Nhổ răng hàm bị sâu có nguy hiểm không?

52 260 đã xem

Răng hàm bị sâu gây cho chúng ta nhiều bất lợi trong sinh hoạt hằng ngày. Từ việc ăn uống sẽ bị ảnh hưởng bởi chức năng nhai của răng suy giảm do vết sâu, tới những cơn đau đớn bất chợt khiến bạn phân vân rằng có nên nhổ chiếc răng hàm đó đi hay không? Liệu nhổ đi thì có nguy hiểm không? Hãy cùng igygate.vn giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.

Nhổ răng hàm bị sâu có nguy hiểm không? 1

Rằng hàm bị sâu gây cho bạn những tổn thương đau đớn. (Ảnh minh họa)

Khi nào cần nhổ răng sâu?

Răng sâu chia làm nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi một giai đoạn là một mức độ của răng sâu, tùy vào mức độ này mà các nha sĩ mới có thể quyết định xem có nên nhổ chiếc răng hàm sâu đó không. Do đó, không hẳn chiếc răng hàm sâu nào cũng phải nhổ bỏ. Trên thực tế, có những chiếc răng sâu 80-90% mà vẫn được phục hồi lại hình dạng và chức năng nhai của răng.

Răng hàm chiếm tỷ lệ sâu nhiều nhất là răng số 6. Khi răng số 6 mọc lên, nó đã là răng vĩnh viễn, không còn khả năng thay thế như những chiếc răng khác. Với hình dạng là một chiếc răng cối lớn, có nhiều hố rãnh trên bề mặt và góp phần vô cùng quan trọng trong việc thực hiện chức năng nhai của cả hàm răng. Đây là chiếc răng chính để nhai và nghiền nát thức ăn.

Khi nào cần nhổ răng sâu? 1Răng hàm số 6 rất dễ bị vi khuẩn tán công. (Ảnh minh họa)

Răng hàm thường mọc vào độ tuổi trên 6, ở tuổi mà rất ít trẻ có ý thức gìn giữ bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình. Bố mẹ các bé thường ít quan tâm tới răng của bé hoặc có quan tâm cũng chưa thực hiện đúng cách, cho bé ăn “thả cửa” các loại kẹo bánh, đồ ăn đồ uống chứa nhiều đường hóa học. Đây là một trong những nguyên nhân khiến răng hàm bị sâu sớm.

Một khi vi khuẩn đã phá hủy được lớp men răng và ngà răng, cấu trúc bảo vệ răng bị phá vỡ khiến vi khuẩn có thể xâm nhập và “gặp nhấm” răng của bạn. Đây là thời điểm mà bệnh sâu răng phát triển âm thầm lặng lẽ, người bệnh khó có thể nhận biết được bởi răng hàm nằm rất sâu trong miệng và hầu như không có dấu hiệu của sự đau đớn. Sâu răng tiến triển trong khoảng từ 5 đến 10 năm. Trải qua một thời gian dai dẳng, vi khuẩn sẽ phá hủy các cấu trúc bên trong của răng và tới giai đoạn muộn người bệnh có thể chỉ còn lại chân răng.

Nếu răng sâu tới giai đoạn nặng, tùy vào mức độ bị ăn mòn của răng mà các nha sĩ sẽ có quyết định nhổ bỏ chiếc răng hàm bị sâu đi. Nếu không được chữa trị kịp thời, răng sâu sẽ làm toàn bộ phần tủy răng bị nhiễm trùng, gây kích thích tủy răng gây ra cảm giác đau nhức khó chịu. Vi khuẩn từ đó sẽ lan ra những vùng nướu xung quanh chân răng khiến nướu bị nhiễm trùng, sưng tấy và có thể khiến những chiếc răng khác cũng bị sâu.

Nhổ răng hàm bị sâu có nguy hiểm không?

Nhổ răng là việc loại bỏ hoàn toàn chiếc răng đó ra khỏi xương hàm. Hiện nay với những kỹ thuật tiên tiến, nhổ răng hàm không ảnh hưởng đến dây thần kinh hoặc gây những biến chứng nguy hiểm như nhiều người nghĩ. Nhờ những phương pháp gây tê và tiệt trùng hiệu quả, nhổ răng hàm không gây đau đớn và viêm nhiễm sau này.

Nhổ răng hàm bị sâu có nguy hiểm không? 1

Tùy vào mức độ sâu của răng hàm mà nha sĩ sẽ chỉ định nhổ. (Ảnh minh họa)

Răng hàm sâu sau khi được nhổ đi sẽ được thay thế bằng các phương pháp trồng răng, tái tạo lại hình dạng của răng để việc thực hiện chức năng nhai của hàm không bị gián đoạn. Thay thế răng bị sâu không chỉ đảm bảo cho sinh hoạt hằng ngày của người bệnh diễn ra bình thường mà còn đem lại tính thẩm mỹ, giúp cho công việc giao tiếp hằng ngày của họ không bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, quyết định nhổ răng hàm sâu hay không phải được nha sĩ chỉ định nhổ và chỉ thực hiện nhổ khi tình trạng đau nhức, sưng tấy không còn.

Theo igygate.vn

Có thể bạn quan tâm: Người lớn bị sâu răng

110 Bình luận

  1. avatar Trần Thị Lâm says

    E chào bác sĩ.E đang bị sâu răng hàm số 8 hàm dưới.Đau răng có dẫn đến đau nửa đầu k a.Vì mấy hôm nay e toàn bị đau nửa đầu a.E cảm ơn bác sĩ a

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn,
      Đau răng do sâu răng đặc biệt là răng hàm được coi là nguyên nhân có thể gây đau nửa đầu.Khi bị đau nhức răng dữ dội, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức đầu, tai thậm chí là gáy. Bởi răng được chứa đựng trong xương ổ răng, cả hàm răng được chi phối bởi cùng một dây thần kinh ngoại vi. Từ sợi thần kinh chung này sẽ đi đến tận điểm cuối cùng ở chân răng. Đau nhức răng cũng sẽ khiến các dây thần kinh bị ảnh hưởng.
      Do đó bạn nên đến nha sỹ để thăm khám để có chỉ định điều trị sâu răng phù hợp đồng thời khắc phục được hiện tượng đau nửa đầu do sâu răng.
      Bên cạnh đó bạn có thể bạn có thể sử dụng viên ngậm IgYGate DC-PG với thành phần kháng thể ovalgen DC ức chế vi khuẩn S.mutans gây sâu răng sẽ giúp kiểm soát nồng độ vi khuẩn có hại trong khoang miệng, ngăn ngừa sâu răng trên các răng khác. Bên cạnh đó bạn nên kết hợp vệ sinh răng miệng thường xuyên, chải răng kĩ và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng, có thể sử dụng một số biện pháp như ngậm nước muối loãng, chườm đá… để cải thiện tình trạng đau nhức.
      Chúc bạn mạnh khỏe.

  2. avatar Nguyễn Bé Ngọc says

    Chào bác sĩ em hiện nay bị sâu răng cũng hàm dưới khá nặng. Em đang không biết nên nhổ ko nhổ có đau ko và tốn bảo nhiêu thời gian

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn Ngọc,
      Không biết hiện tại bạn bao nhiêu tuổi và răng hàm bị sâu là răng số mấy?
      Các răng vĩnh viến, đặc biệt là răng hàm có vai trò rất quan trọng và khi mất đi sẽ k thể mọc thay thế. Nhổ răng hàm (không phải răng số 8) sẽ làm giảm sức ăn, nhai của cơ thể, đồng thời làm thay đổi cấu trúc hàm và xô lệch các răng còn lại.
      Bạn cần đến nha khoa uy tín để thăm khám trực tiếp để biết được tình trạng sâu răng hiện tại. Nếu sâu đã lan tới ngà, tủy răng, cần giải quyết triệt để tình trạng sâu răng bằng can thiệp lấy ngà, tủy sâu và hàn trám khôi phục bề mặt răng, ngăn chặn sâu tiến triển, giảm sự tấn công của vi khuẩn.
      Ngoài ra bạn có thể tham khảo sử dụng viên ngậm IgYGate DC – PG, có chứa thành phần kháng thể Ovalgen DC có tác dụng đặc hiệu trên men gây bệnh của vi khuẩn gây sâu răng S.mutans, giúp làm giảm sự hoạt động của vi khuẩn (giảm bám dính vi khuẩn lên bề mặt răng, giảm hình thành mảng bám, giảm tiết acid ăn mòn men răng..), đồng thời giữ nồng độ vi khuẩn luôn ở mức thấp không còn khả năng gây bệnh, do đó hiệu quả trong ngăn ngừa sâu răng tiến triển và lây lan sang các răng khỏe mạnh khác.
      Ngoài ra cần kết hợp với các biện pháp vệ sinh răng lợi như chải răng, dùng chỉ nha khoa vệ sinh kẽ răng, súc miệng nước muối thường xuyên.
      Bạn có thể gọi tới số hotline 0969513269 để nhận được tư vấn chi tiết hơn nhé
      Thân ái!

  3. avatar Nguyễn văn long says

    E có cái răng hàm bị lung lay đau lắm . Có nhổ đc không bác sĩ . Không đau e mất ăn mất ngủ

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn Long,
      Không biết răng bạn bị đau và lung lay là răng số mấy? Đối với người trưởng thành, răng sữa đã được thay hết bằng răng vĩnh viễn. Nhổ sẽ gây mất răng làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng, đặc biệt răng hàm còn có vai trò quan trọng trong ăn nhai. Nếu không phải trường hợp bắt buộc thì không nên nhổ răng. Bạn cần xác đinh xem nguyên nhân gây đau nhức răng là do đâu, viêm lợi hay sâu răng… Do đó, bạn nên đến nha sĩ thăm khám để được chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất.
      Chúc bạn luôn khỏe!

  4. avatar Nguyễn Thanh Tùng says

    Mình có bị sâu một chiếc răng hàm làm khoang miệng mình xuất hiện mùi hôi khó chịu , mình đánh răng hằng ngày nhưng hiện tượng này vẫn không thuyên giảm. đồng thời mình thấy xuất hiện hiện tượng viêm lợi các vùng răng lân cận. Không biết là mình có nên nhổ răng sâu đó đi không. Hoặc nếu muốn giữ lại răng không nhổ nữa thì chiếc răng được chữa trị có hoàn nguyên lại trạng thái ban đầu không ạ. Cảm ơn bác sĩ của igygate !

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn Thanh Tùng,
      Như bạn mô tả là có tình trạng sâu răng hàm và gây viêm lợi ở các răng lân cận kèm theo mùi hôi khó chịu, tuy nhiên không biết răng sâu có phải răng số 8 không? Răng hàm số 8 là răng khôn, không có nhiều vai trò trong ăn nhai hằng ngày như răng số 6, 7 bên cạnh. Với các trường hợp có sâu răng khôn gây đau nhức, thậm chí có thể ảnh hưởng tới răng số 7 bên cạnh, thì chỉ định nhổ là cần thiết.
      Bạn cần đến nha khoa uy tín để thăm khám trực tiếp để biết được tình trạng sâu răng hiện tại. Nếu sâu đã lan tới ngà, tủy răng, cần giải quyết triệt để tình trạng sâu răng bằng can thiệp lấy ngà, tủy sâu và hàn trám khôi phục bề mặt răng, ngăn chặn sâu tiến triển, giảm sự tấn công của vi khuẩn.
      Ngoài ra bạn có thể tham khảo sử dụng viên ngậm IgYGate DC – PG, có chứa thành phần kháng thể Ovalgen DC có tác dụng đặc hiệu trên men gây bệnh của vi khuẩn gây sâu răng S.mutans, giúp làm giảm sự hoạt động của vi khuẩn (giảm bám dính vi khuẩn lên bề mặt răng, giảm hình thành mảng bám, giảm tiết acid ăn mòn men răng..), đồng thời giữ nồng độ vi khuẩn luôn ở mức thấp không còn khả năng gây bệnh, do đó hiệu quả trong ngăn ngừa sâu răng tiến triển và lây lan sang các răng khỏe mạnh khác.
      Bạn sử dụng viên ngậm với liều ban đầu 4-6 viên/ngày, sau đó khi các triệu chứng thuyên giảm thì chuyển về liều phòng ngừa 2 viên/ngày nhé, kết hợp với các biện pháp vệ sinh răng lợi như chải răng, dùng chỉ nha khoa vệ sinh kẽ răng, súc miệng nước muối thường xuyên.
      Bạn có thể gọi tới số hotline 0969513269 để nhận được tư vấn chi tiết hơn nhé
      Thân ái!

  5. E bị sâu răng số 6 bể hết răng chỉ còn chân răng. Hay bị cương mũ hoặc đội răng lên làm e khép hàm lại ko đc vs bị đau buốt nhiều e có thể nhổ ln ko ạ
    Tran bich

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn,
      Bạn nên biết răng hàm số 6 đóng một vị trí quan trọng trong ăn nhai và là răng vĩnh viễn. Vì thế, nhổ răng số 6 sẽ dẫn tới mất răng, ảnh hưởng rất lớn tới việc ăn nhai và nhiều hậu quả xấu về lâu dài, chưa kể tới việc phải trồng răng.
      Vì thế, nhổ răng số 6 là biện pháp không được ưu tiên thực hiện khi răng có vấn đề.
      Đối với trường hợp của bạn đã có tình trạng sâu chỉ còn lại chân răng, bạn nên đến các nha khoa uy tín để kiểm tra sớm nhất. Bác sỹ sẽ kiểm tra tình trạng hiện tại của bạn để điều trị răng số 6 giúp bảo tồn răng lâu dài. Chỉ với những trường hợp bác sĩ bắt buộc phải chỉ định nhổ răng số 6 để đảm bảo sức khỏe răng hàm, tránh các biến chứng xấu khi đó mới phải nhổ răng.
      Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Ý kiến của bạn