Tại sao mẹ bầu không nên xem nhẹ bệnh viêm lợi, sâu răng

2 214 đã xem

Chia sẻ về vấn đề điều trị bệnh răng lợi cho phụ nữ mang thai tại bệnh viện, TS.BS Nguyễn Thị Hồng Minh ( Phó Khoa Nha Chu, Bệnh Viện Răng Hàm Mặt TƯ Hà Nội) nói: “Bản thân phụ nữ mang thai, nhiều khi biết mình có bệnh nhưng lại nghĩ rằng mình cần hy sinh, chịu đựng vì lo việc điều trị sẽ ảnh hưởng đến con. Và thường chỉ điều trị khi bệnh quá trầm trọng. Điều này khiến cho việc điều trị càng phức tạp, gây ảnh hưởng hơn đến thai nhi”.

>>> Phân tích chuyên mốn của Tiến sĩ nha khoa về mối nguy hiểm của viêm lợi viêm nha chu đối với thai kỳ

Bệnh răng lợi ở thai kỳ để lại hậu quả cực kỳ nghiêm trọng mà Y học Toàn cầu mới bắt đầu chỉ ra cách đây 20 năm, riêng ở Việt Nam vấn đề này đến nay mới chính thức nhận sự quan tâm của bác sĩ Sản Khoa.

Hiện nay tại Việt Nam, được coi là đi tiên phong trong dòng sản phẩm an toàn giúp phụ nữ mang thai và đang cho con bú hỗ trợ điều trị viêm lợi (viêm nướu), viêm nha chu, chảy máu chân răng, chảy máu lợi, sâu răng, hôi miệng,… Nhãn hàng IGYGATE DC-PG xây dựng bộ tranh với chủ đề “TẠI SAO MẸ BẦU KHÔNG NÊN XEM NHẸ BỆNH RĂNG LỢI” nhằm giúp các mẹ bầu thời đại mới hiểu một cách trực quan về mối nguy hiểm của bệnh răng lợi có thể để lại nếu như các mẹ xem nhẹ.

Nào bây giờ hãy cùng IgYGate DC-PG lần lượt khám phá các thông tin bổ ích thông qua 7 bức tranh sau:

1. THỰC TẾ BỆNH RĂNG LỢI Ở PHỤ NỮ CÓ THAI

1. THỰC TẾ BỆNH RĂNG LỢI Ở PHỤ NỮ CÓ THAI 1

Bệnh viêm lợi, sâu răng, hôi miệng (gọi chung là bệnh răng lợi) ở phụ nữ mang thai là bệnh phổ biến thường gặp nhất: 70% phụ nữ mang thai mắc các bệnh về lợi (nướu) và răng, trong đó 90% là viêm lợi, 60% là sâu răng. 100% phụ nữ có thai có mô lợi nhạy cảm hơn bình thường.

Bệnh răng lợi dễ xảy đến với phụ nữ có thai và cho con bú đến mức 50-70 % phụ nữ vẫn bị viêm lợi dù có kiểm soát mảng bám tốt .

Xem thêm: Đau răng, viêm viêm lợi, viêm nha chu khi mang thai tháng cuối

 

2. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SỚM BỆNH RĂNG LỢI

2. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SỚM BỆNH RĂNG LỢI 1

Bệnh răng lợi thường gõ cửa với các dấu hiệu mà mẹ bầu thường không để ý, chỉ đến khi bệnh nặng mới phát hiện thì việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn. Tốt nhất thì mẹ bầu nên đề cao việc “phòng còn hơn chữa”. Còn nếu không hãy “soi” các dấu hiệu sau để tự bắt bệnh sớm nhất có thể nhé!

[Dấu hiệu nhận biết của viêm lợi, viêm nha chu]

  • 1. Đau lợi.
  • 2. Miệng hôi.
  • 3. Chảy máu khi chải răng
  • 4. Lợi sưng hoặc có màu hồng tím, nhú lợi tròn.
  • 5. Tụt lợi.
  • 6. Lung lay răng

[ Dầu hiệu đầu tiên của sâu răng]

  • 1. Xuất hiện những đốm đục, đốm nâu đen trên bề mặt răng
  • 2. Răng ê buốt, có cảm giác đau khi tiếp xúc với nóng, lạnh đột ngột
  • 3. Răng ngả màu sẫm

3.Hậu quả khôn lường của bệnh viêm lợi, sâu răng khi mang thai

3.Hậu quả khôn lường của bệnh viêm lợi, sâu răng khi mang thai 1

(1) Viêm lợi, viêm nha chu làm tăng gấp 2 đến 4 lần nguy cơ sinh non ( sinh trước 37 tuần)

(2) Viêm lợi , viêm nha chu làm tăng gấp 7 lần nguy cơ sinh nhẹ cân (

Năm 1996, thế giới có nghiên cứu đầu tiên chứng minh viêm lợi , viêm nha chu ở phụ nữ có thai chính là nguyên nhân độc lập dẫn đến sinh non (Offenbacher et al. 1996).

Năm 2004, Việt Nam có nghiên cứu đầu tiên với kết quả rất bất ngờ: sản phụ bị viêm nha chu có nguy cơ sinh non- sinh nhẹ cân tăng gấp 2,2 lần ( GS.TS.BS – Trần Thị Lợi. 2004)

(3) Truyền vi khuẩn sâu răng từ Mẹ sang con → con sẽ đối mặt với nguy cơ sâu nhiều răng từ rất sớm.

Năm 2009, nghiên cứu tại Nhật Bản chứng minh mẹ mang thai bị sâu răng sẽ truyền vi khuẩn sâu răng S.mutans từ Mẹ sang con.

Năm 2013-2015, nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy ở trẻ từ 1-6: tỷ lệ trẻ sâu nhiều răng sớm là 74%, trong đó tỷ lệ trẻ bị đau răng chiếm 47%, riêng trẻ 5-6 tuổi sâu nhiều răng chiếm 95%, trong đó số răng trung bình bị sâu lên đến 6.3 cái / trẻ.

“Nếu trẻ bị sâu nhiều răng sớm mà không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến chiều cao cũng như chỉ số IQ của trẻ”-TS. Duangthip Duangporn (Khoa Nha, Đại học Hồng Kông).

(4) Mẹ bầu bị đau đớn, khó chịu do sâu răng, viêm lợi sẽ truyền tâm lý không tốt cho trẻ trong bụng, sự tác động tâm lý này còn ảnh hưởng đến khi trẻ dậy thì.

Tìm hiểu thêm: Làm thế nào để mẹ bầu sinh ra những em bé hạnh phúc?

4. Nguyên nhân phụ nữ mang thai không tránh được bệnh răng lợi

4. Nguyên nhân phụ nữ mang thai không tránh được bệnh răng lợi 1

03 nguyên nhân chính khiến phụ nữ mang thai dễ bị viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng hơn phụ nữ bình thường:

1. Nguyên nhân đầu tiên từ bên trong cơ thể: Sự gia tăng nồng độ nội tiết tố hormone estrogen và progesterone ở phụ nữ mang thai tới 10 – 30 lần làm mô lợi nhạy cảm hơn. Nguyên nhân này không ai hay bất cứ điều gì có thể tác động làm thay đổi, chính vì vậy viêm lợi, viêm nha chu là bệnh không tránh khỏi ở hầu hết phụ nữ mang thai.

2. Nguyên nhân thứ hai do vấn đề Vệ sinh răng lợi không tốt, cùng với thay đổi thói quen: ăn vặt nhiều, ốm nghén như nôn mửa,… làm gia tăng các mảng bám. Nguyên nhân này đúng là có thể tác động bằng việc chăm chỉ vệ sinh răng lợi, nhưng với riêng phụ nữ mang thai mọi chuyện lại không đơn giản như thế bởi:   50-70 % phụ nữ mang thai vẫn bị viêm lợi khi vệ sinh răng lợi tốt.

3. Nguyên nhân quan trọng cuối cùng là do có sự gia tăng nồng độ của các vi khuẩn trong mô lợi và khoang miệng, đặc biệt là vi khuẩn P.Gingivalis gây viêm lợi và S.mutans gây sâu răng. So với nguyên nhân đầu tiên không thể xoay chuyển hay nguyên nhân thứ 2 với những hạn chế có sẵn, thì nguyên nhân bệnh răng lợi do vi khuẩn được coi là cơ hội cuối cùng và duy nhất có thể tác động để giúp thai phụ ngăn ngừa cũng như điều trị triệt để bệnh răng lợi.

Xem thêm: Biến chứng sinh non, sinh nhẹ cân và tiền sản giật mẹ bầu không ngờ tới?

 

5. Giải pháp phòng và trị bệnh răng lợi số 1: Làm sạch mảng bám

5. Giải pháp phòng và trị bệnh răng lợi số 1: Làm sạch mảng bám 1

Biện pháp phòng tránh phải đi từ 3 nguyên nhân chính gây ra bệnh răng lợi ở phụ nữ có thai nói trên.

Trong đó nguyên nhân số 1 do thay đổi nội tiết là không thể tác động để thay đổi. Cho nên chỉ còn 2 yếu tố nguyên nhân còn lại là có thể tác động: mảng bám và vi khuẩn.

Trước tiên đến với GIẢI PHÁP LÀM SẠCH MẢNG BÁM với lưu ý sau:

  • Súc miệng sau khi ăn, uống
  • Chải răng 2 lần/ ngày
  • Sử dụng chỉ tơ nha khoa
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần

6. GIẢI PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH RĂNG LỢI SỐ 2: TẤN CÔNG TRỰC TIẾP VI KHUẨN CÓ HẠI GÂY BỆNH

6. GIẢI PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH RĂNG LỢI SỐ 2: TẤN CÔNG TRỰC TIẾP VI KHUẨN CÓ HẠI GÂY BỆNH 1

Hạn chế vi khuẩn có hại gây bệnh sâu răng, viêm lợi bằng phương pháp không dùng kháng sinh:

KHÁNG THỂ IGY

  • Do người Nhật Bản phát minh.
  • Chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà.
  • Chỉ ức chế vi khuẩn có hại gây bệnh: S.mutans gây sâu răng, P.gingivalis gây viêm lợi (nướu)
  • Với ái lực mạnh, kháng thể tự tìm đến các vi khuẩn ở mọi ngóc ngách: kẽ răng, túi lợi
  • Không ngấm vào máu hay qua tuần hoàn thai nhi, không gây đề kháng như kháng sinh

Xem thêm: Giảm phụ thuộc vào kháng sinh, Nhật Bản phòng trị bệnh răng lợi bằng kháng thể IgY

Viên ngậm IgYGate DC-PG có chứa kháng thể IgY, giúp bảo vệ răng, hỗ trợ giúp giảm nguy cơ sâu răng, viêm nướu( lợi)

Sử dụng viên ngậm đúng cách để phát huy tối đa tác dụng của kháng thể IgY đặc hiệu:

  • Ngậm trong miệng cho tới khi viên tan hết, sau đó tránh ăn uống trong ít nhất 30 phút
  • Ngậm 4-6 viên/ngày chia 3 lần trong 30 ngày hoặc tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Đặc biệt quan trọng là viên ngậm vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Hy vọng thông qua bộ tranh này, nhãn hàng IGYGATE DC- PG giúp ích cho nhiều mẹ bầu trong hành trình 9 tháng 10 ngày sẽ không phải đối mặt với bệnh răng lợi, để sinh ra những em bé hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm: Bà bầu bị sâu răng, Bà bầu bị viêm lợi

Ý kiến của bạn