gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho trẻ.
      Ngoài ra, để bảo vệ các răng còn lại giải pháp tối ưu là kiểm soát nồng độ vi khuẩn gây hại, bạn có thể cho bé sử dụng viên ngậm IgYGate DC – PG với liều tấn công ban đầu 4-6 viên/ngày chia 3 lần trong 20-30 ngày, giúp giảm nồng độ, số lượng vi khuẩn xuống mức thấp nhất. Sau đó chuyển về liều phòng ngừa 2 viên/ngày.
      Bên cạnh đó, bạn cũng lưu ý vệ sinh răng miệng cho con hằng ngày cẩn thận nhé: chải răng tối thiểu 2 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa vệ sinh kẽ răng, hạn chế cho bé ăn nhiều đồ ngọt, băn vặt,…
      Bạn có thể gọi tới số 0969513269 để nhận được tư vấn chi tiết hơn nhé.
      Chúc bé luôn khỏe!

Ý kiến của bạn