Vệ sinh răng miệng tích cực với bệnh nhân mang mắc cài chỉnh nha

349 đã xem

Niềng răng chỉnh nha sẽ giúp bạn lấy lại được tính thẩm mỹ với hàm răng đều đặn, đúng chỗ và đúng khớp cắn. Tuy nhiên, với việc gắn mắc cài cố định lên răng trong thời gian dài sẽ khiến cho việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều, thức ăn thừa thường dễ dàng mắc lại, gia tăng hình thành mảng bám,.. và dẫn đến nhiều nguy cơ bệnh răng miệng khác. Cùng IgYGate DC -PG tìm hiểu các biện pháp vệ sinh răng miệng tích cực hỗ trợ bảo vệ sức khỏe răng miệng khi phải mang mắc cài niềng răng nhé:

Một số vấn đề răng miệng thường gặp ở bệnh nhân mang mắc cài chỉnh nha

  • Tích tụ mảng bám: mảng bám chứa nhiều vi khuẩn có hại, làm mất cân bằng môi trường miệng, là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề răng miệng trầm trọng và làm mất thẩm mỹ. Mảng bám thường tích tụ ở vùng cổ răng, quanh mắc cài hoặc vùng kẽ răng (những nơi khó vệ sinh triệt để)
  • Viêm nướu răng: viêm nướu thường do vi khuẩn trong mảng bám gây ra, nướu bị viêm trở nên đỏ, có thể sưng và dễ chảy máu, đặc biệt là khi chải răng hay dùng chỉ nha khoa. Bệnh nhân chỉnh nha có nguy cơ cao bị viêm nướu ở mức độ trầm trọng hơn bình thường nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách.
  • Hôi miệng: là tình trạng hơi thở có mùi hôi, có nguyên nhân từ trong miệng hoặc toàn thân. Việc tích tụ mảng bám làm tăng số lượng vi khuẩn sinh mùi trong khoang miệng là một trong những nguyên nhân chính khiến hơi thở không còn thơm tho.
Một số vấn đề răng miệng thường gặp ở bệnh nhân mang mắc cài chỉnh nha 1

Chỉnh nha mắc cài làm gia tăng việc tích tụ mảng bám trong khoang miệng – do đó dễ gây ra hôi miệng.

  • Sâu răng: Sâu răng ở bệnh nhân mang mắc cài thường bắt đầu từ những đốm trắng đục ở vùng cổ răng hoặc quanh mắc cài (sâu răng sớm ở bề mặt men) đến những lỗ sâu răng thực sự, nếu nặng có thể ảnh hưởng tới tủy răng.

>> Đọc thêm: Các thói quen xấu gây ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha như thế nào? 

Biện pháp vệ sinh răng miệng khi mang mắc cài chỉnh nha

Bình thường, răng của chúng ta dễ dàng được làm sạch nhờ vào hoạt động của môi, má, lưỡi và việc vệ sinh răng miệng hằng ngày như chải răng, dùng nước súc miệng, dùng chỉ nha khoa. Tuy nhiên, khi răng được mang mắc cài, việc làm sạch khó hơn vì bị mắc cài và dây cung cản trở, tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ, gây ra nhiều vấn đề răng miệng nghiêm trọng.

Vậy, phải kiểm soát tích cực để giải quyết các vấn đề răng miệng ở bệnh nhân mang mắc cài chỉnh nha như thế nào cho đúng cách:

1. Chải răng thông thường

  • Đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ hướng về phía đường viền nướu răng mặt ngoài, chải rung nhẹ 6-8 lần để làm sạch phần cổ răng và khe nướu.
  • Chải xung quanh mắc cài: tương tự, nghiêng bàn chải 45 độ ở trên và dưới mắc cài, chải rung nhẹ, sau đó di chuyển bàn chải về phía mặt nhai, động tác này giúp làm sạch vùng trên, dưới mắc cài.
  • Tương tự chải phía mặt nhai và làm sạch vùng cổ và khe nướu mặt trong các răng.

Chải răng thông thường chỉ làm sạch các vùng dễ chải rửa, các vùng như mặt bên mắc cài, vùng kẽ răng hay vùng niêm mạc miệng đôi khi rất khó để làm sạch hoàn toàn. Khi đó nên sử dụng các biện pháp vệ sinh răng miệng “bổ túc” khác.

1. Chải răng thông thường 1

Phương pháp chải răng truyền thống không thể loại bỏ sạch vi khuẩn trong khoang miệng với trường hợp bệnh nhân mang mắc cài, vì vậy cần kết hợp các phương pháp bổ sung.

2. Sử dụng bàn chải kẽ

Bàn chải kẽ là một bàn chải đầu nhỏ, lông nhỏ xoắn ốc. Bàn chải kẽ giúp làm sạch mảng bám ở các vùng khó tiếp cận bằng bàn chải thường như phái trên mắc cài, vùng kẽ răng hay sau dây cung. Sử dụng bàn chải kẽ giúp làm sạch các vùng khó vệ sinh do cản trở từ khí cụ niêng răng.

3. Sử dụng chỉ nha khoa

Đối với bệnh nhân chỉnh nha niềng răng, việc sử dụng chỉ nha khoa găp nhiều khó khăn và mất thời gian hơn. Có thể mất khá nhiều thời gian khi bệnh nhân mới bắt đầu dùng chỉ, nhưng sẽ rất nhanh khi đã thành thạo và nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng ít nhất một lần mỗi ngày. Điều quan trọng nhất khi sử dụng chỉ nha khoa là phải đưa chỉ qua được vùng hai răng tiếp xúc với nhau, xuống cổ răng và biền nướu.

Các bước sử dụng chỉ nha khoa đúng cách:

  • Lấy một đoạn chỉ dài khoảng 50cm, cuộn một đầu chỉ vào ngón giữa của một tay, để lại một đoạn dài 10-15cm
  • Luồn đầu chỉ vào vùng kẽ răng bên dưới dây cung cần làm sạch
  • Dùng ngón cái và ngón trỏ của hai tay cố định đoạn chỉ, đưa chỉ xuyên qua vùng kẽ giữa hai răng, nhẹ nhàng đưa chỉ vào khe nướu
  • Kéo căng đoạn chỉ, áp vào mặt bên răng sau đó di chuyển dọc về phía rìa cắn,
  • Chú ý không kéo chỉ ngang theo chiều ngoài – trong vì có thể làm tổn thương nướu. Thực hiện tương tự với tất cả các kẽ răng.

4. Sử dụng nước súc miệng

Bệnh nhân chỉnh nha niềng răng nên tham khảo ý kiến Bác sĩ để sử dụng đúng loại nước súc miệng phù hợp, loại chứa chlorhexidine diệt khuẩn hoặc nước súc miệng kháng khuẩn, giảm mảng bám thông thường,..

5. Sử dụng kháng thể IgY

  • Sử dụng kháng thể Igy  giúp bảo vệ răng, hỗ trợ giúp giảm nguy cơ về sâu răng và viêm nướu. Có thể sử dụng trong trường hợp người đang trong giai đoạn nắn chính răng, cấy ghép implant.
  • Nhờ đặc tính kháng thể IgY, xâm nhập được vào các vị trí rất khó vệ sinh và bị cản trở như vùng quanh mắc cài, các kẽ răng, sâu dưới lợi,..đem lại hiệu quả bảo vệ răng miệng, nhất là khi các biện pháp vệ sinh răng miệng thông thường chưa tác động tới được.
  • Kháng thể IgY chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà, an toàn, có thể sử dụng hằng ngày và cách sử dụng rất tiện lợi, văn minh.

    5. Sử dụng kháng thể IgY 1

 

4. Sử dụng “viên kẹo thần kỳ” 2

Có thể bạn quan tâm: Niềng răng - implant nha khoa

Ý kiến của bạn