Tất cả mọi người trong đời hầu như có một lần trải qua viêm lợi trùm. Vậy viêm lợi trùm là gì? Cùng igygate.vn tìm hiểu về căn bệnh phổ biến này.
>>> Các dạng viêm lợi thường gặp
Viêm lợi trùm là gì? (Ảnh minh họa)
Thế nào là viêm lợi trùm?
Viêm lợi trùm là một bệnh lý thường xảy ra đối với người đang trong giai đoạn mọc răng khôn. Người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, có khi phát sốt tới vài ngày.
Con người tiến hóa qua hàng triệu năm, phần xương hàm dần dần bị thu hẹp lại không còn đủ chỗ cho tất cả các răng. Do vậy, răng khôn số 8 thường không có chỗ để mọc, dẫn đến các tình huống mọc lệch hoặc mọc thẳng hàng thì cũng ở những vị trí “oái ăm” như chèn lên răng số 7, tụt về phía sau. Khi răng khôn mọc lên, nướu răng trong cùng sưng phồng che lấp mặt răng. Đó chính là biểu hiện của bệnh viêm lợi trùm.
Răng khôn gây viêm lợi trùm. (Ảnh minh họa)
Nướu càng che lấp mặt răng thì thức ăn lại càng dễ bám, khiến cho vi khuẩn xâm nhập và lợi càng sưng to hơn.
Triệu chứng của viêm lợi trùm
Người mọc răng khôn có thể có những triệu chứng viêm lợi trùm như:
- Phần lợi nơi có răng khôn bị sưng phồng, màu đỏ, có thể chảy mủ khi ấn vào.
- Bệnh nhân há miệng ra rất khó khăn, ảnh hưởng tới ăn uống và giao tiếp.
- Nếu viêm lợi trùm nặng có thể khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi đến phát sốt, có hạch nổi lên ở cổ.
- Bệnh lặp đi lặp lại trong thời gian dài.
Người bị viêm lợi trùm có những cơn đau dữ dội. (Ảnh minh họa)
Biến chứng của viêm lợi trùm
Răng khôn khiến lợi sưng lên, cộng thêm vi khuẩn từ trong các mảng bám thức ăn ở khe nướu. Ổ vi khuẩn trong nướu lâu ngày sẽ phát triển và tiết ra axit gây mòn men răng, làm lợi và răng suy yếu, người bệnh dễ dàng có thể mắc các bệnh răng miệng và biến chứng nguy hiểm khác khi bị viêm lợi trùm.
Tìm hiểu thêm: Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm lợi
Điều trị viêm lợi trùm
Khi bị viêm lợi trùm điều bạn cần làm là giữ cho răng miệng sạch sẽ và tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Có nhiều cách điều trị tùy thuộc vào vị trí của răng khôn. Cụ thể, sau khi tiến hành chụp X-Quang để xác định vị trí của răng, bạn sẽ nhận được lời khuyên từ các nha sĩ.
Răng khôn mọc ở vị trí thẳng hàng so với các răng khác: Đây là trường hợp khá may mắn của bệnh nhân khi răng khôn không mọc lệch, chèn ngang vào những răng khác mà mọc thẳng hàng. Lúc này biện pháp điều trị là cắt bỏ phần lợi trùm, bác sĩ sẽ gây tê và cắt đi phần lợi trùm để răng khôn tiếp tục được mọc lên.
Chỉ cần cắt lợi trùm khi răng khôn mọc thẳng. (Ảnh minh họa)
Đối với trường hợp cắt lợi trùm, bệnh nhân cần sử dụng phương pháp tiệt trùng và giữ gìn vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, tránh để vi khuẩn xâm nhập dẫn tới tình trạng tái viêm.
Răng khôn mọc lệch: Trong trường hợp này nếu chỉ cắt bỏ lợi trùm thì vẫn gây ra những biến chứng viêm nhiễm nguy hiểm khác như viêm nướu, sâu răng, viêm tủy răng, gây ảnh hưởng đến kết cấu răng xung quanh, ảnh hưởng tới cấu trúc của hàm. Lúc này, cách duy nhất để tránh những biến chứng là việc cân nhắc nhổ bỏ răng khôn. Bạn có thể muốn giữ lại chiếc răng khôn này nhưng sớm muộn gì nó cũng gây rắc rối cho bạn bởi những cơn đau nhức triền miên.
Nên nhổ răng khôn khi mọc lệch. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra đối với những người chưa đủ điều kiện thuận lợi để nhổ răng khôn có thể dùng phương pháp trì hoãn tạm thời như giảm đau, sát trùng. Trường hợp người bệnh là phụ nữ mang thai có thể sử dụng phương pháp trì hoãn kéo dài khi bị viêm lợi trùm để tránh việc nhổ răng khôn ảnh hưởng đến thai nhi.
Có nên nhổ răng khôn để điều trị viêm lợi trùm?
Từ thời xa xưa, ông cha ta quan niệm rằng, răng khôn là chiếc răng đem lại nhiều may mắn bởi nó là chiếc răng mọc muộn nhất, mọc ở lứa tuổi 17 – 25 tuổi, lứa tuổi trưởng thành về mặt trí tuệ. Tuy nhiên, mọc răng khôn không khiến chúng ta khôn ra, phần lớn mọi người cảm thấy vô cùng đau đớn khi mọc răng khôn vì chứng viêm lợi trùm đi kèm.
Nếu không nhổ răng khôn, chúng ta sẽ giữ được một chiếc răng với đúng chức năng của nó, nhưng với điều kiện chiếc răng này phải mọc thẳng hàng. Đối với trường hợp răng khôn mọc lệch, quyết định không nhổ răng khôn có thể khiến chúng ta hối hận sau này bởi những biến chứng nguy hiểm của viêm lợi trùm như đã nêu trên. Ngày nay với những tiến bộ của y khoa, người bệnh sẽ không phải lo lắng việc nhổ răng khôn ảnh hưởng tới hệ thống dây thần kinh và các bộ phận khác.
Tìm hiẻu hêm: Điều trị viêm lợi hiệu quả nhất
Theo igygate.vn
Thưa Bác sĩ em đã cắt phần lợi trùm cách đây 5 ngày và bây giờ em bị đau và hơi bị sưng phần lợi chỗ cắt,vậy em có sao không ạ,xin Bác sĩ tư vấn giúp em ạ. Chân thành cảm ơn Bác sĩ.
Chào bạn Tiên,
Sau khi cắt lợi trùm, bạn dễ bị viêm nhiễm do đó cần sử dụng các biện pháp chống nhiễm khuẩn tốt. Bạn có thể dùng viên ngậm IgYGate DC-PG mỗi ngày trong thời gian chờ phần lợi bị cắt phục hồi với liều từ 4-6 viên mỗi ngày.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Chào bác sỹ!
Em mới cắt lợi trùm sáng nay, nhưng đến tối cùng ngày em dùng bông côt tôn để kiểm tra thì thấy bông vẫn thấm máu, cho em hỏi có sao không ạ?
Em cần kiêng cữ và ăn uống như thế nào ạ?
Em thấy răng khôn của em mọc lệch sát má phải, nhưng bác sỹ nói em chỉ cần cắt lợi trùm, vậy cho em hỏi liệu sau này vết cắt có ảnh hưởng gì không ạ?
Em mong hồi âm và chân thành cảm ơn bác sỹ!
Chào bạn,
Chảy máu trong khu vực chân răng khó cần hơn so với những khu vực khác. Nếu bạn mới cắt lợi chùm, có thể máu vẫn còn rỉ trong 1 vài tiếng tới một vài ngày, tuy nhiên, lượng máu rỉ ra đó không lớn, nên không nguy hại tới sức khỏe. Bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ để vết cắt phục hồi dần là được, sẽ không có hậu quả gì về sau này cả. Trong thời gian mới cắt lợi chùm, bạn nên sử dụng viên ngậm IgYGate DC-PG để chống lại vi khuẩn gây bệnh vùng lợi, giảm nguy cơ các biến chứng, nhiễm trùng tại chỗ cắt.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Thưa bác sĩ em vừa mới cắt lợi trùm sáng hôm sau thấy xuất hiện hạch không đau ở bên má trong miệng, em không biết nó mới có hay xuất hiện lâu rồi, theo bác sĩ đây là tình trạng gì ạ?
Chào bạn Hằng,
Hạch bạch huyết thường nổi lên ở gần khu vực có hiện tượng viêm nhiễm. Nếu như khu vực bạn mới cắt lợi trùm có hạch, thì bạn nên báo bác sỹ. Có thể bác sỹ sẽ cho bạn sử dụng kháng sinh diệt vi khuẩn tại ổ viêm, sau đó hạch sẽ biến mất.
Ngoài ra, bạn cũng nên ngậm thêm viên ngậm IgYGate DC-PG có tác dụng trực tiếp lên vi khuẩn gây bệnh ở vùng răng, lợi mà không gây ảnh hưởng tới hệ vi khuẩn bình thường trong cơ thể, rất an toàn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
thưa bác sỹ, em vừa cắt lợi trùm và bị tê bì 1 bên lưỡi thì có phải em đã bị cắt dây thần kinh hay vẫn do tác động của thuốc tê ạ?
Chào anh Minh,
Cảm giác tê bì có thể do tác dụng phụ của thuốc tê khi sử dụng quá liều. Ngoài ra, sau khi cắt lợi trùm một vài ngày bạn có thể thấy tê bì thì đó à điều bình thường tại chỗ cắt. Nó sẽ tự phục hồi sau một vài ngày bạn nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Thưa bác sĩ, răng khôn cuả e mọc lâu rồi nhưng đến hôm nay lại bị phần lợi trùm lên gây đau nhức. Qua hai ngày uống thuốc thì hết đau nhưng lại có mủ. Vậy e phải làm sao ạ, xin bác sĩ tư vấn giúp e với. Cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn Tâm, bạn đã bị mắc viêm lợi trùm, trong trường hợp này bạn nên tới cơ sở nha khoa gần nhất để được bác sỹ tư vấn các thuốc điều trị thích hợp, tránh các biến chứng của bệnh và làm sạch mủ.