Chảy máu chân răng – nguyên nhân và cách điều trị

2 108 đã xem

Chảy máu chân răng (chảy máu lợi) là triệu chứng thường gặp ở những đối tượng chăm sóc răng miệng kém, phụ nữ khi mang thai, hoặc người có sức đề kháng bị suy giảm. Nguyên nhân chính gây bệnh thường là vi khuẩn, và ức chế sự phát triển của vi khuẩn là biện pháp hiệu quả để điều trị triệt để cũng như ngăn bệnh tái phát.

Bạn cần biết!

  • Ở người khỏe mạnh, lợi không bao giờ chảy máu dưới các tác động thông thường như chải răng.
  • Chảu máy lợi và sưng lợi là những dấu hiệu đầu tiên, thường gặp nhất của viêm lợi.
  • Viêm lợi không được điều trị và phòng ngừa đúng cách sẽ rất dễ trở thành mãn tính và hay tái phát. Trường hợp nặng sẽ tiến triển thành viêm nha chu (viêm quanh răng), có thể dẫn tới nhiễm trùng, lung lay răng và có nguy cơ rụng răng..
  • Viêm lợi, viêm nha chu liên quan tới nhiều bệnh toàn thân như: tiểu đường, tim mạch, viêm khớp dạng thấp… và đặc biệt nguy hiểm ở phụ nữ mang thai: làm tăng gấp 2 – 4 lần nguy cơ sinh non; 7 lần nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân,..
Bạn cần biết! 1

Chảy máu chân răng là dấu hiệu nguy hiểm báo hiệu sức khỏe răng miệng không tốt.

Nguyên nhân tình trạng chảy máu chân răng

  • Nguyên nhân đơn giản đầu tiên dẫn đến chảy máu chân răng là do việc chăm sóc vệ sinh răng lợi không tốt dẫn đến vi khuẩn gây bệnh tấn công gây viêm lợi, làm tăng tính nhạy cảm và khiến mô lợi rất dễ chảy máu khi có sự va chạm như: chải răng, xỉa răng, dùng chỉ nha khoa, ăn nhai thức ăn rắn,… Viêm lợi là một bệnh nhiễm khuẩn và yếu tố gây bệnh chính là vi khuẩn P.Gingivalis. Chúng thường chui sâu và tồn tại ở dưới mô lợi và tổ chức liên kết vùng quanh răng, sản xuất ra các độc tố, trong đó quan trọng nhất là Gingipains. Men gây bệnh này của vi khuẩn có khả năng phân hủy fibrin và fibrinogen dẫn tới tình trạng chảy máu lợi, phá hủy mô quanh răng,..
  • Ngoài ra còn một số nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chảy máu chân răng như đánh răng không đúng cách: sử dụng bàn chải lông cứng, quá to, chải răng quá mạnh khiến lợi bị tổn thương. Dùng tăm xỉa răng cũng có nguy cơ làm chân răng bị chảy máu, nếu tái diễn nhiều lần như vậy có thể dẫn tới tình trạng viêm nhiễm trong miệng.
  • Một số bệnh liên quan tới chế độ dinh dưỡng như ăn thiếu chất, dinh dưỡng kém, thiếu vitamin (nhất là vitamin C, vitamin K), hoặc tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu, cũng là nguyên nhân gây chảy máu chân răng.
  • Các yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ bị chảy máu chân răng: tuổi càng cao (do mô nha chu yếu), stress, sử dụng một số loại thuốc, hút thuốc lá thường xuyên,…

Khi bị chảy máu chân răng kéo dài mà không rõ nguyên nhân, cách tốt nhất để tránh những nguy hiểm tiềm tàng là bạn nên tới khám và kiểm tra tại những cơ sở nha khoa uy tín để được chẩn đoán và điềutrị kịp thời.

Nguyên nhân tình trạng chảy máu chân răng 1

Sưng viêm lợi gây chảy máu chân răng.

>>>Xem thêm: Bị chảy máu chân răng báo hiệu bệnh gì? 

LIÊN HỆ: 0969.513.269

Điều trị chảy máu chân răng

Khi có triệu chứng chảy máu chân răng, bạn cần có biện pháp điều trị và phòng ngừa đúng cách càng sớm càng tốt để tránh mối nguy hiểm do viêm lợi – viêm nha chu gây ra. Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào quá trình chống nhiễm trùng nhằm loại bỏ các tác nhân vi khuẩn gây bệnh có trên mảng bám răng ở trên răng cũng như trong khoang miệng. Các biện pháp điều trị thông thường bao gồm:

  • Điều trị cơ học: loại bỏ mảng bám, cao răng và các tổ chức viêm hoại tử nếu có. Đôi khi chỉ cần can thiệp loại bỏ mảng bám cũng đã hỗ trợ điều trị chảy máu chân răng rất tốt.
  • Vệ sinh răng miệng hằng ngày: chải răng đều đặn, lựa chọn loại bàn chải có phần lông chải mềm và chải răng nhẹ nhàng đúng cách. Kết hợp súc miệng thêm nước muối sinh lý, nước súc miệng sát khuẩn, bổ sung thêm Vitamin C cũng như dinh dưỡng đúng đủ.
  • Điều trị bằng kháng sinh: đặt các chất kháng khuẩn tại chỗ hoặc các chất giải phóng từ từ tại chỗ nhằm làm hạn chế tích tụ mảng bám răng, diệt khuẩn trên bề mặt chân răng và tổ chức quanh răng lân cận.

Tuy nhiên, nhiều khi các biện pháp cơ học không thể loại bỏ được triệt để vi khuẩn gây bệnh viêm lợi vì chúng có khả năng xâm nhập vào tổ chức quanh răng, các ống ngà hoặc tích tụ ở những nơi mà các dụng cụ điều trị không tới được. Hơn nữa việc tái nhiễm có thể xảy ra do vi khuẩn còn tồn tại trong các tổ chức khác của khoang miệng. Đây chính là lý do khiến cho viêm lợi cùng triệu chứng chảy máu lợi dễ bị dai dẳng, tái phát nhiều lần.

Một trong những đột phá trong lĩnh vực sinh học giúp hỗ trợ điều trị và giúp phòng ngừa viêm lợi, viêm nha chu đạt được hiệu quả vượt trội ở Nhật Bản là ứng dụng kháng thể IgY (Ovalgen PG), kháng thể IgY có tác dụng ức chế trực tiếp vi khuẩn Porphyromonas gingivalis – tác nhân quan trọng nhất gây bệnh viêm lợi.

  • Kháng thể Ovalgen PG có khả năng xâm nhập rất sâu vào dưới mô lợi, tổ chức quanh răng cũng như ống ngà, các cùng chẽ, cong lồi của chân răng nơi vi khuẩn cư ngụ, chính vì vậy mang lại hiệu quả kiểm soát vi khuẩn triệt để, cải thiện các triệu chứng của viêm lợi, viêm nha chu như chảy máu lợi, sưng đau lợi, hôi miệng.
  • Khác với kháng sinh cũng như các thành phần sát khuẩn dùng trong nước súc miệng, Ovalgen PG không làm ảnh hưởng tới các vi khuẩn có ích trong khoang miệng, rất an toàn cho mọi đối tượng bao gồm cả trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú. Mặt khác sử dụng Ovalgen PG thường xuyên sẽ giữ cho nồng độ vi khuẩn luôn ở mức thấp nên được khuyên dùng hằng ngày kết hợp với các biện pháp vệ sinh răng miệng thông thường (chải răng, dùng chỉ tơ nha khoa, súc miệng..) để giúp giảm thiểu các nguy cơ về viêm lợi, giúp tăng cường sức khỏe nướu (lợi)

    Điều trị chảy máu chân răng 1

4. Sử dụng “viên kẹo thần kỳ” 2

LIÊN HỆ: 0969.513.269

Hoặc tìm nhà thuốc có bán IgYGate PC-DG ngay gần bạn TẠI ĐÂY

Có thể bạn quan tâm: Bà bầu bị viêm lợi, Bệnh viêm lợi ở người lớn

1 Bình luận

  1. avatar Đoàn nam says

    Mình thường xuyên bị chảy máu chân răng .kem theo đó là bị bong tróc vùng da mặt..quanh miệng và hai bên má.da ở cac đầu ngón tay cung bị bong nhiều..đổ mồ hôi chân..kèm theo đó thỉnh thoảng thấy đau nhức ở hai chân.tê tay..minh mới 27 tuổi.xin hỏi chuyên da mình có thể đang mắc phải bệnh gì nguy hiểm phải ko…mog chuyên gia tư vấn ..xin cảm ơn ạ

Ý kiến của bạn