Trẻ em do sức đề kháng chưa hoàn chỉnh và thiếu sự quan tâm chăm sóc đúng cách của cha mẹ thường bị mắc các bệnh về khoang miệng, đặc biệt là sâu răng. Sâu răng hàm ở trẻ em là căn bệnh phổ biến.
>>> Sâu răng sữa ảnh hưởng trí thông minh của trẻ hay không?
Sâu răng hàm ở trẻ em không đơn giản. (Ảnh minh họa)
Những tác hại khi răng hàm của trẻ bị sâu
Răng hàm là một trong những chiếc răng có chức năng nhai quan trọng nhất trong miệng. Răng hàm số 6 (tính từ vị trí thứ 6 từ răng cửa) là chiếc răng vĩnh viễn mọc sớm nhất, mọc ngay từ khi trẻ 6 tuổi, do đó, chiếc răng này cũng tiềm ẩn nguy cơ bị sâu nhiều nhất.
Khi ăn uống, chúng ta sử dụng răng hàm để nhai, xé, nghiền để thức ăn được nhuyễn trước khi chuyển xuống dạ dày tiêu hóa. Nếu răng hàm bị sâu, quá trình tiêu hóa của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Bé sẽ trở nên khó khăn hơn trong việc ăn các loại thức ăn. Nhiều trẻ sẽ biếng ăn, bỏ bữa, thậm chí sẽ khiến bé bị đau dai dẳng kể cả trong lúc ngủ.
Răng sâu khiến trẻ biếng ăn. (Ảnh minh họa)
Răng sữa mang tính định hướng cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên. Răng hàm sữa cũng vậy. Nếu răng hàm sữa bị sâu sớm, vi khuẩn sẽ hủy hoại từ ngoài vào trong. Nếu nhổ răng hàm sữa mà chưa đến tuổi bé thay răng (dưới 6 tuổi) thì lợi của bé sẽ bị khô lại, răng hàm vĩnh viễn sẽ rất khó khăn để mọc được. Nếu xảy ra tình trạng này, răng hàm mới mọc có thể sẽ mọc chèn lên các răng phía trước, gây ảnh hưởng tới cấu trúc của cả hàm răng.
Nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng hàm
Răng hàm là răng cứng nhất trong bộ răng sữa của bé. Để phát hiện ra sâu răng hàm cũng rất khó, bởi vì nó nằm sâu ở trong, phải có những dụng cụ nha khoa thì mới có thể phát hiện được sâu ở răng hàm. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sâu răng hàm ở trẻ, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn do đồ ngọt và chế độ vệ sinh răng miệng của bé.
Đồ ngọt luôn là đồ ăn ưa thích của trẻ em. Ngay cả đối với nhiều người lớn, họ cũng không thể cưỡng lại được sự hấp dẫn của đồ ngọt. Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt có thể gây nên rất nhiều chứng bệnh. Ở trẻ em, đồ ngọt là nguyên nhân chính dẫn tới sâu răng, trong đó có sâu răng hàm. Hầu hết bé ở lứa tuổi mới mọc răng thường được bố mẹ cho ăn đồ ngọt thỏa thích. Họ cho rằng bé mới lớn cần được ăn uống thoải mái, răng sâu cũng không quan trọng vì chi là răng sữa, sau này sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn.
Đồ ngọt là “kẻ thù” của những chiếc răng. (Ảnh minh họa)
Đây là quan niệm sai lầm dẫn tới việc sâu răng ở trẻ trở nên phổ biến. Chất đường cũng rất quan trọng với trẻ. Nhưng đường có chứa trong các đồ ăn ngọt nếu sử dụng quá nhiều sẽ không tốt cho bé, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công khoang miệng. Các bậc cha mẹ không nên cho phép con em mình ăn quá nhiều đồ ngọt, nên bổ sung đường thông qua các sản phẩm có sẵn trong thiên nhiên như hoa quả, thay vì đường trong các loại đồ ăn chế biến sẵn. Sau khi ăn đồ ăn có đường xong nên tập cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước trắng sạch sẽ.
Thói quen đánh răng của trẻ cũng là một trong những nguyên nhân gây sâu răng hàm. Trẻ cần được chải răng thường xuyên, ít nhất mỗi lần sau mỗi bữa ăn. Cha mẹ và thầy, cô giáo cần hướng dẫn bé chải răng nhẹ nhàng và đúng cách, ngăn ngừa mảng bám dẫn đến sâu răng.
Điều trị sâu răng hàm ở trẻ
Trẻ bị sâu răng hàm có thể được điều trị theo nhiều phương pháp, tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh.
Nếu mới chớm sâu, các nha sĩ có thể sử dụng phương pháp trám răng, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn sâu răng. Nếu răng bị vi khuẩn tàn phá nặng nề, cha mẹ cần cân nhắc việc nhổ bỏ chiếc răng này. Tuy nhiên, việc nhổ bỏ răng hàm ở trẻ dù có thể chấm dứt cơn đau cho trẻ, nhưng nó có thể gây ảnh hưởng tới việc mọc răng sau này. Răng hàm bị nhổ sớm khiến răng hàm vĩnh viễn mọc lên có thể sẽ chèn vào vị trị mọc của các răng khác, ảnh hưởng tới chức năng của răng và vấn đề thẩm mỹ.
Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách
Thức ăn, bánh kẹo ngọt sẽ là nguyên nhân chính gây hủy khoáng ở tổ chức cứng của răng nhanh hơn, đặc biệt là dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nếu các bậc cha mẹ thường xuyên cho trẻ ăn đồ ngọt vào buổi tối và không vệ sinh răng miệng trước khi đi ngủ thì khả năng sâu răng là điều tất yếu. Bậc phụ huynh cần chọn thời điểm thích hợp cho con trẻ ăn ngọt, cũng không nên cấm tuyệt đối. Cần rèn luyện thói quen đánh răng đúng cách cho trẻ và súc miệng bằng nước muối trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng.
Cha mẹ cần mắm vững việc chải răng đúng cách để giúp trẻ hình thành thói quen chăm sóc răng miệng đúng ngay từ bé đặc biệt là trẻ bị sâu răng hàm
Nếu trường hợp răng trẻ đã xuất hiện những điểm ố vàng thì đây có thể coi là dấu hiệu đầu tiên quá trình sâu răng hình thành. Thời điểm này có thể bôi flour hoặc sử dụng kem đánh răng flour để dự phòng và hạn chế quá trình tiến triển. Tuy nhiên việc chăm vệ sinh răng miệng cho trẻ bị sâu răng hàm đúng cách vẫn là ưu tiên hàng đầu.
>> Vệ sinh răng miệng tích cực với bệnh nhân mang mắc cài chỉnh nha
Dưới đây là cách chải răng các bậc cha mẹ phải nắm rõ để giữ một sức khỏe răng miệng tốt nhất cho trẻ:
- Đặt bàn chải nghiêng 45 độ về hướng đường viền nướu răng mặt ngoài. chải 6 đến 8 lần phần kẽ răng và các khe nướu.
- Chải xung quanh 4 bề mặt răng. Hãy nhớ là trải theo hướng vuông góc với mặt đất. Cách này sẽ giúp lông bàn chải di chuyển vào kẽ răng của trẻ lấy đi lượng thức ăn thừa và vi khuẩn.
- Tưa phần lưỡi của trẻ bằng bàn chải lông mềm hoặc khăn mặt có bề mặt mềm và mịn để giảm thiểu các vi khuẩn trong khoang miệng
- Lưu ý: Bàn chải dùng để chải răng cho trẻ phải là loại bàn chải lông mềm. Khi chải thì chải đều tay tất cả bầ mặt răng của trẻ, đặc biệt là răng hàm, chải nhẹ nhàng, tránh dùng lực quá nhiều gây nhạy cảm cho vùng lợi của bé.
Hạ thấp nồng độ vi khuẩn gây sâu răng hàm trong khoang miệng cho trẻ
Một trong những cách điều trị sâu răng hàm ở trẻ em hiệu quả đó là sử dụng kháng thể IgY. Với công nghệ tiên tiến Nhật Bản, viên ngậm là thành quả của công trình nghiên cứu 20 năm trong việc sử dụng kháng thể đặc hiệu ức chế vi khuẩn sâu răng. Kháng thể IgY có tác dụng ức chế lên men Gtase của vi khuẩn gây sâu răng S. Mutans- giúp giảm tải số lượng vi khuẩn có hại trong khoang miệng xuống mức thấp và làm chậm tiến trình sâu răng ở trẻ nhỏ. Giúp bảo vệ hàm răng của bé luôn chắc khỏe, giữ lại vẻ đáng yêu, nụ cười tươi trên khuôn mặt của bé.
Viên ngậm IgYGate DC – PG thành phần chứa kháng thể OvalgenDC và OvalgenPG giúp bảo vệ răng, hỗ trợ giúp giảm nguy cơ sâu răng, viêm nướu( lợi)
Xem thêm: Viên ngậm IgYGate DC-PTheo igygate.vn
Cho mình hỏi con mình năm nay lên 7 tuổi bị sâu răng hàm và nung nay.liệu có nên nhổ bỏ đi cho cháu không?
Chào bạn,
Việc nhổ bỏ chiếc răng sâu đó là một giải pháp trực tiếp trên chiếc răng sâu, đó chưa phải là giải pháp triệt để của bệnh sâu răng, bởi khi có một chiếc răng sâu thì nồng độ vi khuẩn sâu răng cao ở trong khoang miệng, nó không chỉ tác động làm tình trạng sâu nặng hơn ở chiếc răng đang sâu mà còn lây lan sang các răng khỏe mạnh khác. Vì vậy, tùy vào tình trạng sâu răng nặng nhẹ của chiếc răng, bạn nên đến tham khám trực tiếp tại nha khoa để lựa chọn giải pháp cơ học. Đồng thời, bạn nên sử dụng thêm giải pháp giúp điều trị bệnh sâu răng ( không phải chỉ 1 cái răng sâu) được triệt để tận gốc tác nhân chính gây sâu răng là vi khuẩn, để môi trường khoang miệng được an toàn, các răng khỏe mạnh khác không bị tấn công, chờ thời gian sẽ phát bệnh sâu răng ở răng mới.
Trong trường hợp lựa chọn giải pháp triệt để bạn có thể tham khảo thêm giải pháp sử dụng kháng thể IgY của Nhật Bản: https://goo.gl/BLV2JK
Chúc cha mẹ tìm hiểu và có giải pháp điều trị tốt nhất cho bé.
Thân ái
Con em 5 tuổi bị sâu răng hàm số 5, mấy hôm nay cháu hay kêu đau răng. Cho em hỏi với độ tuổi của cháu có nhổ răng sâu đc ko ạ?
Chào bạn,
Răng hàm số 5 sẽ thay khi đến tuổi. Độ tuổi thay răng của trẻ là 6-12 tuổi, trong đó tuổi thay răng hàm là 9-12 tuổi. Nếu chưa đến tuổi thay răng thì tốt nhất cha mẹ nên duy trì sự tồn tại của chiếc răng đó, không nên nhổ quá sớm sẽ ảnh hưởng đến việc mọc răng cũng như hệ xương hàm. Nếu em bé bị sâu răng, cha mẹ nên đưa đến bác sĩ thăm khám để can thiệp cơ học có thể triệt tủy và hàn răng, quan trọng nữa cần cho bé vệ sinh triệt để hệ vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Cha mẹ có thể tham khảo viên ngậm IGYGATE DC-PG để hỗ trợ điều trị sâu răng được triệt để. Vì nguyên nhân chính gây sâu răng là vi khuẩn, nên nếu có triệt tủy và hàn răng mà không sử dụng giải pháp diệt trừ tận gốc vi khuẩn thì vi khuẩn sẽ tiếp tục hoạt động tấn công răng, làm vỡ miếng hàn, lây lan vi khuẩn sang các răng khỏe mạnh khác.
Cha mẹ tham khảo thông tin để có giải pháp phù hợp và triệt để cho bé.
Cảm ơn và chúc em bé có sức khỏe răng lợi tốt.
Thân ái,
Năm nay cháu nhà mình 9 tuổi. Cháu bị lung lay răng hàm. Có cách nào để cháu nhổ răng hàm không bị đâu không
Chào bạn,
Bạn không quá lo lắng quá, giờ công nghệ tiên tiến sẽ giúp bạn nhổ răng trở nên đơn giản và không quá đau. Bạn nên đến bác sĩ nha khoa để được tham khám và được tư vấn giải pháp nhổ răng thích hợp.
Ngoài ra, việc nhổ răng chắc chắn sẽ để lại những tổn thương ở vùng nướu răng bị nhổ. Bạn nên sử dụng viên ngậm IGYGATE DC-PG để ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn luôn có sẵn trong khoang gây tổn thương và viêm nhiễm sau khi nhổ răng.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe, nụ cười rạng rỡ.
Thân ái
Năm nay bé 13t bé bị sâu răng hàm hết. Hiện giờ nhổ có mọv lại ko vậy bs
Chào bạn,
Em bé 13 tuổi nhà mình đã thay răng sữa hết rồi đúng không?. Thông thường 12-13 tuổi là trẻ đã thay hết răng sữa, khi răng vĩnh viễn mọc lên nếu bị sâu và rụng sẽ không mọc lại được. Bạn nên cho bé đến tham khám nha sĩ để có giải pháp cơ học thích hợp như triệt tủy hay hàn răng để có thể giữ lại răng cho bé. Ngoài ra bạn cũng lưu ý, việc triệt tủy hay hàn răng chỉ là giải pháp tạm thời, nếu không điều trị tận gốc vi khuẩn- tác nhân chính gây sâu răng thì theo thời gian răng được hàn hay triệt tủy lại bị vỡ ra. Bạn nên tham khảo thêm viên ngậm IGYGATE DC-PG để giúp bé có thể hỗ trợ điều trị sâu răng triệt để hơn.
Thân ái,
chào chuyen gia. con toi 6 tuổi cháu mới thay 2 răng cửa hàm dưới được 20 ngày nhưng hôm nay cháu kêu đau tôi kiểm tra thì thấy răng hàm số 5 hàm dưới (bị sâu nửa răng) có dấu hiệu lung lay, Vậy chuyên gia cho tôi hỏi con tôi có thật sự thay răng hay răng bị cụt do sâu ăn? cảm ơn
Chào bạn,
Tuổi thay răng sữa trung bình từ 6 tuổi trở lên ở trẻ. Trường hợp của em bé nhà mình rõ ràng không phải là thay răng thông thường mà là do sâu răng bạn nhé (sâu răng đã ăn một nửa). Bạn cần giúp bé điều trị tận gốc sâu răng hiện tại, nhất là thời điểm đang thay răng sữa. Việc môi trường khoang miệng nồng độ vi khuẩn gây sâu răng lớn sẽ đe dọa đến sức khỏe và quá trình mọc của răng vĩnh viễn.
Chúc em bé nhà mình có hàm răng khỏe mạnh.
Thân ái,