Viêm lợi có mủ – Bạn đã thực sự hiểu biết?

39 795 đã xem

Viêm lợi có mủ hay còn gọi là sưng viêm nướu răng có mủ là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm lợi. Người bệnh cần nắm được những kiến thức của căn bệnh này để chủ động phòng ngừa và chữa trị.

Viêm lợi có mủ - Bạn đã thực sự hiểu biết? 1

Sưng viêm nướu răng có mủ là gì. (Ảnh minh họa)

Viêm lợi có mủ là gì?

Viêm lợi có mủ hay còn gọi là sưng viêm nướu răng có mủ là sự nhiễm trùng ở phần các mô của nướu khiến hình thành ổ mủ. Nhiễm trùng gây ra một bọc mủ, bọc mủ có thể bao gồm các mô đã chết, bạch huyết cầu vi trùng còn sống hoặc đã chết, làm sưng các mô ở chân răng.

Sưng viêm nướu răng có mủ gây đau nhức, sưng lợi. Nếu để bệnh tiếp tục phát triển, răng sẽ không đau nữa nhưng sự viêm nhiễm vẫn còn hoạt động và tiếp tục lan ra, phá hủy các mô xung quanh.

Viêm lợi có mủ là gì? 1

Hình ảnh lợi xuất hiện mủ. (Ảnh minh họa)

[Xem thêm: Viêm nha chu một trong các yếu tố gây sinh non, nhẹ cân]

Triệu chứng của viêm lợi có mủ

Khi mủ bắt đầu hình thành, người bệnh sẽ có một hoặc một số các triệu chứng như:

  • Đau răng: Triệu chứng đầu tiên là đau răng. Người bị viêm lợi có mủ có thể phải chịu những con đau dai dẳng ở nơi có mủ, hoặc những con đau nhói với cường độ và mật độ tăng dần. Người bệnh còn có thể mất ngủ vì đau răng. Đã có nhiều nghiên cứu vềgiấc ngủ và những cơn đau do viêm sưng nướu răng có mủ gây ra và có đến 90% những cơn đau này ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau trong trường hợp cơn đau kéo dài dai dẳng và cường độ cao.
  • Nhai đau:  Tất nhiên đây là một trong những triệu chứng phổ biến của viêm sưng nướu răng có mủ gây ra. Bệnh nhân gặp khó khăn trong ăn uống, lợi sẽ bị đau khi sử dụng phần răng có chứa mủ để nhai thức ăn. Miệng nhạy cảm với đồ ăn nóng hoặc lạnh, bị đau buốt khi ăn phải đồ ăn quá nóng, quá cay hoặc quá lạnh. Bệnh nặng có thể khiến bệnh phát triển thành viêm nha chu hoặc nặng hơn là tụt lợi, mất cân bằng ổn định của cả hàm răng.
  • Có vị đắng trong miệng:  Khi bị sưng viêm nướu răng có mủ người bệnh có thể xuất hiện vị đắng trong khoang miệng do lúc này nồng độ vi khuẩn phát triển mạnh trong răng gây ra. Có thể gây nhiễm trùng tại vị trí  lợi viêm sưng nên hình thành vị đắng trong khoang miệng. Một số triệu chứng đi kèm theo đó có thể cảm giác khó chịu, chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Miệng hôi: Đây là một trong những điều tất yếu khi khoang miệng có vấn đề đặc biệt là khi bị viêm sưng nướu răng có mủ. Do lợi bị viêm nhiễm và có dịch nhiễm trùng, khiến miệng và hơi thở của người bệnh có mùi hôi khó chịu, khiến họ dễ dàng bị mất tự tin, khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người. Triệu chứng hôi miệng của người bệnh sẽ có thể được thuyên giảm khi những viêm nhiễm tại vùng nướu răng có mủ được cải thiện.

Triệu chứng của viêm lợi có mủ 1

Người bị viêm lợi có mủ có thể bị sốt. (Ảnh minh họa)

  • Bị sốt: Ngoài các triệu chứng xảy ra tại khu vực bị thương, sốt là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng đang ở mức báo động. Khi cơ thể bị nhiễm trùng nặng sẽ gây ra những biểu hiện lâm sàng như nóng người và sốt. Nếu nhiệt độ cao hơn 38 ºC thì cần kiểm tra và xử lý kịp thời những vết nhiễm trùng trong khoang miệng để tránh những hậu quả nặng nề có thể xảy đến sau đó.
  • Sưng mặt, má, xuất hiện hạch ở cổ: Khi sự lây nhiễm đã lan sâu hơn vào hàm, người bệnh xuất hiện tình trạng sưng hai bên má và lan ra khắp mặt. Viêm nhiễm nếu lan sang các vùng khác của cơ thể có thể khiến hạch xuất hiện ở cổ.

Nguyên nhân gây sưng viêm nướu răng có mủ

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Lười chăm sóc răng miệng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh trong đó bệnh viêm lợi có mủ. Ngoài ra việc vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh khiến những viêm sưng ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
  • Tiêu thụ nhiều đường: Đường rất cần thiết đối với cơ thể, nhưng sử dụng quá nhiều đường trong chế độ ăn uống như ăn nhiều đồ ngọt, uống nước ngọt sẽ khiến răng miệng dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Do vậy nên hạn chế đường ở mức tối đa trong chế độ ăn và vệ sinh răng miệng kỹ hơn khi sử dụng những thực phẩm nhiều đường.
  • Mắc các bệnh khác: Một số bệnh nhân mắc các bệnh khác cũng có thể  là nguyên nhân gây viêm lợi có mủ như tiểu đường hoặc các bệnh tự miễn dịch. Các bệnh này làm giảm sức đề kháng của cơ thể và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, mô mềm trong răng có chứa mạch máu, dây thần kinh và dây liên kết sẽ dẫn đến bệnh sưng viêm nướu răng có mủ. Đồng thời viêm lợi có mủ có thể để lại những biến chứng nguy hiểm, nó sẽ khiến bạn rụng răng hoặc ảnh hưởng tới những khu vực khác trên cơ thể.

Điều trị viêm lợi có mủ

Đây là bệnh lý nguy hiểm nhưng có cách điều trị tương đối dễ dàng. Khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu như đau nhức răng dai dẳng, sốt, vùng má bị sưng, cổ nổi hạch, bạn cần đến ngay tới cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để các nha sĩ làm xét nghiệm, từ đó đưa ra những biện pháp điều trị kịp thời.

Bạn cũng có thể ngậm nước muối. Nước muối ngậm không cần quá mặn, độ mặn chỉ cần thương đương với nước canh. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, pha kèm nước nóng khi uống. Khi sử dụng nên làm sạch miệng bằng nước muối đã pha trong 30 giây. Sau đó ngậm nước muối một lúc, ngày ngậm 3-4 lần sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Tìm hiểu thêm: Cách điều trị viêm lợi nói chung

Đề phòng bệnh viêm lợi có mủ

Đề phòng bệnh viêm lợi có mủ 1

Chăm sóc sức khỏe răng miệng đều đặn là cách điều trị bệnh răng miệng tốt nhất. (Ảnh minh họa)

Nắm được nguyên nhân gây bệnh, chúng ta sẽ có được những phương pháp phòng bệnh hữu hiệu. Cách phòng tốt nhất chính là kiểm soát nồng độ vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Cần chăm sóc răng miệng hiệu quả với việc đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, đánh đúng cách theo sự hướng dẫn của nha sĩ. Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng thay cho tăm sau mỗi bữa ăn, súc miệng lúc trước và sau khi ngủ.

Viêm lợi trùm răng khôn - Cách khắc phục hiệu quả

Ngoài ra, một biện pháp tiện dụng khác là sử dụng viên ngậm IgYGate DC-PG mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe răng và và nướu. Với công thức vượt trội từ Nhật Bản và là sản phẩm IgYGate DC-PG tại Việt Nam sử dụng kháng thể IgY ,  giúp giảm tải lượng vi khuẩn, hỗ trợ trong và sau khi bị viêm nướu, giúp giảm thiểu các nguy cơ về sâu răng và viêm nướu để bạn tự tin hơn mỗi ngày.

Theo igygate.vn

Có thể bạn quan tâm: Bà bầu bị viêm lợi, Bệnh viêm lợi, Bệnh viêm lợi ở người lớn

106 Bình luận

  1. avatar Dương Gia Hoàng says

    Chào bác sĩ, năm nay cháu 15 tuổi. Răng cấm trong cùng của cháu bị sâu răng gia đình không cho nhổ và cháu phải chịu cơn đau khủng khiếp mấy năm nay. Sâu răng ăn ở giữa răng và ăn tủy răng, bên ngoài lợi sưng tấy đỏ lên, dù được uống thuốc và ngậm nước muối nhiều thì nó lặn xuống. Mấy hôm nay cháu ngưng sử dụng thuốc thì nó xưng phồng to lên chứa nhiều máu và mủ trắng. Thực sự cháu bị ám ảnh, cháu có nặng mủ ra và nó vẫn có tiếp vậy hỏi bác sĩ có nên nặn ra không và điều trị như thế nào ạ. Liệu nó có ảnh hưởng đến tính mạng. Cảm ơn bác sĩ

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn,
      Răng cấm nếu sâu không thể mọc lại được, tuy nhiên nếu răng cấm của bạn bị sâu vào tủy khiến bạn đau nhức khó chịu nhiều mặc dù đã được điều trị thì bạn nên đến nha khoa uy tín để thăm khám và có chỉ định điều trị phù hợp.
      Sâu răng viêm lợi tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ gây ra những phiền toái cho bệnh nhân, khiến bệnh nhân đau nhức, khó chịu ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày,
      Hiện tại theo như bạn mô tả trên cho thấy bạn bị sâu răng gây viêm tủy răng và kèm theo hiện tượng viêm nha chu có mủ. Do đó bạn nên nha khoa uy tín để thăm khám và có chỉ định điều trị kịp thời.
      Nếu các biện pháp điều trị tủy không bảo tồn được răng cấm thì bắt buộc bạn phải nhổ răng theo chỉ định của bác sỹ điều trị,
      Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng viên ngậm IgyGateDC-PG ngày 4-6 viên chia 2-3 lần/ ngày sau ăn và tối trước khi đi ngủ nhằm ức chế vi khuẩn gây sâu răng và viêm lợi ngăn chặn tiến trình của bệnh lý răng miệng. Sau đó bạn có thể ngậm liều ngày 2 viên để duy trì bảo vệ răng miệng, nướu lợi chắc khỏe.
      Chúc bạn mạnh khỏe.

  2. Cháu 20t là nữ răng cửa của cháu trên nứu có mọc mụn đỏ nhỏ không đau cháu phải làm sao ?

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn,
      Dấu hiệu mụn mọc trên nướu lợi nguyên nhân có thể do bạn đang gặp vấn đề về viêm nướu lợi hoặc do bệnh lý sâu răng gây ra. Nguyên nhân thường do việc vệ sinh răng miệng chưa tốt, thói quen ăn nhiều đồ ngọt khiến vi khuẩn dễ xâm nhập gây ra các vấn đề về răng miệng. Do đó bạn nên đến nha sỹ để thăm khám kiểm tra chính xác nhằm có chỉ định điều trị phù hợp.
      Ngoài ra bạn có thể sử dụng viên ngậm IgygateDC-PG ngày 4-6 viên chia 2-3 lần/ ngày sau ăn và tối trước khi đi ngủ nhằm ức chế vi khuẩn gây sâu răng và viêm lợi ngăn chặn tiến trình của bệnh lý răng miệng. Sau đó bạn có thể ngậm liều ngày 2 viên để duy trì bảo vệ răng miệng, nướu lợi chắc khỏe.
      Chúc bạn mạnh khỏe.

  3. avatar Lê Quang Hưng says

    Tôi bị viêm lợi có mủ , ngày nào trong lợi cũng có ít mủ ra, cách 2_3 lại bị . Miệng không hôi , không đâu. Xin được tư vấn

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn Quang Hưng,
      Tình trạng viêm lợi có mủ hay còn gọi là sưng viêm nướu răng có mủ là do có sự nhiễm trùng ở phần các mô của nướu khiến hình thành ổ mủ sưng viêm ở chân răng.
      Sưng viêm nướu răng có mủ gây đau nhức, sưng lợi. Nếu để bệnh tiếp tục phát triển, răng sẽ không đau nữa nhưng sự viêm nhiễm vẫn còn hoạt động và tiếp tục lan ra, phá hủy các mô xung quanh.
      Tình trạng của bạn mô tả khá nặng, bạn nên đến ngay cơ sở nha khoa gần nhất để các bác sĩ làm xét nghiệm, từ đó đưa ra những biện pháp điều trị kịp thời.
      Bạn cũng có thể ngậm nước muối ấm pha loãng hàng ngày để làm sạch răng miệng, ngày ngậm 3-4 lần sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
      Ngoài ra bạn có thể sử dụng viên ngậm IgYGate DC-PG với thành phần kháng thể Ovalgen PG giúp giảm tải lượng vi khuẩn P.Gingivalis là nguyên nhân chính gây ra viêm nướu. Giúp cải thiện tình trạng viêm nướu và phòng ngừa tái phát.
      Bạn có thể gọi tới số 0969513269 để nhận được tư vấn chi tiết hơn nhé.
      Chúc bạn luôn khỏe!

  4. Chào bác sĩ. Cháu là nữ năm nay 20 tuổi. Dạo tuần nay cháu thường hay mệt mỏi lừ người kèm theo đau rát họng nhưng không ho hay có đờm, đau đầu phía sau. Hôm nay thì răng cháu xuất hiện phía nướu của răng kế bên răng cửa dưới phải đổi màu kèm những đốm nhỏ màu đen, đụng vào thì cảm giác có gì đó vỡ ra rồi máu cũng tứa ra theo. Cháu rất lo về cái nướu đó. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu với ạ. Cháu cảm ơn!

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn,
      Biểu hiện mệt mỏi, đau rát họng có thể là các biểu hiện ban đầu phản ánh tình trạng sức khỏe không được tốt, nếu các triệu chứng nướu lợi đi kèm mới xuất hiện thì bạn cần theo dõi thêm nhé. Tình trạng nướu răng có nổi các hạt, đốm, mủ,.. kèm theo chảy máu chân răng, có thể là biểu hiện cấp tính của viêm lợi. Lời khuyên dành cho bạn, trước tiên là cần duy trì vệ sinh răng lợi nhẹ nhàng: chải răng, súc miệng nước muối, dùng chỉ nha khoa vệ sinh kẽ răng, tạm thời tránh các thức ăn quá cứng và có tính kích thích
      Bên cạnh đó, vì viêm lợi là bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn, bạn cũng nên lưu ý tác động vào yếu tố này để ngăn bệnh tiến triển. Bạn có thể tham khảo sử dụng viên ngậm IgYgate DC – PG với thành phần kháng thể Ovalgen PG, có khả năng vô hiệu hóa men gây bệnh của vi khuẩn, làm giảm và giữ nồng độ, số lượng vi khuẩn trong khoang miệng luôn ở mức thấp, cải thiện hiệu quả triệu chứng sưng viêm, có mủ đau nhức, chảy máu lợi, chảy máu chân răng,..
      Bạn có thể gọi tới số hotline 0969513269 để chúng tôi có thể tư vấn chi tiết hơn nhé
      Thân ái!

  5. avatar Nguyễn minh hoàng says

    Anh chị ơi cho em hỏi là từ ngày cái răng cấm của em bị bể chỉ còn chân răng thì dưới lợi ngay vị trí răng bể có cái lỗ mũ.
    Mũ có liên tục e nặn mà k hết gần nữa năm rồi ạ.. k đau hay nhứt chỉ hơi ê ê chổ đó thui.
    Vậy anh chị cho e xin ý kiến tu vấn ạ. Hay e phải đi nhổ răng ạ em cảm ơn anh chị.

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn,
      Tình trạng bạn mô tả, là răng sâu đã lan vào tủy, cấu trúc thân răng đã bị phá hủy, và đã có nhiễm khuẩn phía chóp và xung quanh răng. Chính vi khuẩn tấn công là tác nhân chính gây ra tình trạng viêm, có mủ. Bệnh mãn tính nếu không điều trị và gây đau nhức khó chịu.
      Đối với tình trạng của bạn, lời khuyên của chúng tôi là:
      – Tiến hành điều trị phần răng sâu: bạn có thể tới Nha khoa để thăm khám và có giải pháp thích hợp: thường là can thiệp lấy hết tủy sâu, làm sạch ống tủy rồi hàn trám để khôi phục cấu trúc răng, đảm bảo chức năng thông thường cũng như ngăn cản sự hoạt động và tấn công của vi khuẩn.
      – Chỉ đối với trường hợp sâu quá nặng không có cơ hội hồi phục, và răng sâu có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nướu lợi hay các răng xung quanh cũng như cả khung hàm, mới cần thiết có chỉ định nhổ. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo kĩ ý kiến Nha sĩ và tiến hành tại cơ sở Nha khoa an toàn, uy tín.
      Để tác động vào yếu tố vi khuẩn, bạn có thể sử dụng viên ngậm IgYGate DC – PG, có chứa thành phần kháng thể Ovalgen DC có tác dụng đặc hiệu trên men gây bệnh của vi khuẩn gây sâu răng S.mutans, giúp làm giảm sự hoạt động của vi khuẩn (giảm bám dính vi khuẩn lên bề mặt răng, giảm hình thành mảng bám,..), đồng thời giữ nồng độ vi khuẩn luôn ở mức thấp không còn khả năng gây bệnh, do đó hiệu quả trong ngăn ngừa sâu răng tiến triển và lây lan sang các răng khỏe mạnh khác.
      Tác động vào vi khuẩn là giải pháp tận gốc giúp ngừa bệnh tiến triển, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại https://igygate.vn/benh-sau-rang-8922/ hoặc gọi tới số hotline 0969513269 để chúng tôi có thể tư vấn chi tiết hơn nhé
      Thân ái!

Ý kiến của bạn