Làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu?

87 436 đã xem

Sâu răng sữa là triệu chứng phổ biến ở trẻ nhưng lại ít được người lớn để ý tới. Trên thực tế, đây là một bệnh nguy hiểm mà trẻ cần được sự quan tâm đặc biệt của các bậc phụ huynh.

Tìm hiểu thêm: Sâu răng sữa sớm ở trẻ: Mối nguy hiểm cha mẹ không hề biết

Làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu? 1

Sâu răng là một bệnh nguy hiểm ở trẻ. (Ảnh minh họa)

Quan niệm sai lầm của người lớn về sâu răng sữa

Các bậc phụ huynh đôi khi chỉ quan tâm tới sức khỏe răng miệng của bé ở mức cơ bản. Các bố mẹ hãy tìm hiểu để chăm lo tốt hơn cho sức khỏe răng lợi của con trong những năm đầu đời, và tránh xa những quan niệm chủ quan sau đây nhé:

Răng sữa thì không cần đánh răng

Khi mới có răng sữa, nhiều vị phụ huynh cho rằng trẻ không cần đánh răng vì răng của chúng vẫn còn thưa, thức ăn sẽ không mắc lại. Nhưng thực tế, trẻ có thể có 20 chiếc răng khi được 2 tuổi rưỡi, và tương đối khít vào nhau. Nếu không chải răng đều đặn, trên răng bé rất dễ xuất hiện mảng bám do thức ăn để lại, dẫn tới sâu răng.

Bị sâu răng sữa không đau đớn

Trong răng sữa vẫn tồn tại các dây thần kinh cảm giác, trẻ sẽ đau nếu bị sâu răng. Đau răng sâu  sẽ ảnh hưởng đến bé hàng ngày lúc ăn uống, thậm chí cả trong lúc ngủ.

Răng sữa sẽ mất đi và không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn

Mặc dù răng sữa sẽ đều được thay thế bởi răng vĩnh viễn, nhưng tình trạng của răng sữa ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Nếu như răng sữa bị sâu và phải nhổ sớm, khiến cho lợi bị khô, răng vĩnh viễn sẽ khó mọc lên và nếu mọc lên thì có thể mọc không đúng vị trí, mọc lệch.

Răng sữa sẽ mất đi và không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn 1

Hình ảnh xương hàm của trẻ trước khi thay răng sữa: Dưới mỗi răng sữa là các mầm răng vĩnh viễn 

Xem thêm: Sâu răng sữa ảnh hưởng trí thông minh của trẻ hay không?

Chỉ nhắc nhở bé chăm sóc răng miệng thường xuyên là chưa đủ, bố mẹ cần phải theo dõi và quan sát những hiện tượng lạ xảy ra đối với răng của bé để có những biện pháp điều trị phù hợp.

Phải làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu

Răng sữa có chức năng quan trọng không kém gì răng vĩnh viễn. Nó giúp trẻ thực hiện được những công việc hằng ngày như nhai, nghiền, cắn, xé, giữ một vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa. Nếu thiếu đi răng sữa, chế độ ăn uống của trẻ sẽ bị ảnh hưởng khiến sức khỏe giảm sút, biếng ăn, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

Vậy phải làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu?

Phải làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu 1

Cần đưa trẻ đến khám nha sĩ khi phát hiện răng sâu. (Ảnh minh họa)

Khi vết sâu răng còn mới

Để răng được tốt thì cách tốt nhất là phải phòng bệnh. Nếu răng sữa mới phát hiện sâu, cha mẹ cần đưa trẻ tới phòng khám nha khoa để điều trị. Thường bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp trám răng để ngăn chặn không cho sâu tiếp tục phát triển. Răng sữa của trẻ bị sâu nếu trám sớm sẽ giữ được đầy đủ răng trên hàm, đảm bảo cho quá trình tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách có hiệu quả.

Xem thêm: Tại sao mẹ bầu không nên xem nhẹ bệnh sâu răng và viêm lợi !

Khi vết sâu răng đã lớn

Khi vi khuẩn phát triển đến giai đoạn muộn, tạo thành lỗ sâu lớn trên răng của bé, thậm chí có thể “ăn” gần hết răng của bé, không nên vội vàng đến Nha sĩ nhổ hết phần còn lại của chiếc răng sâu đó. Răng sữa nếu nhổ quá sớm, sẽ gây ảnh hưởng tới khung xương hàm và mất phương hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này.

Răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ làm tiêu biến gốc răng sữa khiến răng sữa lung lay và rụng đi. Nhổ răng sữa quá sớm sẽ khiến răng vĩnh viễn về sau mọc lên bị lệch lạc, mà ảnh hưởng nhiều nhất là trên răng hàm vĩnh viễn số 6, làm răng số 6 mọc về phía trước và chen vào chỗ các răng vĩnh viễn khác mọc sau này.

Cách trị sâu răng  tốt nhất là bảo tồn, giữ lại tới tuổi thay răng khi răng vĩnh viễn mọc lên thay thế. Cha mẹ hãy tham khảo kĩ ý kiến của Nha sĩ để có biện pháp điều trị tránh gây đau cho bé, đồng thời hạn chế các nguy cơ có hại sau này.

Xem thêm: Bác sĩ Lê Văn Hiền: Viêm Lợi, Viêm Nha Chu có dẫn đến sinh non hay không?

Ngoài ra, khi trẻ mới bị sâu răng sữa ở giai đoạn đầu, hãy cho trẻ sử dụng kết hợp kháng thể IgY (gồm Ovalgen DC và Ovalgen PG), giúp ngăn ngừa sâu răng diễn biến nặng hơn cũng như ngăn cản sâu răng bị lan rộng ra cả hàm răng.
Kháng thể IgY ức chế vi khuẩn Smutans- nguyên nhân hàng đầu gây ra sâu răng. Tác dụng ức chế vi khuẩn Smutans thông qua cơ chế ức chế tiết men Gtase. Men Gtase bám dính trên bề mặt răng thủy phân sucrose trong thức ăn dư thừa thành glucan không hòa tan- đây như là một chất keo dính giúp cho vi khuẩn Smutans bám chắc vào bề mặt răng đồng thời kéo theo các vi khuẩn có hại khác dễ dàng bám vào răng và tiết ra acid gây sâu, sún răng.

Chính vì vậy khi sử dụng, Kháng thể IgY được giải phóng dần dần bám vào lợi, chân răng, túi quanh răng và mặt răng giúp ngăn cản hoạt động của vi khuẩn gây bệnh, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý về răng miệng.
Sử dụng kháng thể IgY thì việc sâu răng sữa sẽ không còn là nỗi lo đối với các vị phụ huynh cũng như với bé.

Viên ngậm IgYGate DC – PG  thành phần  chứa kháng thể OvalgenDC và OvalgenPG  giúp bảo vệ răng, hỗ trợ  giúp giảm nguy cơ sâu răng, viêm nướu( lợi)

Khi vết sâu răng đã lớn 1

Xem thêm:

Nếu bạn muốn tư vấn về tình trạng sức khỏe răng lợi của trẻ, bạn có thể đặt câu hỏi hoặc gọi 0969 513 269 để được biết thêm thông tin chi tiết.

4. Sử dụng “viên kẹo thần kỳ” 2

Theo igygate.vn

Có thể bạn quan tâm: Bệnh sâu răng ở trẻ em

264 Bình luận

  1. avatar luu dinh van says

    Bác sĩ ơi? còn em bị sún răng mòn hết tận gốc và giờ bị sâu răng nữa,tối nào cũng đau Em fải làm jì đây thưa bác sĩ?

    • IgyGate.vn says

      Chào bạn,
      Bạn nên cho bé tới phòng khám nha khoa uy tín để bác sỹ xử lý chân răng và vùng răng bị sâu. Những răng đã hư hại, bác sỹ có thể cần phải đào chân răng. Hiện nay các biện pháp gây tê tốt, có thể bé sẽ không thấy đau nhiều. Ngoài ra, để giúp bé ngăn chặn tình trạng sâu răng như trên, bạn có thể cho bé dùng viên ngậm IgYGate DC-PG hàng ngày giúp chống lại vi khuẩn gây bệnh sâu răng, viêm lợi.
      Chúc bé nhà bạn sớm phục hồi,

  2. avatar Nguyen kim ty says

    Cho e hoi be nha duoc 15 thang ti 2 rang cua co hien tuong an mon ngang rang la bi lam sao a.

    • IgyGate.vn says

      Chào bạn,
      Hiện tượng răng cửa bị ăn mòn ngang như vậy có thể do bé thiếu chất khoáng (Canxi, Phospho, Flouride). Bạn chú ý bổ sung đầy đủ các chất khoáng đó cho bé thông qua chế độ ăn, sử dụng nước và kem đánh răng có chưa Flouride.
      Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,

  3. avatar chử quóc việt says

    cho tôi hỏi chúa nhà tôi được 6t tuổi bị sâu răng xưng rất to và đau đớn. tôi đã cho cháu đi khám bác sỹ bảo vệ sinh rôi hàn như vậy co đc ko

    • IgyGate.vn says

      Chào anh Việt,
      Bé nhà anh bị sâu răng dẫn tới viêm nhiễm nên rất cần xử lý sớm. Anh nên cho bé tới các cơ sở nha khoa uy tín để được vệ sinh và hàn răng. Sau đó có thể cho bé ngậm viên ngậm IgYGate DC-PG hàng ngày để chống sâu răng, viêm lợi.
      Chúc anh và gia đình mạnh khỏe,

  4. avatar nguyen hang says

    con em 27 tháng bị đục lỗ 4 răng cửa hàm trên. độ tuổi của cháu co thẻ trám răng được chưa? có loại thuốc gì đặc trị không?

  5. avatar DƯƠNG THỊ DUNG says

    Bé tôi 5t bị sâu ăn răng , răng cấm cũng có lỗ. hơi thở rất hôi .Bác sỹ cho hỏi hơi thở có mùi do sâu răng hay dạ dày đảy lên .và bao giờ mình mới nhỗ răng sâu được và mình phải chăm sóc trẻ sao cho đúng. vậy trẻ có dấu hiệu bệnh j ko.

    • IgyGate.vn says

      Chào bạn Dung,
      Răng sâu thường gây kẹt thức ăn trong các lỗ sâu, sau một thời gian ngắn, thức ăn phân hủy sẽ tạo thành mùi hôi. Ngoài ra, hôi miệng có thể do viêm vùng quanh răng, vi khuẩn tấn công trực tiếp vào mô lợi làm phân hủy mô lợi và tạo mùi hôi khó chịu. Chị có thể phân biệt mùi hôi miệng do bệnh răng lợi gây ra và bệnh lý dạ dày gây ra nếu như bé không bị ợ chua, không bị trào ngược thì thường nguyên nhân hôi miệng là do bệnh lý răng lợi. Chị nên cho bé tới phòng khám nha khoa để được tư vấn chi tiết, cụ thể. Ngoài việc đánh răng, súc miệng thông thường, chị có thể cho bé ngậm thêm viên ngậm IgYGate DC-PG mỗi ngày để giúp chống lại vi khuẩn gây bệnh.
      Chúc chị và gia đình mạnh khỏe,

Ý kiến của bạn