Làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu?

87 436 đã xem

Sâu răng sữa là triệu chứng phổ biến ở trẻ nhưng lại ít được người lớn để ý tới. Trên thực tế, đây là một bệnh nguy hiểm mà trẻ cần được sự quan tâm đặc biệt của các bậc phụ huynh.

Tìm hiểu thêm: Sâu răng sữa sớm ở trẻ: Mối nguy hiểm cha mẹ không hề biết

Làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu? 1

Sâu răng là một bệnh nguy hiểm ở trẻ. (Ảnh minh họa)

Quan niệm sai lầm của người lớn về sâu răng sữa

Các bậc phụ huynh đôi khi chỉ quan tâm tới sức khỏe răng miệng của bé ở mức cơ bản. Các bố mẹ hãy tìm hiểu để chăm lo tốt hơn cho sức khỏe răng lợi của con trong những năm đầu đời, và tránh xa những quan niệm chủ quan sau đây nhé:

Răng sữa thì không cần đánh răng

Khi mới có răng sữa, nhiều vị phụ huynh cho rằng trẻ không cần đánh răng vì răng của chúng vẫn còn thưa, thức ăn sẽ không mắc lại. Nhưng thực tế, trẻ có thể có 20 chiếc răng khi được 2 tuổi rưỡi, và tương đối khít vào nhau. Nếu không chải răng đều đặn, trên răng bé rất dễ xuất hiện mảng bám do thức ăn để lại, dẫn tới sâu răng.

Bị sâu răng sữa không đau đớn

Trong răng sữa vẫn tồn tại các dây thần kinh cảm giác, trẻ sẽ đau nếu bị sâu răng. Đau răng sâu  sẽ ảnh hưởng đến bé hàng ngày lúc ăn uống, thậm chí cả trong lúc ngủ.

Răng sữa sẽ mất đi và không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn

Mặc dù răng sữa sẽ đều được thay thế bởi răng vĩnh viễn, nhưng tình trạng của răng sữa ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Nếu như răng sữa bị sâu và phải nhổ sớm, khiến cho lợi bị khô, răng vĩnh viễn sẽ khó mọc lên và nếu mọc lên thì có thể mọc không đúng vị trí, mọc lệch.

Răng sữa sẽ mất đi và không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn 1

Hình ảnh xương hàm của trẻ trước khi thay răng sữa: Dưới mỗi răng sữa là các mầm răng vĩnh viễn 

Xem thêm: Sâu răng sữa ảnh hưởng trí thông minh của trẻ hay không?

Chỉ nhắc nhở bé chăm sóc răng miệng thường xuyên là chưa đủ, bố mẹ cần phải theo dõi và quan sát những hiện tượng lạ xảy ra đối với răng của bé để có những biện pháp điều trị phù hợp.

Phải làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu

Răng sữa có chức năng quan trọng không kém gì răng vĩnh viễn. Nó giúp trẻ thực hiện được những công việc hằng ngày như nhai, nghiền, cắn, xé, giữ một vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa. Nếu thiếu đi răng sữa, chế độ ăn uống của trẻ sẽ bị ảnh hưởng khiến sức khỏe giảm sút, biếng ăn, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

Vậy phải làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu?

Phải làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu 1

Cần đưa trẻ đến khám nha sĩ khi phát hiện răng sâu. (Ảnh minh họa)

Khi vết sâu răng còn mới

Để răng được tốt thì cách tốt nhất là phải phòng bệnh. Nếu răng sữa mới phát hiện sâu, cha mẹ cần đưa trẻ tới phòng khám nha khoa để điều trị. Thường bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp trám răng để ngăn chặn không cho sâu tiếp tục phát triển. Răng sữa của trẻ bị sâu nếu trám sớm sẽ giữ được đầy đủ răng trên hàm, đảm bảo cho quá trình tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách có hiệu quả.

Xem thêm: Tại sao mẹ bầu không nên xem nhẹ bệnh sâu răng và viêm lợi !

Khi vết sâu răng đã lớn

Khi vi khuẩn phát triển đến giai đoạn muộn, tạo thành lỗ sâu lớn trên răng của bé, thậm chí có thể “ăn” gần hết răng của bé, không nên vội vàng đến Nha sĩ nhổ hết phần còn lại của chiếc răng sâu đó. Răng sữa nếu nhổ quá sớm, sẽ gây ảnh hưởng tới khung xương hàm và mất phương hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này.

Răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ làm tiêu biến gốc răng sữa khiến răng sữa lung lay và rụng đi. Nhổ răng sữa quá sớm sẽ khiến răng vĩnh viễn về sau mọc lên bị lệch lạc, mà ảnh hưởng nhiều nhất là trên răng hàm vĩnh viễn số 6, làm răng số 6 mọc về phía trước và chen vào chỗ các răng vĩnh viễn khác mọc sau này.

Cách trị sâu răng  tốt nhất là bảo tồn, giữ lại tới tuổi thay răng khi răng vĩnh viễn mọc lên thay thế. Cha mẹ hãy tham khảo kĩ ý kiến của Nha sĩ để có biện pháp điều trị tránh gây đau cho bé, đồng thời hạn chế các nguy cơ có hại sau này.

Xem thêm: Bác sĩ Lê Văn Hiền: Viêm Lợi, Viêm Nha Chu có dẫn đến sinh non hay không?

Ngoài ra, khi trẻ mới bị sâu răng sữa ở giai đoạn đầu, hãy cho trẻ sử dụng kết hợp kháng thể IgY (gồm Ovalgen DC và Ovalgen PG), giúp ngăn ngừa sâu răng diễn biến nặng hơn cũng như ngăn cản sâu răng bị lan rộng ra cả hàm răng.
Kháng thể IgY ức chế vi khuẩn Smutans- nguyên nhân hàng đầu gây ra sâu răng. Tác dụng ức chế vi khuẩn Smutans thông qua cơ chế ức chế tiết men Gtase. Men Gtase bám dính trên bề mặt răng thủy phân sucrose trong thức ăn dư thừa thành glucan không hòa tan- đây như là một chất keo dính giúp cho vi khuẩn Smutans bám chắc vào bề mặt răng đồng thời kéo theo các vi khuẩn có hại khác dễ dàng bám vào răng và tiết ra acid gây sâu, sún răng.

Chính vì vậy khi sử dụng, Kháng thể IgY được giải phóng dần dần bám vào lợi, chân răng, túi quanh răng và mặt răng giúp ngăn cản hoạt động của vi khuẩn gây bệnh, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý về răng miệng.
Sử dụng kháng thể IgY thì việc sâu răng sữa sẽ không còn là nỗi lo đối với các vị phụ huynh cũng như với bé.

Viên ngậm IgYGate DC – PG  thành phần  chứa kháng thể OvalgenDC và OvalgenPG  giúp bảo vệ răng, hỗ trợ  giúp giảm nguy cơ sâu răng, viêm nướu( lợi)

Khi vết sâu răng đã lớn 1

Xem thêm:

Nếu bạn muốn tư vấn về tình trạng sức khỏe răng lợi của trẻ, bạn có thể đặt câu hỏi hoặc gọi 0969 513 269 để được biết thêm thông tin chi tiết.

4. Sử dụng “viên kẹo thần kỳ” 2

Theo igygate.vn

Có thể bạn quan tâm: Bệnh sâu răng ở trẻ em

264 Bình luận

  1. Bé nhà e 2 tuổi có dấu hiệu sâu răng ở 2 răng cửa hàm trên.cách xử lí bây giờ thế nào ạ?

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn,
      Nếu tình trạng sâu răng mới chớm, mới chỉ có vết nâu đen hay đốm trên bề mặt răng, chưa hình thành lỗ sâu thì sau răng mới chỉ tấn công ở phần men răng, bạn có thể đưa bé tới Nha sĩ để tái khoáng lại phần men răng tổn thương, sau đó lưu ý vệ sinh răng lợi hàng ngày cẩn thận và sử dụng kết hợp viên ngậm Igygate DC -PG để điều trị tác nhân vi khuẩn.
      Còn khi đã có vết sâu quan sát được và bé có cảm giác đau nhức, thì sâu đã lan tới ngà và tủy răng, lúc này cần điều trị phần ngà, tủy sâu và hàn trám lại bề mặt. Đây là giải pháp tốt nhất để giữ lại răng tới tuổi thay răng.
      Bạn có thể gọi tới số hotline 0969513269 để nhận được tư vấn chi tiết hơn nhé.
      Thân ái!

  2. avatar Thanh tâm says

    Bé e 4 tuổi bị sâu hết răng hàm đi bsi nhưng ko trám dc do bị sâu hết chỉ uống thuốc để bớt đau . Bsi tư vấn e với

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn,
      Đối với trường hợp không điều trị cơ học hàn trám bề mặt răng sâu được, giải pháp tối ưu duy nhất bạn nên cho bé sử dụng viên ngậm IgYGate DC -PG. Thành phần kháng thể Ovalgen DC trong viên ngậm có tác dụng đặc hiệu ức chế men gây bệnh của vi khuẩn, do đó hiệu quả trong làm giảm số lượng, nồng độ và sự tấn công của vi khuẩn, giúp ngăn ngừa sâu răng tiến triển và giảm đau cho bé.
      Viên ngậm IgYGate không gây đề kháng như kháng sinh và an toàn cho trẻ, có thể sử dụng hàng ngày.
      Bạn có thể gọi tới số hotline 0969513269 để nhận được tư vấn chi tiết hơn nhé.
      Chúc bé sớm khỏi!

  3. avatar Nguyễn thuý đạt says

    Chào bs. Con e 5 tuổi bị sâu răng ăn vào tuỷ rồi. Thỉnh thoảng bé kêu đau. Bs tu vấn cho e với ạ.

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn,
      Bé 5 tuổi chưa đến độ tuổi thay răng (thường là từ 9-12 tuổi), giải pháp tốt nhất là điều trị bảo tồn, giữ lại cho đến khi thay răng vĩnh viễn. Nếu nhổ răng quá sớm sẽ ảnh hưởng xấu đến mầm răng vĩnh viễn của bé và hệ xương hàm sau này.
      Bạn nên đưa bé đến nha sĩ để tiến hành triệt tủy và hàn trám bề mặt răng sâu. Biện pháp này sẽ bảo tồn giữ lại răng, làm hết tình trạng đau nhức và giữ cho việc ăn uống, vệ sinh răng lợi không bị ảnh hưởng. Việc can thiệp cơ học này được tiến hành nhanh và ít gây đau cho bé.
      Sâu răng có nguyên nhân tới từ vi khuẩn, trong đó chủ yếu là vi khuẩn S.mutans. Ngoài điều trị bề mặt, cần quan tâm tới yếu tố vi khuẩn để có thể điều trị tận gôc và ngăn sâu răng tiến triển. Bạn nên tham khảo sử dụng viên ngậm IgYGate DC PG, chứa kháng thể Ovalgen DC có khả năng ức chế đặc hiệu S.mutans, qua đó giữ nồng độ vi khuẩn luôn ở mức thấp, không còn khả năng lây lan và gây bệnh.
      Sau khi hàn răng, bạn cho bé sử dụng với liều 4 viên/ngày trong 20 ngày, sau đó duy trì 2 viên/ngày để phòng ngừa. Cùng với đó là duy trì thói quen chải răng đều đặn hàng ngày, súc miệng sau khi ăn và hạn chế các đồ uống có gas, thức ăn chứa nhiều đường,..
      Chúc bé sớm khỏi!

  4. avatar nguyen huy hoang says

    con toi dc 32 thang tuoi rang cua bi mon sae loi gay dau ca dem ,toi rat lo lang k biet phai chua tri ra sao vi chau con nho rat kho bat tre ha mieng de tram rang:

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn,
      Triệu chứng mòn mủn răng cửa ở bé nhiều khả năng là biểu hiện của sún răng. Bệnh có nguyên nhân tới từ sự tấn công của vi khuẩn, các vi khuẩn tiết acid ăn mòn men răng, đặc biệt các răng sữa có lớp men răng mỏng nên dễ mòn mủn, nếu không lưu ý điều trị đôi khi chỉ còn chân răng màu đen, cứng nằm sát lợi, hoặc xuất hiện tình trạng sâu răng, viêm lợi gây đau nhức.
      Để điều trị và phòng bệnh tiến triển, ngoài vệ sinh cẩn thận hằng ngày, bạn cho bé sử dụng viên ngậm IgYGate DC – PG với thành phần kháng thể Ovalgen DC có tác động đặc hiệu trên men gây bệnh của vi khuẩn gây sâu răng S.mutans, làm giảm sự bám dính của vi khuẩn lên bề mặt răng, giảm hình thành mảng bám, giữ nồng độ vi khuẩn luôn ở mức thấp – không còn khả năng gây bệnh, làm sạch răng và sạch khoang miệng.
      Viên ngậm rất an toàn với trẻ nhỏ nhờ thành phần kháng thể Ovalgen được chiết xuất trực tiếp từ lòng đỏ trứng gà, chỉ có tác dụng tại chỗ trong khoang miệng, không hấp thu vào máu, không gây đề kháng như kháng sinh. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại: https://igygate.vn/cau-hoi-thuong-gap/
      Bạn có thể gọi tới số hotline 0969513269 để chúng tôi có thể tư vấn chi tiết hơn nhé.
      Thân ái!

  5. avatar nguyen thi yen says

    con trai toi năm nay len 5 tuoi chau bi gay va sun 4 răng cua va nhung răng con lai deu bi sau vay , chau chuan bi vao lop 1 ma noi van ngong , bieng ăn. nho ban tu van giup

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn,
      Tình trạng sức khỏe răng lợi của bé như bạn mô tả là rất không được tốt. Răng sữa tuy sau này sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn nhưng trong những tháng năm đầu đời, chúng có vai trò quan trọng trong giúp trẻ ăn nhai tốt, đảm bảo dinh dưỡng, đồng thời giữ định hướng cho sự phát triển khung hàm, bên cạnh đó cũng hỗ trợ phát ăm – nếu trẻ sún răng thướng khó phát âm s, v, t, dễ nói ngọng,..
      Đối với các răng sâu, bạn nên đưa bé tới Nha sĩ để thăm khám tình trạng: tiến hành lấy ngà tủy sâu, hàn trám lại khôi phục bề mặt răng để tránh sâu tiến triển và tránh gây đau nhức.
      Bên cạnh đó, bạn lưu ý tác nhân chính gây sâu răng là vi khuẩn, chỉ có tác động vào tác nhân này mới có thể điều trị sâu răng triệt để, bạn cho bé sử dụng viên ngậm IgYGate DC – PG với thành phần kháng thể Ovalgen DC, có tác dụng đặc hiệu trên men gây bệnh của vi khuẩn, giúp làm giảm số lượng, nồng độ vi khuẩn gây hại, làm sạch khoang miệng hiệu quả.
      Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý việc vệ sinh răng lợi hằng ngày: chải răng ngày 2 lần, dùng chỉ nha khoa vệ sinh kẽ răng. Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, nước ngọt, nước có gas,..
      Bạn có thể gọi tới số hotline 0969513269 để nhận được tư vấn chi tiết hơn nhé
      Thân ái!

Ý kiến của bạn