Răng hàm bị sâu gây cho chúng ta nhiều bất lợi trong sinh hoạt hằng ngày. Từ việc ăn uống sẽ bị ảnh hưởng bởi chức năng nhai của răng suy giảm do vết sâu, tới những cơn đau đớn bất chợt khiến bạn phân vân rằng có nên nhổ chiếc răng hàm đó đi hay không? Liệu nhổ đi thì có nguy hiểm không? Hãy cùng igygate.vn giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
Rằng hàm bị sâu gây cho bạn những tổn thương đau đớn. (Ảnh minh họa)
Khi nào cần nhổ răng sâu?
Răng sâu chia làm nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi một giai đoạn là một mức độ của răng sâu, tùy vào mức độ này mà các nha sĩ mới có thể quyết định xem có nên nhổ chiếc răng hàm sâu đó không. Do đó, không hẳn chiếc răng hàm sâu nào cũng phải nhổ bỏ. Trên thực tế, có những chiếc răng sâu 80-90% mà vẫn được phục hồi lại hình dạng và chức năng nhai của răng.
Răng hàm chiếm tỷ lệ sâu nhiều nhất là răng số 6. Khi răng số 6 mọc lên, nó đã là răng vĩnh viễn, không còn khả năng thay thế như những chiếc răng khác. Với hình dạng là một chiếc răng cối lớn, có nhiều hố rãnh trên bề mặt và góp phần vô cùng quan trọng trong việc thực hiện chức năng nhai của cả hàm răng. Đây là chiếc răng chính để nhai và nghiền nát thức ăn.
Răng hàm số 6 rất dễ bị vi khuẩn tán công. (Ảnh minh họa)
Răng hàm thường mọc vào độ tuổi trên 6, ở tuổi mà rất ít trẻ có ý thức gìn giữ bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình. Bố mẹ các bé thường ít quan tâm tới răng của bé hoặc có quan tâm cũng chưa thực hiện đúng cách, cho bé ăn “thả cửa” các loại kẹo bánh, đồ ăn đồ uống chứa nhiều đường hóa học. Đây là một trong những nguyên nhân khiến răng hàm bị sâu sớm.
Một khi vi khuẩn đã phá hủy được lớp men răng và ngà răng, cấu trúc bảo vệ răng bị phá vỡ khiến vi khuẩn có thể xâm nhập và “gặp nhấm” răng của bạn. Đây là thời điểm mà bệnh sâu răng phát triển âm thầm lặng lẽ, người bệnh khó có thể nhận biết được bởi răng hàm nằm rất sâu trong miệng và hầu như không có dấu hiệu của sự đau đớn. Sâu răng tiến triển trong khoảng từ 5 đến 10 năm. Trải qua một thời gian dai dẳng, vi khuẩn sẽ phá hủy các cấu trúc bên trong của răng và tới giai đoạn muộn người bệnh có thể chỉ còn lại chân răng.
Nếu răng sâu tới giai đoạn nặng, tùy vào mức độ bị ăn mòn của răng mà các nha sĩ sẽ có quyết định nhổ bỏ chiếc răng hàm bị sâu đi. Nếu không được chữa trị kịp thời, răng sâu sẽ làm toàn bộ phần tủy răng bị nhiễm trùng, gây kích thích tủy răng gây ra cảm giác đau nhức khó chịu. Vi khuẩn từ đó sẽ lan ra những vùng nướu xung quanh chân răng khiến nướu bị nhiễm trùng, sưng tấy và có thể khiến những chiếc răng khác cũng bị sâu.
Nhổ răng hàm bị sâu có nguy hiểm không?
Nhổ răng là việc loại bỏ hoàn toàn chiếc răng đó ra khỏi xương hàm. Hiện nay với những kỹ thuật tiên tiến, nhổ răng hàm không ảnh hưởng đến dây thần kinh hoặc gây những biến chứng nguy hiểm như nhiều người nghĩ. Nhờ những phương pháp gây tê và tiệt trùng hiệu quả, nhổ răng hàm không gây đau đớn và viêm nhiễm sau này.
Tùy vào mức độ sâu của răng hàm mà nha sĩ sẽ chỉ định nhổ. (Ảnh minh họa)
Răng hàm sâu sau khi được nhổ đi sẽ được thay thế bằng các phương pháp trồng răng, tái tạo lại hình dạng của răng để việc thực hiện chức năng nhai của hàm không bị gián đoạn. Thay thế răng bị sâu không chỉ đảm bảo cho sinh hoạt hằng ngày của người bệnh diễn ra bình thường mà còn đem lại tính thẩm mỹ, giúp cho công việc giao tiếp hằng ngày của họ không bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, quyết định nhổ răng hàm sâu hay không phải được nha sĩ chỉ định nhổ và chỉ thực hiện nhổ khi tình trạng đau nhức, sưng tấy không còn.
Theo igygate.vn
Răng của e bị sau 8 cai rang hàm va 1 cái rang nanh. 4 rang hàm bi sau khoang 50% con 4 cai kia gần như hỏng
Chào bạn,
Trường hợp của bạn nên đến nha khoa uy tín để thăm khám nhằm có chỉ định điều trị phù hợp.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng viên ngậm IgygateDC-PG ngày 4-6 viên chia 2-3 lần/ ngày sau ăn và tối trước khi đi ngủ nhằm ức chế vi khuẩn gây sâu răng và viêm lợi ngăn chặn tiến trình của bệnh lý răng miệng. Sau đó bạn có thể ngậm liều ngày 2 viên để duy trì bảo vệ răng miệng, nướu lợi chắc khỏe.
Bên cạnh đó vẫn cần duy trì thói quen chải răng hàng ngày để vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Chúc bạn mạnh khỏe.
e bị răng sâu số 18 e chỉ thấy lâu lâu e chút kg biết ảnh hưởng đến đầu kg mầi đau đầu dữ dội luôm đau phần trán với phần mỏ ác nhiều lắm còn răng đau chỉ ê ê lâu lâu lại ê ê chứ kg đau liên tục
Chào bạn,
Sâu răng có thể gây đau tại chỗ răng bị sâu rồi lan cả hàm và có khi lan lên trên khiến bạn đau đầu. Nhưng đau đầu mà không có đau răng thì đau đầu này không phải do đau răng gây ra. Nếu bạn đau đầu dữ dội có thể gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau như căng thẳng, stress, thiểu năng tuần hoàn não… Do đó bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm.
Đối với răng sâu thì bạn nên đến nha sỹ để thăm khám nhằm có chỉ định điều trị phù hợp. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng thêm viên ngậm IgygateDC-PG nhằm hỗ trợ điều trị sâu răng viêm lợi, đồng thời giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Em bị đau sâu răng trong cùng hàm trên, em đi khám bác sĩ chỉ định nhổ,em muốn hỏi là có nguy hiểm không ạ
Chào bạn,
Nhổ răng sâu là một tiểu phẫu đơn giản trong nha khoa nhằm loại bỏ chiếc răng bị sâu đó ra khỏi cung hàm khi không thể điều trị hay phục hồi được. Hiện nay với những kỹ thuật tiên tiến, nhổ răng hàm không ảnh hưởng đến dây thần kinh hoặc gây những biến chứng nguy hiểm nên bạn có thể tuân thủ chỉ định nhổ răng của nha sỹ. Tuy nhiên để yên tâm hơn thì bạn nên tiến hành tiểu phẫu ở nha khoa uy tín.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Chào bác. Hiện tại răng số 6 của cháu đi khám người ta bảo phải nhổ thì không biết có nguy hiểm gì không ạ. Năm nay cháu 17 tuổi
Răng của cháu đã đi hàn 1 lần nhưng đc khoảng 2 năm rồi cháu mới đi khám lại răng được hàn đó thì nha sĩ bảo người ta làm không kín chỗ hàn vẫn để thức ăn và vi khuẩn vào đc răng cháu bây giờ đã tháo hàn ra rồi đang chữa tuỷ nhưng khả năng rất thấp. Thì cháu nhổ có nguy hiểm gì không ạ
Chào bạn,
Trường hợp nếu không điều trị hay phục hồi được thì bạn cần thiết phải nhổ răng theo chỉ định của nha sỹ. Nhổ răng sâu là việc loại bỏ hoàn toàn chiếc răng đó ra khỏi xương hàm. Hiện nay với những kỹ thuật tiên tiến, nhổ răng hàm không ảnh hưởng đến dây thần kinh hoặc gây những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên để yên tâm hơn thì bạn nên tiến hành tiểu phẫu ở những nha khoa uy tín.
Răng hàm sâu sau khi được nhổ đi sẽ được thay thế bằng các phương pháp trồng răng, tái tạo lại hình dạng của răng để việc thực hiện chức năng nhai của hàm không bị gián đoạn. Thông qua đó không chỉ đảm bảo cho sinh hoạt hằng ngày của bạn ra bình thường mà còn đem lại tính thẩm mỹ, giúp cho công việc giao tiếp hằng ngày của bạn không bị ảnh hưởng.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Chào bác sĩ. Hiện nay e bị sâu răng hàm trên đau nhức thường xuyên nhưng e đang mang thai k sử dụng được thuốc nên e muốn hỏi bác sĩ là có nhổ răng sâu đấy được k ạ?
Chào bạn,
Nhổ răng bị sâu là một tiểu phẫu đơn giản trong nha khoa nhằm loại bỏ chiếc răng bị sâu đó ra khỏi cung hàm khi không thể điều trị hay phục hồi được.
Tuy nhiên việc nhổ răng sâu khi mang thai là trường hợp không nên thực hiện trong tất cả các giai đoạn của thai kì. Bởi mọi tác động trong thời gian này đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé sau sinh. Khi tiến hành nhổ răng, bác sĩ sẽ phải sử dụng các loại thuốc gây tê, giảm đau, kháng sinh và tia X có thể khiến trẻ khi sinh ra có sức đề kháng yếu, sức khỏe kém, dễ mắc nhiều chứng bệnh nguy hiểm.
Khi mang thai do nội tiết tố và lượng hoocmon trong cơ thể tăng cao đột biến khiến các mẹ bầu thường có xu hướng ăn nhiều loại thức ăn có chứa chất đường, tinh bột. Đây là nguyên nhân khiến mảng bám và cao răng tăng cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng hình thành và phát triển.Ngoài ra do lượng canxi trong cơ thể phụ nữ có thai giảm đi rất nhiều do phải cung cấp cho thai nhi phát triển hệ xương, vì vậy cấu trúc của răng sẽ yếu hơn và dễ làm cho vi khuẩn sâu răng phá hủy răng dễ dàng. Tuy nhiên khi sâu răng thì các thuốc điều trị đều không có chỉ định khi mang thai. Bởi vậy giải pháp an toàn và phù hợp cho bạn là sử dụng viên ngậm Igygate DC-PG của Nhật Bản ngày 4-6 viên trong 20-30 ngày nhằm giảm tải lượng vi khuẩn xuống mức thấp nhất hoặc có thể sử dụng đến khi các triệu chứng thuyên giảm, sau đó duy trì với liều 2 viên / ngày để bảo vệ răng khỏi tác động của vi khuẩn gây sâu răng.
Bên cạnh đó bạn có thể áp dụng thêm một số phương pháp dân gian như súc miệng nước muối hàng ngày, chườm đá…để giảm đau răng
Chúc bạn mạnh khỏe .