Cách đơn giản để phòng ngừa và trị sún răng cho trẻ

41 637 đã xem

Sún răng là tình trạng hay gặp ở trẻ, thường từ 1-3 tuổi. Ngoài những hậu quả là răng bị mòn dần, thì đa phần các bố mẹ lại không nắm rõ những hậu quả ẩn sau hiện tượng này, do đó đã không biết cách phòng ngừa cũng như tập trung điều trị cho trẻ khi thấy trẻ bị sún răng.

>>Sâu răng sữa ảnh hưởng trí thông minh của trẻ hay không?

Cách đơn giản để phòng ngừa và trị sún răng cho trẻ 1

Sún răng ảnh hưởng tới bé như thế nào? (Ảnh minh họa)

Sún răng ở trẻ có nguy hiểm không?

Thông thường, trước khi răng vĩnh viễn mọc lên, bố mẹ thường không quá coi trọng việc chăm sóc sức khỏe răng lợi cho trẻ, trước tình trạng sún răng hay sâu răng thì nhiều cha mẹ coi đó là bình thường. Chị Mai (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Tình trạng sâu răng của bé nhà mình bị lâu rồi, từ khi cháu 3 tuổi. Khi nhận thấy răng cháu bị sâu, gia đình cũng chưa cho cháu đi khám ở bệnh viên hay nha sĩ gì, vì nghĩ đó cũng bình thường. Hôm nay vô tình có buổi khám miễn phí thì tôi đưa cháu đến thôi”. Hay một phụ huynh khác tại Hà Nội chia sẻ: “Cháu sắp đến tuổi thay răng rồi, đợi thay răng hết thì đi điều trị cả thể, hồi xưa anh trai của cháu cũng bị sâu răng như cháu bây giờ mà, nên gia đình quen rồi”.

Thực tế, việc chăm sóc răng lợi cần được quan tâm ngay từ khi trẻ vẫn còn nằm trong bụng mẹ, lúc này nếu sức khỏe răng lợi của mẹ kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến em bé: bị sinh non, sinh ra bị nhẹ cân, và quan trọng sẽ bị nhiễm vi khuẩn sâu răng từ mẹ truyền qua.

Sún răng là một tình trạng hay gặp ở trẻ 1-3 tuổi, nguyên nhân là do bé ăn thường xuyên quá nhiều các loại thức ăn có hàm lượng đường cao và tính bám dính mạnh nên dễ lên men, sinh ra a-xít phá hủy men răng.

Răng sữa tồn tại trong khoang miệng, nếu bị sún chúng cũng mang những vi khuẩn có hại làm ảnh hưởng đến không chỉ chiếc răng mà còn ảnh hưởng đến nướu và răng vĩnh viễn.

Xem thêm: Làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu?

Khi răng sún bị mòn dần, tủy sẽ bị hở, ngà răng sữa bị lộ khiến cho bé cảm thấy khó chịu và đau nhức khi ăn uống. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, làm bé dễ quấy khóc, biếng ăn.

Sún răng ở trẻ có nguy hiểm không? 1

 Sún răng có thể làm bé quấy khóc, biếng ăn. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, khi răng của bé bị mòn do sún, đặc biệt là răng cửa, bên cạnh sự mất thẩm mỹ thì nghiêm trọng hơn là trẻ có nguy cơ bị nói ngọng. Thực tế cho thấy, rất nhiều bé bị sún răng nặng sẽ khó phát âm chuẩn nên thường ngọng hơn các bé khác.

Đặc biệt, việc bị sún răng có thể sẽ làm thay đổi tiến trình mọc răng chuẩn của bé, dẫn đến những sai lệch của răng vĩnh viễn về sau. Nguyên do là khi răng sún, nguy cơ chiếc răng này sẽ bị hỏng sớm, lợi cũng sẽ đóng kín nhanh hơn trước khi răng vĩnh viễn tại vị trí này kịp mọc. Do đó, khi răng vĩnh viễn mọc sẽ gặp phải nhiều khó khăn, có thể mọc lệch và gây đau cho trẻ.

>>Tìm hiểu thêm: Sâu răng hàm ở trẻ em – Tưởng đơn giản nhưng vô cùng nguy hiểm

Cách đơn giản giúp trẻ phòng ngừa và trị được bệnh sún răng

Vệ sinh răng cho bé

Khi chiếc răng đầu tiên của bé nhú lên là lúc mẹ cần chăm sóc đặc biệt hơn cho răng sữa. Ban đầu mẹ có thể vệ sinh chiếc răng sữa của bé bằng khăn gạc mềm. Tốt nhất là tạo thói quen hàng ngày vệ sinh răng cho bé vào mỗi sáng sớm và sau mỗi bữa ăn. Sau khi bé ăn nên cho uống nước ngay để rửa trôi thức ăn vừa giúp sạch răng lại giúp sạch họng phòng được viêm họng cho bé.

Chải răng cho bé

Khi bé 2 tuổi, hàm răng đã tương đối hoàn chỉnh, bé đã ăn được cơm và ăn được rất nhiều các loại thức ăn của người lớn vì vậy hàm răng cần được chăm sóc cẩn thận hơn.  Bé cần được chải răng bằng kem có chứa  Fluor để ngừa sâu răng.

Khi bé được 3 tuổi thì bố mẹ nên tập cho bé tự chải răng đúng cách (chải răng dọc từ chân răng xuống, chải đủ 3 mặt trong- trên-ngoài ít nhất là hai lần vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Chải răng cho bé 1

Chải răng đều đặn để ngừa sún răng cho bé. (Ảnh minh họa)

Cho bé khám răng

Tốt nhất là nên cho bé khám răng định kỳ 3-6 tháng/lần. Với những bé đã bị sún răng, răng sữa lung lay sớm thì mẹ cần đưa bé đến khám ở chuyên khoa răng hàm mặt tại các bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra các biện pháp cần thiết để tránh hiện tượng răng bé mọc chen chúc, mọc lệch sau này.

>Tìm hiểu thêm: Hiểu hơn về sâu răng ở con trẻ

 

Giữ gìn thành quả của việc: chải răng, vệ sinh răng hay khám răng thường xuyên.

Nếu các bậc phụ huynh thực hiện đều ba bước trên thì rất tốt. Tuy nhiên, con trẻ thường thích ăn đồ ngọt: kẹo, bánh, sữa,… chỉ có thể hạn chế ở mức nào đó chứ không thể kiểm soát sát sao được. Bởi vì với trẻ từ 6 tháng, trẻ thường có thói quen đi ngủ với bình sữa, nhiều trẻ có thói quen ngậm cơm, ngậm thức ăn lâu ,… Vậy có cách nào khắc phục được khó khăn này?.

Ngay sau khi bé hoàn thành việc đánh răng, mẹ có thể thưởng cho bé viên ngậm IgYGate DC-PG giúp giảm nguy cơ về sâu răng và viêm nướu.

Khi ban đêm, việc tiết nước bọt ít hơn ban ngày, vì thế vi khuẩn hoạt động mạnh hơn, chải răng chỉ làm giảm chứ không thể nào loại bỏ hết được vi khuẩn có hại. Do đó, việc sử dụng thêm kháng thể IgY ngay sau đánh răng có tác dụng ức chế và làm số lượng vi khuẩn có hại S. Mutans- tác nhân chính gây sâu răng xuống mức thấp, giúp bảo vệ răng, giúp tăng cường sức khỏe răng và lợi.

Xem thêm: Trẻ bị sâu răng, sún răng, bố mẹ có thể làm gì?

Giữ gìn thành quả của việc: chải răng, vệ sinh răng hay khám răng thường xuyên. 1

Theo igygate.vn

Có thể bạn quan tâm: Bệnh sâu răng ở trẻ em, Cách chăm sóc răng miệng

37 Bình luận

  1. avatar Phùng thị hương says

    Con em mới đc 9 tháng đã biểu hiện sun rằng giờ Cháu 1 tuổi sun mất 4 cái trên. Hiện giờ cháu đnág có 8 răng và đang mọc hai răng hàm. Và cháu mọc răng từ lúc được 4 tháng ạ. Em muốn hỏi như vậy còn em có phát triển bt ko ạ. Cháu có bị thiếu chất gì nên mới bị sun không? Co cách nào phòng không ạ

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn,
      Thứ nhất, việc mọc răng đầu tiên ở trẻ thường xung quanh thời điểm tháng thứ 4-8 ( thường nhất là xuất hiện vào khi trẻ 6 tháng tuổi) nên hoàn toàn bình thường, bạn yên tâm nhé.
      Đối với biểu hiện trẻ sún răng, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại https://igygate.vn/igygate-dc-pg-san-pham-giup-bao-ve-va-tang-cuong-suc-khoe-rang-loi-giam-thieu-nguy-co-sau-rang-9095/
      Răng sữa ở trẻ có men răng còn yếu, chưa hoàn thiện mức độ canxi hóa nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công ăn mòn, bạn lưu ý điều trị không nên để tiến triển tới tình trạng nặng chỉ còn chân răng màu đen cứng nằm sát lợi rất có hại cho sức khỏe của bé.
      Để phòng ngừa sún răng và ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, bạn có thể cho bé sử dụng viên ngậm IgYGate DC – PG với thành phần kháng thể Ovalgen DC có tác dụng đặc hiệu, ngăn sự bám dính của vi khuẩn lên bề mặt răng, ngăn cản vi khuẩn tiết aciad ăn mòn và giảm số lương – nồng độ vi khuẩn, làm sạch khoang miệng hiệu quả.
      Bên cạnh đó, bạn cũng lưu ý vệ sinh răng lợi hằng ngày cho con cẩn thận: hướng dẫn bé chải răng đúng cách, dùng chỉ nha khoa vệ sinh kẽ răng. Hạn chế cho bé ăn quá nhiều đường và đồ ngọt, nươc ngọt, nước có gas, bổ sung đủ dinh dương và canxi cho men răng chắc khỏe,..
      Bạn có thể gọi tới số hotline 0969513269 để chúng tôi có thể tư vấn tốt hơn nhé
      Chúc bé luôn khỏe!
      Thân ái!

  2. avatar Đoàn Thị Hường says

    Bé nhà e được 15 tháng rui, bé vẫn chưa biết súc miệng hay đánh răng, e chỉ hay dùng rơ lưỡi để làm sạch răng miệng cho bé. Nhưng gần đây bé bắt đầu xuất hiện những viên chấm đen xung quanh các chân răng. Bác sĩ cho e hỏi làm cách nào để răng bé trở lại bình thường ah

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn,
      Để vệ sinh răng lợi cho bé. nếu chưa hướng dẫn được bé cách chải răng đúng cách, ngoài rơ lưỡi, bạn có thể sử dụng vải xô hay khăn mềm để lau bề mặt răng cho con sau khi ăn. Sau các bữa ăn nên hướng dẫn bé súc miệng hoặc cho bé uống một chút nước để làm sạch khoang miệng, hạn chế đọng lại các thức ăn thừa.
      Các chấm đen trên bề mặt răng của bé, ở phía chân răng chính là các mảng bám. Sau khi ăn uống, thường sẽ có một lớp màng bám dính màu trắng đục, dính bám trên bề mặt răng của bé, đây là nơi tích tụ các vụn thức ăn thừa và các vi khuẩn. Nếu không vệ sinh kĩ, lâu ngày các vết đen sẽ bám chắc, nguy hiểm hơn, đây chính là nơi các vi khuẩn sinh sôi và tiết ra men phá hủy men răng, dẫn đến tình trạng sún răng và sâu răng ở trẻ.
      Để hạn chế sự hình thành và làm giảm mảng bám, bạn có thể cho bé sử dụng viên ngậm IgYGate DC -PG với thành phần kháng thể Ovalgen DC có tác dụng đặc hiệu trên men gây bệnh của vi khuẩn S.mutans – tác nhân chính làm hình thành màng bám và sâu sún răng. Sử dụng viên ngậm hàng ngày có hiệu quả trong làm sạch bề mặt răng của bé, làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa sâu sún.
      Viên ngậm với thành phần được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà, chỉ có tác dụng tại chỗ trong khoang miệng, không gây đề kháng như kháng sinh, nên rất an toàn cho bé. Bạn cho bé ngậm với liều 1-2 viên/ngày.
      Bạn có thể gọi tới số hotline 0969513269 để chúng tôi có thể tư vấn chi tiết hơn nhé.
      Chúc bé luôn khỏe!

  3. trên yên bái có bán sản phẩm này không ạ

  4. Con nhà em học lớp 9 rồi vẫn bị sún và không mọc được răng thì phải làm sao ạ?

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn,
      Răng vĩnh viễn thường mọc lên thay răng sữa, muộn nhất là các răng hàm khi bé 12-13 tuổi, nếu con bạn học lớp 9 mà vẫn chưa thay răng, nhiều khả năng có thể mầm răng vĩnh viễn không phát triển bình thường, không có, hoặc mọc ngầm, bạn nên đưa con tới phòng khám Nha để các bác sĩ kiểm tra và có giải pháp xử lý nhé.
      Thân ái!

  5. avatar Nguyễn thị lý says

    Tại sao cái răng bị sún nó không tự lung lay gì hêt hay là nó bị chết nên mình không biết thưa bác sỹ.

    • avatar igygate.vn1 says

      Chào bạn,
      Răng sữa ở trẻ sẽ lung lay khi bé đến tuổi thay răng và có mầm răng vĩnh viễn bên dưới chuẩn bị nhô lên. Bạn lưu ý khi bé trong độ tuổi thay răng (xung quanh 6-8 tuổi với các răng cửa giữa, 9-12 tuổi đối với các răng hàm ) mà các răng sữa không lung lay hay chuẩn bị rụng thì cần đến Nha sĩ thăm khám, tránh trường hợp làm răng vĩnh viễn khó mọc hay mọc lệch, mọc ngầm.
      Bạn cũng nên lưu ý vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày, tránh sự tấn công từ các vi khuẩn đối với các răng vĩnh viễn mọc lên cũng như các răng sữa còn lại.
      Bạn có thể gọi tới số hotline 0969513269 để nhận được tư vấn chi tiết hơn nhé.
      Chúc bé luôn khỏe!

Ý kiến của bạn