Nguy hiểm nào ập đến khi mang thai bị viêm nha chu (viêm quanh răng)?

2 193 đã xem

Không phải ai cũng hiểu đúng về bệnh “viêm nha chu là gì”. Người ta vẫn thường hiểu nôm na các vấn đề đau nhức răng, chảy máu lợi, sưng lợi, răng lung lay,… gọi chung là bệnh răng lợi, chi tiết hơn hoặc được gọi là “sâu răng” hoặc được gọi là “viêm lợi”, mà ít người sử dụng khái niệm “viêm nha chu”.

Cũng không trách được, khi ăn sâu trong tiềm thức đến hành động của đại đa số mọi người, bệnh răng lợi là một loại bệnh “nhẹ nhàng”, “ai cũng gặp”, “không nguy hiểm đến tính mạng”,… Cho nên, tỷ lệ người hiểu biết đúng đắn về bệnh rất ít, dẫn đến tỷ lệ người không có ý thức phòng ngừa bệnh rất cao, nếu có bị bệnh thì… cũng không cần nghiêm trọng hóa đi điều trị ngay lập tức.

Ngay như đối tượng phụ nữ có thai, một đối tượng đặc biệt, dễ đối mặt với bệnh răng lợi nhất, bệnh răng lợi ở đối tượng này phổ biến đến mức người xưa “đúc rút” ra thành câu nói kinh-điển: “mỗi lần có thai người phụ nữ lại mất một chiếc răng”. Câu nói này không chỉ nói bệnh răng lợi dễ gặp ở phụ nữ có thai, mà nó còn phản ánh sự coi nhẹ bệnh của các mẹ bầu để dẫn đến tình trạng… mất răng là điều hiển nhiên.

TS. Nguyễn Thị Hồng Minh (Phó Khoa Nha Chu, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TƯ) chia sẻ ý kiến về ý thức của phụ nữ mang thai với bệnh răng lợi: “Phụ nữ mang thai có vấn đề răng miệng thường chỉ tìm đến bác sĩ Nha Khoa khi tình trạng đã quá trầm trọng, vì vậy khi điều trị cho họ đối với chúng tôi luôn là một vấn đề thách thức”.

Điều đáng nói, vấn đề thách thức điều trị bệnh răng lợi cho phụ nữ có thai không đơn giản là mất một cái răng, mà nó còn nguy hiểm hơn với những biến chứng về lâu dài thật –không –thể-tin-nổi, nếu để tình trạng bệnh răng lợi trở thành bệnh viêm nha chu.

Vậy viêm nha chu là gì?, dấu hiệu bệnh ra sao?. Biến chứng phổ biến khi phụ nữ có thai mắc phải là gì đối với thai nhi?. Nếu không điều trị tận gốc bệnh sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm cấp độ cao nhất ra sao với thai nhi?. Sau khi sinh con, bệnh đã hết liệu còn biến chứng để lại?.

Hãy cùng IgYGate DC-PG – sứ mệnh bảo vệ răng lợi an toàn, đem lại nụ cười hạnh phúc cho mẹ bầu tìm hiểu từ A-Z về bệnh viêm nha chu để có góc nhìn vừa đơn giản, vừa chính xác nhất.

Bệnh viêm nha chu là gì?

Bệnh viêm nha chu là gì? 1

Viêm nha chu là bệnh viêm toàn bộ mô nâng đỡ quanh chân răng, bao gồm lợi (nướu), xương ổ răng, dây chằng nha chu…). Viêm Nha chu là nguyên nhân quan trọng gây mất răng.

Theo các nhà khoa học, vi khuẩn P. Gingivalis là một trong nhưng tác nhân quan trọng nhất gây bệnh viên nha chu (viêm quanh răng).

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm nha chu là gì?

Dấu hiệu viêm nha chu?

Dấu hiệu viêm nha chu? 1

  • Lợi sưng đỏ, dễ chảy máu. Ấn vào nướu có thể thấy mủ chảy ra.
  • Vôi răng đóng ở cổ răng
  • Đau răng khi nhai thức ăn. Hơi thở có mùi khó chịu
  • Răng lung lay và thưa dần

Xem thêm:  Dấu hiệu bạn đã mắc viêm nha chu

Biến chứng phổ biến của viêm nha chu đến thai nhi

Biến chứng phổ biến của viêm nha chu đến thai nhi 1

Vi khuẩn gây bệnh nha chu từ ổ nhiễm trùng trong khoang miệng, di truyền trực tiếp vào vòng tuần hoàn của người mẹ, xâm nhập vào nhau thai, làm nhau thai và thai nhi bị nhiễm trùng, thai nhi chậm phát triển.

Biến chứng nguy hiểm của viêm nha chu đến thai nhi

Biến chứng nguy hiểm của viêm nha chu đến thai nhi 1

Vi khuẩn gây bệnh và các độc tố của chúng từ khoang miệng đi vào dòng máu tiếp cận tới nhau thai gây viêm, phá hủy màng nhau thai dẫn tới tiền sản giật, sinh non.

Biến chứng của viêm nha chu sau khi mang thai

Biến chứng của viêm nha chu sau khi mang thai 1

Tăng nguy cơ 3-4 lần mắc bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, đột quị và tiểu đường đối với mẹ.

Trẻ em tiếp xúc với các yếu tố gây viêm cũng tăng nguy cơ bệnh tim mạch và tiểu đường ở giai đoạn sau của cuộc sống.

Những giải pháp phòng tránh bệnh viêm nha chu hàng ngày

Những giải pháp phòng tránh bệnh viêm nha chu hàng ngày 1

(Không có giá trị điều trị triệt để nếu chỉ áp dụng các giải pháp này)

  1. Chải răng đúng cách, ít nhất 2 lần mỗi ngày
  2. Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa, ít nhất 1 lần mỗi ngày
  3. Nên đi khám răng để được làm sạch răng ( cao vôi răng ) nếu cần thiết, thời điểm thích hợp là trong khoảng 3 tháng giữa thai kì.
  4. An uống đủ chất, đặc biệt bổ sung đầy đủ canxi ( 1200 mg/ngày)

Lưu ý: Nước súc miệng không được khuyến cáo dùng cho phụ nữ mang thai do những nghi ngại về tính an toàn cho mẹ và thai nhi. Nếu cần bạn có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý.

Giải pháp an toàn để hỗ trợ điều trị hiệu quả viêm nha chu khi mang thai

Giải pháp an toàn để hỗ trợ điều trị hiệu quả viêm nha chu khi mang thai 1

Kháng thể IgY có tác dụng giúp bảo vệ răng, hỗ trợ giúp giảm nguy cơ sâu răng, viêm nướu( lợi)

Kháng thể IgY:

  1. Không gây hiện tượng đề kháng thuốc
  2. Không gây các tác dụng phụ không mong muốn như kháng sinh.
  3. Tác dụng lên đúng vi khuẩn gây bệnh.
  4. Đặc biệt so với kháng sinh, kháng thể IgY an toàn khi sử dụng, đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ.

    Giải pháp an toàn để hỗ trợ điều trị hiệu quả viêm nha chu khi mang thai 2

Giải pháp an toàn để hỗ trợ điều trị hiệu quả viêm nha chu khi mang thai 3

Có thể bạn quan tâm: Bà bầu bị viêm lợi

Ý kiến của bạn